BÀI TẬP AMINO AXIT

 

1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của các amino axit có CTPT là C4H9NO2

2. Viết CTCT và cho biết đặc điểm chung về cấu tạo của các amino axit sau đây:

a) Axit 2-amino-3-phenylbutanoic

b) Axit 2-amino-3-metylbutanoic

c) Axit 2-amino-4-metylpentanoic

d) Axit 2-amino-4-metylpentanoic

 

doc1 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu BÀI TẬP AMINO AXIT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP AMINO AXIT Viết công thức cấu tạo và gọi tên của các amino axit có CTPT là C4H9NO2 Viết CTCT và cho biết đặc điểm chung về cấu tạo của các amino axit sau đây: a) Axit 2-amino-3-phenylbutanoic b) Axit 2-amino-3-metylbutanoic c) Axit 2-amino-4-metylpentanoic d) Axit 2-amino-4-metylpentanoic 3. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Hãy viết công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 4. Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, O, N) và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este A thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2 (đo ở đktc). Xác định CTPT, viết CTCT của A và B 5. Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M; sau đó đem cô cạn thì được1,815 gam muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1:1. a) Xác định CTPT và CTCT của A, biết rằng phân tử A có mạch cacbon không phân nhánh và A thuộc loại α-amino axit. b) Viết CTCT các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế, khi - Thay đổi vị trí nhóm amino - Thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α. 6. Cho 0,1 mol hợp chất A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 1,25M, sau đó cô cạn dung dịch thì được 18,75g muối. Mặc khác, nếu cho 0,1 mol A tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, rồi đem cô cạn thì được 17,3g muối. Xác định CTPT và CTCT của A, biết rằng A là một α-amino axit, không làm mất màu dung dịch KMnO4. 7. Cho 0,2 mol α-amino axit X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng cô cạn sản phẩm thu được 22,2g muối. Tìm CTCT của X. 8. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N–CH2–COONa. CTCT thu gọn của X là: A. H2N–CH2–COO–C3H7 B. H2N–CH2–COO–CH3 C. H2N–CH2–CH2–COOH D. H2N–CH2–COO–C2H5 (Đề thi TSĐH – A – 2007) 9. Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N và có phân tử khối là 89. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được hơi nước, 3 mol CO2 và 0,5 mol N2. Biết rằng X là hợp chất kưỡng tính và tác dụng được với nước brom. X có CTCT là: A. H2N–CH=CH–COOH B. CH2=C(NH2)–COOH C. CH2=CH–COONH4 D. CH3–CH(NH2)–COOH 10. Chất X có 40,45% C; 7,86% H; 15,73% N về khối lượng, còn lại là oxi. X phản ứng với dung dịch NaOH cho muối C3H6O2Na (Y). Xác định CTPT và CTCT của X biết phân tử khối của X nhỏ hơn 100.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_amino_axit_7073.doc
Tài liệu liên quan