Khảo sát kích thước của tuyến thượng thận bình thường ở người trưởng thành trên x‐quang cắt lớp điện toán

Mở đầu: Tuyến thượng thận (TTT) là một trong những tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Các bệnh lý

TTT cũng vô cùng đa dạng. Việc xác định kích thước của TTT thông qua X‐quang cắt lớp điện toán là phương

pháp không xâm lấn và hữu ích giúp cho các nhà lâm sàng đưa ra các chẩn đoán xác định chính xác nhằm hướng

đến một liệu pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

Mục tiêu: Khảo sát hình dạng, kích thước trung bình: thân, chi trong và chi ngoài của tuyến thượng thận ở

người trưởng thành; So sánh sự khác biệt về chiều rộng của chi trong, chi ngoài và của thân tuyến thượng thận

ở người trưởng thành theo giới, theo tuổi và theo BMI.

Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, thực hiện trên 424 người Việt Nam >/= 18 tuổi,

được chụp CLĐT bụng có cản quang từ tháng 7/2012 đến tháng 1/2013, tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khảo sát kích thước của tuyến thượng thận bình thường ở người trưởng thành trên x‐quang cắt lớp điện toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu  của Sample và Sarti,  tuy  chỉ thực hiện ở 34 mẫu nhưng lại phát hiện thêm  hình dạng L ngược, trong khi đó nghiên cứu của  chúng tôi không ghi nhận được hình ảnh này.  Như  vậy, TTT  không  chỉ  có hình Y  ngược  mà hình dạng này chỉ chiếm đa số trong dân số.  Những  hình  dạng  khác  được  ghi  nhận  trên X  quang CLĐT bao gồm: V ngược, đường  thẳng,  tam giác và Lamda. Riêng hình ảnh Lamda chỉ  xuất hiện bên TTT (T).   Theo kết quả khảo  sát  (bảng 3), chiều  rộng  lớn nhất của  thân, chi ngoài, chi  trong TTT  (P)  lần lượt 4,70 mm (SD 0,83) với khoảng giới hạn  từ 2,5 đến 8 mm, 2,76 mm (SD 0,49) khoảng giới  hạn  từ  1,5  đến  4,2  mm,  3,03  mm  (SD  0,50),  khoảng giới hạn từ 1,7 đến 4,9 mm; và các kích  thước này của TTT (T)  lần  lượt  là 5,12 mm (SD  1,00),với khoảng giới hạn từ 2,8 đến 4,8 mm, 3,16  mm (SD 0,65), khoảng giới hạn từ 1,8 đến 5 mm,  3,67 mm  (SD 0,75), khoảng giới hạn  từ 2,1 đến  5,8 mm. Những số đo này đều nhỏ hơn so với  kích thước đo được của tác giả Vincent ngoại trừ  giá trị của chi trong, tác giả Vincent đã báo cáo  kích  thước  TTT  (P)  6,1 mm,  0,28 mm  và  0,28;  TTT (T) 7,9 mm, 0,3 mm và 0,33 mm. Việc khác  biệt  thể hiện khá  rõ  ở  chiều  rộng  lớn nhất  của  thân TTT. Nguyên nhân có  thể do  tác giả  thực  hiện nghiên cứu bằng máy CLĐT với độ dày lát  cắt 10 mm, trong khi nghiên cứu của chúng tôi,  các dữ  liệu được thu thập trên hình ảnh tái tạo  với độ dày 1 mm, có độ phân giải và tương phản  tốt hơn. Sự không  đồng nhất này  cũng  có khả  năng do khác biệt về chủng tộc, người châu Âu  thường có sắc vóc to lớn hơn người châu Á, có lẽ  chính  vì  vậy  mà  kích  thước  của  TTT  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có phần nhỏ hơn  so  với khảo sát của tác giả được thực hiện tại nước  Anh.  