Các nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của sinh viên khoa Tài chính thương mại - Trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 là vấn đề có tính thời sự, đang tác động mạnh mẽ đến mọi

mặt của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội. CMCN 4.0 tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến lĩnh

vực giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo cần phải thay đổi để cung cấp được nguồn nhân lực cho

xã hội đáp ứng với cuộc CMCN 4.0. Bài viết tập trung vào nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự

sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 của sinh viên Khoa Tài chính Thương mại - Trường Đại học

Công nghệ TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực cần có của sinh viên để tham gia vào

cuộc CMCN 4.0 là nhân tố có tác động mạnh nhất đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0

của sinh viên khoa Tài chính Thương mại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Trên cơ sở đó, tác giả

đưa ra một số khuyến nghị đối với sinh viên và cơ sở đào tạo nhằm nâng cao năng lực của sinh

viên đáp ứng yêu cầu nhân lực trong cuộc CMCN 4.0

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của sinh viên khoa Tài chính thương mại - Trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1231 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ SẴN SÀNG THAM GIA VÀO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CỦA SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH THƯƠNG MẠI - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Tạ Quốc Cường, Trần Chí Bảo, Trần Công Phi, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Hồng Nhung Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Đức Thắng TÓM TẮT Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 là vấn đề có tính thời sự, đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội. CMCN 4.0 tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo cần phải thay đổi để cung cấp được nguồn nhân lực cho xã hội đáp ứng với cuộc CMCN 4.0. Bài viết tập trung vào nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 của sinh viên Khoa Tài chính Thương mại - Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực cần có của sinh viên để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 là nhân tố có tác động mạnh nhất đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 của sinh viên khoa Tài chính Thương mại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với sinh viên và cơ sở đào tạo nhằm nâng cao năng lực của sinh viên đáp ứng yêu cầu nhân lực trong cuộc CMCN 4.0. Từ khóa: Cách mạng Công nghiệp 4.0, sẵn sàng, sinh viên, Đại học Công nghệ TP.HCM. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ CMCN 4.0 là một vấn đề nóng, có tính thời sự trên phạm vi toàn cầu. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều diễn đàn, hội thảo, hội nghị quốc tế được tổ chức ở các quốc gia trên thế giới để trao đổi về CMCN 4.0 và những ảnh hưởng của nó trên các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Mỗi quốc gia đều xây dựng chiến lược phát triển riêng của mình trong CMCN 4.0. Nhằm mang tới nhận thức rõ hơn về những tác động của cuộc CMCN 4.0 tới nền kinh tế quốc gia, cũng như trao đổi các giải pháp lớn đưa công nghệ thông tin làm nền tảng tạo phương thức phát triển mới, hiện đại hóa đất nước, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã chính thức tổ chức Diễn đàn Cấp cao Công nghệ Thông tin – Truyền thông Việt Nam 2017 (Vietnam ICT Summit) với chủ đề “Việt Nam – Chuyển đổi số trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”. Tại diễn đàn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và cộng đồng xã hội kết nối, chia sẻ với nhau cùng phối hợp hành động để tạo nên sức mạnh vì CMCN 4.0 là chia sẻ, kết nối. Nhận ra được tầm quan trọng đó, để chuẩn bị thật tốt cho quá trình tiếp cận cuộc CMCN 4.0 của sinh viên Khoa Tài chính Thương mại - Trường Đại học Công nghệ TPHCM. Nhóm nghiên cứu chúng 1232 tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 của sinh viên Khoa tài chính  Thương mại - Trường Đại học Công nghệ TPHCM”. Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đánh giá nhận thức của sinh viên, đề xuất một số khuyến nghị đối với sinh viên và cơ sở đào tạo. Đây là 2 nhóm đối tượng rất quan trọng, sinh viên là những người nhận thức được rõ nhất yêu cầu của xã hội đối với bản thân trong tương lai để học tập và rèn luyện. Cơ sở đào tạo cần nắm bắt được mức độ nhận thức của sinh viên để tiếp tục trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cách mạng Công nghệ 4.0 Khái niệm Công nghiệp 4.0 được đề cập lần đầu tiên tại hội chợ công nghiệp Hannover vào năm 2011 tại Cộng hòa Liên bang Đức và khái niệm công nghiệp 4.0 được hiểu là quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo sẽ được thông minh hóa. Đến tháng 01 năm 2016, tại diễn đàn kinh tế thế giới, khái niệm Công nghiệp 4.0 lại được mở rộng hơn không chỉ dừng lại ở phạm vi ngành công nghiệp chế tạo mà còn tác động rất lớn đến cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học; bản chất của nó là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông tin để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Klaus Schwab (2016), người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới WEF mang đến cái nhìn đơn giản về Cách mạng Công nghiệp 4.0 với khái niệm như sau: "Nếu như Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất; thì bây giờ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc Cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". Nguyễn Thị Hồng Nga (2017), nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về nhân lực kế toán, kiểm toán tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên ngành kế toán kiểm toán của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội biết đến CMCN 4.0 là cao, tuy nhiên, mức độ nhận thức về nội dung cụ thể của CMCN 4.0, tác động của CMCN 4.0, nhân lực kế toán kiểm toán trong CMCN 4.0 còn những hạn chế nhất định. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì việc tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ giúp cho Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả hơn và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ được thúc đẩy nhanh hơn. Cuộc cách mạng này có tác động sâu sắc đến toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, khi công nghệ và tự động hóa lên ngôi, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như: áp lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; cải tiến và đổi mới dây chuyền công nghệ; thiếu nhân lực công nghệ cao; mất dần lợi thế về lao động chi phí thấp, môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt đặc biệt là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài 1233 2.2 Sự sẵn sàng tham gia vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 Đánh giá về sự sẵn sàng (Readiness Assessment) được thực hiện lần đầu tiên năm 2018 nhằm đánh giá tương lai của sản xuất khi phân tích các quốc gia định vị nền sản xuất như thế nào để hình thành và hưởng lợi sự thay đổi cơ bản của sản xuất trong tương lai. Đánh giá được tạo thành từ hai thành phần chính: Cấu trúc sản xuất (Structure of Production), là hiện trạng cơ sở sản xuất của quốc gia hay nền kinh tế được đánh giá; và các động lực sản xuất (Drivers of Production) - những động lực chủ chốt nhằm định vị một quốc gia trong khả năng tận dụng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư để biến đổi hệ thống sản xuất của quốc gia mình. Đánh giá đã thực hiện dựa trên 59 chỉ số. Sau đó, 100 quốc gia được đánh giá được sắp xếp thành 4 nhóm hình mẫu kinh tế cơ bản dựa trên trình độ của nền kinh tế, xét theo hai mặt: cấu trúc sản xuất và động lực sản xuất. Sau khi thực hiện đánh giá, nhóm nghiên cứu đã thiết lập một bản đồ toàn cầu phân bố nền kinh tế của các quốc gia được đánh giá theo 4 nhóm hình mẫu kinh tế cơ bản gồm: nhóm tiềm năng cao, nhóm dẫn dắt, nhóm đang phát triển và nhóm di sản. