Bản chất của lãnh đạo

Lãnh đạo từlâu đã là chủ đềquan tâm của các nhà triết học, và lịch sửhọc, nhưng các

nghiên cứu khoa học thực sựvềlãnh đạo chỉmới bắt đầu từthếkỷ20. Các học giảvà các

nhà nghiên cứu trên thếgiới đã đưa ra hơn 350 định nghĩa khác nhau cho thuật ngữlãnh

đạo, tuy nhiênlãnh đạo vẫn là “một trong những hiện tượng ít được hiểu biết và quan sát

nhất”

Việc định nghĩa lãnh đạo đã là một vấn đềphức tạp và khó hiểu chủyếu bởi vì

lãnh đạo tựnó vốn đã rất phức tạp. Tuy nhiên, cho tới nay bản chất quan trọng của lãnh

đạo đã sáng tỏhơn nhiều, nó được xem nhưlà một sự ảnh hưởng mạnh mẽvà thực sự

trong các tổchức cũng nhưxã hội.

pdf15 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bản chất của lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đón nhận các ý tưởng mới chứ không phải là tâm hồn bảo thủ phê phán các ý tưởng mới. Những người lãnh đạo quan tâm đến người khác và tạo dựng các liên kết cá nhân hơn là duy trì khoảng cách về cảm xúc. Các nhà lãnh đạo lắng nghe và thấu hiểu những gì con người mong muốn và cần thiết hơn là nói những lời khuyên và mệnh lệnh. Các nhà lãnh đạo sẵn lòng chấp 15 46 16 47 17 48 Khóa 31 tháng 8/2008 Trang 11 nhận trở thành những người không theo khuôn phép, không đồng ý và từ chối khi nó phục vụ cho những lợi ích lớn hơn, và chấp nhận không theo lề thói với người khác hơn là cố ép mọi người vào một quan điểm chung. Họ và những người khác vượt ra khỏi các ranh giới và định kiến, chấp nhận rủi ro, và lỗi lầm để học tập và phát triển. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo thẳng thắn với bản thân và người khác đến mức có thể truyền cảm hứng về sự tin cậy. Họ đặt các chuẩn mực cao về tinh thàn bằng cách làm những công việc đúng chứ không phải theo các tiêu chuẩn được thiết lập bởi người khác. Lãnh đạo chấp nhận hạ thấp cá nhân, bởi các nhà lãnh đạo có thể bị xúc phạm, chấp nhận rủi ro, khởi xướng thay đổi nói chung sẽ chạm trán với sự chống đối. Sáng tạo kết quả Sự khác biệt cũng dễ nhận thấy giữa nhà quản trị và lãnh đạo là họ tạo ra hai kết quả khác biệt nhau. Các nhà quản trị duy trì một mức độ ổn định, có thể dự đoán trước, và thứ bậc thông qua một văn hóa hiệu quả. Các nhà quản trị tốt giúp cho tổ chức liên tục đạt được các kết quả ngắn hạn và đáp ứng các kỳ vọng của các bên hữu quan khác nhau. Trái lại, lãnh đạo tạo ra sự thay đổi trong một văn hóa có tính chính trực mà giúp cho tổ chức thịnh vượng trên một đoạn đường dài bằng việc khuyến khích tính cởi mở, trung thực, các quan hệ tích cực, và hướng vào dài hạn. Lãnh đạo khích lệ lòng can đảm để ra những quyết định khó khăn và không theo thông lệ mà đôi khi phải hy sinh các kết quả ngắn hạn. Lãnh đạo nghĩa là đòi hỏi và thách thức tình thế hiện tại, sao cho các chuẩn mực lỗi thời, không hữu ích và không có trách nhiệm xã hội phải được thay thế để đáp ứng với các thách thức mới. Lãnh đạo tốt có thể dẫn đến thay đổi cực kỳ giá trị, như sản phẩm dịch vụ mới, giành khách hàng mới hay bành trướng thị trường. Như vậy mặc dù quản trị tốt cần thiết để giúp tổ chức đáp ứng các cam kết hiện tại, nhưng lãnh đạo tốt lại cần thiết để dịch chuyển tổ chức đến tương lai. 4. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO Các lý thuyết lãnh đạo có thể phân thành 6 cách tiếp cận cơ bản được mô tả dưới đây. Nhiều ý tưởng trong số này vẫn có thể ứng dụng cho các nghiên cứu lãnh đạo ngày nay. 4.1 Các lý thuyết vĩ nhân. Đây là khởi tổ của quan niệm lãnh đạo. Các nghiên cứu cổ xưa nhất về lãnh đạo chấp nhận niềm tin rằng các nhà lãnh đạo (luôn là đàn ông) được sinh ra với diện mạo anh hùng quả cảm và các khả năng tự nhiên về sức mạnh và ảnh hưởng. Trong các tổ chức, các hoạt động xã hội, tôn giáo, chính phủ và quân đội, lãnh đạo được quan niệm như là một “Vĩ nhân”. Họ sắp đặt mọi thứ với nhau và ảnh hưởng đến những người khác để họ phục tùng, và thường dựa trên sức mạnh của việc thừa kế, các phẩm chất và khả năng. 4.2Cách tiếp cận diện mạo. Cách tiếp cận này cho rằng có những phẩm chất hơn người nằm bên trong những người lãnh đạo. Các nghiên cứu từ những năm 1920 cố gắng tìm xem các nhà lãnh đạo có các đặc tính hay diện mạo đặc biệt hay không, chẳng hạn như trí thông minh, chiều cao, nghị lực, phân biệt họ với những người không lãnh đạo và đã thành công. Thiết nghĩ nếu diện mạo có thể xác định, thì có thế sẽ dự kiến trước được người lãnh đạo, và thậm chí có thể huấn luyện. Mặc dù, vẫn chưa rõ ràng trong việc chỉ ra danh mục các đặc tính, diện mạo luôn bảo đảm cho thành công, song mối quan tâm về các đặc tính lãnh đạo vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Khóa 31 tháng 8/2008 Trang 12 4.3 Các tiếp cận hành vi. Đầu những năm 1950, những thất bại trong việc nhận diện tập hợp các diện mạo chung đã khiến các nhà nghiên cứu chuyển hướng tăng cường tìm kiếm các hành vi của nhà lãnh đạo, xem họ đã làm gì hơn là xem họ là ai.18 Một hướng nghiên cứu tập trung vào những gì các nhà lãnh đạo làm việc với công việc, liên quan đến các hoạt động quản trị, vai trò và trách nhiệm. Các nghiên cứu này đã được mở rộng để cố xác định cách thức phân biệt các nhà lãnh đạo hữu hiệu với các nhà lãnh đạo không hữu hiệu trên phương diện hành vi. Các nhà nghiên cứu quan sát cách thức mà một người lãnh đạo làm với những người phục tùng – chẳng hạn họ độc đoán hay dân chủ trong cách tiếp cận, và mối tương quan của cách tiếp cận này với các nhà lãnh đạo hữu hiệu và không hữu hiệu. 4.4Cách tiếp cận Ngẫu nhiên Một hướng nghiên cứu tiếp theo cách tiếp cận hành vi là xem xét các biến số bối cảnh và tình huống có thể ảnh hưởng đến hành vi lãnh đạo. Ý tưởng cơ bản của các lý thuyết ngẫu nhiên là các nhà lãnh đạo có thể phân tích tình thế của họ và điều chỉnh hành vi thích hợp để cải thiện hiệu lực lãnh đạo. Các biến số tình huống bao gồm các đặc tính của những người phục tùng, các đặc tính của môi trường làm việc và các nhiệm vụ người phục tùng, cũng như môi trường bên ngoài. Thuyết ngẫu nhiên, đôi khi được gọi là thuyết tình thế, nhấn mạnh rằng lãnh đạo không thể hiểu tách bạch với các yếu tố khác của nhóm hay của tổ chức. 4.5 Các thuyết ảnh hưởng. Các thuyết này xem xét các quá trình ảnh hưởng giữa lãnh đạo và người phục tùng. Chủ đề chính của nghiên cứu là người lãnh đạo có uy tín, ám chỉ lãnh đạo không dựa trên quyền lực chính thức hay cương vị mà đúng hơn là nhờ vào các phẩm chất, nhân cách uy tín của nhà lãnh đạo. Các lý thuyết về uy tín lãnh đạo cố gắng chỉ ra cách thức hành xử của nhà lãnh đạo, cách thức phân biệt họ với người khác, và các điều kiện tạo nên lãnh đạo uy tín. Lĩnh vực liên quan của nghiên cứu là viễn cảnh lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến con người để thay đổi bằng việc cung cấp một viễn cảnh tương lai đầy cảm hứng. 4.6Các lý thuyết quan hệ. Từ cuối những năm 1970 nhiều ý tưởng về lãnh đạo đã tập trung vào khía cạnh hợp lý. Đó là cách thức các nhà lãnh đạo và người phục tùng tương tác và gây ảnh hưởng lẫn nhau. Không phải người lãnh đạo điều gì người phục tùng, mà lãnh đạo được xem như một quá trình liên quan mà gắn bó đầy ý nghĩa giữa tất cả những người tham gia và cho phép mỗi người đóng góp để đạt được viễn cảnh. Mối liên giữa con người được xem như khía cạnh quan trọng nhất của hiệu lực lãnh đạo.19 Lý thuyết quan hệ quan trọng nhất là lãnh đạo chuyển hóa. Lãnh đạo chuyển