Bồi dưỡng năng lực sư phạm trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

Quá trình đào tạo giáo viên là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình

thành kỹ năng, năng lực, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức tương ứng cho mỗi

giáo viên. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo

dục, đào tạo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới

căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội

hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát

triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” Vì vậy, xây

dựng và phát triển đội ngũ giáo viên các cấp học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

vừa là mục tiêu, vừa là động lực và được coi là một trong những yếu tố quan trọng để

thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bồi dưỡng năng lực sư phạm trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học106 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠOGIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN ThS. Lê Thị Lệ Hà Khoa Ngoại ngữ, Trường CĐSP Nghệ An 1. Đặt vấn đề Quá trình đào tạo giáo viên là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, năng lực, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức tương ứng cho mỗi giáo viên. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” Vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên các cấp học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực và được coi là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hiện nay, đã có nhiều kết quả nghiên cứu xung quanh vấn đề năng lực sư phạm, các nhà khoa học đã khẳng định: - Năng lực sư phạm quyết định sự thành công của việc dạy học; - Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm là một trong những nhiệm vụ mang tính đặc thù, đặc biệt và phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình đào tạo tại trường sư phạm; Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến một vài biện pháp cơ bản nhằm bồi dưỡng năng lực sư phạm cho sinh viên trong trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch qui định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cụ thể: - Thông tư liên tịch số 20/2015 ngày 14/9/2015 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ về việc qui định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non; - Thông tư liên tịch số 21/2015 ngày 16/9/2015 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ về việc qui định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập; - Thông tư liên tịch số 22/2015 ngày 16/9/2015 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ về việc qui định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập; - Thông tư liên tịch số 23/2015 ngày 16/9/2015 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ về việc qui định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập; Các Thông tư liên tịch trên đã qui định rõ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực sư phạm cần thết cho giáo viên mỗi cấp Kỷ yếu hội thảo khoa học 107 học, bậc học. Việc đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Một số năng lực sư phạm cơ bản cần có đối với sinh viên sư phạm Dựa trên các văn bản qui định của của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ về việc qui định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, chúng tôi trình bày một số năng lực sư phạm cần có đối với sinh viên sư phạm đó là: 2.2.1. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục Cụ thể: - Tìm hiểu đối tượng giáo dục; - Tìm hiểu môi trường giáo dục. 2.2.2. Năng lực dạy học Năng lực dạy học thể hiện qua các thành tố sau: - Phân tích chương trình môn học, cấp học; - Chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học, bao gồm các thao tác: chọn lựa tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy, xác định mục tiêu bài giảng (xuất phát từ mục tiêu môn học, mục tiêu chương trình bậc học); các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng; lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học và kỹ thuật dạy học cũng như thiết bị dạy học tương ứng; dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra và các phương án xử lí; - Lập kế hoạch dạy học môn học; - Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp; - Tổ chức và quản lý lớp học; - Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là biết khai thác các tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động dạy học; - Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; - Quản lý hồ sơ dạy học. 2.2.3. Năng lực giáo dục Năng lực giáo dục thể hiện qua những thành tố