Khi  so  kết  quả  đo  được  với  tác  giả  người  Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy có sự phù hợp  về  kích  thước  trung  bình  của  phần  thân  TTT  giữa hai nghiên cứu. Trong khi đó, kết quả đo  hai chi ngoài và  trong của nghiên cứu này cao  hơn so với của Gang Ma(4). Sự không tương thích  này có  lẽ xảy ra do sự khác biệt về mặt phẳng  khảo sát. Chúng  tôi sử dụng mặt phẳng ngang  để quan sát, còn nghiên cứu của Gang Ma dựa  trên  mặt  phẳng  đứng  ngang.  Có  khi  yếu  tố  chủng  tộc  cũng  góp  phần  ảnh  hưởng  đến  kết  quả nghiên cứu.  Cũng  trên  bảng  4,  so  sánh  kích  thước  chi  trong  và  chi  ngoài  nhận  thấy  độ  dày  của  chi  trong  lớn hơn của chi ngoài rõ rệt với p < 0,01,  trên  cả hai TTT. Trong khi  đó, Vincent  chỉ ghi  nhận sự khác biệt rõ bên TTT  (T), còn TTT  (P),  tuy trung bình độ dày cả hai chi đều là 2,8 mm  nhưng độ  lệch chuẩn bên chi  trong  lớn hơn so  với chi ngoài, 0,08 mm so với 0,06 mm(13). Như  vậy,  theo  khảo  sát  của  tác  giả,  trong  một  số  trường hợp chi  trong vẫn có khả năng  lớn hơn  chi ngoài.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Chẩn Đoán Hình Ảnh  249 Khi so sánh kích thước thân đo được từ các  TTT  có  hình  dạng  khác  nhau,  chúng  tôi  nhận  thấy bên TTT  (P)  có  sự khác biệt  giữa TTT  có  hình dạng Y ngược và V ngược, các chỉ số trung  bình  lần  lượt  là 4,67 mm (S.D 0,84) và 5,13 mm  (S.D. 0,56) với p = 0,02. Tuy nhiên, khi so sánh số  đo này giữa dạng Y ngược với đường thẳng và  V  ngược  với  dạng  đường  thẳng,  chúng  tôi  không tìm thấy được sự khác biệt rõ rệt (bảng 5).  Khi phân tích bên TTT (T), trung bình của thân  TTT giữa các dạng khác nhau không thể hiện sự  khác biệt, p = 0,32. Dạng Y ngược và V ngược  khác  nhau  chủ  yếu  ở  phần  thân,  thân  của  V  ngược ngắn hơn so với Y ngược, có  lẽ chính vì  thế mà độ dày của V ngược được củng cố và lớn  hơn dạng Y ngược.  Đối  với  độ  dày  chi  ngoài  của  TTT,  sự  sai  khác về hình dạng TTT không liên quan đến sự  khác  biệt  về  kích  thước,  trên  cả  hai  TTT  (p  >  0,05).   Đối với chi  trong của TTT,  tuy bên TTT  (P)  không  có  sự  thay  đổi  về  kích  thước  đáng  kể  nhưng bên TTT (T), chúng tôi ghi nhận TTT có  dạng Lamda  có  độ dày  của  chi  trong  lớn  hơn  dạng Y ngược, 4,56 mm (S.D. 0,72) và 3,66 mm  (S.D. 0,73), p < 0,01. Các cặp so sánh còn lại đều  không có sự khác nhau (bảng 6). Nguyên nhân  của sự khác biệt về độ dày có lẽ cũng do nhánh  chi trong của dạng Y ngược phát triển về chiều  dài nhiều hơn dạng Lamda nên về độ dày của  dạng Lamda chiếm ưu thế hơn.  Nhìn  chung,  sau  khi  khảo  sát  trên  424  đối  tượng,  chúng  tôi nhận  thấy  độ dày  trung bình  của hai TTT (P) và (T) có sự khác biệt rõ rệt trên  cả ba độ dày thân, chi ngoài và chi trong, bên (T)  lớn hơn bên (P); độ dày của chi trong lớn hơn chi  ngoài trên cả hai TTT; TTT (P) có dạng V ngược  có độ dày của thân tuyến lớn hơn dạng Y ngược  và TTT (T) dạng Lamda có độ dày của chi trong  lớn hơn dạng Y ngược.  Hình  ảnh  của  TTT  giảm  kích  thước  được  phát hiện trên X quang CLĐT cũng giúp hỗ trợ  các bác  sĩ  lâm  sàng  trong quá  trình  chẩn  đoán  bệnh lý Addison, phát hiện kịp thời thiểu năng  TTT sau xuất huyết hay theo dõi tiến trình điều  trị và đáp ứng của bệnh nhân trong một số bệnh  u hạt, abcess.  