Bài giảng Thị trường tài chính: Tổng quan về thị trường công cụ vốn cổ phần - Lê Văn Lâm

Nội dung

ü Giới thiệu các loại công cụ vốn cổ phần

ü Cổ phiếu thường

ü Cổ phiếu ưu đãi

ü Chứng chỉ quỹ đầu tư

pdf34 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Thị trường tài chính: Tổng quan về thị trường công cụ vốn cổ phần - Lê Văn Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG  QUAN  VỀ  THỊ  TRƯỜNG   CÔNG  CỤ  VỐN  CỔ  PHẦN Lê Văn Lâm 1 Nội dung ü Giới thiệu các loại công cụ vốn cổ phần ü Cổ phiếu thường ü Cổ phiếu ưu đãi ü Chứng chỉ quỹ đầu tư 2 Giới thiệu về các loại công cụ vốn cổ phần ü Các công cụ vốn cổ phần (equity  instruments)   chứng nhận cho việc người sở hữu (shareholders)  góp vốn vào các công ty  cổ phần (joint-­stock  companies/  corporations)   hoặc các quỹ đầu tư (funds)  và do  đó,  được nhận các quyền lợi của chủ sở hữu. ü Các công cụ phổ biến là cổ phiếu thường/  cổ phiếu phổ thông (common  stocks),  cổ phiếu ưu đãi (preferred  stocks)  và chứng chỉ quỹ đầu tư (fund  units). 3 ü Khái niệm ü Đặc điểm ü Công ty  cổ phần ü Cổ đông ü Các thuật ngữ về cổ phiếu thường ü Cổ tức ü Các loại giá A.  Cổ phiếu thường/  cổ phiếu phổ thông (Common  stocks) 4 5ü Cổ phiếu thường là công cụ tài chính được phát hành bởi công ty cổ phần xác nhận việc sở hữu vốn cổ phần (equity) của cổ đông (shareholders/ stockholders). ü Cổ phiếu thường mang lại cho cổ đông quyền được chia sẻ lợi nhuận ròng và quyền biểu quyết để bầu hội đồng quản trị của công ty cũng như để thống nhất các quyết định được đưa ra thảo luận tại các kỳ đại hội cổ đông (general meetings). (Christopher Viney) Lưu ý: “Cổ phiếu” vs. “cổ phần” ? Khái niệm 6 ▪ Không có kỳ hạn và không hoàn vốn;; ▪ Lợi tức nhận được (cổ tức) không cố định;; ▪ Cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý khi công ty phá sản;; ▪ Giá cả biến động. Đặc điểm 7 ü Công ty cổ phần là loại hình công ty mà tài sản được sở hữu bởi những chủ sở hữu khác nhau còn gọi là cổ đông, hay nói cách khác là vốn cổ phần được góp bởi những cá nhân/ tổ chức khác nhau. ü Trong bối cảnh của luật pháp công ty hiện đại, “công ty cổ phần” thường được đồng nhất với “công ty trách nhiệm hữu hạn” (limited liability). ü Tại VN: “công ty cổ phần” vs. “công ty TNHH”? ü Một số quốc gia cho phép thành lập công ty cổ phần với trách nhiệm vô hạn như Canada, Mỹ, Anh. ü Năm 1250 tại Toulouse (Pháp): 96 cổ phần của công ty Bazacle được giao dịch với giá cả dựa trên lợi nhuận của công ty. Công ty  cổ phần 8 ü Hội đồng quản trị (Board of directors): được bầu từ các cổ đông, quản lý công ty trên góc độ về chính sách. ü Ban giám đốc (Board of management): được chỉ định/ thuê bởi hội đồng quản trị, điều hành công việc hằng ngày của công ty. Ưu điểm và nhược điểm của cách tổ chức bộ máy này? Công ty  cổ phần 9 ü Chi phí đại diện (agency costs): Chi phí đại diện là chi phí phát sinh khi một người chủ (có thể là công ty, một người hay một nhóm người -­ principal) lựa chọn hoặc thuê một đại diện (agent) để thực hiện thay mình các công việc và do vậy không thể bảo đảm rằng người đại diện có thể luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của người chủ ü Trong tài chính, principal = shareholders;; agent = managers. ü Nguyên nhân: sự tách biệt giữa sở hữu (ownership) và điều hành (control) hay là giữa tài trợ (finance) và quản lý (management). Công ty  cổ phần 10 ü Ví dụ: chiếm đoạt tài sản (expropriation);; chuyển giá (transfer pricing);; trốn tránh công việc, trách nhiệm (shirking);; xây dựng đế chế (emprire building);; ü Một dạng khác về vấn đề đại diện ở các công ty dạng gia đình ở Châu Á: mâu thuẫn giữa những người chủ (principal – principal/ controlling shareholders – minority shareholders) hay còn gọi là chi phí đại diện loại II (type II agency costs). ü Cơ chế kiểm soát công ty (corporate governance): là cơ chế nhằm làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia trong công ty (hội đồng quản trị;; ban giám đốc;; cổ đông;; chủ nợ;;) và giám sát hành động, chính sách và quyết định của công ty và người đại diện. Công ty  cổ phần 11 ü Cơ chế giám sát bên trong: từ các hợp đồng thúc đẩy động cơ quản lý (incentive contracts);; từ cổ đông lớn, cổ đông tổ chức (blockholders;; institutional shareholders);; từ cổ đông nước ngoài (foreign shareholders);; từ hội đồng quản trị, ban kiểm soát (supervisory board);; ü Cơ chế giám sát bên ngoài: từ hệ thống luật pháp (legal protection);; từ chủ nợ (creditors);; từ mức độ cạnh tranh trên thị trường CEO (CEO turnover);; Công ty  cổ phần 12 13 ♦ . Sở hữu và chuyển nhượng cổ phiếu . Quyền kiểm tra . Quyền được nhận cổ tức . Quyền được chia tài sản thanh lý trong trường hợp công ty phá sản Cổ đông phổ thông: . Quyền ưu tiên mua trước . Quyền tham dự, phát biểu, biểu quyết Cổ đông 14 ü Cổ phần nhiều quyền biểu quyết (dual class share): một cổ phần tương đương nhiều phiếu biểu quyết (Tại VN: cổ phần ưu đãi biểu quyết) ü Sở hữu chéo (cross ownership): Sự sở hữu cổ phần lẫn nhau giữa các công ty. ü Sở hữu dạng kim tự tháp (pyramid ownership): Sự sở hữu của một cổ đông vào công ty A, mà công ty A lại sở hữu cổ phần của công ty B, công ty B sở hữu cổ phần của công ty C;; 15 ü Cổ phiếu tăng trưởng (growth stocks): cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao hơn các cổ phiếu khác có rủi ro tương đương. Còn gọi là cổ phiếu bị định giá thấp (undervalued stocks). ü Cổ phiếu thượng hạng (blue chips): là cổ phiếu của các công ty có danh tiếng về chất lượng, độ tin cậy và khả năng sinh lời trong cả thời gian tốt và xấu (ví dụ các cổ phiếu dùng để tính chỉ số DJIA tại Mỹ). Một số thuật ngữ về cổ phiếu thường 16 ü Cổ phiếu nhỏ (penny stocks): là cổ phiếu của những công ty đại chúng quy mô nhỏ, với giá cổ phiếu thấp (ví dụ dưới $5 tại Mỹ hoặc £1 tại Anh). ü Cổ phiếu phòng vệ (defensive stocks): là cổ phiếu của những công ty không bị tác động quá nhiều bởi chu kỳ kinh tế. Một số thuật ngữ về cổ phiếu thường 17 ü Cổ phiếu chu kỳ (cyclical stocks): là cổ phiếu của những công ty bị tác động mạnh bởi chu kỳ kinh tế, hoạt động tốt hơn các công ty khác trong thời kỳ mở rộng và kém hơn trong thời kỳ suy thoái. ü Cổ phiếu đầu cơ (speculative stocks): xác suất tỷ suất sinh lời thấp hoặc âm cao;; còn gọi là cổ phiếu bị định giá cao (overvalued stocks). Một số thuật ngữ về cổ phiếu thường 18 Một số thuật ngữ về cổ phiếu thường 19 Cổ tức là phần lợi nhuận ròng chia cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu, căn cứ vào kết quả có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chính sách chia cổ tức trong từng thời kỳ của công ty. Cổ tức (dividends) ü Cổ tức bằng tiền mặt (cash dividends) ü Cổ tức bằng cổ phiếu (stock dividends) ü Cổ tức bằng tài sản (property dividends) 20 LN  TRƯỚC  THUẾ  &   LÃI  VAY  (EBIT) LN  TRƯỚC  THUẾ LN  RÒNG TỔNGTHU  NHẬP   CỔ  PHẦN   THƯỜNG Thu  nhập  giữ  lại   trích  quỹ Tổng  cổ  tức  cổ   phần  thường -­‐ Lãi  vay -­‐ Thuế  TNDN -­‐ Tổng  cổ  tức   cổ  phần  ưu   đãi THU  NHẬP  TRÊN  MỖI  CỔ  PHẦN  (EPS) &  CỔ  TỨC  TRÊN  MỖI  CỔ  PHẦN  (DPS) TỔNG  THU  NHẬP  CPT EPS                            =                          SỐ  CPT  ĐANG  LƯU  HÀNH TỔNG  CỔ  TỨC  CPT DPS                          =                          SỐ  CPT  ĐANG  LƯU  HÀNH THU  NHẬP  TRÊN  MỖI  CỔ  PHẦN  (EPS) &  CỔ  TỨC  TRÊN  MỖI  CỔ  PHẦN  (DPS) DPS CHỈ  SỐ  THANH  TOÁN  CỔ  TỨC                        =     EPS                       CHỈ  SỐ  TNGL  =  1-­ CHỈ  SỐ  TTCT                   23 Ngày công bố trả cổ tức (declaration date): là