Bài giảng Phương pháp tiếp cận khoa học - Nguyễn Thuỳ Phương

Chương I

ĐỀ CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC

1.1.1. Khái niệm về khoa học

* Khoa học (Science), cùng với lịch sử phát triển của nhân loại, khoa học đóng vai trò

cốt yếu cho các thành tựu đạt được như hiện nay. Tùy theo cách tiếp cận và nhìn nhận khác

nhau, mà có nhiều quan niệm, định nghĩa về khoa học.

- UNESCO (1961): “Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và

sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, tư duy"

Hay " Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy về những qui luật phát triển

khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và

không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội"

- Từ điển tiếng Việt (Minh Tân và cộng sự, 1999, tr.579) giải thích, Khoa học là hệ

thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những

qui luật của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người

có khả năng cải tạo thế giới.

- Luật khoa học và công nghệ (QH13, 2013): Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất,

qui luật tồn tại và phát triển sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Một cách tổng hợp có thể nêu như sau: khoa học là hệ thống tri thức được hệ thống và

khái quát hoá từ hiện thực và được thực tiễn kiểm nghiệm. Nó phản ánh dưới dạng logic, trừu

tượng và khái quát hoá những thuộc tính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những

quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy. Đồng thời khoa học còn bao gồm hệ thống tri thức về

những biện pháp tác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến

đối thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người.

- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày

trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình

nay giúp con người hiểu biết và nắm bắt về sự vật, hiện tượng, các quy luật của tự nhiên để từ

đó đưa ra các cách thức quản lý và điều khiển tự nhiên sao cho có lợi nhất sự tồn tại của hệ

sinh thái và con người. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát

triển trong các hoạt động thực tế.

Ví dụ, tri thức kinh nghiệm được người dân quan sát, tích lũy qua câu ca dao: Lúa chiêm

lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên hay bao giờ đom đóm bay ra, hoa gạo rụng

xuống thì tra hạt vừng.

Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chỉ nắm bắt dựa trên các kinh nghiệm của các hiện

trượng mà chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và

mối quan hệ bên trong giữa các sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát

triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình

thành tri thức khoa học.

