Dòng họ Common Law

Toà án cấp Liên bang

Toà án thông thường bao gồm:

+ Các Toà án cấp khu vực (District Court): Ở toà án cấp này, phiên toà thường chỉ do 1 thẩm phán xét xử, trong trường hợp đặc biệt có 3 thẩm phán.

+ Các Toà phúc thẩm: Việc kháng nghị các bản án của Toà án cấp khu vực được thực hiện trước Toà phúc thẩm (Circuit Court). Trên toàn nước Mỹ có 13 Toà phúc thẩm với hơn 170 thẩm phán.

+ Toà án tối cao Liên bang Mỹ: Toà án tối cao Liên bang Mỹ có một Chánh án (Chief Justice) và 8 thẩm phán (Associate Justice).

Các toà án chuyên ngành (toà án đặc biệt):

+ Toà khiếu tố (Claims Court)

+ Toà án về thuế (U.S. Tax Court

+ Toà án thương mại quốc tế (U.S. Court of International Trade)

Nguyên đơn có thể khởi kiện cùng một vụ việc trước nhiều toà án.

Kháng nghị với bản án của Toà khiếu tố và Toà án thương mại quốc tế được xem xét ở 1 trong 13 Toà phúc thẩm.

 

docx14 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dòng họ Common Law, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nước quân chủ nghị viện, Mỹ là nước cộng hoà tổng thống Anh luôn là quốc gia đơn nhất, tập quyền trong quản lý; Mỹ là quốc gia liên bang có sự dung hoà về lợi ích giữa các bang Anh và Mỹ khác nhau về cơ cấu kinh tế, cơ cấu chủng tộc, tôn giáo, mức sống, tư tưởng, giáo dục... Luật thành văn: Hiến pháp Mỹ Hiến pháp Mỹ là hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến thế giới và là hiến pháp lâu đời nhất vẫn còn hiệu lực.  Hiến pháp Mỹ ra đời năm 1787 gồm 7 điều lớn cộng với 27 sửa đổi (đặc biệt là 10 sửa đổi đầu tiên năm 1791 được dẫn chiếu dưới tiêu đề Đạo luật về các quyền – The Bill of Rights) Hiến pháp Mỹ không chỉ có giá trị nghi thức mà trên thực tế là cốt lõi của hệ thống pháp luật Mỹ Hiến pháp Mỹ không phải là những tuyên ngôn về hình thức mà có giá trị thực tiễn cao, thường xuyên được các toà án áp dụng do nó được giải thích theo nguyên tắc đảm bảo sự mềm dẻo và thích nghi với mọi hoàn cảnh.  Tất cả các luật sư Mỹ luôn ghi nhớ và nắm vững các quy định của Hiến pháp. Mỗi Tiểu bang lại có Hiên pháp riêng, được soạn thảo và ban hành dựa trên Hiến pháp Liên bang. Các Bộ luật và Đạo luật (Luật) của Mỹ: Phần lớn các Bộ luật của Mỹ là kết quả của kỹ thuật tập hợp hoá Về bản chất, những công trình tập hợp hoá này không phải là Bộ luật theo cách hiểu của dòng họ Civil Law.  Ngoài các Bộ luật theo kiểu nói trên, trong hệ thống pháp luật Mỹ còn có các “Bộ luật mẫu” được đa số các Tiểu bang chấp nhận (ví dụ như Bộ luật thương mại thống nhất (Unified Commerce Code) và các văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành – Act (Đạo luật (Luật)  Luật Tiểu bang và Luật Liên bang Theo Hiến pháp Mỹ, về nguyên tắc, quyền lập pháp chủ yếu thuộc thẩm quyền của các bang, việc Chính quyền Liên bang ban hành luật chỉ là ngoại lệ.  Tuy nhiên, theo Điều 6 Hiến pháp Mỹ “điều khoản tối cao”, cần khẳng định Luật Liên bang và điều ước quốc tế có hiệu lực cao hơn luật Tiểu bang.  Ở Mỹ có 50 Tiểu bang với 50 hệ thống pháp luật nhưng chúng cùng tồn tại trong một thể thống nhất của pháp luật Liên bang Mỹ.  II.2. c) Hệ thống toà án Mỹ Hệ thống toà án của bang và hệ thống toà án Liên bang: Không giống như ở các Nhà nước Liên bang khác, theo đó toà án cấp Liên bang là toà án cấp cao nhất; mô hình hệ thống toà án Mỹ lại khác hẳn: trong nhiều trường hợp, Toà án Liên bang Mỹ xét xử ở trình độ sơ thẩm. Toà án cấp Tiểu bang Mỗi Tiểu bang có hệ thống toà án riêng của mình.  