Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Phạm Thị Thúy Hằng

1. Khái quát về doanh nghiệp

1.1. Khái niệm doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa

là “tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm

mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

1. Khái quát về doanh nghiệp

1.1. Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau đây:

Thứ nhất, là tổ chức kinh tế, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập;

Thứ hai, doanh nghiệp được xác lập tư cách pháp lý (thành lập và

đăng ký kinh doanh) theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;

Thứ ba, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chủ yếu lợi nhuận là

tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp.

pdf67 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Phạm Thị Thúy Hằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mi =GTCL x Tỷ lệ khấu hao nhanh Tỷ lệ khấu khao nhanh(%)= Hệ số điều chỉnh Hệ số điều chỉnh: Thời gian trích khấu hao TSCĐ Hệ số điều chỉnh(lần) Đến 4 năm ( t  4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t  6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 178 VD3: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC) là 5 năm. Xác định mức khấu hao hàng năm, hàng tháng. DN áp dụng PP KH số dư giảm dần có điều chỉnh. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 179  Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.  Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%  Mức trích khấu hao hàng năm: HƯỚNG DẪN GIẢI Năm thứ GTCL của TSCĐ Cách tính Mi Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao luỹ kế cuối năm 1 50.000.000 50.000.000 x 40% 20.000.000 1.666.666 20.000.000 2 30.000.000 30.000.000 x 40% 12.000.000 1.000.000 32.000.000 3 18.000.000 18.000.000 x 40% 7.200.000 600.000 39.200.000 4 10.800.000 10.800.000 : 2 5.400.000 450.000 44.600.000 5 10.800.000 10.800.000 : 2 5.400.000 450.000 50.000.000 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 180 9/7/2020 46  Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm  Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = NGTSCĐ/ sản lượng theo CSTK  Mức trích khấu hao năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm TS. Phạm Thị Thúy Hằng 181 VD3: Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là: Yêu cầu: Xác định mức khấu hao theo tháng? Tháng KLSP hoàn thành (m3) Tháng KLSP hoàn thành (m3) Tháng 1 14.000 Tháng 7 15.000 Tháng 2 15.000 Tháng 8 14.000 Tháng 3 18.000 Tháng 9 16.000 Tháng 4 16.000 Tháng 10 16.000 Tháng 5 15.000 Tháng 11 18.000 Tháng 6 14.000 Tháng 12 18.000 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 182 Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi: 450 triệu đồng/2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3 Mức trích khấu hao của máy ủi: (Xem bảng sau) HƯỚNG DẪN GIẢI TS. Phạm Thị Thúy Hằng 183 Tháng SLTT/tháng (m3) Mức trích khấu hao tháng (đồng) 1 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000 2 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500 3 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000 4 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000 5 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500 6 