Bài giảng theo chủ đề liên môn Lạng sơn quê hương em

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của tổ quốc, là địa đầu, cửa ngõ chính của đất nước. Lạng Sơn là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quân sự, ngoại giao. Nhân dân Lạng Sơn có nhiều đóng góp quan trọng trong các phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc.

 

ppt72 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng theo chủ đề liên môn Lạng sơn quê hương em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng theo chủ đề liên môn Lạng sơn quê hương emGV: Nông Thị Kim XuânLạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của tổ quốc, là địa đầu, cửa ngõ chính của đất nước. Lạng Sơn là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quân sự, ngoại giao. Nhân dân Lạng Sơn có nhiều đóng góp quan trọng trong các phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc. I. Tình hình chính trị, xã hội 1. Vị trí địa lýChủ đề liên môn:LẠNG SƠN QUÊ HƯƠNG EMBản đồ hành chính tỉnh Lạng SơnCho biết vị trí địa lý của tỉnh Lạng Sơn? *Vị trí: Lạng Sơn là tỉnh nằm ở phía bắc của tổ quốc có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km. Phía Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây ( TQ), phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Bắc Cạn và phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên* Địa hình: Chủ yếu là đồi núi. Hệ thống sông suối tương đối dày đặc tạo nên những cánh đồng thung lũng màu mỡ thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệpĐịa hình của Lạng Sơn như thế nào?Núi Mẫu SơnVùng núi đá vôiDạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là: núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biến, nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541 m. Đồi núi chiếm 80% diện tích cả tỉnh+ Nhiệt độ trung bình năm: 17 - 22oC+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200- 1600 mm + Độ ẩm tuơng đối trung bình năm 80 - 85%. * Khí hậu: Ôn hòa mát mẻ* Hệ thống giao thông: Đường giao thông nội địa đi tới nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam như: Quảng Ninh, Cao Bằng, Thái NguyênKhí hậu ở Lạng Sơn ra sao?Em có biết gì về hệ thống giao thông ở Lạng Sơn?+ Quốc lộ 1A: Là tuyến quốc lộ xuyên Việt, từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan qua địa phận Lạng Sơn về Hà Nội . + Quốc lộ 1B: Lạng Sơn đi Thái Nguyên + Quốc lộ 4A: Lạng Sơn đi Cao Bằng + Quốc lộ 4B: Lạng Sơn qua Tiên Yên đến thị xã Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. + Quốc lộ 31: Đình Lập - Bắc Giang. + Quốc lộ 279: Bắc Kạn - Bình Gia ( Tỉnh Lạng Sơn ) - Lục Ngạn ( Tỉnh Bắc Giang ).2. Xã hội Đơn vị hành chính: Lạng Sơn có 10 huyện và 1 thành phố gồm: Thành phố Lạng Sơn ( tháng 10/2002 thị xã Lạng Sơn chuyển là thành phố Lạng Sơn), Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Bắc Sơn, Đình Lập, Văn QuanDân số 831.887 người(điều tra dân số 01/04/2009); có 7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92% ;16,5% còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông...Lạng Sơn gồm có những đơn vị hành chính nào?Hãy cho biết dân số của Lạng Sơn và ở Lạng Sơn có những dân tộc nào sinh sống?* Nơi chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh, nhiều trận đánh lịch sử, chứng kiến các đoàn sứ qua lại giữa nước Đại Việt và phong kiến phương Bắc.* Vùng đất có nhiều phong cảnh đẹp, nơi hội tụ, đoàn kết của nhiều dân tộc anh em chung sống từ lâu đời.3. Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử3.1. Lạng Sơn thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước* Lạng Sơn là vùng đất nằm giữa cái nôi của loài người từ buổi bình minh của lịch sử.+ Di cốt người vượn hóa thạch ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai+ Công cụ đá tiêu biểu của văn hóa Bắc Sơn+ Di chỉ khảo cổ Mai PhaHãy kể tên các di chỉ khảo cổ trên đất Lạng Sơn?Một số di cốt người vượn hóa thạch ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai* Nhân dân Lạng Sơn đóng góp vào phong trào đấu tranh của dân tộc từ thời các vua Hùng đến thế kỷ X.Thời gianPhong trào đấu tranh trong lịch sử dân tộcĐóng góp của nhân dân Lạng Sơn* Nhân dân Lạng Sơn đóng góp vào phong trào đấu tranh của dân tộc từ thời các vua Hùng đến thế kỷ X như thế nào?Thời gianPhong trào đấu tranh trong lịch sử dân tộcĐóng góp của nhân dân Lạng Sơn* Nhân dân Lạng Sơn đóng góp vào phong trào đấu tranh của dân tộc từ thời các vua Hùng đến thế kỷ XThời Hùng VươngChống quân Tần xâm lượcLà vùng đất đầu tiên tham gia k/cNăm 40Khởi nghĩa Hai Bà TrưngNhiều tướng lĩnh tham gia: Bà chúa dưỡng, ông tướng Nhu, tướng TuấnNăm 542Khởi nghĩa Lý BíThủ lĩnh dân tộc Tày, Nùng như: Quán Sơn, Khoan Khoáng tham gia góp phần không nhỏ vào kn Lý Bí thành lập nước Vạn XuânNăm 791Khởi nghĩa Phùng HưngTù trưởng Đỗ Anh Hân tham gia vây hãm thành Tống Bình3. 2. Lạng Sơn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIIIa. Thời Đinh - Tiền Lê: Chống giặc Tống lần thứ nhất Sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Lạng Sơn lúc đó gọi là Lạng Châu. - Khi quân Tống xâm lược nước ta Thái hậu Dương Vân Nga đã trao áo bào cho Lê Hoàn để lãnh đạo nhân dân chống giặc.- Khi nghe tin quân Tống sắp sang nhân dân Lạng Sơn đã làm tấu trình lên Thái Hậu để sai cho dũng sĩ chống cự. Tích cực hăng hái tham gia góp phần vào thắng lợi của cuộc k/cLạng Sơn thời Đinh –Tiền Lê được gọi là gì?Đóng góp của nhân dân Lạng Sơn ở thời Đinh-Tiền Lê?b. Thời Lý:- Với chính sách đoàn kết của vương trìêu Lý các tù trưởng Lạng Sơn tuyệt đối trung thành với quốc gia Đại Việt. Nhiều tù trưởng là con rể vua. Xứ Lạng luôn được các vua triều Lý quan tâm.- Nhân dân Lạng Sơn tham gia đánh Châu Ung, châu Khâm, châu Liêm theo kế sách của Lý Thường Kiệt Vây hãm chặn địch trên đường chúng tiến công. Các tù trưởng như Thân Cảnh Phúc, Thân Thiệu Thái tích cực tham gia lãnh đạo dân binh đánh địch góp phần vào thắng lợi chung của dân tộcChống quân Tống lần 2Thời Lý nhân dân ta chống quân xâm lược nào?Nhân dân Lạng Sơn có đóng góp gì vào chiến thắng chung của dân tộc?c. Thời Trần Nhân dân Lạng Sơn tích cực đánh địch trong đạo quân của Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh, Nguyễn Địa Lô.Tham gia các trận đánh nổi tiếng Ma Lục, Khâu Ôn, Khâu Cấp.