pdf93 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Phương pháp tiếp cận khoa học - Nguyễn Thuỳ Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên gia khác nhau để nghe họ thảo luận, tranh luận, phân tích. Không có ai kết luận trong các cuộc thảo luận này, chỉ có người nghiên cứu ghi lại tất cả các ý kiến đó để nghiên cứu, phân tích. Trong phương pháp hội đồng, người ta thường dùng phương pháp động não (brainstorming) gồm hai giai đoạn tách biệt nhau: giai đoạn phát ý tưởng và giai đoạn phân tích ý tưởng do hai nhóm chuyên gia thực hiện (nhóm này phát ý tưởng, còn nhóm kia phân tích). Người tổ chức phương pháp động não cần: tạo bầu không khí tự do tư tưởng, thoải mái tinh thần, không ai được thể hiện khích lệ, tán thưởng, châm biến hoặc chỉ trích; lắng nghe mọi ý kiến, kể cả những ý kiến lạc đề. Việc tổ chức lấy ý kiến trong các hội nghị bàn tròn, hội thảo... đều là những dạng khác nhau của phương pháp hội đồng. 3.3.1.3. Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. Ý nghĩa của phương pháp là: Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật. Quan sát sử dụng một trong hai trường hợp: phát hiện vấn đề nghiên cứu; đặc giả thuyết kiểm chứng giả thuyết. Quan sát đem lại cho người nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học những giá trị thực sự. Chẳng hạn: - Pavlôv: Nêu rõ khẩu hiệu hành động trong nghiên cứu khoa học “Quan sát, quan sát và quan sát...”, nhờ có quan sát mà Pavlôv đã xây dựng được học thuyết “Phản xạ có điều kiện”. - Newton: Quan sát hiện tượng quả táo rơi, khái quát và xây dựng nên “Định luật vạn vật hấp dẫn”. - Nhờ quan sát chuyển động Braonơ đã xây dựng nên thuyết phân tử - nguyên tử (phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách). - Các loại quan sát: + Theo dấu hiệu về mối liên hệ giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có thể PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 59 có các loại quan sát: trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo, có tham dự, không tham dự (chỉ đóng vai trò ghi chép). + Theo dấu hiệu không gian, thời gian, thì có các loại quan sát: liên tục, gián đoạn, theo đề tài tổng hợp, theo chuyên đề. + Theo mục đích thì có các loại quan sát: Quan sát khía cạnh, toàn diện; Quan sát có bố trí (trong phòng thí nghiệm); Quan sát phát hiện, kiểm nghiệm... + Hoặc nếu theo mục đích xử lý thông tin thì có: quan sát mô tả, quan sát phân tích... - Những yêu cầu của quan sát: + Xác định rõ đối tượng quan sát. Quan sát phải được tiến hành trong điều kiện tự nhiên của hoạt động: người được quan sát không biết mình đang bị quan sát, người' quan sát không nên can thiệp vào hoạt động tự nhiên và thay đổi hành vi của đối tượng (nếu là con người), người quan sát phải tự mình tham gia vào hoạt động (lao động học tập, vui chơi...) cùng với người được quan sát (cùng tham gia) để đảm bảo tính tự nhiên của hiện tượng, quá trình nghiên cứu. + Xác định rõ ràng mục đích, nhiệm vụ quan sát, từ đó phải xây dựng kế hoạch quan sát trong suốt quá trình nghiên cứu và chương trình của từng buổi quan sát. Điều quan trọng là xác định quan sát toàn bộ hay chọn lọc, từ đó mới ghi lại tất cả cái gì mắt thấy tai nghe hay một mặt nào đó. Không có chương trình, kế hoạch thì tài liệu thu thập được khó tin cậy, không loại trừ được các nhân tố ngẫu nhiên. + Phải ghi lại kết quả (biên bản) quan sát: ghi lại sự kiện, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra sự kiện. Chỉ có ghi lại mới đảm bảo được tính lâu dài và có hệ thống: nhờ đó mới thiêt lập được môi quan hệ, liên hệ bản chất điển hình của những biểu hiện của hiện tượng, sự kiện hay tâm lý khác nhau. Có thể ghi lại bằng máy ảnh, camêra, quay phim, ghi âm, hay bằng tốc ký, biên bản quan sát... - Quan sát có những biến dạng: + Phương pháp phân tích các sản phẩm hoạt động: Trường hợp nghiên cứu đối tượng (là người) chỉ thông qua sản phẩm hoạt động của nó... Thực chất thì chính các quá trình tâm lý được “vật hoá” trong các sản phẩm hoạt động - đó là đối tượng nghiên cứu (ví dụ: nghiên cứu tâm lý trẻ em thông qua bức tranh em vẽ, bài thơ do em làm, bài tập do em thể hiện...) + Phương pháp khái quát hoá các nhận xét độc lập (phương pháp nhận định độc lập) cũng là dòng họ của quan sát, vì các nhận định độc lập được xây dựng từ quan sát trong các loại hiện tượng khác nhau (ví dụ: quan sát trực tiếp học sinh - sinh viên trong giờ học khi dự giờ để tìm hiểu phong cách, thái độ học tập, hứng thú đối với môn học và tích cực học tập của học sinh). Khái quát nhận xét riêng của từng giáo viên về một học sinh để nghiên cứu đặc điểm nhân cách của em đó. - Quan sát có ưu điểm là giữ được tính tự nhiên (khách quan) của các sự kiện, hiện tượng và biểu hiện tâm lý con người, cung cấp số liệu sống động, cụ thể, phong phú; quan sát được thực hiện khá đơn giản, không tốn kém. Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản của quan sát là: người quan sát đóng vai trò thụ động, phải chờ đợi các hiện tượng diễn ra, không chủ động làm chúng diễn ra theo ý muốn được, khó khăn trong việc đánh giá sự tồn tại của những điều kiện nảy sinh các hiện tượng, sự kiện và do đó khó tách các mối liên hệ nhân quả. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 60 Tóm lại, quan sát là phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, cần phải phối hợp với các phương pháp khác để đạt tới trình độ nhận thức bản chất bên trong của đối tượng. 3.3.1.4. Phương pháp điều tra Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi (hoặc bài toán) đặt ra cho một số lớn người nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn. * Các loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học. - Điều tra cơ bản: là khảo sát sự có mặt của đối tượng trên một diện rộng để nghiên cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính và định lượng. Ví dụ, điều tra địa chất, điều tra dân số, điều tra trình độ văn hoá, điều tra chỉ số thông minh (IQ) của trẻ em... Đối tượng của điều tra cơ bản có thể được phân thành 2 nhóm chính: + Nhóm đối tượng là những yếu tố vật chất, sinh học, hiện tượng đối tượng này người điều tra thường dựa trên các quan sát, đo đếm, mô tả các chỉ tiêu định tính và định lượng để làm rõ đặc điểm qui luật của đối tượng và được ghi chép vào các tài liệu phiếu thiết kế sẵn. Ví dụ điều tra về thành phần loài, mật độ, phân bố.... + Nhóm đối tượng là con người thông qua trao đổi phỏng vấn làm rõ các đặc tính: cá nhân, đại diện chủ nông hộ, tổ chức HTX, doanh nghiệp ... thông qua các câu hỏi người được hỏi trả lời, mô tả làm rõ các chỉ tiêu định tính và định lượng... - Điều tra xã hội học: là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự kiện chính trị, xã hội, hiện tượng văn hoá, thị hiếu...Ví dụ: điều tra nguyện vọng nghề nghiệp của thanh niên, điều tra hay trưng cầu dân ý về một luật mới ban hành... Điều tra xã hội học thực chất là trưng cầu ý kiến quần