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nghiên cứu sơ bộ Nhằm xây dựng và hoàn thiện bảng phỏng vấn: Từ mục tiêu ban đầu, dựa trên cơ sở lý thuyết và tham khảo ý kiến của các nhà khoa học về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, vai trò của cuộc CMCN 4.0, sự sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng 4.0, những yêu cầu và kỹ năng của sinh viên trước cuộc CMCN 4.0, nhóm tác giả xây dựng bảng câu hỏi định tính. Như vậy, từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, mô hình nghiên cứu chính thức tác giả đề xuất gồm 4 nhân tố: (1) Nhận thức vai trò của CMCN 4.0; (2) Năng lực cần có để tham gia CMCN 4.0; (3) Điều kiện tham gia vào CMCN 4.0; (4) Khả năng tham gia vào CMCN 4.0. 3.2 Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định ượng Mục đích của bước nghiên cứu này là để kiểm định lại mô hình nghiên cứu đã được đề xuất ở trên, và đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua các bước sau: Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng ngoài phần câu hỏi tham khảo bao gồm 26 biến quan sát đo lường mức độ ảnh hưởng của 4 nhân tố và 4 biến đo lường nhân tố thiết kế Sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – Hoàn toàn đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Bước 2: Xác định số mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát. 1234 Theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho 1 câu hỏi cần ước lượng. Theo đó nghiên cứu này có 30 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu 30 x 5 = 150. Tác giả thiết kế khảo sát trên ứng dụng của Google, nhóm đã thực hiện khảo sát được 260 mẫu dùng cho nghiên cứu. Như vậy, số quan sát thu được là thích hợp cho nghiên cứu. Bước 3: Xử lý dữ liệu thông qua sử dụng công cụ phân tích SPSS. Dữ liệu được trích xuất từ Google Drive ra phần mềm Excel, sau đó được nhập vào phần mềm chuyên dụng SPSS 20.0. Tiếp theo dữ liệu sẽ được kiểm tra, mã hóa và làm sạch dữ liệu, sau đó tiến hành các bước phân tích cần thiết để kết luận mô hình nghiên cứu. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đánh giá độ tin cậy của thang đo Thang đo Sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 gồm: Nhận thức vai trò của cuộc CMCN 4.0 được đo lường bằng 8 biến quan sát; Năng lực cần có để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 được đo lường bằng 6 biến quan sát; Điều kiện tham gia vào cuộc CMCN 4.0 gồm 6 biến quan sát; Khả năng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 gồm 6 biến quan sát. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha được tính toán cho mỗi khái niệm nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1 dưới đây. Bảng 1: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Nhân tố Hệ số Cronbach’s – Alpha Nhận thức về vai trò của cuộc CMCN 4.0 0,915 Nhận biết về năng lực cần có để tham gia CMCN 4.0 0,932 Điều kiện tham gia vào cuộc CMCN 4.0 0,894 Khả năng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 0,898 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích nhân tố đối với các nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 cho thấy trị số Kaiser-Meyer-Olkin KMO = 0,951 thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 nên việc phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu của mẫu. KMO and Bart ett’s Test Hệ số KMO là 0.951> 0.5 và sig. =0.000< 0.05 nên giả thuyết H0: “Độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể bằng 0” bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là các biến quan sát trong tổng thể có tương quan với nhau và phân tích nhân tố EFA là phù hợp. Kết quả phân tích nhân tố Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo. 1235 Như kết quả phân tích ở trên thì có sự thay đổi trong thành phần ảnh hưởng đến Sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0. Mô hình nghiên cứu bây giờ chỉ còn 3 biến độc lập: Nhận thức vai trò của cuộc CMCN 4.0, Nhận biết về năng lực cần có để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 và Điều kiện để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 và 1 biến phụ thuộc là Sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0. Dựa vào kết quả