Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương 3: Các liên kết kinh tế quốc tế

CHƯƠNG 3:

CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT

KINH TẾ QUỐC TẾ

2. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC

3. NHỮNG LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ

QUAN TRỌNG

pdf90 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương 3: Các liên kết kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
118 139 120 158 Malaysia 161 176 200 157 199 Philippines 47 51 49 39 Singapore 272 299 338 270 352 Thailand 131 153 178 152 195 Vietnam 40 48 63 57 72 3.4.2 Mục tiêu hoạt động Ban đầu: mục tiêu chính trị - giữ gìn ổn định, an ninh trong khu vực. ● Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa ● Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực ● Thúc đẩy hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục ● Hợp tác mở rộng thương mại ● Hợp tác, phát triển các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế và khu vực 1992 (Singapore): bước phát triển mới, đặc biệt hợp tác kinh tế: Thương mại, công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp, tài chính-ngân hàng, vận tải, thông tin liên lạc, du lịch ●Thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trong 15 năm: Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariffs – CEPT). Sau đó rút xuống 10 năm ●2002 mục tiêu: Xây dựng Cộng đồng ASEAN vào 2020, sau đó – 2015, gồm 3 trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Cộng đồng Văn hóa–Xã hội ASEAN (ASCC) ●Hiến chương ASEAN thông qua, có hiệu lực từ 15/12/2008: 3.4.3 Nguyên tắc hoạt động Các nguyên tắc đối ngoại: ●Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ, bản sắc dân tộc của các QG ●Không can thiệp vào công việc nội bộ ●Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; ●Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; ●Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. Các nguyên tắc cơ bản điều phối hoạt động của ASEAN: ●Nguyên tắc nhất trí Vấn đề quan trọng: nhất trí tất cả thành viên Một số vấn đề: nhất trí đa số hoặc nhất trí tuyệt đối (đồng thuận) ●Nguyên tắc bình đẳng: Các quốc gia thành viên dù lớn nhỏ hay giàu nghèo đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi Hoạt động điều hành trên cơ sở luân phiên: ●Nguyên tắc 6-X: 2 hoặc nhiều quốc gia thành viên có thể thực hiện trước các chương trình, kế hoạch, không nhất thiết chờ tất cả các thành viên ●Các nguyên tắc khác: Nguyên tắc có đi có lại, Nguyên tắc không đối đầu, Nguyên tắc thân thiện, không tuyên truyền tố cáo lẫn nhau qua báo chí, Nguyên tắc giữ gìn đoàn kết trong ASEAN và giữ gìn bản chất chung của Hiệp hội. 3.4.4 Cơ cấu tổ chức của ASEAN Cơ quan hoạch định chính sách: ●Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit) – Cấp cao: Họp 3 năm 1 lần. Từ 2002 – 1 năm 1 lần. Từ 2008: 2 lần 1 năm Phương hướng và chính sách chung ● Hội nghị bộ trưởng (Ministerial Meeting – AMM): Hội nghị bộ trưởng ngoại giao, hàng năm. Hoạch định và quyết định chính sách Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN: tổ chức hàng năm ● Hội nghị liên bộ trưởng (Joint Ministerial Meeting): Ngoại giao và kinh tế ● Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting): 3-4 lần trong năm, chuẩn bị cho hội nghị bộ trưởng ● Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting – SEOM) ●Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting): triệu tập khi cần thiết, thúc đẩy công việc giữa các quan chức liên ngành ●Hội nghị sau hội nghị bộ trưởng (Post Ministerial Conference): Ngay sau hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN, bao gồm ASEAN và 10 nước đối thoại: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand, EU, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. ●Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại: trong các lĩnh vực khác nhau: thương mại, chuyển giao công nghệ; đầu tư; tài trợ; phát triển hạ tầng; nhân lực, đào tạo. Các Uỷ ban của ASEAN: ●Uỷ ban Thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee – ASC). Họp 2 tháng 1 lần, thực hiện công việc của hội nghị bộ trưởng. Uỷ ban gồm: Chủ tịch là bộ trưởng ngoại giao của nước đang cai hội nghị bộ trưởng tiếp theo, tổng thư kí và tổng vụ trưởng các Ban thư kí ASEAN quốc gia. ●Các Uỷ ban hợp tác chuyên ngành: các lĩnh vực: Môi