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000 7 15.000 15.000 x 187,5 = 2.812.500 8 14.000 14.000 x 187,5 = 2.625.000 9 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000 10 16.000 16.000 x 187,5 = 3.000.000 11 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000 12 18.000 18.000 x 187,5 = 3.375.000TS. Phạm Thị Thúy Hằng 184 9/7/2020 47 Giảng viên: TS. Phạm Thị Thúy Hằng Năm học: 2019-2020 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 185 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp 2. Thời giá tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền 3. Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn Chương V: ĐẦU TƯ DÀI HẠN TRONG DOANH NGHIỆP TS. Phạm Thị Thúy Hằng 186 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp 1.1. Các khái niệm  “Đầu tư là sự bỏ vốn ở thời điểm hiện tại để mong đợi đạt được hiệu quả về kinh tế xã hội trong tương lai” Quyết định đầu tư? Được xem là một trong hai quyết định quan trọng của tài chính doanh nghiệp. “Quyết định đt là nhận diện và lựa chọn những cơ hội đầu tư mà tối đa hóa dòng tiền thu ròng dự đoán được và đạt giá cổ phiểu triển vọng”. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 187 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn Chính sách kinh tế Thị trường và sự cạnh tranh Chi phí sử dụng vốn Tiến bộ khoa học kỹ thuật Khả năng tài chính của doanh nghiệpTS. Phạm Thị Thúy Hằng 188 9/7/2020 48 2. Thời giá tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền 2.1. Giá trị theo thời gian của tiền  Sự thay đổi số lượng tiền sau một thời gian nào đó biểu hiện giá trị theo thời gian của đồng tiền. Giá trị thời gian của tiền tệ được biểu hiện qua lãi suất. Tiền lãi = tổng vốn tích lũy – vốn đầu tư ban đầu  Tiền lãi biểu thị theo tỷ lệ phần trăm đối với vốn đầu tư ban đầu cho một đơn vị thời gian gọi là lãi suất: TS. Phạm Thị Thúy Hằng 189 2.1.1. Lãi đơn & lãi kép Lãi đơn: khi tiền lãi chỉ được xác định trên số vốn đầu tư ban đầu, mà không tính thêm lãi tích lũy từ kỳ trước. I = PV x r x n Lãi kép: khi tính toán tiền lãi ở các thời kỳ trước được gộp vào vốn đầu tư ban đầu để tính tiền lãi cho thời kỳ tiếp theo. FVn = PV ( 1+r)n Về mặt tài chính, người thường sử dụng lãi kép, nó được dùng để chiết khấu khoản tiền thu được trong tương lai.TS. Phạm Thị Thúy Hằng 190 2.1.2. Giá trị tương lai của tiền Giá trị tương lai của một khoản thu nhập Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ biến thiên Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ đồng nhất TS. Phạm Thị Thúy Hằng 191 Giá trị tương lai của một khoản thu nhập  FVn = PV (1+r)n Ví dụ: đầu tư một khoản tiền 1,000,000 đồng, lãi suất 15%/năm, thời gian đầu tư là 4 năm. Tính giá trị tương lai sau 4 năm của khoản tiền này. Năm Số tiền đầu năm Lợi tức Số tiền cuối năm 1 1,000,000 1,000,000x15%=150,000 1,150,000 2 1,150,000 1,150,000x15%=172,500 1,322,500 3 1,322,500 1,322,500x15%=198,375 1,520,875 4 1,520,875 1,520,875x15%=228,131 1,749,006 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 192 9/7/2020 49 Giá trị tương lai của một khoản thu nhập Dùng excel để tính: Hàm FV : FV(rate,nper,pmt,[pv],[type]) Rate: lãi suất kỳ hạn Nper:tổng kỳ hạn thanh toán Pmt: khoản thanh toán cho mỗi kỳ PV: giá trị hiện