Các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và nghề nghiệp

Mục tiêu học tập:

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Trình bày hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của Việt Nam.

2. Trình bày hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động ở Việt Nam.

3. Trình bày các ứng dụng của các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và lao động

trong việc đánh giá nguy cơ môi trường và nghề nghiệp.

pdf16 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh lao động. B. Tiêu chuẩn về an toàn lao động. C. Tiêu chuẩn về 5 nguyên tắc vệ sinh lao động. D. Tiêu chuẩn về 7 thông số vệ sinh lao động. E. Tiêu chuẩn về môi trường khu dân cư. 12. Tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm môi trường không khí trong lao động chính xác nhất là: A. Nồng độ tối đa cho phép. B. Nồng độ tối đa cho phép cả ca làm việc. C. Nồng độ tối đa cho phép theo thời điểm. D. Nồng độ Đỉnh (Ceiling) E. Giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp (OELs). 13. Lấy mẫu để đánh giá ô nhiễm nước thải như thế nào là tốt nhất: A. Lấy mẫu giờ thứ nhất. B. Lấy mẫu giờ thứ 4. C. Lấy mẫu giờ thứ 8. D. Lấy mẫu giờ thứ 24. E. Mỗi giờ lấy một mẫu, sau 24 giờ thì trộn lẫn 24 mẫu với nhau. 14. Tiêu chuẩn có thể đánh giá mức độ tiếp xúc đồng thời với nhiều yếu tố độc hại là: A. Tiêu chuẩn nồng độ tối đa cho phép cả ca làm việc. B. Tiêu chuẩn nồng độ đo tức thời. C. Tổng các nồng độ đo được (C chung lớn hơn 1). D. Tổng các nồng độ đo được (C chung bằng 1). E. Tổng các nồng độ đo được (C chung bằng và nhỏ hơn 1). 15. Chỉ số đánh giá mức độ nguy hiểm nhất của ô nhiễm môi trường là: A. Bằng 1 B. Bằng 0,8 C. Bằng 0,5 D. Bằng 0,2 E. Bằng 0,0 16. Loại nào nguy hiểm nhất trong bảng phân loại tiếp xúc nghề nghiệp về mặt tác hại sinh học do hoá chất độc trong không khí: A. Loại A. 12 B. Loại B. C. Loại C. D. Loại D. Câu hỏi và đáp án câu hỏi tự luận 1. Phân biệt sự khác nhau giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Trả lời: - TCVN: là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, quá trình, môi trường ... nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. - QCVN là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, quá trình, môi trường phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. 2. Những tiêu chuẩn nào hiện nay đang được sử dụng: Tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn quốc gia? Trả lời: - Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). - Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). 3. Cơ quan nào có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia? Trả lời - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia. - Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm: A. Tổ chức kinh tế; B. Cơ quan nhà nước; C. Đơn vị sự nghiệp; D. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 4. Cơ quan nào có thẩm quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia? Trả lời: - Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia. - Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở. 5. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn? Trả lời: - Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật. 13 - Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn. 6. Phân loại tiêu chuẩn? Trả lời: (1) Tiêu chuẩn cơ bản quy định các đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng những quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể, (2) Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (3) Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (4) Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (5) Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản, quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá. 7. Những quy chuẩn nào hiện nay đang được sử dụng: Quy chuẩn kỹ thuật cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật ngành, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia? Trả lời - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP). 8. Cơ quan nào có thẩm quyền công bố quy chuẩn kỹ thuật ? Trả lời A. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. B. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định ở mục a) trên đây. 9. Nguyên tắc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật? Trả lời - Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. - Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp. 10. Phân loại quy chuẩn kỹ thuật? 