+ Năm 1258 quân Nguyên xâm lược nước ta lần 2. Lực lượng dân binh ở Lạng Sơn dưới sự lãnh đạo của 2 anh em thủ lĩnh người Tày là Nguyễn Thế Lộc và Nguyễn Lĩnh phối hợp với Địa Lô là người thân tín của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo. Đội dân binh đã mai phục ở thung lũng Ma Lục ( Chi Lăng). Khi quân Nguyên đến chúng không kịp trở tay bởi những trận mưa gỗ, đá từ đỉnh núi cao rơi xuống với những trận mưa tên tẩm thuốc độc. Kẻ thù bị bất ngờ, đội hình rối loạn. Tên Việt gian bán nước là Trần Kiện bị Địa Lô bắn trúng tên độc khiến hắn ngã gục trên lưng ngựa. Quân Nguyên rút chạy về Khâu Ôn( Lạng Sơn), trận Ma Lục toàn thắng.Thời Trần dân tộc ta chống quân xâm lược nào?Em hiểu gì về đế quốc Mông - Nguyên? Đây là đế quốc hùng mạnh nhất từng làm rung chuyển châu Âu và châu Á với các cuộc chiến tranh xâm lược bằng đội kỵ binh hùng mạnh. Triều đại nhà Trần đã ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên tạo nên hào khí Đông A trong đó có sự đóng góp của nhân dân Lạng SơnNhân dân Lạng Sơn có đóng góp gì vào cuộc k/c này?d. Thời Lê- Thủ lĩnh Đại Huề cùng đồng bào các dân tộc lập công lớn trong trận Chi Lăng* Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là áng thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).Thời Lê nhân dân ta có cuộc khởi nghĩa nào để chống quân Minh xâm lược?Nhân dân Lạng Sơn tham gia gì trong khởi nghĩa Lam Sơn?“Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang. Ta trước đã điều binh thủ hiểm, Chặt mũi tiên phong Sau lại sai tướng chẹn đường Tuyệt nguồn lương thực Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau e. Tham gia kháng chiến chống quân Thanh- Mai phục, chặn đánh quân Thanh khi chúng trên đường rút chạy * Thảo luận nhóm: 3 nhóm ( Thời gian 6 phút) Lập bảng thống kê lại tên các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược và những đóng góp của nhân Lạng Sơn từ thế kỷ X đến TK XVIII theo mẫu sau.Nhân dân Lạng Sơn tham gia chống quân Thanh xâm lược ra sao?Khi đám tàn quân Thanh rút chạy về nước khi qua Lạng Sơn đã bị quân của hai tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Diễm và Phan Khải Đức phối hợp cùng các đội dân binh Tày, Nùng chặn đánh mai phục.Triều đại PK Việt NamChống giặc ngoại xâmSự tham gia của nhân dân Lạng SơnTiền Lê Nhà LýNhà TrầnNhà LêNhà Tây SơnTriều đại PK Việt NamChống giặc ngoại xâmSự tham gia của nhân dân Lạng SơnTiền LêTống- Khi nghe tin quân Tống Tống sắp sang nhân dân Lạng Sơn đã làm tấu trình lên Thái Hậu để sai cho dũng sĩ chống cự. Tích cực hăng hái tham gia góp phần vào thắng lợi của cuộc k/cNhà LýTốngNhân dân Lạng Sơn tham gia đánh Châu Ung, châu Khâm, châu Liêm Các tù trưởng như Thân Cảnh Phúc, Thân Thiệu Thái tích cực tham gia lãnh đạo dân binh đánh địchNhà TrầnMông - NguyênNhân dân Lạng Sơn tích cực đánh địch trong đạo quân của Nguyễn Thế Lộc,Nguyễn Lĩnh, Nguyễn Địa Lô.Tham gia các trận đánh nổi tiếng Ma Lục, Khâu Ôn, Khâu Cấp.Nhà LêMinhThủ lĩnh Đại Huề cùng đồng bào các dân tộc lập công lớn trong trận Chi LăngNhà Tây SơnThanh- Mai phục, chặn đánh quân Thanh khi chúng trên đường rút chạy 3. 3. Tình hình chính trị xã hội Lạng Sơn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII- Dưới các triều đại PK Lạng Sơn có nhiều thay đổi về tên gọi và khu vực hành chính, được quản lý theo chế độ các châu ki mi của triều đình PK trung ương.Lộ Lạng Châu( Thời Lý) Lạng Châu, trấn Lạng Giang, trấn Lạng Sơn( Thời Trần); phủ Lạng Sơn( Nhà Minh); Lạng Sơn thừa tuyên( Thời Lê sơ); trấn Lạng Sơn( thời Lê Trung Hưng đến đầu đời Nguyễn); tỉnh Lạng Sơn(1831)Cho biết tình hình chính trị xã hội ở Lạng Sơn thế kỷ X đến XVIII?3. 4. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lạng Sơn ( Từ giữa Thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)* Nhân dân Lạng Sơn đã hưởng ứng Chiếu Cần Vương kháng chiến chống Pháp* Nhiều cuộc k/n nổ ra liên tục, mạnh mẽ như:+ K/N của Lộc Thanh Chương và Chung Di Phương ( Ôn Châu- Chi Lăng)+ Đặng Duy Mẫn và Nguyễn Thượng Can vận động lính dõng nổi dậy tấn công đồn địch ở Đồng Đăng và Pắc Luống+ Phong trào hội kín Tam Điểm tham gia đông đảo ở Lộc Bình.+ Hoàng Trung Sơn , Nông Hữu Trinh và Lương Đồng Vu đánh đồn binh Pháp ở văn Uyên( Văn Lãng)+ Đội Ấn và nghĩa quân đánh trại lính khố xanh ở Đông Kinh Lạng Sơn. + Phu làm đường sắt, đường bộ Hà Nội – Lạng Sơn và công nhân mỏ than Na Dương, mỏ vàng Thạch Khuyên nổi dậy đấu tranh Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Cai Kinh. Nhân dân Lạng Sơn chống Pháp xâm lược như thế nào từ giữa TKXIX đến đầu TKXX?Hoàng Đình Kinh tên hồi nhỏ là Hoàng Đình Cử con ông Hoàng Đình Khoa- cai tổng thuốc Sơn( Hữu Lũng là người khỏe mạnh lanh lợi thông minh. Khi bố mất ông thay bố làm Cai tổng do đó được gọi là Cai Kinh. Ông đã lãnh đạo khởi nghĩa từ năm 1883- 1888 dựa vào vùng núi đá hiểm trở từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Bắc Sơn, nghĩa quân xây dựng căn cứ hoạt động chống Pháp. Với các chiến thuật du kích linh hoạt sáng tạo như bẫy đá, rắc vôi bột, cướp vũ khí địchgây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Ông bị Pháp bắt về Lạng Sơn và xử tử ngày 06/7/1888. Để tưởng nhớ công ơn của ông nhân dân địa phương lấy tên ông đặt tên cho dãy núi đá vôi vùng Hữu Lũng, Chi Lăng ( Lạng Sơn)là dãy núi Kai Kinh.Em hiểu gì về nhân vật Hoàng Đình Kinh?3. 5. Lạng Sơn từ đầu khế kỷ XX đến nay.- Các chi bộ Đảng ở Lạng Sơn ra đời trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương như chi bộ Đảng Thụy Hùng ( Văn Uuyên), Chi bộ Đảng Bắc Sơn ( Bó Tát- Vũ Lăng- Bắc Sơn), chi bộ Đảng Tràng Định( thôn Nà Han- xã Phi Mỹ ( nay là Tri Phương - Tràng Định)- Phong trào cách mạng có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là k/n Bắc Sơn. * Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng và các ban Việt Minh từ tháng 4 đến tháng 9/1945 cách mạng đã nổi dậy giành chính quyền trong toàn tỉnh.* Nhân dân Lạng Sơn tiêu diệt, chiến thắng địch trên đường số 4 và chiến dịch Biên giới 1950Cho biết sự ra đời của các chi bộ Đảng đầu tiên ở Lạng Sơn?Sự ra đời của các chi bộ Đảng có vai trò như thế nào với phong trào CM ở Lạng Sơn?* Từ 1986 đến nay Đảng Bộ tỉnh Lạng Sơn đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT, XH của địa phương.II. Kinh tế- Các loại cây trồng đa dạng, phong phú như: lúa, ngô, khoai, sắncác loại cây ăn quả như: chuối, đào, hồng, na- Chăn nuôi gia súc, gia cầmThủ công truyền thống tiêu biểu như đan chiếu nan, nghề gốm( Tràng Định); làm bàn ghế trúc, tràng kỷ, giường( Cao Lộc).Trồng bông dệt vải, nhuộm tràm, thổ cẩm- Chế biến lâm thổ sản như chế biến dầu hồi, dầu lạc, mía đườngở Lạng Sơn phát triển những ngành KT nào?1. Nông nghiệp: 2. Thủ công nghiệpNông nghiệp phát triển như thế nào?Có những ngành thủ công nghiệp nào ở Lạng Sơn?Ở Hữu Lũng có ngành thủ công nghiệp nào?3. Thương mại Lạng Sơn hình thành sớm các quan hệ buôn bán ở dọc các chợ dọc theo biên giới với Trung Quốc và nhiều nước.- Hình thức trao đổi, buôn bán: trao đổi bằng tiền và hiện vật.Vì sao Lạng Sơn sớm hình thành các quan hệ buôn bán? Có những hình thức trao đổi buôn bán? Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: Cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa Khẩu đường bộ Hữu Nghị. Có 4 cửa khẩu quốc gia Chi Ma ( Lộc Bình); Bình Nghi ( Tràng Định); Tân Thanh( Văn Lãng); Cốc Nam( Cao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc rất thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi hàng hóa.CỬA KHẨU TÂN THANHCỬA KHẨU HỮU NGHỊCỦA KHẨU HỮU NGHỊLạng Sơn có tiềm năng về khoáng sản, nông lâm sản mà nổi bật là hoa hồi, tiềm năng du lịch và thương mạiTrong quá trình phát triển KT hiện nay để mang tính phát triển bền vững theo em cần có những giải pháp gì?* Để phát triển bền vững cần: - Sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả.- Chống ô nhiễm môi trường 4. Giáo dục - văn học- Chế độ tuyển chọn quan lại ở Lạng Sơn qua các triều đại PK là không qua thi cử - Có chữ viết riêng khá sớm: Chữ Nôm Tày(chữ Nôm Thổ)Văn học dân gian: hết sức phong phú và đa dạng: Truyện cổ tích ( Tô Thị Vọng Phu); thần tích về công chúa Liễu Hạnh( Cao Lộc, Văn Lãng); Truyện cổ Tày, Nùng; Giai thoại Xứ Lạng, ca dao, tục ngữ, dân ca, câu đố, hát giao duyên- Văn học viết: Nguyễn Du có tác phẩm: Núi Vọng Phu, Quỷ Môn Quan, Đường qua Lạng Sơn; Lê Quý Đôn có “Tỷ muội sơn”; Phạm Sư Mạnh có “ Lạng Sơn đạo trung”, Nhắn bạn ( Hoàng Văn Thụ)- *Giáo dục:Chế độ khoa cử ở Lạng Sơn thời PK như thế nào?* Văn học: Có những dòng văn học nào là chủ yếu? Nội dung phản ánh của văn học là gì?* Những tác phẩm văn học được học trong chương trình THCSVăn bản: Vành tai cụt và thủ lĩnh nghĩa quânCa dao dân ca tình yêu quê hương Xứ Lạng Văn bản: Nhắn bạn Văn bản: Kho báu của 7 nàng tiênHãy kể tên một số tác phẩm văn học được học trong chương trình THCS?1. Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.Ai lên xứ Lạng cùng anhBõ công Bác, Mẹ, sinh thành ra em.Tay cầm bầu rượu nắm nem,Mải vui quên hết lời em dặn dò.Gánh vàng đi đổ sông Ngô,Đêm nằm mơ tưởng, đi mò sông ThươngVào chùa dâng một tuần hương,Miệng khấn, tay vái bốn phương trời nàyTôi đi tìm bạn tôi đây,Bạn cũ chẳng thấy, bạn nay không chào.* Ca dao dân ca ở Lạng SơnHãy đọc một số bài ca dao, tục ngữ viết về Lạng Sơn mà em được học và đọc 2. Đền Sòng linh nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.3. Đường lên xứ Lạng bao xa,Cách một trái núi với ba quãng đồng. Ai ơi đứng lại mà trông,Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ4. Đồn rằng kẻ Lạng vui thay,Đi ba bốn ngày kể đã lắm công. Bên dưới có sông, bên trên có chợAnh lấy em về làm vợ nên chăng?Em hãy nêu ý nghĩa chung của 4 bài ca dao trên?=> Cả 4 bài ca dao đều ca ngợi vẻ đẹp cảnh trí, non nước tuyệt vời và những lễ hội phong phú đặc sắc của quê hương Xứ Lạng.5. Văn hóa, nghệ thuật. + Nhà có 2 loại: Nhà sàn và nhà đất (Có hai kiểu nhà sàn: kiểu nhà sàn bốn mái (tứ thiết) và kiểu nhà sàn hai mái  + Hệ thống đền chùa phong phú, có giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật cao như Chùa Thành( Diên Khánh Tự); đình Nông Lục ( Hưng Vũ –Bắc Sơn) các mảng trạm khắc với các đề tài phong phú( Trúc hóa rồng, tứ linh, mặt hổ phù)* Mĩ thuật: Tranh dân gian đa dạng, nhiều loại như bộ tranh “ Thập điện diên Vương” Tam Thanh - Ngọc Hoàng - Thượng đế”, tranh vẽ bằng bột màu trên giấy bồi. Gam màu chủ đạo của các bức tranh là đen đỏ trắng* Kiến trúc:Kiến trúc nhà ở và đền chùa