phân tích EFA, các nhân tố rút trích ra của các giả thuyết nghiên cứu chính đều đạt yêu cầu. Do đó, mô hình nghiên cứu gồm 3 biến thành phần Nhận thức vai trò của cuộc CMCN 4.0, Nhận biết về năng lực cần có để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 và Điều kiện để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 dùng để đo lường cho biến Sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 được chấp nhận. Phân tích hồi quy được tiến hành với 3 biến độc lập là Nhận thức vai trò của cuộc CMCN 4.0, Nhận biết về năng lực cần có để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 và Điều kiện để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 và 1 biến phụ thuộc là Sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 sử dụng phương pháp Enter. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng: SS = β0 + β1* VT + β2* NL + β3* ĐK + €i Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Bảng 2: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn Hệ số Durbin- Watson 1 0.806 0.650 0.646 0.55847 1.823 Như kết quả phân tích ở Bảng 2, giá trị hệ số tương quan là 0.806 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.646 nghĩa là 64.6% sự biến thiên của Sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Nhận thức vai trò của cuộc CMCN 4.0, Nhận biết về năng lực cần có để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 và Điều kiện để tham gia vào cuộc CMCN 4.0, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.823 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy bội Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Correlations Collinearity Statistics B Std. Error Beta Zero- order Partial Part Tolerance VIF 1 (Constant) .190 .152 1.249 .213 NL .412 .062 .403 6.670 .000 .752 .385 .247 .375 2.668 VT .188 .062 .176 3.025 .003 .685 .186 .112 .403 2.481 DK .320 .052 .321 6.106 .000 .708 .357 .226 .496 2.017 1236 Trong bảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập NL, VT, DK đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig.<0.05, thể hiện độ tin cậy khá cao. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Phương trình hồi quy SS = 0.19 + 0.412* NL + 0.32* DK + 0.188* VT Như vậy, với 4 giả thiết ban đầu tác giả đặt ra để nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0” thì sau khi phân tích và chọn lọc thông qua chương trình hỗ trợ SPSS thì 1 giả thiết ban đầu bị loại và chỉ còn 3 giả thiết được chấp nhận. Tuy nhiên, tác giả đã có sự loại những biến quan sát trong các giả thiết trên do nhận thấy kết quả đưa ra không còn phù hợp với mô hình nghiên cứu, cụ thể như sau: Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA tác giả đã loại bỏ 06 biến quan sát: VT2, VT4, DK1, DK2, .KN1, KN2, KN3, KN4, KN5, KN6. 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Dựa trên kết quả thống kê mẫu nghiên cứu và kết quả phân tích hồi quy tác giả thảo luận về kết quả các nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 theo mức độ tác động từ cao đến thấp như sau: Nhân tố 1: Năng lực cần có để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 có tác động cùng chiều và có mức ảnh hưởng cao nhất đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0, theo đó khi nhân tố này tăng 1 đợn vị thì sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 tăng lên 0.412 đơn vị. Nhân tố 2: Điều kiện để tham gia vào cuộc CMCN 4.0 có vai trò không thể thiếu đối với một tổ chức hay cá nhân nào. Nhân tố này tác động cùng chiều và có mức ảnh hưởng thứ hai đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0, theo đó khi nhân tố này tăng 1 đơn vị thì sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 tăng lên 0.32 đơn vị. Nhân tố 3: Nhận thức vai trò của cuộc CMCN 4.0 là điều mà tất cả các sinh viên cần hiểu rõ bản chất và thấy được vai trò của cuộc CMCN 4.0. Nhân tố này tác động cùng chiều và có mức ảnh hưởng thứ ba đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0, theo đó khi nhân tố này tăng 1 đơn vị thì sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 tăng lên 0.188 đơn vị. 