sau của người giáo viên: - Năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt động giáo dục; - Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục thông qua dạy học; - Năng lực xử lý tình huống giáo dục; - Năng lực tư vấn, tham vấn cho học sinh; - Năng lực phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; - Năng lực xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp; - Năng lực tổ chức các hoạt động tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; - Năng lực ổ chức giờ sinh hoạt lớp; - Năng lực hiểu biết đặc điểm học sinh để có các phương án giáo dục có hiệu quả, cảm hóa thuyết phục người học, hỗ trợ giáo dục học sinh cá biệt. - Năng lực tổ chức đánh giá hiệu quả giáo dục. Kỷ yếu hội thảo khoa học108 - Năng lực xây dựng, quản lý và khai thác hồ sơ giáo dục. - Thể hiện tư cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp và thái độ thân thiện với học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng địa phương. 2.2.4. Năng lực định hướng sự phát triển của học sinh Năng lực định hướng (hướng nghiệp) sự phát triển của học sinh thể hiện: - Năng lực nhận diện đặc điểm cá nhân và điều kiện, hoàn cảnh sống (Về văn hóa, xã hội) của học sinh (Chẩn đoán tiền đề học tập và phát triển). - Năng lực hỗ trợ học sinh thiết kế chiến lược và kế hoạch phát triển. - Năng lực hỗ trợ học sinh tự đánh giá và diều chỉnh. 2.2.5. Năng lực phát triển cộng đồng Biểu hiện của năng lực phát triển công đồng gồm: - Năng lực phát triển cộng đồng nghề: + Chia sẽ kiến thức, thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp. + Tham gia phát triển chuyên môn của nhóm, tổ, trường. - Năng lực công tác xã hội: + Tham gia hoạt động của các tổ chức xã hội, hiệp hội nghề nghiệp. + Lôi cuốn học sinh, gia đình, bạn bè vào các hoạt động văn hóa, giáo dục của nhà trường và địa phương. 2.2.6. Năng lực phát triển cá nhân Biểu hiện của năng lực phát triển cá nhân: - Năng lực tự học. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ của giáo viên. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực thích ứng với môi trường. - Năng lực nghiên cứu khoa học. - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 2.3. Quá trình hình thành, phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên Quá trình hình thành và phát triển năng lực sư phạm của người giáo viên có thể chia thành ba giai đoạn sau: 2.3.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền sư phạm Đây là giai đoạn người giáo viên học ở trường phổ thông. Trong giai đoạn này, ngoài việc hình thành các kiến thức, kỹ năng cơ bản người giáo viên bước đầu cũng được hình thành các kỹ năng, năng lực sư phạm cơ bản như: kỹ năng trình bày bảng; năng lực tổ chức các hoạt động nhóm, hoạt động ngoại khóa; năng lực thuyết trình; ... 2.3.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn học tập ở trường sư phạm Đây là giai đoạn người giáo viên được lĩnh hội các kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành cần thiết, các kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học, phương pháp dạy học bộ môn thông qua các giờ học trên lớp, giờ thực hành, ngoại khóa, dự giờ kiến tập, thực tập ở trường phổ thông. 2.3.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn hoạt động ở các trường phổ thông Đây là giai đoạn người giáo viên tiếp tục được học tập, thực hiện các hoạt động Kỷ yếu hội thảo khoa học 109 giảng dạy và giáo dục ở trưởng phổ thông. Ở giai đoạn này, người giáo viên tập trung vào việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực sư phạm cho bản thân. 2.4. Các con đường hình thành, phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong quá trình đào tạo Thứ nhất, thông qua hoạt động dạy học Đây là con đường quan trọng và chủ yếu trong quá trình đào tạo sinh viên. Có thể nói rằng các môn học truong trường sư phạm đều có khả năng hình thành, phát triển và rền luyện năng lực sư phạm cho sinh viên. Đặc biệt là các môn học đặc thù như Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm... Những môn học này giúp cho sinh viên những tri thức cơ bản làm cơ sở cho việc hình thành các kỹ năng dạy học và giáo dục. Trong quá trình học tập ở trường sư phạm, sinh viên không chỉ được tiếp thu các tri thức khoa học sơ bản, tri thức phương pháp, hình thành phương pháp tự học tự nghiên cứu mà sinh viên còn trực tiếp quan sát các thao tác, kỹ năng sư phạm chuẩn mực của giảng viên. Đây là cơ sở để sinh viên học hỏi, bắt chước và làm theo giúp sinh viên hình thành năng lực sư phạm cho bản thân. Thứ hai, thông qua hoạt động giáo dục khác Cùng với hoạt động học, trong quá trình học tập ở trường sư phạm sinh viên