trường, khoa học – công nghệ, văn hoá và thông tin, phát triển xã hội, kiểm soát ma tuý và các vấn đề về công chức. Các Ban Thư ký ASEAN ● Ban thư kí ASEAN (ASEAN Secritariat): Khuyến nghị, đề xuất, phối hợp và thực hiện các hoạt động. Hình thành các kế hoạch, chương trình, quản lí các hoạt động đã thông qua.. ● Ban thư kí ASEAN quốc gia (ASEAN National Secritariat): Điều phối liên lạc giữa các quốc gia ASEAN với nhau và với ban thư kí ASEAN ● Tổng thư kí: Nhiệm kì 5 năm. Do các nhà lãnh đạo bầu. ● Uỷ ban ASEAN ở các quốc gia thứ ba. Sau 15/12/2008: Khởi động các cơ chế mới ● Uỷ ban các Đại diện Thường trực ASEAN ● Hội đồng điều phối ● Hội đồng Cộng đồng ASEAN ● Uỷ ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền ● 3.4.5 Hoạt động liên kết kinh tế của ASEAN 1977: Thoả thuận ưu đãi thương mại (Preferential Trade Agreement): Mức thuế quan giữa các thành viên giảm 50% so với mức thuế quan tối huệ quốc. Hoạt động liên kết kinh tế thực sự được đẩy mạnh sau hội nghị thượng đỉnh năm 1992. ● Nội dung hợp tác kinh tế ASEAN: Thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Tăng cường đầu tư, liên kết và bổ sung cho công nghiệp thông qua các biện pháp và hình thức hợp tác mới. Củng cố và phát triển hợp tác trong lĩnh vực thị trường vốn, lao động Phát triển mạng lưới hạ tầng cơ sở giao thông vận tải và thông tin. Phát triển hợp tác du lịch và năng lượng. Thúc đẩy buôn bán các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển hợp tác tiểu vùng giữa các quốc gia của Hiệp hội Đẩy mạnh sự hợp tác tư nhân a. Hợp tác thương mại Thành lập AFTA Mục tiêu của AFTA: ●Thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên: bằng thuế quan ưu đãi, dỡ bỏ hạn chế số lượng, rào cản phi thuế quan. ►Tăng cường sức cạnh tranh của các thành viên và của toàn khối: ●Tạo ra thị trường lớn, hấp dẫn đầu tư nước ngoài: ●Thúc đẩy phát triển kinh tế của các thành viên ●Nâng cao vị thế ASEAN trong đàm phán Thực hiện AFTA: ●Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariffs) – CEPT ●Xóa bỏ các rào cản phi thuế quan ●Hợp tác trong lãnh vực hải quan Lộ trình thực hiện CEPT: Cắt giảm thuế quan nội bộ xuống còn 0-5%; Xoá bỏ các biện pháp hạn chế số lượng và rào cản phi thuế quan Thực hiện từ 1993: trong 15 năm, sau đó rút xuống 10 năm và hoàn thành vào 2003. Đối với Việt Nam: 2006; Lào và Mianma: 2008 Campuchia: 2010 Nội dung cụ thể CEPT: ●Mỗi quốc gia phân loại hàng hoá và cắt giảm thuế quan theo 4 danh mục: Danh mục giảm thuế nhập khẩu (Inclusion list – IL) Danh mục loại trừ tạm thời (Temporary exclusion list – TEL) Danh mục loại trừ hoàn toàn (General exclusion list – GEL) Danh mục hàng nông sản chưa chế biến (danh mục nhạy cảm - Sentitive list – SL) ●Danh mục cắt giảm thuế quan – IL: 2 nhóm: Kênh giảm thuế nhanh (Fast track): 15 nhóm sản phẩm công nghiệp: - Xi măng, hoá chất, phân bón, chất dẻo, điện tử, dược phẩm, dệt may, dầu thực vật, sản phẩm da, cao su, giấy, gốm và thuỷ tinh, đồ gỗ và song mây - Sản phẩm có thuế trên 20%, cắt giảm xuống mức 0-5% từ 1/1/2000. - Sản phẩm có mức thuế quan dưới 20%, cắt giảm xuống mức 0-5% từ 1/1/1998. Kênh giảm thuế bình thường (normal track): - Các sản phẩm có thuế trên 20%: giảm xuống 20% vào 1998 và 0-5% vào 2003. - Các sản phẩm có thuế thấp hơn hoặc bằng 20%: xuống 0-5% vào 2000. ●Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) Danh mục mà mỗi quốc gia được phép tạm thời không cắt giảm thuế quan. Danh mục này không nhiều, không vượt quá 8% danh mục hàng hoá. Từ 1/1996 đến 1/2000 hàng hoá trong TEL phải chuyển dần sang danh mục cắt giảm thuế, bình quân 20% mỗi năm ●Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): Không tham gia CEPT. Là các sản phẩm ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khoẻ con người, động thực vật, bảo tồn giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ ●Danh mục nông sản chưa chế biến (SL): Hàng nông sản chưa chế biến không tham gia theo chương trình CEPT 1992, Bổ sung vào chương trình CEPT sau này: - Nông sản chưa chế biến được đưa vào danh mục cắt giảm thuế quan, danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm. -Nông sản danh mục IL xuống 0-5% vào 1/2003 -Nông sản danh mục TEL chuyển dần sang danh mục cắt giảm trong 5 năm, mỗi năm 20%, từ 1998 tới 2003. -Nông sản trong danh mục nhạy cảm sẽ cắt giảm từ 2001 và hoàn