hóa phát triển những người phục tùng thành các nhà lãnh đạo và dẫn đến thay đổi quan trọng nhờ 18 49 19 50 Khóa 31 tháng 8/2008 Trang 13 nâng các nhà lãnh đạo và người phục tùng lên những mức độ động viên và đạo đức cao hơn.20 Lý thuyết lãnh đạo đày tớ nghĩa là người lãnh đạo trước hết và trên hết là người phục vụ người khác chứ không phải là quản lý, kiểm soát người khác. Người lãnh đạo đầy tớ đặt mong muốn và lợi ích của người khác lên trên mong muốn và lợi ích của chính mình.21 Chủ đề quan hệ quan trọng khác bao gồm các phẩm chất cá nhân mà các nhà lãnh đạo cần để tạo dựng các quan hệ hữu hiệu như trí tuệ xúc cảm, tư duy lãnh đạo, liêm chính, các chuẩn mực cao về đạo đức, dũng khí cá nhân. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo tạo dựng quan hệ thông qua động viên, trao quyền, truyền thông lãnh đạo, lãnh đạo nhóm, bao quát sự đa dạng 4.7 Các lý thuyết lãnh đạo mới phát sinh Các yếu tố của mỗi cách tiếp cận chúng ta vừa thảo luận vẫn có thể áp dụng đến ngày nay. Tuy nhiên, với sự quá độ đến mô hình mới như đã nói đến, các ý tưởng mới đang phát sinh. Hiểu biết về thế giới như “sự hỗn loạn, luôn thay đổi, rủi ro và luôn thách thức” đang được chuyển thành các quan niệm mới về ý nghĩa của người lãnh đạo. Trên quan điểm này, thúc đẩy sự thay đổi là khía cạnh quan trọng của cương vị lãnh đạo. Lãnh đạo sự thay đổi luôn là bộ phận chủ yếu của lãnh đạo, nhưng nhiều học thuyết trước đây đã ít chú ý đến hành vi thay đổi. Với môi trường không thể dự kiến trước của thế kỷ 21, sự chú ý đã chuyển sang cách thức mà những nhà lãnh đạo tạo ra sự thay đổi trong những người phục tùng và tổ chức để đáp ứng và bắt kịp nhịp thay đổi của môi trường. Thích nghi với một thế giới hỗn độn, các nhà lãnh đạo phấn đấu tạo ra những tổ chức trong đó mỗi người gắn bó mật thiết vào việc nhận diện và giải quyết các vấn đề nhờ đó tổ chức phát triển và thay đổi đáp ứng với các thách thức mới. Không phải là quản lý và kiểm soát người khác, các nhà lãnh đạo làm việc với mọi người để tạo ra một viễn cảnh cùng được chia sẻ, và định dạng các giá trị văn hóa cần thiết để đạt được viễn cảnh ấy. Cũng không phải nhờ vào kiểm soát trực tuyến, các nhà lãnh đạo xây dựng toàn bộ tổ chức như là các cộng đồng mục đích và định hướng được chia sẻ. 4.8 Lãnh đạo một nghệ thuật và khoa học Chúng ta đã biết rằng khái niệm lãnh đạo đã tiến triển qua rất nhiều các quan niệm khác nhau và liên tục thay đổi. Thực tiễn ngày nay cho thấy các cách thức cũ không còn tác dụng nữa, trong khi những cách thức mới chỉ vừa phát sinh. Có thể có một cuốn sách hay một lớp học nào giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn hay không? Câu trả lời là không. Bởi điều quan trọng cần nhớ là lãnh đạo vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Nó là một nghệ thuật bởi nhiều kỹ năng và phẩm chất lãnh đạo không thể học được từ một cuốn sách. Lãnh đạo lấy từ thực tế và trải nghiệm, cũng như khai thác và phát triển cá nhân mãnh liệt. Tuy nhiên, lãnh đạo cũng là một khoa học, bởi vì ngày càng nhiều các kiến thức và sự thật khách quan mô tả quá trình lãnh đạo và cách thức sử dụng các kỹ năng lãnh đạo để đạt được mục tiêu tổ chức. Kiến thức về nghiên cứu lãnh đạo giúp người ta phân tích các tình huống theo nhiều góc độ khác nhau và học cách lãnh đạo hữu hiệu hơn. Bằng việc khai thác lãnh đạo trong cả kinh doanh lẫn xã hội chúng ta sẽ nhận được một sự hiểu biết về tầm quan trọng của lãnh 20 51 21 52 Khóa 31 tháng 8/2008 Trang 14 đạo với thành công của một tổ chức, cũng như những khó và thách thức ở cương vị lãnh đạo. Nghiên cứu lãnh đạo cúng có thể dấn đến sự khám phá các khả năng mà chính bạn cũng chưa từng