Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên

Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) của người lao động khu vực phi chính thức (NLĐ KVPCT) tại tỉnh Phú Yên đã giúp hình thành mô hình nghiên cứu phù hợp. Ở mô hình nghiên cứu này gồm những thang đo có độ tin cậy giúp đo lường thành phần các nhân tố và ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Phú Yên. Tất cả những kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ quan trọng hay thứ tự ưu tiên của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người lao động khu vực phi chính thức. Ngoài ra, nghiên cứu này còn góp phần vào hệ thống thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN tại tỉnh Phú Yên nói riêng, Việt Nam nói chung. Và kết quả nghiên cứu này là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp để phát triển BHXH TN trong tương lai

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 181 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TẠI TỈNH PHÚ YÊN THE FACTORS AFFECTING THE INTENT TO PARTICIPATE VOLUNTARYSOCIAL INSURANCE OF WORKERS IN UNOFFICIAL SECTOR AT PHU YEN PROVINCE Trương Thị Phượng1, Nguyễn Thị Hiển2 Ngày nhận bài: 20/02/2013; Ngày phản biện thông qua: 22/4/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) của người lao động khu vực phi chính thức (NLĐ KVPCT) tại tỉnh Phú Yên đã giúp hình thành mô hình nghiên cứu phù hợp. Ở mô hình nghiên cứu này gồm những thang đo có độ tin cậy giúp đo lường thành phần các nhân tố và ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Phú Yên. Tất cả những kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ quan trọng hay thứ tự ưu tiên của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người lao động khu vực phi chính thức. Ngoài ra, nghiên cứu này còn góp phần vào hệ thống thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN tại tỉnh Phú Yên nói riêng, Việt Nam nói chung. Và kết quả nghiên cứu này là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp để phát triển BHXH TN trong tương lai. Từ khóa: bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động khu vực phi chính thức ABSTRACT Research results alout the factors afffecting the intent to participate voluntary social insutance of workers in unoffi cial sector at Phu Yen province have helped to a shape model which fi ts a real.. This research model inclides the trusted measurements which helps measure composition of factors and intend to participate in voluntary social insurance at Phu Yen province. All the results of the study showed the importance or the priority of the factors affecting the intent to participate in voluntary social insurance of workers in unoffi cial sector. In addition, this study also contributes to the system scale of factors affecting the intent to participate in voluntary social insurance at Phu Yen province in particular and Vietnam in general. And, Research results make basic for policy makers to make appropriate policies for social development voluntary social insurance in the future. Keywords: voluntary social insutance, workers in unoffi cial sector 1 Trương Thị Phượng: Lớp Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội càng phát triển, nhu cầu cuộc sống của con người cả về vật chất và tinh thần càng đa dạng và phong phú, những khả năng rủi ro xã hội có chiều hướng gia tăng. Do đó nhu cầu về bảo hiểm an toàn cho cá nhân vì thế cũng tăng lên đặc biệt là những NLĐ KVPCT. Lao động trong khu vực này là những người lao động vừa làm chủ tư liệu sản xuất vừa làm chủ sức lao động, nhưng trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 182 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG họ còn lạc hậu, lao động thủ công, lao động thủ công là chính, năng suất lao động chưa cao. Do đó, thu nhập của họ thường thấp và chịu nhiều rủi ro như thiên tai, địch họa, tai nạn lao động, việc làm không ổn định, Chính