Tỷ lệ mắc bệnh ở các chủng tộc khác nhau trên thế giới
từ 0,1 đến 3 % dân số.
Ở Châu Âu và ở Mỹ tỷ lệ mắc bệnh từ 2-3 % dân số, ở
Mỹ mỗi năm ghi nhận thêm khoảng 150.000 ca vẩy nến
mới được chẩn đoán.
Tỷ lệ nam nữ bằng nhau.
Tuổi khởi phát bệnh: từ sơ sinh đến 108+ tuổi, thông
thường ở tuổi từ 15 đến 30.
37 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bệnh vẩy nến: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh vẩy nến:
nguyên nhân, chẩn
đoán, điều trị.
BS. Vũ Thị Phương Thảo
Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Dịch tễ
Tỷ lệ mắc bệnh ở các chủng tộc khác nhau trên thế giới
từ 0,1 đến 3 % dân số.
Ở Châu Âu và ở Mỹ tỷ lệ mắc bệnh từ 2-3 % dân số, ở
Mỹ mỗi năm ghi nhận thêm khoảng 150.000 ca vẩy nến
mới được chẩn đoán.
Tỷ lệ nam nữ bằng nhau.
Tuổi khởi phát bệnh: từ sơ sinh đến 108+ tuổi, thông
thường ở tuổi từ 15 đến 30.
Nguyên nhân
Căn sinh bệnh học vẩy nến còn chưa rõ ràng.
Bệnh rối loạn miễn dịch có yếu tố di truyền đa gen:
1. 33-50 % bệnh nhân có tiền sử gia đình có người
mắc bệnh vẩy nến.
2. Có sự mất cân bằng một số gen HLA trong bệnh vẩy
nến (những người có HLA-Cw6, HLA-B13, HLA-B17,
HLA-B27, HLA-B37có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến
cao).
Nguyên nhân
Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng làm khởi
phát bệnh vẩy nến:
1. Nhiễm khuẩn.
2. Chấn thương.
3. Stress.
4. Một số loại thuốc như thuốc kháng sốt rét, chẹn beta,
kháng viêm nonsteroid, ức chế men chuyển angiotensin,
lithium, imiquimod...
Phân loại
( Theo Thomas P.Habif)
Theo hình thái
Vẩy nến mảng
Vẩy nến giọt
Đỏ da toàn thân vẩy nến
Vẩy nến mủ
Vẩy nến nhạy cảm ánh sáng
Vẩy nến ở bệnh nhân HIV
Vẩy nến ở bệnh lậu
Phân loại
Theo vị trí
Vẩy nến khớp
Vẩy nến móng
Vẩy nến da đầu
Vẩy nến lòng bàn tay bàn chân
Vẩy nến thể đảo ngược
Vẩy nến ở ngón tay
Phân loại mức độ nặng
dựa trên BSA
( Theo National Psoriasis Foundation)
Nguồn:
PASI
PASI thay đổi từ 0 – 72, chỉ số càng cao
thì bệnh càng nặng. PASI được phân độ
như sau:
mức độ nhẹ (< 10), mức độ trung bình (từ
10 đến < 20) và mức độ nặng (≥ 20).
Lâm sàng bệnh vẩy nến
Thương tổn da:
* Dát, mảng hồng ban:
-Không tẩm nhuận
-Ranh giới rõ với da lành
-Có vẩy trắng khô, dễ bong
-Vị trí: toàn thân, thông
thường khu trú ở khuỷu
tay, đầu gối, rìa chân tóc.
-Sang thương đối xứng.
Lâm sàng bệnh vẩy nến
*Nghiệm pháp Brocque (+)
- dấu hiệu giọt sương máu
của Auspitz.
*Dấu hiệu Kobner
- thương tổn xuất hiện tại
vị trí bị sang chấn, vết
cào gãi.
Lâm sàng bệnh vẩy nến
Thương tổn móng:
-Gặp ở khoảng 30-40%
bệnh nhân vẩy nến.
-Móng ngả màu vàng.