14 Trả lời Theo Điều 28, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, có 5 loại quy chuẩn kỹ thuật: (1) Quy chuẩn kỹ thuật chung: quy định về kỹ thuật và quản lí áp dụng cho một lĩnh vực quản lí hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình. (2) Quy chuẩn kỹ thuật an toàn, quy định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, xây dựng, an toàn nhiệt, hoá học, điện, thiết bị y tế, an toàn bức xạ hạt nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người; vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật.... (3) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, quy định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn,...). (4) Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình, quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hoá. (5) Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ, quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải và dịch vụ trong các lĩnh vực khác. 11. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường của Việt Nam (Tóm tắt)? Trả lời: Bao gồm các tiêu chuẩn về không khí, nước, tiếng ồn, đất, chất thải rắn. 12.Hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Việt Nam (Tóm tắt)? Trả lời: Gồm 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động. 13. Loại tiêu chuẩn nào đánh giá ô nhiễm môi trường không khí chính xác nhất? Trả lời: Tiêu chuẩn dài (long term standard) hay TLVs-TWA. 14. Lấy mẫu để đánh giá ô nhiễm nước thải như thế nào là tốt nhất? Trả lời: Lấy mẫu 24 giờ, mẫu trộn (mỗi giờ lấy một mẫu sau đó trộn lẫn 24 mẫu giờ với nhau). 15.Tiêu chuẩn nào có thể đánh giá mức độ tiếp xúc đồng thời với nhiều yếu tố độc hại? Trả lời: Tiêu chuẩn giá trị cho phép hỗn hợp nhiều chất C ≤ 1. 15 16. Đánh giá mức độ nguy hiểm của ô nhiễm môi trường cần dựa vào chỉ số nào? Trả lời: Dựa vào chỉ số độc hại Chỉ số độc hại NĐCP NĐĐĐ NĐĐĐ 1,0 NĐĐĐ < 0,5 NĐCP 0,8 < 0,5 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 1,0 NĐCP 0,5 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 2,0 NĐCP 0,2 2,0 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 4,0 NĐCP 0,0 NĐĐĐ > 4,0 NĐCP Chú thích: - NĐCP: Nồng độ cho phép. - NĐĐĐ: Nồng độ đo được. 17.Trình bày phân loại tiếp xúc nghề nghiệp về mặt tác hại sinh học do hoá chất độc trong không khí? Trả lời: Năm 1968, Tổ chức y tế thế giới và Tổ chức lao động quốc tế đã đưa ra bảng phân loại tiếp xúc nghề nghiệp về mặt tác hại sinh học do hoá chất độc trong không khí như sau: + Loại A: Sự tiếp xúc không gây ra bất cứ một sự biến đổi nào về sức khoẻ và khả năng thích ứng trong suốt cuộc đời của người lao động (gọi là vùng tiếp xúc an toàn). + Loại B: Sự tiếp xúc có gây tác hại đến sức khoẻ và khả năng lao động nhưng có thể hồi phục nhanh chóng, không gây bệnh rõ rệt. + Loại C: Sự tiếp xúc gây bệnh có thể hồi phục được. + Loại D: Sự tiếp xúc gây bệnh không thể hồi phục được hoặc gây tử vong. Tài liệu tham khảo Tài liệu bắt buộc: - Trường Đại học y tế Công cộng (2010), Sức khỏe nghề nghiệp, Tài liệu giảng dạy cho cử nhân y tế công cộng định hướng Sức khỏe môi trường - Nghề nghiệp. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tiếng Việt 1. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005. 2. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, 2006. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường và các quy định mới nhất về bảo vệ môi trường. NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội. 4. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2008), Hệ thống tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động và các quy định mới nhất về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2008. NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội. 5. Bộ Y tế (2003), Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, NXB Y học, Hà Nội. 16 6. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Viện khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (2002), Những văn bản hướng dẫn thực hiện công tác bảo hộ lao động. Nhà xuất bản lao động Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 7. ACGIH, USA (2006), TLVs and Bels, Based on the Documentation of the Threshold Limit Values for Chemical Substances and Physical Agents and Biological Exposure Indices, Worldwilde, Signature Publication. 8. NIOSH (2008), Pocket guide to chemical hazards. CDC, U.S. DHHS. 9.Yassi et al. Sức khỏe môi trường cơ bản (Tài liệu dịch). Trường Đại học Y tế công cộng, 2009. 10.Mark G. Robson and vWilliam A. Toscano. Risk assessment for Environmental Health. Chapters No 3, 8 and 14 10.Woodside G., Kocurek D., 1997. Environmental, Safety and Health Engineering. John Wiley & Son, Inc. Một số trang web hữu ích:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_tieu_chuan_ve_sinh_moi_truong_gt_1075.pdf
Tài liệu liên quan