tại Type: thời điểm thanh toán. 0: thanh toán ở cuối chu kỳ; 1: thanh toán ở đầu chu kỳ TS. Phạm Thị Thúy Hằng 193 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ biến thiên Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ đồng nhất 𝐹𝑉௡ = ෍ 𝐶𝐹𝑖 × (1 + 𝑟)௡ି௜ ௡ ௜ୀଵ TS. Phạm Thị Thúy Hằng 194 Ví dụ:  Đầu tư hàng năm một khoản tiền là 1,000,000 đồng mỗi năm, lãi suất 15%/ năm, thời hạn đầu tư là 5 năm. Hỏi giá trị thu được vào cuối năm thứ 5 là bao nhiêu? Cách 1: Năm FV (CF i) 1 1,000,000(1+15%)^4=1,749,006 2 1,000,000(1+15%)^3=1,520,875 3 1,000,000(1+15%)^2=1,322,500 4 1,000,000(1+15%)^1=1,150,000 5 1,000,000(1+15%)^0=1,000,000 Tổng 6,742,381 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 195 Cách 2: Cách 3: dùng excel  FV(rate,nper,pmt,[pv],[type])  FV (15%,5,1000000,0,0)= ($6,742,381.25) TS. Phạm Thị Thúy Hằng 196 9/7/2020 50 2.1.3. Giá trị hiện tại của tiền Giá trị hiện tại của một khoản thu nhập Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ biến thiên Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ đồng nhất TS. Phạm Thị Thúy Hằng 197 Giá trị hiện tại của một khoản thu nhập  Ví dụ: tính giá trị hiện tại của khoản tiền 1,000,000 nhận được sau 5 năm nữa, biết lợi tức đầu tư là 15%  Cách 1:  Cách 2: dùng excel  Hàm PV: PV(rate,nper,pmt,[fv],[type]) PV(15%,5,0,1000000,0)=(497,177) TS. Phạm Thị Thúy Hằng 198 Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ biến thiên Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ đồng nhất TS. Phạm Thị Thúy Hằng 199 Ví dụ: Cho chuỗi tiền tệ phát sinh của 1 khoản đầu tư trong 5 năm tới dự tính là: năm 1: 100; năm 2: 80 năm 3: 90; năm 4: 70; năm 5: 100. Lãi suất là 15%, tính hiện giá của khoản đầu tư. • Cách 1: Năm 1 2 3 4 5 CFi 100 80 90 70 100 PV0 87 60 59 40 50 87+60+59+40+50 = 296  Cách 2 : dùng excel NPV(15%,100,80,90,70,100)= 296 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 200 9/7/2020 51 Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ đồng nhất  Ví dụ:Ông A vay một khoản tiền từ ngân hàng, hàng năm phải trả một khoản tiền là 1.000.000 tính cả lãi, trả trong vòng 5 năm, lãi suất 15%. Hỏi ông A vay bao nhiêu tiền?  Cách 1:  Cách 2: hàm PV PV(15%,5,1000000,0,0)= ($3,352,155.10) TS. Phạm Thị Thúy Hằng 201 2.1.4. Thời giá tiền tệ khi ghép lãi nhiều lần 2.1.5. Thời giá của tiền tệ và cho vay trả gópVí dụ: ông B vay $ 22.000, lãi suất 12% lãi kép, và phải trả vốn và lãi trong vòng 6 năm tới, cuối mỗi năm trả những khoản đều nhau. Lập lịch trình trả nợ. Bước 1: tính CF hàng năm Bước 2: Lập lịch trình trả nợ TS. Phạm Thị Thúy Hằng 202 Ví dụ: năm tiền đầu kỳ tiền góp tiền lãi tiền gốc tiền gốc còn lại 1 22.000 5.351 2.640 2.711 19.289 2 19.289 5.351 2.315 3.036 16.253 3 16.253 5.351 1.950 3.401 12.852 4 12.852 5.351 1.542 3.809 9.043 5 9.043 5.351 1.085 4.266 4.778 6 4.778 5.351 573 4.778 0 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 203 GIẢI CF = 145,642 triệu đồng Năm Tiền gốc đầu kì Tiền góp Tiền lãi Tiền gốc Tiền gốc còn lại 1 500,000 145,642 70,000 75,642 424,358 2 424,358 145,642 59,410 86,232 338,126 3 338,126 145,642 47,338 98,304 239,822 4 239,822 145,642 33,575 112,067 127,755 5 127,755 145,642 17,886 127,756 0,000 tổng 728,210 228,209 500,001TS. Phạm Thị Thúy Hằng 