-Dầy, dễ mủn.
-Có các chấm lỗ rỗ trên
bề mặt.
2. Vẩy nến giọt
Kích thước thương
tổn nhỏ, từ 0,5 –1,5 cm.
-Thường gặp ở người
trẻ tuổi, có mối liên hệ
với yếu tố HLA-Cw6.
-Nhiễm streptococcus
thường có trước hoặc
cùng với đợt bùng phát
bệnh.
3. Đỏ da toàn thân vẩy nến
Nguyên nhân:
- Vẩy nến mảng tiến triển từ từ tới
ĐDTT.
- Do hậu quả điều trị không đúng
cách (corticoid tại chỗ và toàn
thân, anthralin, UVB).
- Đôi khi là biểu hiện đầu tiên của
bệnh vẩy nến.
4. Vẩy nến mủ
1. Vẩy nến mủ toàn thân
(von Zumbusch): các mụn
mủ vô trùng trên mảng đỏ
da, kèm sốt cao, mệt mỏi.
Nguyên nhân: nhiễm trùng,
thuốc bôi gây kích ứng da,
ngưng sử dụng corticoid
toàn thân.
Biến chứng: bội nhiễm,
nhiễm trùng huyết, mất nước.
Vẩy nến mủ
2. Vẩy nến mủ khu trú, bao
gồm thể vẩy nến mủ lòng bàn
tay, bàn chân và thể vẩy nến
mủ khu trú ở đầu ngón tay,
ngón chân, còn gọi là viêm da
đầu chi liên tục của Hallopeau.
3. Vẩy nến mủ dạng vòng: hiếm
gặp, 1 số tác giả cho là 1 dạng
vẩy nến mủ xuất hiện ở phụ nữ
trong thai kỳ.
Các thể lâm sàng khác
5. Vẩy nến tiết bã
6. Vẩy nến tã lót: xuất
hiện ở vùng tã lót ở độ
tuổi từ 3-6 tháng, có xu
hướng biến mất sau 1
tuổi.
7. Vẩy nến nếp gấp.
8. Vẩy nến đường: rất
hiếm gặp.
9.Vẩy nến móng.
10.Vẩy nến da đầu.
11. Vẩy nến khớp
viêm tự miễn hệ thống cơ xương khớp, thuộc nhóm
bệnh viêm khớp đốt sống với huyết thanh âm tính.
10-15 % bệnh nhân vẩy nến, thường gặp ở các thể vẩy
nến nặng.
50 % trường hợp xuất hiện sau tổn thương da, nhưng
có thể xuất hiện trước hoặc cùng lúc.
Có yếu tố di truyền mạnh và có liên hệ với nhiều HLA
như HLA-Cw6, HLA-B27, HLA-B39
Sự kích hoạt tế bào T-CD8+ dẫn đến sự phóng thích các
chất trung gian gây viêm đóng vai trò quan trọng trong
cơ chế bệnh sinh.
Vẩy nến khớp
1. Các đặc điểm chính:
- Có bệnh vẩy nến.
- Viêm điểm bám gân.
- Viêm ngón tay, ngón chân.
- Tổn thương móng.
- Tổn thương các khớp giữa các đốt ngón tay, ngón
chân.
- Viêm khớp cùng chậu và khớp đốt sống.
- Cứng khớp, biến dạng khớp.
Vẩy nến khớp
2. Các đặc điểm khác:
- Khi không có tổn thương da:
có tiền sử bản thân và/hoặc
gia đình bị vẩy nến.
- Viêm khớp ngoại biên,
thường là không đối xứng
hoặc viêm thiểu khớp lúc
bệnh khởi phát.
- Yếu tố RF (-).
- X.quang thấy hiện tượng mất
vôi ở đầu xương, hủy hoại
sụn, xương, dính khớp, loãng
xương.
Căn sinh bệnh học bệnh vẩy nến
Gia tăng số lượng tế bào thượng bì
&
Sự duy trì phản ứng viêm miễn dịch.