chúng, được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp, thảo luận hay bằng hệ thống Anket. Hệ thống Anket dùng để (1) soạn bảng câu hỏi theo mục tiêu nghiên cứu; (2) cách kiểm tra bảng câu hỏi có đáp ứng mục tiêu nghiên cứu không; (3) Chọn mẫu điều tra. Điều tra là một phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành một cách thận trọng, do đó người nghiên cứu cần tuân thủ nghiêm túc các bước sau đây. Các bước trong điều tra cơ bản thường được tiến hành như sau tùy thuộc vào mục đích thu thập thông tin và việc thực hiện nghiên cứu áp dụng phương thức điều tra cơ bản hay điều tra thu thập thông tin. Quá trình điều tra có thể chia làm 4 giai đoạn: (1) Chuẩn bị điều tra gồm: + Mục đích điều tra: Mục đích điều tra nhằm giải quyết vấn đề gì: thăm dò ý kiến dư luận + Xác định đối tượng điều tra: là những người có liên quan đến chủ đề nghiên cứu: Nông dân, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, tín dụng, chính sách PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 61 + Xác định phạm vi điều tra: Phạm vi về không gian, thời gian, phạm vi vấn đề nghiên cứu + Xác định nội dung điều tra: Nội dung điều tra là gì, mỗi mục tiêu có bao nhiêu nội dung, tập trung giải quyết vấn đề gì, những chỉ tiêu nào, các con số định lượng gì... + Xác định phương pháp điều tra: chọn mẫu, chọn địa bàn khảo sát, lựa chọn thời gian khảo sát, thiết kế phiếu hỏi và khảo sát định tính. + Lập kế hoạch điều tra: Xác định nguồn lực, xác định các công việc và kinh phí (2) Tiến hành điều tra: điều tra viên phải được tập huấn để quán triệt mục đích yêu cầu điều tra, thống nhất các biện pháp phù hợp với từng nhóm mẫu và từng địa bàn điều tra. Trong quá trình điều tra, người nghiên cứu cần tuân thủ những yêu cầu đã được đề ra. Nếu sử dụng cộng tác viên, điều tra viên, người nghiên cứu cần giám sát điều tra với mục đích thu được thông tin một cách khách quan, tin cậy. (3) Xử lý kết quả điều tra: được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích tư liệu, tổng hợp, phân loại tư liệu và tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh... theo những biến số độc lập để rút ra những thuộc tính chung của các tập hợp mẫu, nhằm hình thành luận cứ cho các giả thuyết nghiên cứu. Tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cũng như trạng thái tồn tại của đối tượng khảo sát, người nghiên cứu có thể lựa chọn, sử dụng một số biện pháp xử lý thông tin định tính hay định lượng bằng các số liệu, các loại biểu đồ, sơ đồ để mô tả, giải thích, làm rõ các thuộc tính bản chất, xu thế của đối tượng nghiên cứu. (4) Viết báo cáo điều tra: báo cáo điều tra là sản phẩm cuối cùng của quá trình, tùy thuộc vào các loại hình nghiên cứu khác nhau mà báo cáo khác nhau. * Phương pháp điều tra có nhiều loại: - Điều tra bằng trò chuyện (đàm thoại) - Điều tra bảng hỏi (Anket) - Điều tra bằng trắc nghiệm (TEST) Tuỳ theo mục đích và mức độ điều tra, người ta còn chia ra: - Điều tra thăm dò (diện rộng) - Điều tra sâu (hẹp, kín) - Điều tra bổ sung... * Một số kỹ thuật sử dụng trong điều tra - Mẫu: là đối tượng được khảo sát, được lựa chọn từ khách thể. Bất kể nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học nào, người nghiên cứu đều phải chọn mẫu khảo sát. Ví dụ: + Chọn địa điểm khảo sát trong hành trình điều tra tài nguyên. + Chọn các nhóm xã hội để điều tra dư luận xã hội + Chọn mẫu vật liệu để phân tích tính chất cơ, lý, hóa trong nghiên cứu vật liệu. + Chọn một số mẫu bài toán để nghiên cứu phương pháp giải. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 62 Việc chọn mẫu có ảnh hưởng quyết định đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu và chi phí các nguồn lực cho công cuộc khảo sát. Việc chọn mẫu phải đảm bảo tính ngẫu nhiên, nhưng phải mang tính đại diện, tránh chọn mẫu theo định hướng chủ quan của người nghiên cứu. - Khung mẫu: Để bố trí và thu thập số liệu thí nghiệm nghiên cứu thì công việc trước tiên là thiết lập khung mẫu. Khung mẫu cần xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu (target population), cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu. Trong trường hợp thiết lập khung mẫu sai thì mẫu chọn sẽ không đại diện cho quần thể mục tiêu và số liệu thu thập sẽ không đại diện cho quần thể. Có ba trường hợp tạo ra khung mẫu sai: + Khung mẫu chứa quá nhiều cá thể mà trong đó có cá thể không nằm trong quần thể mục tiêu. + Khung mẫu chứa quá ít cá thể, mà trong đó có cá thể nằm và không nằm trong quần thể mục tiêu. + Khung mẫu chứa tập hợp các cá thể không đúng hay khung mẫu không nằm trong quần thể mục tiêu. Hai giai đoạn tạo khung mẫu: + Xác định các cá thể trong quần thể mục tiêu và cỡ mẫu. Thí dụ, cỡ mẫu của 100 hộ gia đình ở thành phố và 150 gia đình ở nông thôn. + Chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên. Thí dụ: trong nghiên cứu điều tra, mẫu ngẫu nhiên thì vị trí chọn mẫu có thể dựa vào bản đồ ranh giới giữa các vùng, lập danh sách hộ gia đình theo số nhà, danh bạ điện thoại nếu có, ... sau đó chọn phương pháp lấy mẫu. Trước khi đi vào chi tiết về phương pháp lấy mẫu, cần hiểu các định nghĩa có liên quan đến phương pháp. Bảng 3.1. Các khái niệm liên quan đến khung mẫu Quần thể (population) Một tập hợp các đối tượng khảo sát (người, cá thế, nhân vật, sinh vật,...) và chứa các đặc tính cần nghiên cứu hay khảo sát. Quần thể mục tiêu (target population) Mang đặc tính nào đó và được đánh giá qua mẫu; hoặc mang các đặc tính cần nghiên cứu và đại diện cho toàn quần thể. Ví dụ, khi nghiên cứu về việc sử dụng các bếp lò nấu ăn, thì quần thể mục tiêu là hầu hết là người phụ nữ. Mẫu (sample) Một phần hoặc tập hợp nhỏ cá thế của quần thể mục tiêu được chọn đại diện cho quần thể để khảo sát nghiên cứu. Mẫu không xác suất (non-probability sample) Phương pháp trong đó việc chọn mẫu không có xác suất đồng đều hay các cá thể trong quần thể không có cơ hội được chọn như nhau. Mẫu xác suất (probability sample) Phương pháp chọn mẫu trong đó mỗi cá thể có một xác suất đặc trưng của mẫu và thường bằng nhau. Hầu hết việc lấy mẫu xác suất sử dụng cách lấy mẫu ngẫu nhiên để tạo ra mỗi cá thể trong quần thế có cơ hội được chọn như nhau. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 63 - Xác định cỡ mẫu Mục đích của việc xác định cỡ mẫu là để giảm đi công lao động và chi phí làm thí nghiệm và điều quan trọng là chọn cỡ mẫu như thế nào mà không làm mất đi các đặc tính của mẫu và độ tin cậy của số liệu đại diện cho quần thể. Quy mô (cỡ) mẫu: Không có một giải pháp vạn năng về dung lượng cần thiết của mẫu. Song về mặt nguyên tắc, dung lượng của mẫu phụ thuộc vào: + Độ tin cậy, chính xác cần thiết của kết quả + Số lượng biến số phân tích + Mức độ có trong tập hợp tổng quát + Mức độ chính xác cần thiết của kết quả trong mẫu Việc xác định cỡ mẫu là một cách lấy thống kê theo độ ý nghĩa, nhưng đôi khi quá trình này cũng được bỏ qua và người nghiên cứu chỉ lấy cỡ mẫu có tỷ lệ ấn định (như cỡ mẫu 10% của quần thể mẫu). Dĩ nhiên, đối với quần thể tương đối lớn, thì việc chọn cỡ mẫu có tỷ lệ như vậy tương đối chính xác đủ để đại diện cho quần thể. Việc tính toán là làm sao xác định một kích cỡ mẫu tối thiểu mà vẫn đánh giá được tương đối chính xác quần thể. Chọn cỡ mẫu quá lớn hoặc lớn hơn mức tối thiểu thì tốn kém còn chọn cỡ mẫu dưới mức tối thiểu lại giảm độ chính xác. Trong thống kê có quan niệm: Kích thước tối thiểu của mẫu không được nhỏ hơn 30 đơn vị nghiên cứu . Do vậy, nhiều nghiên cứu chọn cỡ mẫu lớn hơn 30 như: 45, 60 hay 90. Về nguyên tắc: Mẫu càng lớn thì sai số đại diện càng nhỏ. Quy mô của mẫu cũng phụ thuộc vào những yếu tố khác được gọi là mẫu tối ưu. Công thức xác định quy mô của mẫu theo công thức Slovin như sau: n = N/(1 + Ne2) Trong đó: n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn (thường lấy là 0.05) Ví dụ: Tính cỡ mẫu của một cuộc điều tra với tổng thể là N = 2000, độ chính xác là 95%  cỡ mẫu là 333 mẫu * Các phương pháp chọn mẫu: Có một số cách chọn mẫu thông dụng sau: - Chọn mẫu xác suất: Cơ bản của việc chọn mẫu xác suất là cách lấy mẫu trong đó việc chọn các cá thể của mẫu sao cho mỗi cá thể có cơ hội lựa chọn như nhau. Nếu như có một số cá thể có cơ hội xuất hiện nhiều hơn thì sự lựa chọn không phải là ngẫu nhiên. Để tối ưu hóa mức độ chính xác, người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. - Lấy mẫu ngẫu nhiên (Random sampling): là cách chọn mẫu sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu có một cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau. Kỹ thuật lấy mẫu này đơn giản, dễ làm, nhưng sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu rất rời rạc, những đơn vị lấy mẫu thuộc đối tượng nghiên cứu có thể trải trên một địa bàn rộng. Do vậy, quá trình thu thập số liệu có thể gặp khó khăn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 64 - Chọn mẫu phân lớp (stratified samples) Chọn mẫu phân lớp được thực hiện khi quần thể mục tiêu được chia thành các nhóm hay phân lớp. Trong phương pháp lấy mẫu phân lớp, tổng quần thể (N) đầu tiên được chia ra thành L lớp của các quần thể phụ N1 , N2 ... N3, như vậy: Để áp dụng kỹ thuật chọn mẫu phân lớp thì trước tiên người nghiên cứu cần nắm các thông tin và các số liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến cách lấy mẫu phân lớp. Sau đó, người nghiên cứu sẽ xác định cỡ mẫu và chọn ngẫu nhiên các cá thể trong mỗi lớp. Ví dụ: khi nghiên cứu về mức độ giàu nghèo của một vùng nghiên cứu có 4 huyện (4 phân lớp), mỗi huyện có số hộ gia đình khác nhau như trong Bảng 3.2. Người nghiên cứu muốn thực hiện 200 cuộc phỏng vấn hộ gia đình trong vùng nghiên cứu, như vậy cỡ mẫu của mỗi huyện sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm trong bảng như sau: Bảng 3.2. Ví dụ về cách chọn mẫu phân lớp Huyện Số hộ trong mỗi lớp Tỷ lệ hộ trong mỗi lớp (%) Cỡ mẫu phỏng vấn ở mỗi lớp A 250 25 50 B 150 15 30 C 400 40 80 D 200 20 40 1000 100 200 - Chọn mẫu hệ thống (systematic samples) Đôi khi cách chọn đơn vị mẫu ngẫu nhiên không tốt hơn cách chọn mẫu hệ thống. Trong chọn mẫu hệ thống, cỡ mẫu n được chọn (có phương pháp tính xác suất tương tự) từ một quần thể N. Cách lấy mẫu hệ thống là khung mẫu giống như là 1 “hàng” của các đơn vị mẫu, và mẫu như là một chuỗi liên tiếp của các điểm số có khoảng cách bằng nhau theo hàng dọc. Ví dụ chọn mẫu hệ thống như sau: muốn nghiên cứu 1 thành