204 9/7/2020 52 Ví dụ Vẫn những dữ kiện trên nhưng thanh toán vào đầu năm. Lập lịch trình trả nợ. Đầu năm tiền đầu kỳ tiền góp tiền lãi tiền gốc tiền gốc còn lại 1 22.000 4.778 0 4.778 17.222 2 17.222 4.778 2.067 2.711 14.511 3 14.511 4.778 1.741 3.036 11.475 4 11.475 4.778 1.377 3.401 8.074 5 8.074 4.778 969 3.809 4.266 6 4.266 4.778 512 4.266 0TS. Phạm Thị Thúy Hằng 205 2.2. Mô hình chiết khấu dòng tiền Mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF-Discounted Cash Flows model) có thể biểu diễn dưới dạng toán học như sau: 𝑃𝑉 = ෍ 𝐶𝐹௜ (1 + 𝑟)௜ ௡ ௜ୀ଴ Mô hình DCF có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại quyết định tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là quyết định đầu tư. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 206 Định giá tài sản; Phân tích, đánh giá và ra quyết định có đầu tư hay không vào một dự án đầu tư; Phân tích, đánh giá và ra quyết định nên mua hay thuê một tài sản cố định; Phân tích, đánh giá và ra quyết định nên mua hay không mua một doanh nghiệp. 2.2. Mô hình chiết khấu dòng tiền TS. Phạm Thị Thúy Hằng 207 Để ứng dụng được mô hình DCF, các giám đốc tài chính cần thực hiện các bước sau đây: Ước lượng chính xác dòng tiền qua các thời đoạn từ 0 đến n; Ước lượng chính xác suất chiết khấu ir dùng làm cơ sở để xác định hiện giá dòng tiền ở thời điểm 0;  Xác định PV hay NPV tùy theo mục đích phân tích;  Ra quyết định dựa vào kết quả PV hay NPV vừa xác định. 2.2. Mô hình chiết khấu dòng tiền TS. Phạm Thị Thúy Hằng 208 9/7/2020 53 3. Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn 3.1. Dòng tiền của dự án đầu tư 3.1.1. Nguyên tắc xác định dòng tiền dự án Dòng tiền cần được đo lường trên cơ sở tăng thêm Dòng tiền cần được tính toán trên cơ sở sau thuế Tất cả các tác động gián tiếp của một dự án cần được xem xét khi đánh giá dòng tiền Các chi phí thiệt hại không được tính vào dòng tiền dự án Giá trị các tài sản sử dụng trong một dự án nên được tính theo cac chi phí cơ hội của chúng TS. Phạm Thị Thúy Hằng 209 3.1.2. Nội dung xác định dòng tiền thuần của dự án Xác định dòng tiền ra Chi phí ban đầu cho việc hình thành TSCĐ Tăng vốn lưu động ban đầu do đầu tư mới đòi hỏi Khi xác định dòng tiền ra của dự án cần chú ý đến thu nhập thuần từ việc bán các tài sản hiện có trong trường hợp đầu tư là một quyết định thay thế, và thuế phát sinh do việc bán các tài sản hiện có hoặc mua tài sản mới. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 210 3.1.2. Nội dung xác định dòng tiền thuần của dự án b. Xác định dòng tiền vào • Số tiền khấu hao dự tính trong kỳ • EBIT (1-t) . •Thu hồi vốn lưu động • Thu hồi tài sản còn lại c. Xác định dòng tiền thuần của dự án Dòng tiền thuần = dòng tiền vào – dòng tiền ra TS. Phạm Thị Thúy Hằng 211 3.2.1.Phương pháp hiện giá thuần  NPV >0 : chấp thuận dự án  NPV<0 : loại bỏ dự án  NPV=0 : tùy theo sự cần thiết của dự án đối với công ty mà ra quyết định. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 212 9/7/2020 54 Ưu điểm & nhược điểm  Ưu điểm: Nhìn nhận hiệu quả của dự án tương đối chính xác.  Phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp  Nhược điểm: Nó không phản ánh được tỷ lệ sinh lời của đồng vốn đầu tư.  Không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.  Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu  Đòi hỏi xác định rõ dòng tiền thu hoặc chi của dự án hàng năm.  Trường hợp có nhiều dự án có tuổi thọ khác nhau thì tính toán phức tạp, khó khăn. 3.2.1.Phương pháp hiện giá thuần TS. Phạm Thị Thúy Hằng 213 3.2.1.Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ Cách tính IRR: sử dụng phương pháp nội suy. Trên cơ sở có r1 và r2 (r10, NPV2<0. Ta có: TS. Phạm Thị Thúy Hằng 214  IRR > r: chấp nhận dự án  IRR < r: không chấp nhận dự án  IRR = r: tùy theo dự án mà có thể chấp nhận hay loại bỏ 3.2.1.Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ Ưu điểm & nhược điểm • Ưu điểm: • Phương pháp IRR cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính đến yếu tố giá trị theo thời gian của tiền tệ. • Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn, thấy được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong thực hiện dự án. • Nhược điểm: • Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận thiếu thỏa đáng khi đánh giá dự án. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 215 3.2.3. Phương pháp thời gian hoàn vốn TH1: nếu dự án đầu tư có thể tạo ra chuỗi tiền tệ đều đặn. TH2: nếu dự án tạo ra chuỗi tiền tệ không ổn định.  Xác định số vốn đầu tư cần phải thu hồi ở cuối mỗi năm lần lượt theo thứ tự bằng cách lấy số vốn dầu tư chưa thu hồi ở cuối năm trước trừ đi số thu nhập của năm đó.  Khi số vốn đầu tư còn phải thu hồi nhỏ hơn số thu nhập của năm kế tiếp thì lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi chia cho số thu nhập bình quân tháng của năm kế tiếp để tìm ra số tháng để tiếp tục thu hồi vốn đầu tư. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 216 9/7/2020 55 Ưu điểm, nhược điểm Ưu điểm:  Đơn giản, dễ thực hiện  Phù hợp với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ và vừa Nhược điểm:  Chú trọng các lợi ích ngắn hạn nhiều hơn lợi ích dài hạn.  Không chú trọng đến yếu tố thời giá của tiền tệ. 3.2.3. Phương pháp thời gian hoàn vốn TS. Phạm Thị Thúy Hằng 217 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 218 Giảng viên: TS. Phạm Thị Thúy Hằng TS. Phạm Thị Thúy Hằng 219 Chương VI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN 1. Khái niệm 2. Chi phí của các loại vốn cụ thể 3. Chi phí trung bình của vốn 4. Chi phí cận biên của vốn MCC TS. Phạm Thị Thúy Hằng 220 9/7/2020 56 1. Khái niệm  Vốn là tư bản, là tiền được dùng với mục đích sinh lợi. Giá của tiền được đo bằng lãi suất, vì tiền có giá trị theo thời gian. Giá của vốn còn được đo bằng tỷ lệ sinh lời cần thiết  Các nhà đầu tư sẽ đồng ý cung cấp vốn cho doanh nghiệp bởi vì họ cho rằng họ không thể kiếm được phần lãi suất cao hơn nếu đầu tư vào chỗ khác với cùng rủi ro. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 221 Vậy: chi phí vốn là tỷ suất sinh lời cần thiết phải đạt được trên nguồn vốn huy động mà không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho cổ đông thường cũ (hoặc vốn tự có) của doanh nghiệp. 