Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh. Dựa trên mô hình đánh giá

chất lượng dịch vụ SERVPERF, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi

quy tuyến tính đa biến trên mẫu 3062 sinh viên, kết quả nghiên cứu khẳng định các nhân tố

có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng đào tạo là Chương trình đào tạo, Đội ngũ giảng

viên, Cơ sở vật chất và Đội ngũ hỗ trợ, trong đó Đội ngũ hỗ trợ có ảnh hưởng quan trọng hơn

những nhân tố còn lại. Ngoài ra, phân tích cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên nam và nữ

là như nhau, và cũng không có khác biệt giữa bốn nhóm ngành đào tạo, nhưng giữa 4 năm

học là có khác biệt. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các nhận xét hướng tới nâng cao chất lượng

đào tạo của Trường.

pdf15 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Căn tin của trường đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên) cũng không còn tham gia vào mô hình, điều này xảy ra có thể do không nhận được sự quan tâm đánh giá của sinh viên. 4 nhân tố tham gia vào mô hình phân tích phản ánh 83,4% phương sai của số liệu quan sát, gồm những quan tâm cốt lõi của sinh viên đối với đào tạo của Trường. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy 4 nhân tố có tỷ lệ ảnh hưởng 84,3% đến sự hài lòng của sinh viên. Nếu xét riêng từng nhân tố thì Chương trình đào tạo (CTĐT) có tỷ lệ ảnh hưởng là 11,6% và Đội ngũ giảng viên (GIANGVIEN) có tỷ lệ 14,4%, Cơ sở vật chất (CSVC) với tỷ lệ 15% và Đội ngũ hỗ trợ (HOTRO) có 59% (tính theo phương pháp của Đinh Phi Hổ, 2019 [17]). Điều này cho thấy Đội ngũ hỗ trợ ảnh hưởng nhiêu đến sự hài lòng, gần 60%. Đi sâu hơn vào các chi tiết của nhân tố Đội ngũ hỗ trợ có thể thấy, Ban giám hiệu, lãnh đạo khoa, nhân viên hành chính, cố vấn học tập, tư vấn học tập đã thực hiện tốt công tác của mình, vì vậy có nhiều đóng góp trong sự hài lòng của sinh viên. Tiếp sau, về cơ sở vật chất cũng có ảnh hưởng tốt, từ phòng ốc, máy lạnh, tuy nhiên vì Trường đang trong giai đoạn xây dựng thêm nên chỗ để xe còn chiếm hết sân trường cũng là hạn chế nhất định. Đội ngũ giảng viên cũng có ảnh hưởng quan trọng nhưng chưa có tỷ trọng cao trong sự hài lòng. Chương trình đào tạo có đóng góp chưa nhiều, do Trường đang trong quá trình hoàn thiện bộ chương trình theo chuẩn quốc gia. Từ kết quả kiểm định về sự hài lòng của 2 giới tính, cho thấy nam và nữ sinh viên của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đều có mức độ hài lòng như nhau, vì vậy vấn đề về giới tính không cần đặt ra trong đào tạo. Kiểm định so sánh mức độ hài lòng 4 năm học cho thấy có sự khác biệt theo năm. Sự hài lòng nhiều nhất ở sinh viên năm nhất, có thể do đang giai đoạn học cơ bản và chưa hiểu nhiều về chuyên môn mình học. Nhưng sự hài lòng bắt đầu giảm tuy không nhiều từ năm hai và ba, có thể do đây là thời gian học chuyên ngành nên sinh viên phải làm quen với kiến thức chuyên sâu và gặp khó khăn nhất định. Năm tư sinh viên đã có kỹ năng thích nghi tốt hơn với việc học và khi làm khóa luận tốt nghiệp có thể phần nào đưa đến cảm nhận hài lòng trở lại, sau 2 năm sụt giảm. Theo kết quả kiểm định so sánh mức độ hài lòng của sinh viên học ở 4 nhóm ngành đào tạo Công nghệ, Kinh doanh-Tài chính, Môi trường-Thủy sản và Xã hội-Nhân văn cho thấy mặc dù điều kiện về cơ sở vật chất như phòng thực tập, phòng thí nghiệm,và môi trường học tập có những khác biệt nhất định nhưng không có sự khác biệt về sự hài lòng đối với chất lượng đào tạo, điều này cho thấy sự đồng đều về năng lực đào tạo ở các nhóm ngành. 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mô hình nghiên cứu ban đầu đề xuất có 4 nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Chương trình đào tạo, Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất và Đội ngũ hỗ trợ. Sau khi đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá và loại 3 tiêu chí do hệ số tải thấp thì vẫn hình thành 4 nhân tố như ban đầu. Qua kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy chất lượng đào tạo của Trường ảnh hưởng nhiều nhất bởi nhân tố Đội ngũ hỗ trợ. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo 203 Kết quả so sánh mức độ hài lòng đối với chất lượng đào tạo của Trường cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm sinh viên nam và nữ. Theo kết quả so sánh mức độ hài lòng của sinh viên ở 4 nhóm ngành Công nghệ, Kinh doanh-Tài chính, Môi trường-Thủy sản và Xã hội-Nhân văn cho thấy không có sự khác biệt. 5.2. Hàm ý quản trị 5.2.1. Đội ngũ hỗ trợ. Trên cơ sở của đề tài, nhân tố đóng góp nhiều nhất vào sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo là Đội ngũ hỗ trợ, vì vậy điều cần quan tâm là xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao ý thức, thái độ làm việc cho các nhân viên phòng ban chức năng; trang bị, nâng cấp thiết bị làm việc, mạng thông tin để nhân viên có điều kiện phục vụ nhanh, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của sinh viên trong quá trình học tại trường và cả sau khi tốt nghiệp. Căn tin trường cần cải tiến, chẳng hạn, để có phong cách phục vụ hiện đại, mặt hàng đa dạng, thu hút hơn qua đó tạo sự tiện lợi hơn cho sinh viên sinh hoạt tại trường. 5.2.2. Cơ sở vật chất. Nhân tố này có mức độ ảnh hưởng đứng thứ hai, hiện tại Nhà trường đã chỉnh trang phòng học, thư viện với hệ thống máy lạnh đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu học tập của sinh viên; chỉnh trang nhà điều hành, xây dựng mới nhà để xe cao tầng để thuận lợi trong việc gửi xe và thông thoáng sân trường. Tiến trình này cần được tiếp tục ở mảng thể dục, thể thao, vui chơi và giải trí, xây dựng ký túc xá cho sinh viên để sinh viên thuận lợi trong sinh hoạt, học tập, giao tiếp tập thể, tham gia thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe và giảm chi phí của gia đình; phòng học, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành cũng cần thường xuyên nâng cấp. Bên cạnh đó, thư viện trường nên tiếp tục bổ sung, cập nhật các đầu sách mới, xây dựng dữ liệu thư viện điện tử với nhiều tài liệu, sách, giáo trình, các nghiên cứu khoa học giúp cho sinh viên tiếp cận dễ dàng. 5.2.3. Đội ngũ giảng viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố giảng viên có đóng góp vào mức độ ảnh hưởng đứng thứ ba, vì vậy cần thiết chú ý nhiều hơn đến việc tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu các kiến thức khoa học mới, thuần thục kỹ năng nghiên cứu khoa học và giảng dạy để có đủ năng lực đảm bảo chất lượng đào tạo, ngoài ra, có chế độ để thu hút giảng viên giỏi về phục vụ tại trường. 5.2.4. Chương trình đào tạo. Nhân tố này có mức độ ảnh hưởng đứng thứ tư, vì vậy cần được đầu tư nhiều về mặt này để đáp ứng mục tiêu phát triển nghề nghiệp sau khi sinh viên tốt nghiệp, đặc biệt cập nhật thông tin cần thiết để xác định yêu cầu nghề nghiệp ngoài xã hội, cũng như cung cấp các kỹ năng cho sinh viên để nâng cao khả năng hội nhập vào thị trường lao động. Qua kết luận của nghiên cứu, yếu tố giới tính không cần thiết đặt ra trong quy trình đào tạo, và cần tiếp tục giữ vững sự đồng đều về chất lượng đào tạo của các nhóm ngành. Kết quả so sánh mức độ hài lòng cho thấy năm hai và ba giảm so với năm nhất, điều này cho thấy cần chú trọng quan tâm hơn cho hai năm này do sinh viên bắt đầu học chuyên ngành. Ngoài ra, năm tư cũng cần theo sát giúp đỡ nhiều hơn vì là năm cuối rất nhiều mối lo: Khóa luận, tốt nghiệp, việc làm. Để giải thích kết quả này một cách thấu đáo hơn cần một nghiên cứu toàn diện trong thời gian tới. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này do Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh bảo trợ và cấp kinh phí theo Hợp đồng số 62/QĐ-DCT ngày 03 tháng 9 năm 2019. Tô Anh Dũng, Dương Hoàng Kiệt, Nguyễn Đình Inh 204 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huang, Q. -The relationship between service quality and student satisfaction in higher education sector: A case study on the undergraduate sector of Xiamen University of China. Thesis report submitted in partial fulfillment of the requirement for the degree of: Masters of Business Administration, Assumption University, Thailand (2009). 