còn được tham gia nhiều hoạt động khác. Những hoạt động này có vai trò hỗ trợ cho hoạt động học và sự phát triển phẩm chất, năng lực của sinh viên. Đó là các hoạt động: lao động và học tập, sinh hoạt tập thể, thảo luận nhóm, văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao, hội thảo khoa học, hội thi nghiệp vụ sư phạm... Những hoạt động này là điều kiện để rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, năng lực tổ chức, phương pháp nghiên cứu khoa học, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ... Ví dụ: Tổ chứ hội thi nghiệp vụ sư phạm có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hình thành, phát triển, rèn luyện năng lực sư phạm cho giáo viên: Kỹ năng trình bày bảng, kỹ năng thuyết trình, xử lý các tình huống giáo dục, khả năng truyền thụ kiến thức cho học sinh làm sao phù hợp với đối tượng nhận thức... Thứ ba, thông qua hoạt động thực hành nghiệp vụ sư phạm Thực hành sư phạm là hoạt động trực tiếp hình thành hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cần phải hình thành ở sinh viên sư phạm. Hoạt động thực hành nghiệp vụ sư phạm thường được hình thành ở cấp độ và hình thức khác nhau, nhưng đều có một nội dung cơ bản: sinh viên vận dụng những tri thức khoa học cơ bản, tri thức nghiệp vụ chuyên môn đã được học để giải quyết các tình huống sư phạm, qua đó hình thành hệ thống năng lực sư phạm cần thiết của người giáo viên. Hoạt động thực hành nghiệp vụ sư phạm của sinh viên được tổ chức dưới sự hướng dẫn của giảng viên trường sư phạm và giáo viên phổ thông. Để giải quyết những tình huống sư phạm trong thực tiễn, người sinh viên phải vận dụng tất cả kiến thức, vốn hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng đã có để đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện, qua đó hình thành, phát triển, rèn luyện năng lực sư phạn cho bản thân. Kỷ yếu hội thảo khoa học110 Ở trường sư phạm có thể tổ chức cho sinh viên thực hành thường xuyên dưới nhiều hình thức như: tập viết bảng, tập giảng, tập soạn giáo án, dự giờ của giáo viên phổ thông, tập nhận xét, đánh giá giờ tập dạy hoặc giờ dạy của giáo viên phổ thông, tham gia các hoạt động cùng học sinh phổ thông, thiết các các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... Thứ tư, thông qua hoạt động thực tập sư phạm Thực tập sư phạm thường được chia làm 2 đợt: thực tập 1 (Kiến tập) và thực tập 2 (Thực tập). Thực tập 1 giúp sinh viên làm quen với những công việc của người giáo viên trong các khâu dạy học và giáo dục. Từ đó giúp sinh viên hiểu biết thực tế về nghề giáo viên để khi về trường tiếp tục tự rèn luyện và học tập. Thực tập 2 có tính chất toàn diện giúp sinh viên tập làm một người giáo viên thực thụ sau khi ra trường. Thực tập sư phạm là quá trình người sinh viên thực sự vận động, thực sự làm việc độc lập đòi hỏi sinh viên phải vận dungjtoongr hợp tất cả những hiểu biết nói chung cũng như những biện pháp, phương pháp cụ thể để giải quyết nhiệm vụ dạy học và giáo dục ở trường phổ thông. Đây cũng là giai đoạn phát triển hứng thú, tình yêu nghề nghiệp đối với sinh viên là giai đoạn sinh viên thể hiện toàn bộ phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của mình một cách rõ ràng, chính xác. 2.5. Một số biện pháp góp phần bồi dưỡng, phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên ở trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An 2.5.1. Biện pháp 1: Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1, năm học 2021 - 2022 đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6... Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong quá trình học tập và giáo dục, vì vậy chương trình đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm nói chung, tại trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An nói riêng cần phải được xây dựng lại theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới Xây dựng chương trình theo cách tiếp cận năng lực là giúp sinh viên không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống trong thực tiễn giáo dục đặt ra. Nếu như tiếp cận nội dung chủ yếu yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi: Biết cái gì, thì tiếp cận theo năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từ những điều đã biết. Nói cách khác, nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm (know- how), chứ không chỉ biết và hiểu (know-what). Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng tiếp cận năng lực cần xác định rõ các năng lực sư phạm cần hình thành, phát triển, rèn luyện cho sinh viên trong quá trình đào tạo. Các năng lực sư phạm cần phải các định cụ thể, rõ ràng theo từng cấp độ, phân hóa rõ cho từng đối tượng trong từng môn học. Chẳng hạn: với năng lực thuyết trình, có thể lấy yếu tố đại trà làm mặt bằng xuất phát chung để giảng dạy Kỷ yếu hội thảo khoa học 111 trên lớp, từ đó có những biện pháp phù hợp đối với từng sinh viên dưới chuẩn... 