Bài giảng Tập đọc – kể chuyện đối đáp với vua

nâng đàn đặt lên vai. // Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào . phép lạ, / . trong trẻo vút bay lên . gian phòng. // Vầng trán . tái đi / nhưng . ửng hồng, / . sẫm màu hơn, / . khẽ rung động. //

 - Cho HS thi đọc theo tổ.

 - Nhận xét.

4) Củng cố: (4)

 + Nội dung chính của bài?

 

doc8 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tập đọc – kể chuyện đối đáp với vua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 24 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I – Mục tiêu: A – Tập đọc: - Hiểu từ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh. Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. - Đọc đúng: ngự giá, vùng vẫy, hốt hoảng, cứng cỏi, cởi trói. - Giáo dục HS học tập tài đối đáp của nhà thơ Cao Bá Quát. B – Kể chuyện: - Biết xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời bạn. II – Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Tranh Học sinh: Sách GK III – Các hoạt động dạy học: 1) Ổn định: (1’) 2) Bài cũ: (4’) Chương trình xiết đặc sắc - HS đọc bài, trả lời câu hỏi. - Nhận xét. 3) Bài mới: (25’) * Giới thiệu: Cao Bá Quát là nhà thơ, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XIX. Truyện “đối đáp với vua” thể hiện tài năng của ông ngay từ nhỏ. v Hoạt động 1: Luyện đọc * Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy. * Phương pháp: Luyện tập. - Đọc mẫu. - Đọc từng câu nối tiếp. - Đọc từng đoạn nối tiếp. - Đọc từ chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc đồng thanh cả bài. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. * Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa. * Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải - Đọc thầm đoạn 1: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? - 1 HS đọc đoạn 2. - 1 HS đọc đoạn 3, 4. ? Đối đáp thơ văn là cách người xưa dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát. + Vua ra vế đối thế nào? + Cao Bá Quát đối lại thế nào? ( GV có thể phân tích cho HS hiểu câu đối của Cao Bá Quát về ý, về lời …) + Truyện nói lên điều gì? v Hoạt động 3: Luyện đọc lại * Mục tiêu: Rèn đọc diễn cảm. * Phương pháp: Luyện tập, thi đua - Đọc lại đoạn 3, treo bảng phụ, lưu ý cách nghỉ hơi. v Hoạt động 4: Kể chuyện - Cho HS quan sát kĩ 4 tranh, tự sắp xếp ra giấy theo thứ tự. 4) Củng cố: (4’) - Tìm những câu tục ngữ có 2 vế đối nhau. 5) Dặn dò: (1’) - Tập kể lại truyện. - Chuẩn bị bài của tiết 25. - 2 lượt. - 1 lượt. - Đọc thầm. - Trả lời. - HS đọc, nêu câu hỏi: + Cao Bá Quát có mong muốn gì? + Cậu làm gì để thực hiện mong muốn đó? - HS trả lời. - HS đọc, cả lớp dò theo. + Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? - HS trả lời. - HS nêu. - HS trả lời. - HS thi đua đọc đoạn văn. - 1 HS đọc cả bài. - HS làm ra nháp. - 1 HS sửa bài trên bảng ( xếp theo thứ tự 3 – 1 – 2 – 4). - 4 HS dựa vào tranh kể nối tiếp. - 1, 2 HS kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp nhận xét. - 4 tổ thi đua. Kế hoạch bài dạy tuần 24 TẬP ĐỌC TIẾNG ĐÀN I – Mục tiêu: - Hiểu nghĩa từ: đàn vi-ô-lông, lên dây, ắc-sê, dân chài và nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy thật trong trẻo và hồn nhiên, nó hoà hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên. - Đọc đúng: trôi chảy. chú ý: vi-ô-lông, ắc-sê, hắt, ửng hồng, sẫm màu, vũng nước. - II – Chuẩn bị: Giáo viên: Học sinh: III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) hát 2) Bài cũ: (4’) Mặt trời mọc ở đằng ... Tây. - Gọi HS đọc bài, trả lời câu hỏi. - Nhận xét. 3) Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài – ghi tựa. v Hoạt động 1: Luyện đọc * Mục tiêu: Rèn đọc đúng, trôi chảy. * Phương pháp: Luyện tập - GV đọc mẫu toàn bài. - Cho HS đọc từng câu nối tiếp. ® Rút ra từ khó đọc: vi-ô-lông , sẫm màu ắc-sê , vũng nước hắt ửng hồng - Chia đoạn và cho HS đọc từng đoạn trước lớp. Đoạn 1: Thủy nhận cây đàn ... khẽ rung động. Đoạn 2: Phần còn lại. ® Rút nghĩa từ khó: vi-ô-lông, ắc-sê, lên dây, dân chài. - Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Cho lớp đọc đồng thanh. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. * Mục tiêu: Giúp HS nắm nội dung bài. * Phương pháp: giảng giải, hỏi đáp. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và tìm ý trả lời câu hỏi: + Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? ® Đó là công việc quen thuộc và không thể thiếu của người chơi đàn. + Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn? + Cử chỉ, nét mặt của Thủy lúc đó ra sao? + Cử chỉ, nét mặt đó thể hiện điều gì? ® Chuyển ý - Yêu cầu HS đọc đoạn 2. + Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn? F Cuộc sống và khung cảnh thiên nhiên xung quanh thật nhẹ nhàng thanh bình đã hoà quyện với tiếng đàn trong trẻo của Thủy tạo nên bức tranh cuộc sống thanh bình. v Hoạt động 3: Luyện đọc lại * Mục tiêu: Rèn đọc diễn cảm * Phương pháp: thực hành, thi đua - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và xác định từ nào nhấn giọng để đọc cho hay. Ø Thủy nhận... vi-ô-lông, / lên dây ... nốt nhạc. // Sau đó, / ... thi. // Ánh đèn ... trắng trẻo của em. // Em nâng đàn đặt lên vai. // Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào ... phép lạ, / ... trong trẻo vút bay lên ... gian phòng. // Vầng trán ... tái đi / nhưng ... ửng hồng, / ... sẫm màu hơn, / ... khẽ rung động. // - Cho HS thi đọc theo tổ. - Nhận xét. 4) Củng cố: (4’) + Nội dung chính của bài? 5) Dặn dò: (1’) - Đọc lại bài. - Chuẩn bị sang chủ đề “Lễ hội”: bài Hội vật. - Nhận xét tiết. - HS lắng nghe. - HS đọc từng câu (2 lượt). - HS đọc từng đoạn nối tiếp (2 lượt). - HS đọc theo nhóm. - HS đọc đồng thanh bài. + Thủy lên dây đàn và kéo thử vài nốt nhạc. + Từ: trong trẻo, bay vút lên giữa yên lặng của gian phòng. + Vầng trán hơi tái nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. + Thủy rất tập trung vào bản nhạc nên vầng trán hơi tái đi, tâm hồn đang đắm mình theo bản nhạc: gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. + Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. + Lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. + Dân chài đang tung lưới bắt cá. + Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. + Mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. - HS đọc và tìm. - HS luyện đọc đoạn 1. - HS thi đọc. * Tả tiếng đàn trong trẻo, hồn nhiên hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống thanh bình xung quanh. Tranh Bảng phụ Kế hoạch bài dạy tuần 24 TẬP ĐỌC MẶT TRỜI MỌC Ở ĐẰNG ... TÂY I – Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài. - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi tài ứng tác thơ của nhà thơ Pu-skin. 2. Kỹ năng: - Đọc trơn cả bài, tên nhà thơ Nga Pu-skin. - Đọc đúng các từ ngữ: ứng tác, vô lí, chuyện lạ, ngộ nghĩnh, hãnh diện. - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc đoạn thơ khác với đoạn văn xuôi. 3. Thái độ: Yêu thích tác phẩm nước ngoài và cảm nhận tốt về nền thơ ca nước Nga. II – Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh hoạ bài, ảnh hoặc bức vẽ chân dung Pu-skin. Học sinh: Sách GK. III – Các hoạt động dạy và học: 1) Ổn định: (1’) hát 2) Bài cũ: (4’) - Hai HS đọc truyện “Đối đáp với vua” trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. - GV nhận xét và cho điểm. 3) Bài mới: (25’) a) Giới thiệu bài - GV treo tranh nhà thơ Pu-skin. - GV giới thiệu về nhà thơ và ghi tựa bài lên bảng. b) Hoạt động 1: Luyện đọc - GV đọc diễn cảm toàn bài. - GV gọi 1 HS khác đọc lại. - GV cho HS luyện đọc tiếp nối từng câu. - GV luyện đọc HS từ khó: Pu-skin - GV chia bài thành 3 đoạn. Ø Đoạn 1: Từ đầu ® phía mặt trời lặn. Ø Đoạn 2: Tiếp ® ngủ nữa đây? Ø Đoạn 3: Phần còn lại. - GV cho HS đọc tiếp nối từng đoạn. - GV cho HS đọc từ mới ở phần chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh. c) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và đặt câu hỏi: + Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? + Câu thơ của người bạn Pu-skin có gì vô lý? - GV gọi HS đọc đoạn 2. + Pu-skin đã chữa bài thơ giúp bạn như thế nào? + Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu-skin hợp lý? F GV chốt ý: Trong bài thơ của Pu-skin việc mặt trời mọc ở đằng Tây cũng được coi là chuyện lạ, làm mọi người phải xôn xao ngơ ngác tự hỏi: Bây giờ là buổi sáng cần “thức dậy” hay là buổi chiều tối phải “ngủ nữa đây?”. d) Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài. - Một vài HS thi đọc cả bài. - GV bình chọn những HS đọc hay nhất và tuyên dương. 4) Củng cố – Dặn dò: (5’) - Qua bài giúp em hiểu gì về Pu-skin? F GV chốt ý: Từ thuở nhò Pu-skin đã có tài ứng tác thơ, có khả năng chữa một câu vô lý thành hợp lý, tạo nên bất ngờ lý thú. - GV dặn HS về nhà học 4 dòng thơ trong bài. - Chuẩn bị bài tiếp theo. - HS quan sát. - 1 HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc. - HS đọc theo hàng dọc. - 2, 3 HS đọc. - HS đọc theo hàng ngang. - HS đọc cá nhân. - Nhóm đôi. - HS đọc và trả lời câu hỏi. + Trong một giờ văn, thầy giáo bảo một HS làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. + Câu thơ nói mặt trời mọc ở đằng Tây là vô lý. Vì mỗi sáng, mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây. - HS đọc. + Pu-skin đã đọc tiếp ba câu thơ khác để cùng với câu thơ vô lý của bạn hợp thành một bài thơ hoàn chỉnh rất thú vị. - HS phát biểu ý kiến. - Đại diện 3 nhóm. - HS xung phong. - HS trả lời. Tranh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTap doc.doc
Tài liệu liên quan