Căn sinh bệnh học bệnh vẩy nến
Gia tăng số lượng tế bào
thượng bì:
- Lâm sàng: sự tróc vẩy.
- Mô học: parakeratosis (á sừng,
hóa sừng giả) và hyperkeratosis
(tăng sừng).
- Chu kỳ tế bào từ 311 h xuống
còn 36 h, kết quả sự tăng sinh tế
bào thượng bì tăng gấp 28 lần.
Lớp thượng bì dày gấp 3-5 lần.
-
Căn sinh bệnh học bệnh vẩy nến
Sự duy trì liên tục phản ứng viêm miễn
dịch
- Lâm sàng: hồng ban.
- Mô học: thâm nhiễm tế bào viêm (tế bào lymphô
T đã kích hoạt).
- T-CD8+ di chuyển vào thượng bì, T-CD4+ tập
trung ở lớp bì.
- Các tế bào T sẽ phóng thích các chất cytokines
(gồm interleukines, interferons và growth factors
như IFN-γ, TNF-α, IL-2, IL-23) và chemokines
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì phản
ứng viêm mãn tính ở bệnh vẩy nến.
Điều trị
Điều trị toàn thân.
Điều trị tại chỗ: phần lớn các ca bệnh vẩy nến
đáp ứng tốt với điều trị chỉ sử dụng các thuốc
bôi tại chỗ.
1. Corticosteroids.
2. Vitamin D3 và các dẫn xuất.
3. Tazarotene.
4. Calcineurin inhibitors.
5. Anthralin (Dithranol).
6. Chất tiêu sừng: mỡ Sali.
7. Hắc ín.
Chiến lược điều trị
- Điều trị kết hợp các thuốc với nhau (combination
therapy).
- Điều trị theo theo giai đoạn (sequential therapy):
+ Giai đoạn tấn công có thể lựa chọn các phương
pháp điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc phối hợp cả
hai nhằm xóa sạch tổn thương.
+ Giai đoạn duy trì sự ổn định, giữ cho bệnh
không tái phát.
- Điều trị xoay vòng (rotational therapy)
Điều trị tại chỗ
Mỡ Sali: là chất tiêu sừng, dạng mỡ, từ 2-10 %,
ở trẻ em chỉ nên dùng 0.5-1%. Là thuốc thoa tại
chỗ an toàn, có thể sử dụng lâu dài.
Emollients: các chất làm mềm da. Thường được
sử dụng sau khi kết thúc đợt điều trị, có tác
dụng giảm tróc vẩy, chống khô da và giảm
ngứa. Nên thoa ngay sau khi tắm.
Hắc ín: ức chế tổng hợp DNA và làm giảm hoạt
tính quá trình gián phân (mitosis) tế bào thượng
bì, có tác dụng kháng viêm. Thường ở dạng
kem, mỡ, xà bông, dầu gội đầu từ 5-20 %.
Tác dụng phụ: kích ứng da, phản ứng dị ứng,
viêm nang lông. Là chất có thể gây ung thư.
Liệu pháp ánh sáng
Cơ chế hoạt động của ánh sáng là làm giảm số lượng tế
bào T, chủ yếu là trong thượng bì.
1. UVB: NB-UVB phổ hẹp (310-331 nm) và BB-UVB phổ
rộng (290-320nm).
Liều: liều sử dụng từ 50-75 % liều đỏ da thấp nhất
(MED). Điều trị cho tới khi khỏi hoàn toàn hoặc tới kết
quả tốt nhất.
Tác dụng phụ: tác động hủy hoại do ánh sáng, phát ban
đa dạng do ánh sáng, lão hóa da, ung thư da
Chống chỉ định: các bệnh nhạy cảm ánh sáng, các loại
thuốc tăng nhạy cảm ánh sáng, ung thư da
Hiệu quả: cho kết quả tốt hơn khi kết hợp với hắc ín,
anthralin hoặc với điều trị toàn thân.