viên trong mỗi nhóm có 10 cá thể, quần thể có 10 nhóm (tổng cá thể của quần thể là 100), đánh số cá thể từ 1 - 100. Lúc này nhóm 1 được đánh số từ 1 - 10; nhóm 2 từ 11 - 20; nhóm 3 từ 21 - 30; ...nhóm 10 từ 91 -100. Trước tiên cần sắp xếp thứ tự các đơn vị mẫu (thí dụ theo thứ tự gia tăng trong trường hợp này). Sau đó chọn điểm đầu tiên bất kỳ có giá trị < 10 (thí dụ chọn ngẫu nhiên một số trong khoảng từ 1 - 10 là 7. Số cá thể tiếp theo sẽ cộng thêm là 10. Như vậy các thành viên được chọn sẽ có số thứ tự là 7, 17, 27, 37, 47,... 97. - Lấy mẫu ngẫu nhiên phân lớp (Stratified random sampling): Đối tượng điều tra gồm nhiều tập hợp không đồng nhất liên quan đến những thuộc tính cần nghiên cứu. Trong trường hợp này, đối tượng được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp có những đặc trưng đồng nhất. Như vậy, từ mỗi lớp, người nghiên cứu có thể thực hiện theo kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên. Cách lấy mẫu này cho phép phân tích số liệu khá toàn diện, nhưng có nhược điểm là phải biết trước những thông tin để phân tầng, phải tổ chức cấu trúc riêng biệt trong mỗi lớp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 65 - Lấy mẫu hệ thống phân lớp (Stratified systematic sampling): Đối tượng điều tra gồm tập hợp không đồng nhất nên liên quan đến những thuộc tính cần nghiên cứu. Lấy mẫu được thực hiện trên cơ sở phân chia đối tượng thành nhiều lớp, mỗi lớp đều có những đặc trưng đồng nhất. Đối với mỗi lớp, người nghiên cứu thực hiện theo kỹ thuật lấy mẫu hệ thống. Cách lấy mẫu này cho phép áp dụng trong trường hợp đối tượng có sự phân bố rời rạc, tập trung trên những điểm phân tán nhỏ. Cách lấy mẫu này đòi hỏi chi phí tốn kém. Ví dụ nghiên cứu về nông hộ, người ta phân tầng thành các nhóm hộ: khá, trung bình và nghèo. Hay trong nghiên cứu về giới người ta phân thành nhóm nam và nữ - Lấy mẫu từng cụm (Cluster sampling). Đối tượng điều tra được chia thành nhiều cụm tương tự như chia lớp trong kỹ thuật lấy mẫu phân tầng, chỉ có điều khác là mỗi cụm không chứa đựng những đơn vị đồng nhất, mà dị biệt. Việc lấy mẫu được thực hiện trong từng cụm theo cách lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc lấy mẫu hệ thống. - Chọn mẫu không có xác suất Phương pháp chọn mẫu không xác suất là cách lấy mẫu trong đó các cá thể của mẫu được chọn không ngẫu nhiên hay không có xác suất lựa chọn giống nhau. Điều này thể hiện trong cách chọn mẫu như sau: + Các đơn vị mẫu được tự lựa chọn mà không có phương pháp. + Các đơn vị mẫu rất dễ dàng đạt được hoặc dễ dàng tiếp cận. Thí dụ chọn những hộ trên những con đường dễ đi. + Các đơn vị mẫu được chọn theo lý do kinh tế, thí dụ trả tiền cho sự tham dự. + Các đơn vị mẫu được quan tâm bởi người nghiên cứu trong cách “điển hình” của quần thể mục tiêu. Thí dụ người nghiên cứu chỉ quan tâm đến các nhân vật điển hình trong quần thể nghiên cứu, để so sánh với các nhân vật khác. + Các đơn vị mẫu được chọn mà không có sự thiết kế rõ ràng (thí dụ: chọn 50 người đầu tiên đến buổi sáng). . Phương pháp chọn mẫu không có xác suất thường có độ tin cậy thấp. Mức độ chính xác của cách chọn mẫu không xác suất tùy thuộc vào sự phán đoán, cách nhìn, kinh nghiệm của người nghiên cứu, sự may mắn hoặc dễ dàng và không có cơ sở thống kê trong việc chọn mẫu. Các phương pháp điều tra bao gồm: (1) Phương pháp thiết kế bảng câu hỏi Điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp dùng phiếu hỏi do người