Thông thường, toà án Tiểu bang bao gồm ba cấp: Toà án tối cao, Toà phúc thẩm, Toà sơ thẩm.  Trong khoảng hơn 1/3 Tiểu bang không có Toà phúc thẩm mà chỉ có 2 cấp toà án.  Toà án tối cao của bang có nhiều tên gọi: Supreme Court, Court of Errors.  Toà án cấp Liên bang Toà án thông thường bao gồm: + Các Toà án cấp khu vực (District Court): Ở toà án cấp này, phiên toà thường chỉ do 1 thẩm phán xét xử, trong trường hợp đặc biệt có 3 thẩm phán. + Các Toà phúc thẩm: Việc kháng nghị các bản án của Toà án cấp khu vực được thực hiện trước Toà phúc thẩm (Circuit Court). Trên toàn nước Mỹ có 13 Toà phúc thẩm với hơn 170 thẩm phán. + Toà án tối cao Liên bang Mỹ: Toà án tối cao Liên bang Mỹ có một Chánh án (Chief Justice) và 8 thẩm phán (Associate Justice). Các toà án chuyên ngành (toà án đặc biệt):  + Toà khiếu tố (Claims Court) + Toà án về thuế (U.S. Tax Court + Toà án thương mại quốc tế (U.S. Court of International Trade)  Nguyên đơn có thể khởi kiện cùng một vụ việc trước nhiều toà án.  Kháng nghị với bản án của Toà khiếu tố và Toà án thương mại quốc tế được xem xét ở 1 trong 13 Toà phúc thẩm.  Mối quan hệ giữa hệ thống toà án của bang và hệ thống toà án Liên bang Toà án cấp Liên bang chỉ có thẩm quyền trong những trường hợp được Hiến pháp quy định như các trường hợp sau: - Khi vụ việc liên quan đến việc giải thích Hiến pháp Liên bang và luật của Liên bang; - Khi thân nhân của nguyên đơn có liên quan đến lợi ích của nước Mỹ hoặc đó là tranh chấp giữa hai công dân đến từ các Tiểu bang khác nhau của nước Mỹ. Toà án cấp Tiểu bang giải quyết 95% vụ việc và nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án cấp Tiểu bang thì quyết định của toà này là chung thẩm và không thể bị kháng cáo.  Câu hỏi trắc nghiệm Nhận định: trong trường hợp hai hệ thống toà án Liên bang và bang có cùng thẩm quyền đối với một vụ việc thì các bên có quyền lựa chọn toà án là đúng hay sai? Nhận định: Phương pháp giải thích pháp luật của Toà án Mỹ khác với phương pháp giải thích pháp luật của Toà án Anh là đúng hay sai? Thủ tục tố tụng dân sự trong pháp luật Mỹ Khởi kiện: Đơn khởi kiện phải được tống đạt cho bị đơn cùng Giấy triệu tập ra toà Xem xét sơ bộ vụ án: Hội nghị trù bị (Pretrial conference) Phiên xét xử (Trial) có thể có sự tham gia của bồi thẩm đoàn gồm 12 hoặc 6 người Phán quyết của Toà án (Judgment): do Thẩm phán soạn dựa trên Trả lời của Bồi thẩm đoàn về vấn đề liên quan đến tình tiết của vụ việc mà Thẩm phán đã đặt ra II.2.d) Đào tạo và nghề luật ở Mỹ  Sau khi học xong chương trình phổ thông, học sinh phải theo học 3-4 năm cao đẳng để có văn hoá cơ bản sau đó sẽ vào các trường luật để học một chương trình chủ yếu thiên về thực hành. Phương pháp dạy - học ở trường luật của Mỹ Sinh viên phải đọc tài liệu trước khi đến lớp, bao gồm: các bản án (case method) , các văn bản pháp luật, học thuyết pháp lý liên quan, một số bài viết về kinh tế và xã hội học (modified case method). Trong hầu hết các giờ học, người ta sử dụng phương pháp Socrate, theo đó sinh viên làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo sư, trình bày về những gì họ đã học.  Đối với sinh viên từ năm thứ ba trong trường luật có thể áp dụng phương pháp thực hành trực tiếp (clinical method)  Các thẩm phán Mỹ Các thẩm phán Mỹ bao gồm thẩm phán Tiểu bang và thẩm phán Liên bang.  