NB-UVB có ưu thế hơn so với BB-UVB cả về hiệu quả,
thời gian tái phát và độ an toàn.
Liệu pháp ánh sáng
2. PUVA: psoralen và UVA.
Liều: 8-methoxypsoralen 0,6mg/kg uống 1h trước khi
chiếu UVA.
UVA: 0.5-2 J/cm2, phụ thuộc vào type da, 2 lần/tuần,
tăng dần lên 20%/tuần cho tới ngưỡng 15J/cm2.
Hiệu quả: hiệu quả cao hơn UVB. Nếu kết hợp với
retinoids uống có thể giảm liều UVA. Khuyến cáo tổng
liểu không quá 200 lần điều trị hoặc 2000J / cm2.
Tác dụng phụ: tác động hủy hoại do ánh sáng, lão hóa
da, ung thư da, tổn thương mắt. Cần bảo vệ mắt khi đi
ra ngoài nắng.
Chống chỉ định:
- Tuyệt đối: các bệnh nhạy cảm ánh sáng, ung thư da,
phụ nữ đang cho con bú.
- Tương đối: phụ nữ có thai, trẻ em dưới 10 tuổi, thuốc
tăng nhạy cảm ánh sáng, có bệnh nặng kèm theo.
Liệu pháp ánh sáng
3. Excimer laser:
Ưu điểm là có thể chiếu ánh sáng liều tới 2-6 MED
(UVB là 50-75% MED) trực tiếp tới các sang thương
vẩy nến. Điều trị 2 lần/tuần.
Trong 1 nghiên cứu trên 124 bệnh nhân vẩy nến, có
72 % bệnh nhân cho kết quả điều trị thấp nhất là sạch
75% thương tổn sau 6,2 lần điều trị.
Sử dụng để điều trị các mảng vẩy nến mãn tính trên
khuỷu tay và đầu gối thông thường ít đáp ứng với các
thuốc và phương pháp điều trị khác.
Điều trị toàn thân
1. Methotrexate: rất hiệu quả trong điều trị vẩy nến
mảng mãn tính và các các thể vẩy nến nặng khác như
đỏ da toàn thân và vẩy nến mủ, vẩy nến khớp.
Cơ chế hoạt động: ức chế dihydrofolate reductase
(DHFR)→ức chế tổng hợp purine và pyrimidine. Ức
chế tăng sinh thượng bì. Ở liều thấp ức chế in vitro
tăng sinh tế bào lymphô.
Liều: 0.1-0.3 mg/kg/tuần, tối đa là 25-30 mg/tuần. Cần
giảm liều dần trước khi kết thúc điều trị.
Tác dụng phụ: gây độc gan, nếu dùng lâu ngày có thể
dẫn tới xơ gan. Gây quái thai hoặc thai chết lưu. Ức
chế tủy sinh. Phản ứng dị ứng da nặng. Nhiễm trùng
cơ hội. Viềm thành phế nang ở phổi. Loét da và niêm
mạc. (Sử dụng acid folic 1-5mg/ngày sẽ làm giảm các
tác dụng phụ mà không ảnh hưởng đến hiệu quả điều
trị).
Điều trị toàn thân
Methotrexate:
Chống chỉ định:
- Tuyệt đối: phụ nữ có thai, đang cho con bú.
- Tương đối: suy gan, thận, viêm gan.
Cần theo dõi công thức máu và chức năng gan. Khi tổng
liều đạt 1.5g cần làm sinh thiết gan. Có thể sử dụng XN
procollagen peptide type III để tầm soát xơ gan, tuy
nhiên FDA hiện vẫn chưa cho phép sử dụng XN này tại
Mỹ.
Trong trường hợp quá liều cần cho uống hoặc truyền 20
mg leucovorin (folinic acid) và nhắc lại mỗi 6 giờ.
Một số loại thuốc như kháng viêm nonsteroids và
sulfonamides khi kết hợp sẽ làm tăng độc tính của
methotrexate.