tất vào năm 2013. - Một số mặt hàng nông sản có thể có những điều chỉnh linh hoạt. Các rào cản phi thuế quan Các rào cản phi thuế quan sẽ được xoá bỏ song song với cắt giảm thuế quan: ●Các biện pháp hạn chế số lượng (Quantitative Restrictions) sẽ được xoá bỏ khi sản phẩm được hưởng ưu đãi theo chương trình CEPT ●Các rào cản phi thuế quan khác sẽ được rỡ bỏ trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi (tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm, quản lý ngoại hối, thủ tục hành chính, hải quan ) Hợp tác trong lãnh vực Hải quan ●Sử dụng biểu thuế quan thống nhất: dựa trên Biểu thuế quan mới nhất của tổ chức hải quan thế giới (HS – Harmonised System of tariff classification). ●Thống nhất phương pháp định giá tính thuế: phương pháp của GATT thông qua tại vòng đàm phán Uruguay. ●Hài hoà hoá thủ tục hải quan: mẫu khai báo CEPT (Common Asean CEPT form) và đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu (khai báo, kiểm tra, chứng nhận xuất xứ, hoàn thuế) ●Xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan được thực hiện từ 1 tháng 1 năm 1996 cho nhập khẩu theo CEPT Điều kiện hưởng ưu đãi theo CEPT: 4 yêu cầu ●Sản phẩm phải thuộc danh mục cắt giảm thuế quan của cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu, có mức thuế tối đa là 20% ●Sản phẩm có chương trình cắt giảm thuế quan được hội đồng AFTA thông qua ●Đáp ứng điều kiện xuất xứ của AFTA: sản phẩm phải có hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên AFTA ít nhất là 40%. ●Sản phẩm vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu tới nước nhập khẩu: (có thể quá cảnh) Quá trình thực hiện CEPT của Việt Nam ● Thực hiện CEPT theo đúng lịch trình, bắt đầu từ 1996. ● Việt Nam không công bố toàn bộ danh mục IL với lộ trình cụ thể, mà công bố danh mục đưa vào cắt giảm trong từng năm. ● Đến hết 2002 Việt Nam hoàn thành cắt giảm thuế theo danh mục IL. ● Năm 2003 Việt Nam đưa khoảng 750 danh mục hàng hóa còn lại vào danh mục IL. Một số ngành đối mặt cạnh tranh mạnh: điện tử, linh kiện xe máy, ô tô Nhiều ngành đã đề nghị chính phủ kéo dài thời gian cắt giảm tới 2006 (điện tử). Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN •Các Thành viên xóa bỏ thuế quan đối với tất cả các sản phẩm trong thương mại nội khối vào 2010 đối với ASEAN 6, và vào 2015, với linh hoạt tới năm 2018, cho 4 nước còn lại. •Thuế nhập khẩu với nông sản chưa chế biến trong Lộ trình D của từng Quốc gia sẽ được cắt giảm hoặc xóa bỏ xuống mức 0 - 5%: vào 2010 với ASEAN-6; 2013 với Việt Nam (đường của Việt Nam sẽ giảm xuống 0-5% vào năm 2010); 2015 với Lào và Myanmar; 2017 với Campuchia, •Xóa bỏ các hạn ngạch thuế quan. •Hài hòa, minh bạch các rào cản phi thuế quan khác •Thuận lợi hóa thương mại: thủ tục, quy định hành chính, hải quan, •.. Tác động tới Việt Nam khi tham gia AFTA Tác động tích cực: ●Gia tăng xuất khẩu vào ASEAN, và thế giới ●Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ●Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải tổ cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. ●Bài học và kinh nghiệm quí báu, cho việc gia nhập các liên kết lớn hơn, mạnh hơn như APEC, WTO. ●Đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế và hành chính tại Việt Nam ●Thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt doanh nghiệp nhà nước. Tác động tiêu cực: ● Thiệt thòi do Việt Nam là quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn rất nhiều, trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ● Khó khăn với doanh nghiệp do năng lực cạnh tranh thấp ● Khó khăn trong quản lý nhà nước: hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, năng lực bộ máy quản lý thấp ● Tác động tiêu cực tới thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh. ● Ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách: b) Hợp tác trong các lĩnh vực khác: Công nghiệp: Dịch vụ: Đầu tư: Tài chính-ngân hàng Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp Khoáng sản, năng lượng (ĐỌC THÊM) 3.4.6 Hợp tác ngoài khối của ASEAN Diễn đàn Á – Âu và EU – ASEAN ASEAN – Trung Quốc ASEAN – Nhật Bản ASEAN - Ấn Độ ASEAN – Hàn Quốc ASEAN+3 ASEAN – Australia và New Zealand ASEAN – Nga ASEAN – Mỹ  (ĐỌC THÊM)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_quan_he_kinh_te_quoc_te_chuong_3_cac_lien_ket_kinh.pdf
Tài liệu liên quan