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu nhằm đánh giá những nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 của sinh viên khoa Tài chính Thương mại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM và khảo sát nhận thức của sinh viên về cuộc CMCN 4.0. Kết quả khảo sát cho thấy sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 của sinh viên khoa Tài chính Thương mại Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM chịu tác động của 3 nhân tố. Cụ thể, có 3 nhân tố tác động cùng chiều đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM là Năng lực cần có để tham gia vào cuộc CMCN 4.0. Nhận thức về vai trò của cuộc CMCN 4.0 và điều kiện để tham gia vào cuộc CMCN 4.0. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy nhân tố Năng lực cần có để 1237 tham gia vào cuộc CMCN 4.0 là nhân tố có tác động cao nhất đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc CMCN 4.0 của sinh viên Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM và nhân tố Nhận thức về vai trò của cuộc CMCN 4.0 có tác động thấp nhất. 6.2 Kiến nghị Phát huy tối đa năng lực của sinh viên Năng lực về công nghệ thông tin cần phải có cho mỗi cá nhân trong thời kỳ CMCN 4.0. Cuộc Cách mạng 4.0 đều do con người làm ra và quyết định. Kể cả Robot thông minh đến mấy, được trang bị trí tuệ nhân tạo bao nhiêu thì con người là cốt lõi, không thể thay thế được. Vì vậy, người lao động buộc phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng mới, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ 4.0 trong đó đặc biệt chuyên ngành công nghệ thông tin. Năng lực quản trị hệ thống thông tin /dữ liệu cần phải có cho mỗi cá nhân trong thời kỳ CMCN 4.0. CMCN 4.0 diễn ra, tất cả các doanh nghiệp sẽ đều phải xây dựng cho mình một hệ thống thông tin và doanh nghiệp sẽ cần nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm vai trò tư vấn, hoạch định, xây dựng và tích hợp tất cả hệ thống thông tin để có thể liên kết, chia sẻ nhằm khai thác tối đa nguồn lực; nguồn nhân lực này không chỉ am hiểu các nghiệp vụ quản trị trong doanh nghiệp mà phải nắm vững các kỹ thuật công nghệ thông tin. Năng lực ngoại ngữ cần phải có cho mỗi cá nhân trong thời kỳ CMCN 4.0. Trong thời kỳ hội nhập và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì ngoại ngữ - phổ biến là tiếng Anh – có một vai trò vô cùng quan trọng. Thứ tiếng đó được xem là ngôn ngữ phổ biến và thông dụng nhất trên trường quốc tế. Kỹ năng mềm quyết định sự thành công của cá nhân trong thời kỳ CMCN 4.0. Theo ông Masaki Yamashita, Tổng giám đốc ngân hàng Mitsubishi UFJ Việt Nam, chia sẻ: “Tôi rất tiếc là các sinh viên học được rất nhiều ở trường, nhưng để chuyển giao kiến thức thành kỹ năng làm việc lại không làm được, không áp dụng được thực tế và khi có một vấn đề gì, các bạn cũng không nói chuyện hay trao đổi được với cấp trên”. Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, các công ty sẽ phải có rất nhiều thay đổi trong cách thức tổ chức quản lý và cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Nhiều công việc không chỉ đòi hỏi người lao động phải có trình độ được đào tạo ngày một cao hơn, mà họ còn phải có kỹ năng thích ứng với sự thay đổi, có năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn công việc nhiều hơn. Nói cách khác, người lao động trong thế kỷ XXI phải có được trình độ chuyên môn xuất sắc nhất, có tư duy sáng tạo nhất và cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để đối mặt với mọi sự thay đổi của thị trường. Chính vì thế, sinh viên cần được Nhà trường trang bị đủ kỹ năng để sẵn sàng tham gia vào công cuộc CMCN4.0. Sinh viên phải trau dồi khả năng học hỏi, phát triển về cả trí lẫn sức, để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn của cuộc CMCN 4.0 mang lại. Phát huy sự sáng tạo của sinh viên bằng những cuộc thi, hội thảo, để tạo cho sinh viên tự nghĩ ra những ý tưởng đổi mới phục vụ cho sự phát triển trong nền CMCN4.0 1238 Gia tăng sự nhận thức của sinh viên về vai trò của cuộc CMCN 4.0 Giáo dục và tuyên truyền thường xuyên