1. Khái niệm TS. Phạm Thị Thúy Hằng 222 2. Chi phí của các loại vốn cụ thể 2.1. Chi phí nợ vay 2.2. Chi phí cổ phiếu ưu đãi 2.3. Chi phí cổ phiếu thường TS. Phạm Thị Thúy Hằng 223 2.1. Chi phí nợ vay 2.1.1. Chi phí nợ vay trước thuế Chi phí nợ vay được đo lường bằng tỷ lệ sinh lời trên vốn vay đủ để trả lãi cho nợ vay, đó chính là lãi tiền vay. Ký hiệu: Kd. 2.1.2.Chi phí nợ vay sau thuế Chúng ta xem xét ví dụ sau: TS. Phạm Thị Thúy Hằng 224 9/7/2020 57  Ví dụ: Một doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 100 triệu đồng. Doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 40% và vay nợ với lãi suất 12%/năm thì ta có sự so sánh sau:  Trường hợp 1: Doanh nghiệp không sử dụng nợ để tài trợ cho sản xuất kinh doanh.  Lợi nhuận sau thuế là: EAT = EBT (1-t) = EBIT (1-t)=100trđ (1-40%)= 60trđ  Trường hợp 2: Doanh nghiệp sử dụng 300 triệu đồng nợ để tài trợ cho sản xuất kinh doanh.  Tính EAT trong 2 trường hợp 2.1. Chi phí nợ vay TS. Phạm Thị Thúy Hằng 225 Ta có: TH1 : EAT = 60 tr TH2: EAT = 38.4 tr Chênh lệch lợi nhuận:  Kết luận: Đây cũng chính là phần chi phí lãi doanh nghiệp phải trả sau thuế. Từ đây ta có phần lãi suất thực của doanh nghiệp là: 21.6/300 = 7.2% công thức tính chi phí nợ vay sau thuế: Kd x (1-t) 2.1.2. Chi phí nợ vay sau thuế TS. Phạm Thị Thúy Hằng 226 2.2. Chi phí cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu mà chủ sở hữu chúng được hưởng một số đặc lợi khi mua cổ phiếu như: hưởng cổ tức cao hơn, hưởng quyền ưu đãi biểu quyết, quyền ưu tiên hoàn lại cổ phần, và một số đặc quyền khác theo Điều lệ của công ty. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 227 Đi từ khái niệm về chi phí vốn ta có công thức tính chi phí vốn của cổ phiếu ưu đãi như sau: Kp= Dp/Pn  Dp là cổ tức ưu đãi;  Pn là giá phát hành ròng. Ví dụ: Công ty An Bình sử dụng cổ phiếu phải trả 12.000 đồng cổ tức cho cổ phiếu và bán 100.000 đồng một cổ phiếu trên thị trường. Nếu phát hành những cổ phiếu ưu đãi mới, công ty phải chịu một chi phí phát sinh là 2% giá phát hành. Vì vậy chi phí cổ phiếu ưu đãi mới của công ty An Bình là: 2.2. Chi phí cổ phiếu ưu đãi 228 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 9/7/2020 58 2.3. Chi phí cổ phiếu thường 2.3.1. Chi phí lợi nhuận giữ lại 2.3.2. Chi phí cổ phiếu thường TS. Phạm Thị Thúy Hằng 229 2.3.1. Chi phí lợi nhuận giữ lại Câu hỏi đặt ra: Lợi nhuận giữ lại có phải là nguồn vốn miễn phí không? Các phương pháp ước tính chi phí lợi nhuận giữ lại: a. Mô hình CAPM b. Mô hình cổ tức tăng trưởng đều c. Lợi tức trái phiếu cộng mức bù rủi ro TS. Phạm Thị Thúy Hằng 230 a. Mô hình CAPM CAPM chỉ ra rằng doanh lợi yêu cầu của một tài sản nào đó phụ thuộc vào ba yếu tố:  Giá trị thời gian thuần túy của tiền  Sự đền bù cho rủi ro thị trường Mức rủi ro hệ thống TS. Phạm Thị Thúy Hằng 231 Ví dụ: ở thời điểm hiện tại trái phiếu kho bạc có lãi suất 10%, tỷ lệ lãi suất mong đợi đối với cổ phiếu là 14%, cổ phiếu của công ty có mức rủi ro là 0,8, thì lãi suất yêu cầu đối với lợi nhuận giữ lại là : Ks = 10% + (14%-10%) x 0,8 = 13,2% a. Mô hình CAPM TS. Phạm Thị Thúy Hằng 232 9/7/2020 59 ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM: Ưu điểm:  Phản ánh mối quan hệ giữa rủi ro với tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư yêu cầu.  Cho thấy tác động của rủi ro đến chi phí sử dụng vốn.  Phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Nhược điểm:  Khó khăn trong việc ước tính và kKM. Nếu dự đoán không chính xác sẽ dẫn đến ks không đúng. a. Mô hình CAPM TS. Phạm Thị Thúy Hằng 233 b. Mô hình cổ tức tăng trưởng đều Công thức:  D1 là cổ tức kỳ vọng năm tiếp theo: D1 = Do x (1+g)  D0 là cổ tức của năm hiện tại,  g là tốc độ tăng trưởng  P0 là giá trị hiện tại của cổ phiếu TS. Phạm Thị Thúy Hằng 234 Ví dụ: Một doanh nghiệp bán cổ phiếu với giá 30.000 đồng, cổ tức mong đợi của năm thứ nhất là 2.400 đồng. Tỷ lệ tăng trưởng mong đợi của doanh nghiệp là 7% thì chi phí lợi nhuận giữ lại là: Ks = ଶ.ସ଴଴ ଷ଴.଴଴଴ + 7% = 15% b. Mô hình cổ tức tăng trưởng đều TS. Phạm Thị Thúy Hằng 235 ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM Ưu điểm: dễ hiểu, dễ ứng dụng Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho các công ty có cổ tức ổn định. Bỏ qua tác động của rủi ro. Khó dự báo chính xác g. b. Mô hình cổ tức tăng trưởng đều TS. Phạm Thị Thúy Hằng 236 9/7/2020 60 c. Lợi tức trái phiếu cộng mức bù rủi ro  Trong công ty cổ phần những người sở hữu trái phiếu công ty bao giờ cũng nhận được lãi trước khi chia lợi nhuận cho cổ đông.  Trong thực tiễn các nhà phân tích thường dự đoán chi phí cổ phần thường cao hơn lãi suất trái phiếu từ 3 – 5%. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 237 Ví dụ: Một công ty có tình hình tài chính vững mạnh và tỷ lệ sinh lời tại thời điểm đáo hạn của trái phiếu là 10%, rủi ro ước tính cho các cổ đông thường là 4%, thì chi phí của lợi nhuận giữ lại là: Ks =10% + 4% = 14% c. Lợi tức trái phiếu cộng mức bù rủi ro TS. Phạm Thị Thúy Hằng 238 ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng. Nhược điểm: mang tính chủ quan trong việc xác định mức rủi ro. c. Lợi tức trái phiếu cộng mức bù rủi ro TS. Phạm Thị Thúy Hằng 239 2.1.1. Chi phí cổ phiếu thường mới Gọi Ke là lãi suất yêu cầu của cổ phiếu mới phát hành, theo mô hình định giá cổ phiếu ta có: Trong đó F là tỷ lệ phần trăm chi phí phát hành trên giá bán cổ phiếu .\\\ TS. Phạm Thị Thúy Hằng 240 9/7/2020 61 Ví dụ: Công ty An Bình có chi phí phát hành cổ phiếu thường là 10%. Công ty bán cổ phiếu với giá 30.000 đồng, cổ tức mong đợi ở năm thứ nhất là 2.400 đồng, tỷ lệ tăng trưởng mong đợi của công ty là 7%. Chi phí cổ phiếu thường mới là: Ks = ଶ.ସ଴଴ ଷ଴.଴଴଴ ×(ଵିଵ଴%) + 7% ≅ 15,89% 2.1.1. Chi phí cổ phiếu thường mới TS. Phạm Thị Thúy Hằng 241 3. Chi phí trung bình của vốn  Đối với mỗi công ty có rất nhiều nguồn vốn để lựa chọn khi kinh doanh. Có thể sử dụng toàn bộ vốn cổ phần để đầu tư. Tuy nhiên trong thực tế phần lớn các công ty sử dụng nợ vay và cả cổ phiếu  Chi phí trung bình của vốn được ký hiệu là WACC (weighted average cost of capital). WACC được tính như sau: Trong đó Wd,Wp,Ws là tỷ trọng nợ vay, cổ phần ưu đãi và LNGL. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 242 Ví dụ: công ty An Bình có cơ cấu vốn mục tiêu 40% nợ, 5% cổ phần ưu đãi, và 55% cổ phần thường (gồm cả lợi nhuận giữ lại và cố phiếu thường ). Chi phí các loại vốn cụ thể như sau:  Chi phí nợ trước thuế là 12%.  Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.  Chi phí cổ phiếu ưu đãi là 12,2%.  Chi phí lợi nhuận giữ lại là 15% và công ty chưa phát hành cổ phiếu thường mới. Tính WACC? WACC = 40% x 12% x (1-40%) + 5% x12,2%+55%x15%=11,74% 3. Chi phí trung bình của vốn TS. Phạm Thị Thúy Hằng 243 4. Chi phí cận biên của vốn  Ví dụ: công ty An Bình có cơ cấu vốn mục tiêu là 40% nợ, 5% cổ phần ưu đãi, và 55 % cổ phần thường. Tổng vốn hiện tại của công ty là 800 triệu đồng. Chi phí các loại vốn lần lượt là 7,2% (sau thuế), 12,2% và 15%, tỷ lệ thuế thu nhập là 40%.  