nghiên cứu thiết kế sẵn một phiếu với những câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự của suy luận logic (diễn dịch, quy nạp hoặc loại suy), người nghiên cứu có thể thu được những thông tin chuẩn xác về sự vật hoặc hiện tượng từ đối tượng được điều tra. Thiết kế bảng câu hỏi: Trong thiết kế các câu hỏi cần bám vào mục tiêu thông tin cần khai thác của chủ đề, nội dung của chủ đề, các tiểu chủ đề, trật tự trước sau của các sự kiện, diễn biến của đối tượng và mối quan hệ của chúng, tránh sự lặp lại. Khi thiết kế câu hỏi có hai nội dung cần quan tâm: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 66 - Các loại câu hỏi: các loại câu hỏi phải đảm bảo khai thác cao nhất ý kiến cá nhân từng người được hỏi, thông thường có một số câu hỏi trong các cuộc điều tra như sau: + Câu hỏi kèm theo phương án trả lời “có” và “không” và Câu hỏi kèm theo nhiều phương án trả lời để mở rộng khả năng lựa chọn. + Câu hỏi kèm theo phương án trả lời có trọng số để phân biệt mức độ quan trọng. + Các câu hỏi mở để người điền phiếu trả lời theo ý mình. - Trật tự logic của các câu hỏi: phép suy luận được sử dụng trong quá trình tổ chức bộ câu hỏi, có thể sử dụng phép suy luận diễn dịch, quy nạp hoặc loại suy để tổ chức bộ câu hỏi. Cách tổ chức câu hỏi vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính nghệ thuật vận dụng các phép suy luận logic trong các cuộc điều tra. - Thu thập thông tin theo bảng hỏi: Là quá trình tổ chức phỏng vấn thu thập thông tin theo bảng hỏi. Để quá trình thu thập được tót cần có sự hẹn truớc, không kéo dài thời gian hỏi. - Một số loại câu hỏi thường dùng khi điều tra: 1. Xin Anh /Chị cho biết một số thông tin về cá nhân Họ và tên Nghề nghiệp 2. Anh /Chị đã từng tham gia nghiên cứu khoa học? 󠄙 có  không Nếu câu trả lời là Có thì trả lời tiếp câu 3 Nếu câu trả lời là Không thì trả lời câu 4 3. Đề nghị cho biết nghiên cứu trong trường hợp nào?  Ký hợp đồng với một đối tác  Làm theo đề tài của cơ quan 4. Đề nghị Anh/Chị cho biết lý do?  Theo đề tài của thầy cô  Tự làm theo ý của mình  Không có đề tài  Không thuộc chức năng nghiên cứu  Không có cơ hội nghiên cứu  Không quan tâm 5. Theo Anh/Chị việc tìm kiếm nguồn kinh phí trong nghiên cứu hiện nay?  Rất khó  Dễ Tại sao?.................................... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 67 6. Theo Anh /Chị chất lượng nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây có được cải thiện hay không? (trả lời khoanh tròn theo mức độ từ giảm dần của tiêu chí từ 1 đến 4. 1 là rất tốt và 4 kém nhất - Chất lượng nghiên cứu: 1 2 3 4 - Chất lượng bài báo khoa học: 1 2 3 4 7. Anh/Chị đưa ra ý kiến để cải thiện chất lượng nghiên cứu? (2) Phỏng vấn Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi cho người đối thoại để thu thập thông tin. Trước mỗi đối tượng được chọn để phỏng vấn, người nghiên cứu cần có những cách tiêp cận khác nhau để thu được từ người được phỏng vấn những thông tin cần thiết cho người nghiên cứu. Trong phỏng vấn, người ta chia ra các loại như: phỏng vấn có chuẩn bị trước, phỏng vấn không chuẩn bị trước, trao đổi trực tiếp, trao đổi qua điện thoại.... Trong nghiên cứu phát triển nói chung, phỏng vấn thường được sử dụng là phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm. Phương pháp phỏng vấn được áp dụng tốt trong trường hợp:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_tiep_can_khoa_hoc_nguyen_thuy_phuong.pdf
Tài liệu liên quan