Thẩm phán liên bang được chỉ định chức vụ suốt đời từ số các luật sư thực hành nổi tiếng hoặc từ số giáo sư luật của các trường đại học lớn.  Thẩm phán Liên bang do Tổng thống Mỹ lựa chọn với sự phê chuẩn của Nghị viện. Nghề luật sư ở Mỹ Điều kiện để trở thành luật sư (Lawyer) ở các Tiểu bang ở Mỹ không giống nhau, thường được quy định trong luật về thẩm phán. Toà án bang là cơ quan có thẩm quyền công nhận luật sư và cho phép hành nghề  Người muốn trở thành luật sư phải qua một kỳ thi công nhận là luật sư (Bar examnination) được tổ chức dưới dạng thi viết với nội dung cả về lý thuyết và thực hành (hai lần một năm).  Việc tham gia các khoá bồi dưỡng kiến thức đối với luật sư là bắt buộc, nếu không tham gia các chương trình đào tạo tiếp tục luật sư có thể bị Uỷ ban về khiếu nại và kỷ luật luật sư đình chỉ tư cách. Nước Mỹ với thể chế liên bang, tính da dạng của các bang thành viên và sắc tộc đòi hỏi phải có mô hình tư pháp riêng và mô hình nghề luật thống nhất. Mô hình này ra đời trong bối cảnh môi trường pháp lý và xã hội đặc thù, ở đó nhà nước giảm thiểu sự can thiệp vào đời sống xã hội, trong tố tụng áp dụng nguyên tắc đối kháng: tại phiên toà thẩm phán và bồi thẩm đoàn chỉ căn cứ vào những gì họ nghe thấy tại phiên toà để đưa ra phán quyết của mình. Trong phòng xử án luật sư không bảo vệ công lý mà bảo vệ cho lý lẽ của mình. Người Mỹ có ý thức rằng chỉ cần luật sư giỏi là họ có cơ may thắng kiện  Câu hỏi trắc nghiệm Những nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích tại sao? Một số nước từng là thuộc địa của Anh nhưng không tiếp nhận Common Law mà có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law Án lệ trong pháp luật Anh luôn là nguồn luật quan trọng hơn luật thành văn Xung đột giữa Common Law và Equity Law ở Anh đã được giải quyết vào cuối thế kỷ 19 Trước đây Common Law ở Anh chú trọng vào các thủ tục tố tụng Hệ thống trát là một trong những biểu hiện về tính phức tạp và cứng nhắc của Common Law Hệ thống pháp luật Anh tiếp tục bị chi phối bởi tư duy về trát ngay khi hệ thống trát đã hoàn toàn bị xoá bỏ vào năm 1875 Việc thừa nhận một loại trát sử dụng chung cho tất cả các loại vụ việc dân sự của Anh sau cải cách thủ tục tố tụng dân sự cuối thế kỷ 19 đã thống nhất hoá thủ tục xét xử đối với từng loại vụ việc dân sự Common Law và Equity Law vẫn được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật Anh  Ngày nay, Thượng nghị viện Anh luôn bị ràng buộc bởi phần lý do để ra quyết định (ratio decidendi) trong phán quyết của mình khi giải quyết các vụ việc Trong quá trình xét xử, Hội đồng Cơ mật của Anh không áp dụng pháp luật Anh Xét ở khía cạnh nguồn luật, Luật thành văn ở Anh có vai trò không giống với Luật thành văn ở Mỹ Mối quan hệ thứ bậc giữa luật thành văn và án lệ trong hệ thống pháp luật Mỹ tương tự như trong hệ thống pháp luật Anh Nguyên tắc án lệ (Rule of Precedent) trong hệ thống pháp luật Anh tương tự nguyên tắc án lệ (Stare Decisis) trong hệ thống pháp luật Mỹ So với ở Anh thì quyền lực tư pháp ở Mỹ kém tập trung hơn Trong hệ thống pháp luật Mỹ, án lệ của Toà án Tối cao của bang không có giá trị bắt buộc đối với Toà án Tối cao liên bang khi xét xử các vụ việc cụ thể thuộc thẩm quyền của toà án bang Trong nhiều trường hợp, Toà án Liên bang Mỹ xét xử ở cấp sơ thẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxjhagdlid'pgalsugefdoigfasgfdgoaidhtoetp (17).docx
Tài liệu liên quan