KẾT LUẬN  TTT đa dạng về hình dạng, TTT (P) thường  gặp các dạng: Y ngược, V ngược, đường  thẳng  và  tam  giác;  TTT  (T)  có  thêm  dạng  Lamda.  Trong đó dạng Y ngược thường gặp trên cả hai  TTT, 89,9% bên (P) và 92,7% bên (T).  Kích thước trung bình của thân, chi ngoài và  chi trong của TTT (P) lần lượt 4,7 mm (S.D. 0,83),  2,76 mm (S.D. 0,49), 3,03 mm (S.D. 0,50); của TTT  (T) 5,12 mm (S.D. 1,0), 3,16 mm (S.D. 0,65), 3,67  mm (S.D. 0,75).  TTT  (T)  có  độ  dày  thân,  chi  ngoài  và  chi  trong lớn hơn TTT (P) có ý nghĩa thống kê.  Chi  trong  có  kích  thước  lớn  hơn  chi  ngoài  trên cả hai TTT (p < 0,01).  Thân TTT  (P) dạng V ngược có độ dày  lớn  hơn dạng Y ngược (p < 0,05).  Chi  trong  TTT  (T)  dạng  Lamda  có  độ  dày  lớn hơn dạng Y ngược (p< 0,05).  Tuổi,  giới,  BMI  không  ảnh  hưởng  đến  độ  dày của thân và các chi của TTT.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Birnholtz  JC  (1973).  ʺUltrasound  imaging  of  adrenal mass  lesions.ʺ radiology 109: 163‐166.  2. Davidson JK, Morley P, et al (1975). ʺadrenal venography and  ultrasound  in  the  investigation  of  the  adrenal  gland:  an  analysis of 53 cases.ʺ br j radiol 48: 435‐450.  3. Forsythe  JK,  Gosink  BB,  et  al  (1977).  ʺultrasound  in  the  evaluation of adrenal metastases.ʺ j c u 5: 31‐34.  4. Gang MA (2008). ʺsectional anatomy of the adrenal gland in  the coronal plane.ʺ surg radiol anal 30: 271‐280.  5. Hattery RR, Sheedy PF 2nd, Stephens DH, van Heerden  JA  (1981).  ʺComputed  tomography  of  the  adrenal  gland.ʺ  seminars in roemgenology 16(4): 290‐300.  6. Herbut  PA  (1952). Urologic  pathology.  Philadelphia,  lea &  febiger.  7. Holm HH  (1972).  ʺUltrasonic  scanning  in  the  diagnosis  of  space‐ocupying lesions of the upper abdomen.ʺ br j radiol 44:  24‐36.  8. Kehlet H, Blichert‐Toft M, et al (1976). ʺComparative study of  ultrasound,  i‐19‐iodocholesterol  scintigrahpy  and  aortography in localizing adrenal lesions ʺ Br Med J 2(6037):  665‐667.  9. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê  (2007). Nội  tiết học  đại  cương, nhà xuất bản y học.  10. Montagne  JP,  Kressel  HY,  Korobkin M, Moss  AA  (1978).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 250 ʺComputed tomography of the normal adrenal glands.ʺ am j  roentgnol 130(5): 963‐966.  11. Moulton  JS, Moulton  JS  (1988).  ʺCt  of  the  adrenal  glands.ʺ  seminars in roentgenology 23(4): 288‐303.  12. Soffer  LS  (1951).  Diseases  of  the  endocrine  glands.  Philadelphia, lea & febiger.  13. Vincent  JM, Morrison  ID,  et  al  (1994).  ʺThe  size  of  normal  adrenal glands on computed tomography.ʺ clinical radiology  49: 453‐455.  14. Wilms G, Baert A, et al (1979). ʺComputed tomography of the  normal  adrenal  glands:  correlative  study  with  autopsy  specimens.ʺ  journal  of  computer  assisted  tomography  3(4):  467‐469.  Ngày nhận bài báo:       22/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   25/11/2013  Ngày bài báo được đăng :     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf243_1218.pdf
Tài liệu liên quan