để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cuộc CMCN 4.0 đến sinh viên. Hiểu được tính cấp thiết của sự phát triển đó đang diễn ra trên toàn thế giới, sinh viên sẽ tự động viên mình bước vào cuộc CMCN 4.0 vì đó là xu hướng của thế giới. Sinh viên cần chủ động tìm hiểu các thông tin về CMCN 4.0, các chiến lược, kế hoạch triển khai ở cấp quốc gia, từng ngành, từng lĩnh vực về CMCN 4.0 để có sự chuẩn bị cần thiết cả chuyên môn và kỹ năng đáp ứng yêu cầu về nhân lực của xã hội trong giai đoạn tới; cần tích cực tham gia vào các diễn đàn, hội nghị, hội thảo về CMCN 4.0 do nhà trường hoặc các đơn vị khác tổ chức. Sinh viên nhận thức sâu rộng về vai trò của CMCN4.0 góp phần gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới cũng như nhận thức về sự tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nên sự thay đổi lớn về phương thức, chi phí sản xuất kinh doanh và năng suất lao động. Ngoài ra, sinh viên nhận thức được CMCN 4.0 tác động đến nhu cầu lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, tác động đến nhu cầu lao động gián tiếp, trong đó có lao động khối ngành tài chính cũng như hiểu được CMCN 4.0 chính là cơ hội và thách thức lớn đối với từng quốc gia, từng cá thể để mỗi quốc gia và mỗi con người của quốc gia đó sẽ có định hướng phát triển tốt hơn. Quan trọng nhất sinh viên phải tự hiểu được chính mình, biết đâu là thế mạnh, sở trường của mình để đi sâu khai thác. Sinh viên phải biết rõ bản thân đang ở mức độ nào để bằng mọi giá tiếp cận được CMCN 4.0. Quan tâm đến cơ sở vật chất, điều kiện học tập của sinh viên Đối với cơ sở đào tạo, quá trình dạy học cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học. Nói các khác là tổ chức dạy học theo hướng thực học, thực nghiệp, chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả; kết hợp giáo dục nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân người học; chuyển sang quan niệm kiến thức chỉ là yếu tố quan trọng của năng lực. Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động cung cấp kiến thức, thông tin liên quan đến CMCN 4.0 cho sinh viên.Nhà trường cần quan tâm đến đầu tư phương tiện, thiết bị giảng dạy hiện đại; đầu tư phát triển thư viện số phục vụ công tác dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. Các giảng viên thường xuyên cung cấp thông tin liên quan đến CMCN 4.0 và liên hệ kiến thức của học phần trong quá trình lên lớp. Sinh viên được tạo điều kiện, khuyến khích và tham gia vào các hoạt động/dự án gắn với CMCN 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anderson, L.W.,Krathwohl, D. (2001), A taxonomy for learning, teaching, and assessing: A revision of Bloom’s taxonomy of educational objectives, New York: Longman 1239 [2] Báo điện tử (2017), ”Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã đề cập nhiều, giờ là lúc chúng ta phải hành động”, tham khảo tại tuong-vu-duc-dam-cach-mang-cong-nghiep-40-da-de-cap-nhieu-gio-la-luc-chung-ta-phai- hanh-dong-20170906132151074.htm [3] Báo Thanh Niên (2018), “Vì sao Việt Nam xếp vào nhóm chưa sẵn sàng cho Cách mạng Công nghiệp 4.0”, tham khảo tại https://thanhnien.vn/giao-duc/vi-sao-viet-nam-xep-vao-nhom- chua-san-sang-cho-cach-mang-cong-nghiep-40-942461.html [4] Báo Tin tức Việt Nam (2016), “Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”, tham khảo tại: 4-kv-i- 20160120215723260.htm [5] Báo Tuổi Trẻ (2018), “Việt Nam chưa sẵn sàng cho Cách mạng Công nghiệp 4.0 ”, tham khảo tại https://tuoitre.vn/viet-nam-chua-san-sang-cho-cach-mang-cong-nghiep-40- 1430457.htm [6] Davis (2016), What is the fourth industrial revolution?, World Economic Forum Geneva. [7] Klaus Schwab (2016), The Forth Industrial Revolution, World Economic Forum Geneva. [8] Trần Đại Quang (2016), Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4: Thời cơ phát triển và các thách thức phi truyền thống, Bài phát biểu của Chủ tịch nước tại Lễ Khai khóa Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ngày 3/10/2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_su_san_sang_tham_gia_vao_cuoc_cach.pdf
Tài liệu liên quan