biết. Nghiên cứu lãnh đạo cho bạn kỹ năng để bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người chưa từng thử trở thành lãnh đạo bởi vì họ không có hiểu biết về những gì người lãnh đạo phải làm. Bạn có thể ràn luyện để trở thành lãnh đạo trên cả phương diện khoa học lẫn nghệ thuật. Khóa 31 tháng 8/2008 Trang 15 ĐÁNH GÍA TIỀM NĂNG CUAE BẠN Bạn có thể đánh giá tiềm năng lãnh đạo của chính bản thân mình bởi cách hoàn thành bảng câu hỏi tự đánh giá của lãnh đạo. Tiềm năng lãnh đạo của bạn Các câu hỏi 1-6: Về bạn hiện nay Câu 7-22 Bạn như thế nào nếu bạn đứng đầu một bộ phận lớn trong một công ty. Câu trả lời đúng /không để cho biết mục mô tả bạn một cách chính xác hay bạn muốn cố thực hiện mỗi hành động Hiện nay 1. Khi bạn có một số công việc hay các bài tập về nhà, bạn có thiết lập các ưu tiên hay tổ chức công việc để thực hiện đúng hạn không? . 2. Khi có những bất đồng nghiêm trọng, bạn có dừng lại đó và tranh luận đến khi nó được giải quyết hoàn toàn không? 3. Bạn có thích ngồi trước máy tính hơn là bỏ nhiều thời gian cho mọi người không?........ 4. Bạn có lôi kéo người khác trong các hành động hay khi có các tranh luận không?..... 5. Bạn có biết viễn cảnh dài hạn cho nghề nghiệp của mình, gia đình mình và các hoạt động khác?.... 6. Khi giải quyết vấn đề bạn có thích phân tích mọi việc, và nhờ một nhóm người thực hiện nó hay không?....... Nếu đứng đầu bộ phận 7. Bạn có giúp các thuộc cấp làm rõ các mục tiêu và cách thức đạt được các mục tiêu đó không?..... 8. Bạn có cho mọi người thấy ý nghĩa của sứ mệnh hay mục đích cao hơn không?..... 9. Bạn có làm các công việc xảy ra đúng thời gian không?...... 10. Bạn có theo dõi các cơ hội sản phẩm hay dịch vụ mới không?....... 11. Bạn có sử dụng các chính sách và thủ tục như là những chỉ dẫn để giải quyết vấn đề hay không?.... 12. Bạn có thúc đẩy các giá trị và niềm tin độc đáo không?...... 13. Bạn có sử dụng các phần thưởng tiền bạc với các thành tích cao từ thuộc cấp không?...... 14. Bạn có truyền cảm hứng tin cậy từ mọi người trong tổ chức không?..... 15. Bạn có một mình làm các công việc quan trọng không?....... 16. Bạn có gợi ra các cách thức mới và độc đáo để thực hiện các công việc không?..... 17. Bạn có tin cậy mọi người làm tốt công việc của họ không?..... 18. Bạn có diễn đạt bằng lời các giá trị cao hơn mà bạn và tổ chức theo đuổi không?..... 19. Bạn có thiết lập các thủ tục để giúp bộ phận mình làm việc trôi chảy không?..... 20. Bạn có đặt câu hỏi “tại sao” về mọi thứ để động viên người khác?...... 21. Bạn có thiết lập các giới hạn hợp lý cho các tiếp cận mới không?...... 22. Bạn có biểu thị sự không khuôn phép xã hội như là một cách để thúc đẩy thay đổi không?...... Tính điểm và giải thích. Đếm các câu trả lời “có” cho các câu số chẵn và các câu hỏi lẻ. So sánh hai con số này. Các câu chẵn thể hiện hành vi và hoạt động đặc trưng của lãnh đạo. các nhà lãnh đạo có những cá tính liên quan đến ý tưởng, giá trị, viễn cảnh, và thay đổi. Họ thường sử dụng cách tiếp cận trực giác để phát triển các ý tưởng mới mẻ và tìm kiếm các hướng mới cho bộ phận và tổ chức. Các câu lẻ được xem như là các hoạt động đặc trưng quản trị hơn. Các nhà quản trị đáp ứng các vấn đề tổ chức theo cách vô tính hơn, ra quyết định hợp lý và làm việc vì sự ổn định và hiểu quả. Nếu bạn trả lời “có” nhiều hơn ở các câu chẵn bạn có các phẩm chất của nhà lãnh đạo tiềm tàng. Ngược lại bạn sẽ có phẩm chất quản trị mạnh hơn. Các phẩm chất lãnh đạo có thể phát triển hay cải thiện với nhận thức và kinh nghiệm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfleadership_ch1_banchatlanhdao_100324060311_phpapp02_585.pdf
Tài liệu liên quan