ở Lạng Sơn có gì độc đáo ?Hát sli ( dân ca dao duyên của dân tộc Nùng thường dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới hay vào nhà mới) hát lượn ( dân ca của dân tộc Tày. Có lượn cọi ở Điềm He - Văn Quan, Lượn nàng Hai ( Tràng Định) và dân ca nghi lễ ( hát then, pụt )*Ca hát và âm nhạc:Kể tên một số làn điệu dân ca ở Lạng Sơn mà em biết?Nhạc cụ dân tộc phổ biến ở Lạng Sơn là gì? - Nhạc cụ phổ biến là cây đàn tính. HÁT LƯỢNHÁT SLIHÁT THENMời thầy cô và các em nghe một điệu hát then nổi tiếng với nhạc cụ tiêu biểu là cây đàn tính “Lạng Sơn quê nọong” Một số trang phục của các dân tộc* Lễ hội và phong tục tập quán- Các lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc như lễ hội Chùa Tiên, lễ hội Lồng Tồng, lễ hội đền Tả Phủ, lễ hội Trò Ngô, lễ hội đền Bắc LệKể tên các lễ hội nổi tiếng ở Lạng Sơn?  Lễ hội được diễn ra trong ngày 18 tháng giêng.LỄ HỘI CHÙA TIÊNLễ hội đền Vua Lê Diễn ra vào ngày 23 tháng giêng hàng năm, thuộc xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn.  Lễ hội được mở ra là dịp để nhân dân tri ân các bậc danh nhân, anh hùng có công với dân, với nước, góp phần thiết thực vào việc giáo dục truyền thống lịch sử đầy tự hào của dân tộc cho mọi người.Múa sư tử trong Lễ hội Lồng TồngLễ hội Lồng tồng: là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là dịp để bà con các dân tộc nơi đây cùng nhau vui chơi, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... thể hiện tính đoàn kết cộng đồng.Rước kiệu trong Lễ hội Kỳ Cùng Là một trong ba lễ hội có quy mô lớn nhất thành phố Lạng Sơn (LH Nhị - Tam Thanh, LH Chùa Tiên và LH Kỳ Cùng - Tả Phủ), LH đền Kỳ Cùng - Tả Phủ bắt đầu từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hàng năm. Theo đó các hoạt động chính chủ yếu diễn ra trong hai ngày 22 và 27 với lễ khai hội và lễ tế tạ ơn.  Chùa Bắc Nga có tên chữ “Tiên nga phật tự” hay còn gọi là Chùa Tiên Nga ( Tiên Nga Tự). Chùa thuộc địa phận thôn Bắc Nga, Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc. Lễ hội chùa Bắc Nga được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm (trùng hội chùa Tam Thanh). Đây là lễ hội cầu tài cầu lộc, du xuân, nam nữ rủ lên đồi cao hát giao duyên với các làn điệu sli, lượn, được coi là nét đặc trưng cho hát trong lễ hội ở Lạng Sơn.Toàn cảnh Hội Bắc NgaLễ hội đền Bắc LệĐền thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, thờ bà chúa Thượng Ngàn – một trong ba vị Mẫu vẫn được thờ phụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Lễ hội đền Bắc Lệ được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm* Các di tích Lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnhDi tích thành nhà MạcKể tên các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Lạng Sơn?Đỉnh Mẫu Sơn vào mùa hèTuyết rơi ở Mẫu SơnCổng vào động Tam ThanhTrong Động Tam ThanhĐộng Nhị ThanhTrong động rộng và cao, dưới đá mầu xanh nhạt. Suối nước từ trên cao xuống róc rách, bốn mùa mát lạnh. Trong động thờ Phật.Núi Vọng Phu. Ngay bên trên Động Tam Thanh có một ngọn núi giống như hình một thiếu phụ ôm đứa trẻ nhỏ. Theo truyền thuyết, đó là nàng Tô Thị. Nàng Tô Thị xưa kia có chồng đi lính chống giặc xâm lăng nơi biên giới. Nàng thương nhớ, lo lắng nên ngày ngày bồng con lên núi hướng về biên giới đợi đón chồng về. Nhưng năm tháng mỏi mòn, chồng nàng không trở về nên nàng hóa thành đá. Núi gần ải quan nên ngọn núi được gọi là núi Vọng Phu.Núi Vọng Phu* Một số đặc sản ở Lạng SơnKể tên một số đặc sản của Lạng Sơn?Vịt quayCơm lamNEM NƯỚNGTHỊT LỢN QUAYRƯỢU MẪU SƠN6. Ý thức giữ gìn bảo vệ và xây dựng quê hương Xứ Lạng- Cần giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa Xứ Lạng trong quá trình xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.