Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định chọn nghề nhân sự - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính: Trường hợp sinh viên ngành Quản trị nhân lực trên địa bàn Hà Nội

Vấn đề học gì khi còn ngồi trên ghế nhà trường và làm gì sau khi tốt nghiệp là những câu hỏi khó mà mỗi bạn sinh viên phải tìm ra câu trả lời cho chính mình. Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn nghề nhân sự của sinh viên ngành Quản trị nhân lực (QTNL). Kết quả từ điều tra bằng bảng hỏi 1600 sinh viên của 5 trường Đại học có đào tạo ngành Quản trị nhân lực trên địa bàn Hà Nội cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định lựa chọn nghề nhân sự của sinh viên ngành QTNL: gia đình, bản thân, nhà trường, nhu cầu xã hội và cơ hội thăng tiến. Kết quả cũng cho thấy sinh viên khác nhau về giới tính không có sự khác nhau trong ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định lựa chọn nghề nhân sự. Trước tình hình khó khăn trong tìm kiếm công việc đúng với ngành nghề được đào tạo của sinh viên nói chung, và trường hợp sinh viên ngành QTNL nói riêng, Đề tài nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động và từ đó đề xuất một số giải pháp tham khảo

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định chọn nghề nhân sự - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính: Trường hợp sinh viên ngành Quản trị nhân lực trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề nhân sự của bạn, sự cạnh tranh của những sinh viên tốt nghiệp cùng lứa với bạn, đối thủ cạnh tranh với bạn (kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, môi trường giáo dục,) - Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của người thân và bạn bè xung quanh, chia sẻ và lắng nghe họ nhận xét, đánh giá về năng lực, sở thích của bạn phù hợp với những ngành nghề nào, lên Internet để tìm hiểu thêm về nghề nhân sự, đặc biệt là mảng nhân sự mà bạn quan tâm. - Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua việc tiếp cận và trao đổi với một số người thành đạt trong nghề nhân sự để tìm hiểu cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triểnĐiều này sẽ dễ thực hiện hơn khi bạn đi thực tập sớm hay tham gia các buổi đào tạo của các câu lạc bộ về nhân sự, đặc biệt là các CLB HRC của các trường có đào tạo ngành QTNL. 4.3. Yếu tố nhà trường Ngay từ những ngày đầu bước chân vào Đại học, trường học trở thành một môi trường hết sức lành mạnh và có ý nghĩa trong suốt quá trình học của sinh viên. Quá trình đào tạo, giảng viên, bạn bè, các hoạt động ngoại khóa, cơ sở vật chất của nhà trường...đều sẽ có những ảnh hưởng ít nhiều đến sinh viên trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Hiểu được điều này, áp dụng cho sinh viên đang theo học ngành QTNL, chúng ta có thể: - Nâng cao chất lượng của các cuộc thi nghề nhân sự nhằm thu hút sự tham gia của sinh viên, thông qua đó tạo ra sự hứng thú, tò mò tìm hiểu về nghề nhân sự. - Mở rộng các câu lạc bộ nhân sự, đặc biệt là về quy mô, gia tăng số lượng thành viên để càng nhiều bạn sinh viên yêu thích, muốn theo đuổi nghề nhân sự có cơ hội được tham gia hoạt động trong một môi trường bổ ích và thiết thực này. - Nhà trường đầu tư cho cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống phòng máy, phần mềm để tất cả sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những phần mềm ứng dụng phổ biến trong hoạt động tác nghiệp của nghề nhân sự sau này. - Nhà trường kết hợp với khoa quản trị nhân lực của các trường tổ chức hướng nghiệp cho sinh viên 1 lần/năm, nhằm cung cấp cho sinh viên những thông tin cập nhật nhất về tình hình lao động của 342 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD ngành, kết nối sinh viên với doanh nghiệp, hướng cho sinh viên những kỹ năng nghề nhân sự cần phải rèn luyện để có thể tìm được công việc phù hợp với mình... Những hoạt động điển hình mà một số trường đào tạo nghề nhân sự trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành như: * Tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân: + Tại Đại học Kinh tế quốc dân nhà trường kết hợp với khoa đã lập ra câu lạc bộ HRC-Neu. + Tại HRC-Neu thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo nội bộ, hay là các buổi giảng dạy diễn thuyết của các anh, chị đã, đang làm nhân sự trong các công ty lớn như: FPT, Pepsi... *Tại trường Đại học Thương Mại + Nhà trường và Khoa tạo điều kiện định hướng nghề nghiệp cho sinh viên bằng cách tạo điều kiện để sinh viên có thể đi thực tập bằng cách đăng thông báo tuyển dụng trên web của câu lạc bộ hay web của trường . Thêm vào đó, tại trường cũng hay diễn ra các Ngày hội tuyển dụng để sinh viên có thêm cơ hội tiếp cận với nghề. Điển hình nhất là gần đây nhất ngày 19/3/2016 tại Đại học Thương Mại đã diễn ra ngày hội việc làm quy tụ 85 đơn vị tuyển dụng