Ta có chi phí bình quân gia quyền của vốn là: WACC1 =.  chúng ta lại giả định thêm rằng ở thời điểm hiện tại công ty không có lợi nhuận giữ lại, do đó công ty phải huy động thêm cổ phần thường từ bên ngoài, và chi phí cổ phần thường mới là 15,9%. Lúc này bắt đầu từ đồng vốn thứ 801 chi phí vốn bq sẽ tăng lên bằng: WACC2 = TS. Phạm Thị Thúy Hằng 244 9/7/2020 62  Đến mức tổng vốn huy động được là 1200 triệu, vốn vay tăng đến 480 triệu. Ngân hàng quy định công ty chỉ vay được trong giới hạn 480 triệu đồng với lãi suất 12%, bắt đầu từ 481 triệu trở đi lãi suất tiền vay sẽ tăng thêm 14%. Như vậy chi phí nợ vay sau thuế là 8,4 %. Như vậy bắt đầu từ đồng vốn thứ 1201 tương ứng với 481 triệu đồng nợ thì chi phí bình quân gia quyền của vốn sẽ tăng lên: WACC3= 4. Chi phí cận biên của vốn TS. Phạm Thị Thúy Hằng 245 Giảng viên: TS. Phạm Thị Thúy Hằng 246 TS. Phạm Thị Thúy Hằng Chương VII: NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp 2. Cơ cấu nguồn vốn và hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp TS. Phạm Thị Thúy Hằng 247 1. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp 1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn 1.2. Nguồn tài trợ dài hạn 1.3. Phân biệt giữa các nguồn tài trợ TS. Phạm Thị Thúy Hằng 248 9/7/2020 63 1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn 1.1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn Trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp thì khoản tài trợ này không lớn lắm, nhưng đôi khi nó cũng giúp doanh nghiệp giải quyết cho những nhu cầu vốn mang tính chất tạm thời.  Các khoản phải trả, phải nộp:  Các khoản thuế phải nộp nhưng chưa nộp  Các khoản phải trả cho cán bộ, công nhân chưa đến hạn  Các khoản đặt cọc của khách hàng.  Phải trả các đơn vị nội bộ.  Tín dụng thương mại TS. Phạm Thị Thúy Hằng 249 1.1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn  Tín dụng thương mại là gì? Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có thể sử dụng tài trợ bằng cách mua chịu của nhà cung cấp. Trường hợp này người ta còn gọi là tín dụng nhà cung cấp hay tín dụng thương mại.  So với các khoản phải trả, phải nộp ở phần trên thì đây là nguồn tài trợ ngắn hạn được ưa chuộng hơn ở các doanh nghiệp bởi vì thời hạn linh động, hơn nữa sự phát triển của hệ thống ngân hàng những NCC hoàn toàn có thể dễ dàng chiết khấu các thương phiếu để lấy tiền phục vụ cho những nhu cầu riêng khi thương phiếu chưa đến hạn thanh toán. TS. Phạm Thị Thúy Hằng 250 TS. Phạm Thị Thúy Hằng 251 1.1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn Tín dụng thương mại có chi phí không? Cũng như các nguồn tài trợ khác, tài trợ bằng tín dụng thương mại cũng có chi phí. Giả sử doanh nghiệp có một khoản nợ là D, tỷ lệ chiết khấu là rd nếu doanh nghiệp trả tiền trong vòng Tg ngày. Ta có: TS. Phạm Thị Thúy Hằng 252 Gọi irbc là chi phí tín dụng thương mại hay chi phí cơ hội từ chối chiết khấu: Theo lãi đơn, ta có: 9/7/2020 64 TS. P

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_pham_thi_thuy_hang.pdf