- Tích cực học tập và rèn luyên để xây dựng quê hương Lạng Sơn ngày càng giàu đẹp.Qua các di sản văn hóa vừa tìm hiểu em hãy chỉ rõ đâu là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể? Di sản văn hóa vật thể: Các sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa KH gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền bằng trí nhớ, chữ viết hoặc bằng các hình thức lưu truyền khác đó là lễ hội, âm nhạc, nghề thủ công , trang phục truyền thống và văn hóa ẩm thựcChúng ta cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa đó?Lược đồ tỉnh Lạng SơnQuan sát trên lược đồ và cho biết huyện Hữu Lũng nằm ở vị trí nào của tỉnh Lạng Sơn? Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng SơnTrung tâm huyện là thị trấn Mẹt. Huyện Hữu Lũng giáp các huyện Bắc Sơn, Văn Quan, Chi Lăng, huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang và giáp với huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên.Hữu Lũng cách thành phố Lạng Sơn 70 Km về phía Nam theo quốc lộ 1A, Cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 Km đi qua tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Hữu Lũng gồm có 25 xã và 1 thị trấnNhân dân huyện Hữu Lũng cũng có nhiều đóng góp trong phong trào chống ngoại xâm bảo vệ quê hương Lạng Sơn nói riêng và bảo vệ tổ quốcBÀI TẬP CỦNG CỐ KHÁM PHÁ BỨC TRANH? Đây là nhân vật lịch sử nào của tỉnh Lạng Sơn?GỢI Ý: 1. Là một trong những thanh niên tiêu biểu được kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng đầu tiên ở Lạng Sơn 2. Ông có một tác phẩm văn học tiêu biểu đưa vào giảng dạy trong chương trình THCS?HOÀNG VĂN THỤĐây là địa danh lịch sử nào?Gợi ý: Nơi đây đã từng diễn ra trận chiến ác liệt được ghi vào sử sách dân tộcCuối năm 1427, Ải Chi Lăng trở thành nơi ghi công một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Đạo quân chủ lực của nhà Minh do An Viễn hầu Liễu Thăng chỉ huy gồm gần 10 vạn người kéo sang để dẹp khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Lê Lợi đã phái Lê Sát dẫn các tướng lên đón đường, đặt quân mai phục. Tướng Trần Lựu giả cách thua vài trận để dụ Liễu Thăng lọt vào ổ phục kích tại núi Mã Yên. Quân Lam Sơn đổ ra chém chết Liễu Thăng khiến đạo quân cứu viện hùng hậu bị hoang mang, suy sụp, mất sức chiến đấu và tới đầu tháng 11 năm 1427 thì bị vây đánh, tiêu diệt bắt sống toàn bộ ở Xương Giang.2. Nguyễn Trãi đã nhắc đến địa danh này trong hai câu thơ:Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầuĐÁP ÁN: ẢI CHI LĂNG Qua chủ đề liên môn về “Lạng Sơn quê hương em” Hãy cho biết em đã được tích hợp kiến thức ở những bộ môn nào?DẶN DÒ - Về nhà các em tìm đọc một số tài liệu viết về mảnh đất và con người Xứ Lạng- Bài tập về nhà: Vẽ tranh với đề tài: “Phong cảnh quê hương em”CHÀO CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM. CHÚC THẦY CÔ VÀ CÁC EM LUÔN MẠNH KHỎE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptlich_su_dia_phuong_lang_son_0258.ppt