2.5.2. Biện pháp 2: Bổ sung chương trình đào tạo giáo viên hiện hành một số nội dung, yêu cầu phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới Sinh viên sư phạm đang đào tạo hiện tại tốt nghiệp ra trường từ năm học 2019 - 2020 sẽ tiếp xúc với chương trình giáo dục phổ thông mới, vì vậy để sinh viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới cần bổ sung cho sinh viên một số chuyên đề như: - Tổng quan về chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018; - Những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới so với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; - Chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên các cấp theo các qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ 2.5.3. Biện pháp 3: Đổi mới nội dung, phương pháp trong quá trình thực hành, thực tế, kiến tập, thực tập chuyên môn ở trường phổ thông Hoạt động thực hành, thực tế, kiến tập, thực tập chuyên môn ở trường phổ thông sẽ giúp cho sinh viên có những trải nghiệm cần thiết, những đối chiếu giữa kiến thức chuyên môn nghiệp vụ lĩnh hội được ở trường sư phạm với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông. Để hoạt động thực tế, kiến tập, thực tập chuyên môn ở trường phổ thông đạt hiệu quả cao, sinh viên có điều kiện tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân sau khi ra trường, trong quá trình triển khai cần đổi mới nội dung, phương pháp trong quá trình thực tế, kiến tập, thực tập chuyên môn ở trường phổ thông với các nội dung. Cụ thể: - Do chương trình đào tạo tại trường sư phạm hiện nay chỉ dành 10% số tiết cho hoạt động thực hành, thực tế, kiến tập thực tập nên không có đủ thời gian để sinh viên rèn nghề, thảo luận, phân tích, vì vậy cần tăng thời gian thực hành, thực tế, kiến tập, thực tập lên đến 30 - 35% nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện thực hành, phân tích, vận dụng kiến thức đã học ở trường sư phạm với thực tiễn ở trường phổ thông. - Cần xác định rõ yêu cầu về phẩm chất, năng lực, sản phẩm cần đạt đối với sinh viên trong quá trình thực hành, thực tế, kiến tập, thực tập ở trường phổ thông. - Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả đạt được đối với sinh viên trong quá trình thực hành, thực tế, kiến tập, thực tập ở trường phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực. 3. Kết luận Theo chúng tôi, định hướng cơ bản cho việc cho việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho sinh viên trong các trường sư phạm nói chung và trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An nói riêng là: - Xác định được những năng lực sư phạm cần hình thành, phát triển trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. - Phát huy được tố chất, năng lực sư phạm ở dạng tiềm ẩn hay tường minh trong Kỷ yếu hội thảo khoa học112 mỗi sinh viên sư phạm trong quá trình đào tạo. - Tạo môi trường thuận lợi có tính thực tiễn, tương tác cao để triển khai hoạt động rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên. - Tạo điều kiện, khuyến khích, động viên sinh viên nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm một cách thường xuyên trong quá trình đào tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường sư phạm nói chung, trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An nói riên cần phải chuyển đổi hình thức đào tạo từ các tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực, triển khai đồng bộ các biện pháp sư phạm phù hợp để đổi mới hình thành, phát triển các năng lực sư phạm cần thiết cho sinh viên trong quá trình đào tạo. Tài liệu tham khảo [1] Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Nghị quyết số 88/2014/QH13, nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. [3] Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. [4] Bộ Giáo dục và đào tạo: Thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. [5] Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ (2017): Các Thông tư liên tịch qui định về chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT. [6] Bộ Giáo dục và đào tạo (2017): Tài liệu bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông các hạng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - 2017. [7] Trường CĐSP Nghệ An (2015): Chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfboi_duong_nang_luc_su_pham_trong_dao_tao_giao_vien_o_truong.pdf
Tài liệu liên quan