khác nhau + Đặc biệt tại Đại học Thương Mại mỗi năm một lần trường đều tổ chức các cuộc thi về nhân sự như CPO, Hành trang nhân sự, Nhà quản trị Tâm và Tài ...Ngoài ra giữa các trường cũng thường xuyên hợp tác để tổ chức các buổi hội thảo khoa học. Ví dụ như Để hướng tới kỉ niệm 55 thành lập Trường, 5 năm thành lập Khoa, Hội thảo Khoa học “Quản trị nhân lực – Những vấn đề về đào tạo và thực tiễn” diễn ra vào ngày 10-11-2015 do 2 trường là trường Đại học Thương Mại và Đại học Lao động - xã hội tổ chức. 4.4. Yếu tố nhu cầu xã hội và cơ hội thăng tiến Con người, lao động nói chung và lao động ngành nhân sự nói riêng là một loại hàng hóa đặc biệt, nó cũng tuân theo các quy luật của thị trường lao động: quy luật giá cả, quy luật giá trị và đặc biệt là quy luật cung cầu. Yếu tố nhu cầu xã hội chính là sự biểu hiện của cầu về ngành nhân sự trên thị trường. Thống kê cho thấy, mỗi năm, số cử nhân được đào tạo Quản trị nhân sự trên cả nước vào khoảng vài nghìn cử nhân, số lượng này chỉ chiếm 1/3 con số yêu cầu. Điều đáng lo ngại là, chỉ số ít đội ngũ này có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu từ phía các doanh nghiệp. Thực trạng trên cho thấy, nền kinh có dấu hiệu hồi phục và đi lên thì nhu cầu của xã hội đối với nghề nhân sự đang rất cao. Như vậy có thể thấy, cầu về ngành nhân sự là rất nhiều nhưng lượng cung lại đang thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thực tế cho thấy, dù thế nào đi nữa thì nguồn nhân lực chất lượng cao chưa bao giờ là lỗi thời. Để giải quyết vấn đề này, nhóm xin đề xuất một số giải pháp như: - Doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cần thống kê, có số liệu cụ thể về nhu cầu cho ngành nhân sự ở các cấp bậc khác nhau: cần cụ thể cả về số lượng và yêu cầu cho các vị trí công tác để doanh nghiệp cũng như sinh viên có thể nắm bắt được những yêu cầu đó. - Nâng cao chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo ngành QTNL: đổi mới chương trình giảng dạy, có nhiều tiết dạy thực hành hơn để sinh viên có thể vận dụng các kiến thức thức cũng như làm quen với công việc tác nghiệp sau này. - Đối với bản thân sinh viên, để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như để có cơ hội trúng tuyển trong các kì thi tuyển, cần: + Tìm hiểu nhu cầu và yêu cầu của nhà tuyển dụng để có kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân. + Tự trau dồi, tự học, tự tìm hiểu, cập nhật những kiến thức, những quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực lao động. 343 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng + Rèn luyện các kĩ năng cần thiết: tin học văn phòng, ngoại ngữ, các kĩ năng mềm (kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kĩ năng quản lý thời gian...) + Đi thực tập sớm để có cơ hội tiếp xúc sớm với môi trường doanh nghiệp, đó sẽ là một điều rất tốt giúp sinh viên làm quen với công việc sau này, và có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Huy Cường (2009). Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối ngành khoa học xã hội, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. [2] Nguyễn Khánh Duy (2009). Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính với phần mềm Amos, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. [3] Eddy S.W. Ng Ronald J. Burke Lisa Fiksenbaum (2008). Career choice in management: findings from US MBA students, Career Development International, Vol. 13 Iss 4 pp. 346 – 361, Article (Báo). [4] Galhena B.L and Rathnayake R.M.D.D (2011).Determinants of Career Choice Decision of Management Undergraduates in Sri Lanka. [5] Trần Thị Phụng Hà (2014). Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên đại học Cần Thơ, tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 34, trang 113-125. [6] Trần Thị Hân, Dương Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Quế (2015). Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về địa phương làm việc của sinh viên ngành Kinh tế trường Đại học Thương Mại, Đề tài NCKH cấp trường, GV hướng dẫn ThS Nguyễn Đắc Thành. [7] Identifying The Importance Level of Factors Influencing The Selection Of Nursing As A Career Choice Using AHP: Survey To Compare The Precedence Of Private Vocational High School Nursing Students And Their Parents (Emrah Önder, Güler Önder, Özlem Kuvat, Nihat Taş) [8] Lê Thị Thanh (2013). Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ Cao đẳng – Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. [9] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2011). Nghiên cứu khoa học Marketing-ứng dụng mô hình SEM, NXB Lao động. [10] Nguyễn Văn Thắng (2015). Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh, NXB Đại học KTQD. 344

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_tac_dong_den_y_dinh_chon_nghe_nhan_su.pdf
Tài liệu liên quan