vì vậy, việc tiếp cận tới mạng lưới an sinh xã hội thông qua việc tham gia BHXH TN là nhu cầu cấp bách đối với người lao động làm việc tại khu vực phi chính thức. Có thể nói, BHXH TN là một chính sách mới mang đầy tính nhân văn xã hội, mở ra cơ hội cho người lao động khu vực phi chính thức gia nhập vào lưới an sinh xã hội giúp cho người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, ốm đau, rủi ro, thất nghiệp, tử tuất. Tuy nhiên, từ khi Luật BHXH ra đời và có hiệu lực năm 2007, trong đó riêng BHXH TN được áp dụng từ năm 2008 cho đến nay, số người tham gia BHXH TN vẫn còn rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động khu vực phi chính thức, cũng như định hướng của Đảng, Nhà nước. Nguyên nhân được nêu lên là do người lao động chưa xem BHXH là một nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống. Người lao động có thu nhập thấp, chưa quen với việc tích lũy, tiết kiệm, dự phòng cho tương lai. Điều kiện về thời gian được hưởng chế độ khi tham gia BHXH TN dài hơn so với tham gia BHYT. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BHXH TN của ngành BHXH chưa phát huy hiệu quả (1). Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc tiến hành nghiên cứu nhằm xác định, phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên là vấn đề cấp thiết đặt ra. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Các khái niệm Để đo lường, đánh giá ý định, hành vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức, đề tài này tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng các lý thuyết, mô hình về hành vi như: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng; Lý thuyết về thái độ bao gồm các mô hình: Mô hình thái độ ba thành phần của Schiffman và Kanuk (1987); Mô hình thái độ đơn thành phần, Mô hình thái độ đa thuộc tính được Fishbein và Ajzen năm 1975; Mô hình học thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein, 1987; Mô hình hành vi dự định TPB của Ajzen, 1991(2). Đồng thời đã vận dụng, tham khảo các nghiên cứu gần đây về ý định hành vi ở Việt Nam. Cụ thể, theo tác giả ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được cấu thành bởi 6 nhân tố chính như mô hình sau đây: Hình 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của NLĐ KVPCT tại tỉnh Phú Yên Phù hợp với các định nghĩa khái niệm nêu trên, các chỉ báo đo lường và loại thang đo sử dụng được cho ở bảng 1. Số các chỉ báo đo lường mỗi khái niệm ít nhất là 3 và nhiều nhất là 5, thể hiện được tính tiết kiệm. Tiếp cận tốt với các khía cạnh trong nghiên cứu thực nghiệm. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 183 Bảng 1. Các khái niệm và chỉ báo sử dụng trong mô hình nghiên cứu Các ký hiệu chỉ báo Các chỉ báo đo lường các khái niệm Nhân tố Truyền thông TRTHONG1 Theo Anh/Chị công tác tuyên truyền về chính sách BHXH TN của Nhà nước đã đến được đa số người dân. TRTHONG3 Anh/Chị đã được nghe nói về BHXH TN thông qua báo, loa phát thanh ở Tổ, Thôn, Xóm; đài phát thanh, truyền hình. TRTHONG5 Anh/Chị hiểu về BHXH TN từ các tổ chức Hội, Đoàn thể ở địa phương. TRTHONG6 Theo Anh/Chị trong các buổi sinh hoạt của các Tổ chức, hội, đội, nhóm, đoàn thể, mặt trận, tổ, thôn, xóm nên lồng ghép chương trình tuyên truyền về chính sách BHXH TN để đông đảo người dân được biết. TRTHONG8 Anh/Chị nghĩ các cán bộ của các Tổ chức, hội, đội, nhóm, đoàn thể, mặt trận, tổ, thôn, xóm nên hiểu biết về BHXH TN để tuyên truyền cho những thành viên trong tổ chức mình. Nhân tố Thu nhập TNHAP1 Theo Anh/Chị việc làm không ổn định là nguyên nhân dẫn đến khả năng tham gia BHXH TN gặp khó khăn. TNHAP3 Mức phí tối thiểu trong khung phí đóng BHXH TN hiện nay là cao so với thu nhập thực tế của Anh/Chị. TNHAP6 Nếu được Nhà nước hỗ trợ thêm một phần mức phí tham gia BHXH TN thì Anh/Chị sẽ tham gia. Nhận thức về tính ASXH của BHXH TN NTASXH3 Anh/Chị có cho rằng hiện nay, tâm lý đa số người lao động tự do chỉ lo trang trải những việc trước mắt hoặc chỉ tích lũy bằng hình thức như là:gởi ngân hàng, sắm vàng, mua tài sản hơn là việc tham gia mua BHXH TN cho tương lai. NTASXH4 Anh/Chị có nghĩ rằng cần thiết phải có một nguồn thu nhập ổn định và được chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế) khi tuổi già để cuộc sống được đảm bảo, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hết tuổi lao động. NTASXH6 Anh/Chị có cho rằng tham gia BHXH TN là mang lại sự an tâm và tự tin trong cuộc sống đồng thời nâng cao giá trị của bản thân. Nhân tố Hiểu biết về BHXH TN HBIET1 Anh/Chị hiểu rõ những điều khoản quy định trong Luật BHXH TN (độ tuổi, mức phí, thủ tục đăng ký,). HBIET2 Anh/Chị có cho rằng qui định thời gian tham gia BHXH TN tối thiểu từ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng là còn chưa hợp lý. HBIET4 Anh/Chị đã biết về sự liên thông (cộng nối) giữa BHXH bắt buộc và BHXH TN.(nghĩa là đang tham gia BHXH bắt buộc, nghỉ việc thì có thể tham gia BHXH TN và ngược lại). Nhân tố Thái độ THAIDO1 Anh/Chị thấy tham gia BHXH TN là việc cần thiết nên làm. THAIDO2 Tham gia BHXH TN là việc làm hoàn toàn đúng đắn THAIDO3 Anh/Chị thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH TN mang lại. Nhân tố Ảnh hưởng xã hội AHXH1 Bạn bè, đồng nghiệp,... ủng hộ, khuyến khích Anh/Chị tham gia BHXH TN. AHXH2 Những người thân trong gia đình có ủng hộ Anh/Chị trong việc tham gia BHXH TN. AHXH4 Những người đã và đang hưởng chế độ BHXH đã tác động đến ý định tham gia BHXH TN của Anh/Chị. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 184 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: NLĐ ở KVPCT (bao gồm: người chưa tham gia, người đang đóng BHXH TN) tại Phú Yên, trên 15 tuổi, có đủ năng lực để trả lời các câu hỏi điều tra. Đề tài đã thu thập một mẫu đại diện bằng phương pháp thu mẫu thuận tiện gồm 341 người lao động trong khu vực phi chính thức làm cơ sở nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: NLĐ ở KVPCT trên địa bàn tỉnh Phú Yên, thời gian nghiên cứu: 6 tháng. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn người lao động khu vực phi chính thức chưa hoặc đã từng tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh Phú Yên. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh giá độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s alpha, kiểm định mô hình giả thuyết và các giả thuyết đề xuất dựa vào phương pháp mô hình cấu trúc SEM. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) và độ tin cậy Cronbach’s alpha được cho ở bảng 2. (Các trọng số < 0.50 bị loại bỏ khỏi bảng). Bảng 2. Ma trận đặc trưng của các nhân tố Các khái niệm Các chỉ bảo Các nhân tố Cronbach’s alpha1 2 3 4 5 6 7 Truyền thông TRTHONG1 .900 .878 TRTHONG5 .867 TRTHONG8 .690 TRTHONG6 .671 TRTHONG3 .661 Thu nhập TNHAP1 .929 .898TNHAP6 .870 TNHAP3 .777 Ý định tham gia BHXH TN YDINH3 .820 .842YDINH2 .812 YDINH4 .723 YDINH1 .539 Nhận thức tính ASXH của BHXH TN NTASXH6 0.841 .756 NTASXH3 0.839 NTASXH4 0.617 NTASXH2 0.509 Ảnh hưởng xã hội AHXH2 .845 .847AHXH4 .814 AHXH1 .753 Hiểu biết về BHXH TN HBIET1 .802 .824HBIET2 .775 HBIET4 .771 Thái độ THAIDO2 .733 .749THAIDO1 .718 THAIDO3 .631 Từ bảng 2, ta thấy có tổng cộng 7 nhân tố được rút ra đúng như mong đợi của nghiên cứu này, các chỉ báo đo lường hội tụ trên những khái niệm dự định, các nhân tố khác nhau là tách rời, và các giá trị trọng số nhân tố đều lớn hơn 0,5. Bên cạnh đó các hệ số Cronbach’s alpha của cả 7 thang đo các khái niệm đều lớn hơn 0.70, điều này chứng tỏ các thang đo có độ tin cậy phù hợp cho phân tích tiếp theo. Để phân tích tác động của các biến độc lập đến sự hài lòng, sử dụng AMOS 18.0 kiểm định các quan hệ cấu trúc trong mô hình đề xuất. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 185 Bảng 3. Kết quả kiểm định các quan hệ cấu trúc trong mô hình nghiên cứu đề xuất Biến độc lập Giả thiết Kết luận Hế số cấu trúc Thống kê tKhông chuẩn hóa Chuẩn hóa 1. NT H1 Ủng hộ 0.191 0.217 3.6*** 2. TD H2 Ủng hộ 0.083 0.104 2 3. XH H3 Ủng hộ 0.170 0.145 2.6 4. HB H4 Ủng hộ 0.143 0.156 3.1** 5. TN H5 Ủng hộ 0.223 0.322 6.3*** 6. TT H6 Ủng hộ 0.386 0.375 5.8*** Biến phụ thuộc: Ý định tham gia BHXH TN; R2 = 63.1 %; p < 0.05; ** p < 0.01; *** p < 0.001. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc trong bảng 3 ở trên đã chỉ ra rằng, cả 6 nhân tố đều có ảnh hưởng dương đến ý định tham gia BHXH TN của NLĐ KVPCT với mức ý nghĩa thống kê p < 0.05. Vì vậy, kết quả đã ủng hộ tất cả các giả thuyết đề xuất của đề tài. Cụ thể, thành phần “Truyền thông” có ảnh hưởng mạnh nhất với hệ số tác động chuẩn hóa 0.375 (t = 5.8, p < 0.001). Tiếp đến, thành phần “Thu nhập” có tầm quan trọng thứ nhì, với hệ số tác động 0.322 (t = 6.3, p < 0.001). Sau đó là thành phần “Nhận thức tính ASXH của BHXH TN” cũng có đóng góp khá lớn đến ý định tham gia BHXH TN của người lao động khu vực phi chính thức, giữ tầm quan trọng thứ ba với hệ số tác động chuẩn hóa 0.217 (t = 3.6, p < 0.001). Thành phần “Hiểu biết về BHXH TN” có đóng góp thứ tư với hệ số tác động chuẩn hóa 1.56 (t=3.1, p<0.01). Hai thành phần còn lại, “Thái độ”, và “Ảnh hưởng xã hội” có tầm quan trọng nhỏ hơn với mức tác động tương đương nhau lần lượt bằng 0.104 và 0.145 (t = 2 và 2.6 lần lượt, p < 0.05). Sau cùng, các nhân tố giải thích được 63.1 % biến “Ý định”. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của NLĐ KVPCT tại Phú Yên. Để giải quyết mục tiêu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quan về thực trạng tình hình lao động hoạt động trong KVPCT cũng như tình hình thực hiện chính sách BHXH TN cho NLĐ ở Phú Yên trong thời gian qua. Việc kiểm định mô hình giả thuyết và các giả thuyết đề xuất dựa vào phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM), vì vậy cho phép kiểm soát được các sai số cũng như xác định được mối quan hệ giữa các thành phần trong ý định hành vi (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2003; 2007). Quan trọng hơn, tất cả 6 giả thuyết đề xuất đều được ủng hộ bởi dữ liệu điều tra thực tế dựa trên một mẫu đại diện 341 NLĐ KVPCT lựa chọn ngẫu nhiên theo đơn vị hành chính tại tỉnh Phú Yên. Vì vậy, đề tài này có những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn tại địa phương. Qua đó, đề tài này đã xác định một cách rõ ràng tầm quan trọng của từng thành phần. Cụ thể, theo kết quả phân tích, thành phần “Truyền thông” giữ vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là “Thu nhập”, “Nhận thức về tính ASXH của BHXH TN”, tiếp sau đó là “Hiểu biết về BHXH TN”, rồi đến thành phần “Ảnh hưởng xã hội” có tầm quan trọng nhỏ hơn và cuối cùng là thành phần “Thái độ”. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa ý định tham gia BHXH TN của NLĐ trong KVPCT cũng như xác định thứ tự ưu Hình 2. Sơ đồ đường dẫn chuẩn hóa của các quan hệ cấu trúc Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 186 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG tiên của các giải pháp nhằm mục tiêu là đưa chính sách BHXH TN đến với mọi người dân lao động góp phần bảo đảm ASXH của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Cụ thể : Đối với thành phần “Truyền thông”: tác giả sẽ tập trung vào các giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng các hình thức truyền thông (kênh truyền thông). Đối với thành phần “Thu nhập”: tác giả chú trọng vào việc đưa ra những giải pháp kinh tế để cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống NLĐ từ đó họ có cơ hội được gia nhập vào lưới ASXH. Đối với các thành phần “Nhận thức về tính ASXH của BHXH TN”, “Thái độ” và “Ảnh hưởng xã hội”: tác giả đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức của NLĐ thông qua tăng cường công tác tuyên truyền về BHXH TN. Đối với thành phần “Hiểu biết về BHXH TN”: là nhóm giải pháp về mặt luật pháp là