2. Firdaus A. -The development of HEdPERF: a new measuring instrument of service quality of higher education sector. Paper presented at the Third Annual Discourse Power Resistance Conference: Global Issues Local Solutions, Plymouth (2005) 5-7. 3. Parasuraman A., Zeithaml A., Berry L.- A Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for Future Research, Journal of Marketing 49 (4) (1985) 41-50. 4. Parsuraman A., Zeithaml A., Berry L.- SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Customer Perceptions of Service Quality, J. Retailing 64 (1) (1988) 12-40. 5. Cronin Jr., Taylor A.-Measuring service quality: a re-examination and extention, Journal of Marketing 56 (3) (1992) 55-68. 6. Nguyễn Huy Phong và Phạm Ngọc Thúy.- SERVQUAL hay SERVPERF - Một nghiên cứu so sánh trong ngành siêu thị bán lẻ Việt Nam, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh 8 (2007) 24-32. 7. Phạm Thị Liên - Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học Trường hợp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội 4 (2016) 81-89. 8. Harvey L., Green D.- Defining quality, Assessment & Evaluation in Higher Education 18 (1) (1993) 9-34. 9. Kotler P.- Principles of Marketing, 14th Edition, Global Edition, Pearson Prentice Hall (2012). 10. De Ruyter K., Bloemer J., Peeters P. - Merging Service Quality and Service Satisfaction: An Empirical Test of an Integrative Model. Journal of Economic Psychology 18 (1997) 387-406. 11. Berry L.- Relationship Marketing of Services Growing Interest, Emerging Perspectives, Journal of the Academy of Marketing Science 23 (1995) 236-45. 12. Snipes R. L., Thomson N. - An empirical study of the factors underlying student service quality perceptions in higher education, Academy of Educational, Leadership Journal 3 (1) (1999) 39-57. Available from: www.alliedacademies.org/education/aelj3-1.pdf. 13. Nguyễn Thị Thắm - Khảo sát sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ (2010). 14. Hà Nam Khánh Giao, Trần Thị Mỹ Vân - Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo các môn khoa học cơ bản tại Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Tạp chí Công Thương, 4 (2020) 114-119. 15. Hair J., Anderson R., Tatham R. - Multivariate Data Analysis with Readings, 3rd ed., Macmillan Publish Company, New York (1992). 16. Lê Quang Hùng - Phân tích dữ liệu trong kinh doanh, NXB Kinh tế TP. HCM (2017). 17. Đinh Phi Hổ - Nghiên cứu định lượng trong kinh tế và viết bài báo khoa học, NXB Tài chính, TP. Hồ Chí Minh (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo 205 ABSTRACT FACTORS AFFECTING STUDENT SATISFACTION OF THE EDUCATION SERVICE QUALITY IN HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF FOOD INDUSTRY To Anh Dung1,2, Duong Hoang Kiet1, Nguyen Dinh Inh1* 1Ho Chi Minh City University of Food Industry 2Tay Do University *Email: inhnd@hufi.edu.vn The purpose of this study is to identify and evaluate the factors influencing student satisfaction of the education service quality in Ho Chi Minh City University of Food Industry. Based on the SERVPERF model, using Exploratory Factor Analysis and Multivariate Regression methods on the survey of 3062 student samples, this study showed that the most affecting factors were Curriculum, Faculty members, Facility and Service capability, among which the most important is Service capability. In addition, student satisfactions are not diffenrent in gender and branches of learning but diffenrent in academic years. According to the result, some suggestions are made to improve the education service quality of Ho Chi Minh City University of Food Industry. Keywords: Education service quality, satisfaction, factor analysis, regression, university.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua_sinh_vien_ve_chat.pdf
Tài liệu liên quan