Điều trị toàn thân
2. Acitretin: retinoid hệ thống thế hệ hai. Hiệu quả cao
trong điều trị vẩy nến đỏ da toàn thân và vẩy nến mủ.
Cơ chế: gắn kết với các thụ thể retinoic acid, có tác dụng
bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào thượng bì và
tăng sinh thượng bì.
Liều: bắt đầu từ 25 mg/ngày và tăng liều dần cho tới khi
đáp ứng và duy trì ở liều 25-50 mg/ngày.
Tác dụng phụ: gây độc gan, tăng lipid máu, rụng tóc,
quái thai hoặc thai chết lưu, chứng tăng sinh xương,
viêm móng, tổn thương da và niêm mạc.
Chống chỉ định tuyệt đối: phụ nữ có thai, cho con bú
hoặc nữ ở độ tuổi sinh đẻ trong thời gian 3 năm sau khi
ngưng thuốc.
Cần theo dõi chức năng gan, thận, công thức máu, lipids
máu, test mang thai hàng tháng.
Có thể điều trị kết hợp với PUVA và UVB để tăng hiệu
quả và giảm tác dụng phụ. (Bệnh thường tái phát 2 tháng sau
khi ngưng điều trị.)
Điều trị toàn thân
3. Cyclosporin A: điều trị hiệu quả cao (tới 90%) các
thể vẩy nến nặng như đỏ da toàn thân và vẩy nến móng.
Cơ chế: gắn kết với cyclophilin, ức chế calcineurin, làm
giảm tác động của NF-AT(yếu tố hạt nhân trong các tế
bào T-kích hoạt), kết quả ức chế IL-2 và các cytokines
khác.
Liều: 2.5 - 5mg/kg, giảm liều dần trước khi kết thúc điều
trị.
Tác dụng phụ: gây độc thận, tăng huyết áp, ức chế miễn
dịch, tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt nếu sử dụng
trước khi điều trị với PUVA.
Chống chỉ định tuyết đối: tăng huyết áp không kiểm soát
được, bất thường chức năng thận, tiền căn hoặc đang
có u ác tính.
Cần theo dõi: huyết áp, công thức máu, nước tiểu
thường quy, chức năng gan, thận, acid uric, lipids.
Điều trị toàn thân
4. Điều trị sinh học: biologic treatments.
Hiệu quả điều trị cao tương đương với Methotrexate
nhưng không gây độc gan, tuy nhiên đắt tiền, nguy cơ
ức chế miễn dịch và nhiều tác dụng phụ khác đang
được nghiên cứu. Được khuyến cáo sử dụng trong các
thể vẩy nến nặng không đáp ứng với điều trị hoặc có
chống chỉ định với Methotrexate.
Có 3 type: recombinant human cytokines (cytokines tổng
hợp của người), fusion protein (protein liên kết) và
monoclonal antibodies (kháng thể đơn dòng).
Tiêu chuẩn nhập viện
- Vảy nến đỏ da toàn thân
- Vảy nến mủ toàn thân
- Vảy nến khớp (có thể hội chẩn chuyên
khoa nội khớp)
- Vảy nến mảng diện tích rộng > 30%
Giáo dục sức khỏe
- Chế độ ăn hợp lý, ngủ đủ giấc.
- Tránh các yếu tố nguy cơ.
- Phát hiện sớm biến chứng khớp, đỏ da
toàn thân, các bệnh lý kèm theo.
- Bỏ thuốc lá, rượu bia.
- Giảm stress.
- Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ
Kết luận
Bệnh vẩy nến là 1 bệnh hệ thống với tổn thương đặc
trưng ở da
mãn tính, thường xuyên tái phát,
nguyên nhân phức tạp, còn nhiều điều chưa rõ ràng,
Vì vậy, cho đến nay việc tìm kiếm những phương pháp
mới điều trị bệnh vẩy nến với hiệu quả cao và không có
tác dụng phụ vẫn còn là 1 vấn đề bức xúc, cần được
quan tâm, nghiên cứu và giải quyết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bnhvynn_170806114801_9042.pdf