hoàn thiện chính sách pháp luật về chế độ BHXH TN. 2. Kiến nghị Đặc điểm của lao động KVPCT là không nằm trong tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân (doanh nghiệp) mà chủ yếu làm trong các hộ gia đình (nhất là ở nông thôn), độ phân tán cao, thường xuyên di chuyển và có trình độ dân trí thấp, không hạch toán thu nhập rõ ràng Do đó, việc tiếp cận BHXH TN là trực tiếp. Bởi vậy, nếu không tạo điều kiện thuận lợi cho họ về nhiều mặt thì khả năng tiếp cận cũng như tham gia BHXH TN là rất hạn chế. Đề tài này muốn đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất: Ngành BHXH cần chú trọng và chủ động phối hợp với các cấp, các ngành liên quan trong việc phát triển lĩnh vực truyền thông về BHXH TN cả về số lượng và chất lượng đồng thời đầu tư kinh phí hợp lý cho lĩnh vực này. Thứ hai: Có sự phối kết hợp, lồng ghép chương trình BHXH TN với các chương trình mục tiêu khác để tạo việc làm và thu nhập ổn định cho NLĐ KVPCT. Mặt khác, Nhà nước cần phải xây dựng lộ trình, hoạch định nguồn ngân sách để hỗ trợ một phần phí tham gia BHXH TN cho một số nhóm đối tượng. Thứ ba: Nhà nước cần nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng thống kê đầy đủ thông tin về KVPCT để có chính sách BHXH TN phù hợp cho khu vực này. Thứ tư: Xây dựng chính sách BHXH TN phù hợp cho lao động trên 45 tuổi với nam và trên 40 tuổi với nữ tạo điều kiện để họ được tham gia vào lưới ASXH góp phần mở rộng được độ bao phủ của chính sách BHXH TN do ở độ tuổi này, người lao động chú ý nhiều hơn đến cuộc sống khi về già và tiềm lực tài chính của những lao động này cũng tốt hơn do không còn phải chi phí nhiều cho nuôi dạy con cái mà còn là bước khởi đầu cho quá trình chuyển đổi mô hình BHXH tọa thu tọa chi như hiện nay sang mô hình tài khoản cá nhân tượng trưng để tiến tới hình thành một hệ thống BHXH công bằng, minh bạch và bền vững, loại bỏ được những yếu điểm của hệ thống BHXH hiện hành. Thứ năm: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách BHXH TN từ đó kịp thời đưa ra những chính sách giải quyết phù hợp, thiết thực với người dân lao động để tạo điều kiện thuân lợi khi họ tham gia BHXH TN nhằm tiến tới BHXH cho mọi NLĐ. Thứ sáu: Nhà nước cần phải đưa chỉ tiêu công tác thực hiện chính sách BHXH TN vào các thống kê, báo cáo, tổng hợp theo kỳ, tháng, quý, năm từ cấp tỉnh xuống cơ sở và phải xem nó là một chỉ tiêu thi đua như các chỉ tiêu kinh tế, xã hội khác Cuối cùng: Ngành BHXH cần mở rộng các đại lý thu BHXH TN, tăng cường đội ngũ cộng tác viên BHXH đến cấp huyện, xã, phường, thị trấn nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và tham gia BHXH TN của người dân. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH, đội ngũ cán bộ đại lý... theo phong cách hướng phục vụ đối tượng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt huyết và có tâm với nghề nhằm xây dựng thương hiệu BHXH trong lòng người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Quốc hội, (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. 2. Đổng Quốc Đạt, (2008), Bảo hiểm xã hội KVPCT ở Việt Nam, thực trạng và kiến nghị, Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 15 (431), tháng 8 năm 2008. 3. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang. (2007)., Nghiên cứu khoa học Marketing, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống Kê. 5. Hồ Huy Tựu, Dương Trí Thảo. (2007). Hành vi tiêu dùng cá: Vai trò của các nhân tố xã hội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha trang, Số 3, 18 - 28. 6. Tiếng Anh 7. Ajzen, I., (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Process, 50, 179-211 8. 8. Schiffman và Kanuk, Consumer behavior, Prentice - Hall International Editions, 3rd ed, 1987, trang 279; Ajzen, I., (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Process, 50, 179-211.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh_tham_gia_bao_hiem_xa_hoi_tu.pdf