ngày mà hội đồng quản trị công ty công bố mức cổ tức được chi trả. Ngày giao dịch cuối cùng (In-­dividend date): là ngày giao dịch cuối cùng trước ngày giao dịch không hưởng cổ tức. Giá cổ phiếu có gồm cổ tức (cum-­dividend price). Người mua sẽ nhận được cổ tức chi trả, trong khi người bán sẽ mất quyền nhận cổ tức. Cổ tức (dividends) 24 Ngày giao dịch không hưởng cổ tức (ex-­ dividend date): Ngày mà giá cổ phiếu không gồm cổ tức (ex-­dividend price). Mua cổ phiếu tại ngày này sẽ không nhận được cổ tức. Ngày đăng ký cuối cùng/ngày chốt quyền (record date): ngày mà cổ đông có tên trong danh sách cổ đông từ trước hoặc tại ngày này sẽ được nhận cổ tức. Ngày chi trả cổ tức (payment date): ngày cổ tức được chi trả. Cổ tức (dividends) 25 Ví dụ: Công ty Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) chi trả cổ tức vào năm 2008: Ngày thông báo: 18/9 Ngày giao dịch cuối cùng: 24/9 (thứ Tư) Ngày giao dịch không hưởng cổ tức: 25/9 (thứ Năm) Ngày đăng ký cuối cùng: 29/9 (thứ Hai) Cổ tức (dividends) 26 ▪ Mệnh giá (Par  value,  Face  Value) ▪ Thị giá (Market  Value) ▪ Thư giá (Book  Value) ▪ Hiện giá (Present  Value) Các loại giá cổ phiếu 27 .  Là giá trị danh nghĩa được ghi trên bề mặt tờ cổ phiếu khi được phát hành trên thị trường sơ cấp. .  Không có nhiều ý  nghĩa về mặt kinh tế .  Tại Việt Nam,  được quy định là 10,000  đồng Mệnh giá 28 ▪ Là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ảnh tình trạng vốn cổ phần của công ty ở  một thời điểm nhất định. Tổng vốn chủ sở hữu – VCPUĐ Thư giá CPT    =     Tổng số CPT  đang lưu hành Thư giá 29 Là giá mà cổ phiếu thực sự mua bán trên thị trường,  phụ thuộc vào quan hệ cung-­cầu của cổ phiếu. ü Giả thuyết về bước giá ngẫu nhiên (Random  Walk   Hypothesis) ü Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient  Market   Hypothesis) ü Hiệu ứng quy mô (size  effect) ü Tỷ lệ BTM  (Book  to  market  ratio) ü Hiệu ứng tháng Giêng (January  effect) ü Tài chính hành vi  (Behavior  finance) Thị giá 30 31 ▪ Là giá trị dòng tiền của cổ phiếu ở  thời điểm hiện tại (theo mô hình DCF). ▪ Có thể so  sánh với thị giá của cổ phiếu để đưa ra chiến lược đầu tư:   -­ Mua cổ phiếu bị thị trường định dưới giá -­ Bán cổ phiếu bị thị trường định trên giá Giá trị nội tại 32 Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai tạp (hybrid security) có những đặc điểm vừa giống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu. B.  Cổ phiếu ưu đãi (preferred  stock) ▪ Giống cổ phiếu thường: Không có kỳ hạn và không hoàn vốn Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cũng là cổ đông đồng sở hữu công ty ▪ Giống trái phiếu: Cổ tức được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá 33 Các loại cổ phiếu ưu đãi . CPUĐ tích lũy vs. không tích lũy (cumulative preferred stock vs. non cumulative preferred stock) . CPUĐ cho phép chuyển đổi (convertible preferred stock) . CPUĐ cho phép chuộc lại (callable preferred stock) . CPUĐ tham dự chia phần (participating preferred stock) Theo Luật DN Việt Nam: CPUĐ biểu quyết, CPUĐ cổ tức và CPUĐ hoàn lại 34 ü Là chứng nhận góp vốn vào quỹ đầu tư. ü Quỹ  đại  chúng   là  quỹ  đầu  tư  chứng  khoán  thực  hiện   chào  bán  chứng  chỉ  quỹ  ra  công  chúng. ü Quỹ  thành  viên  là  quỹ  đầu  tư  chứng  khoán  có  số  thành   viên  tham  gia  góp  vốn  giới hạn.  Tại VN:  không  vượt  quá   ba  mươi  thành  viên  và  chỉ  bao  gồm  thành  viên  là  pháp   nhân. C.  Chứng chỉ quỹ đầu tư ü Quỹ  đầu  tư  dạng đóng:  là quỹ đầu tư không được phép mua lại chứng chỉ quỹ đã phát hành. ü Quỹ đầu tư dạng mở:  là quỹ đầu tư được phép mua lại chứng chỉ quỹ đã phát hành theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_thi_truong_tai_chinh_tong_quan_vethi_truong_cong_c.pdf
Tài liệu liên quan