Cơn tăng huyết áp: điều trị cấp cứu hay dự phòng

Tăng huyết áp (THA) hệ thống là một bệnh cơ thể mạn tính hay gặp nhất tác động tới hơn 1 tỷ người

trên thế giới. THA là một yếu tố nguy cơ sớm đối với tim mạch, thận, và mạch máu não; THA được

cho là nguyên nhân gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong cho mỗi năm [1]. Cơn THA xảy ra với rất nhiều

tình huống lâm sàng, nhưng có điểm chung là tăng mạnh và nhanh trị số huyết áp, thường là >

180/120 mmHg; cùng với sự tiến triển hoặc đe dọa tổn thương cơ quan đích.

Nhận biết và đánh giá ban đầu cơn THA rất quan trọng giúp xử trí kịp thời và hợp lý. Hầu hết các

cơn THA là có thể dự phòng được và là hậu quả của các trường hợp THA trước đó không được điều

trị hoặc điều trị nhưng không kiểm soát được huyết áp thỏa đáng hoặc không gắn bó điều trị [2-4].

Vậy đối với những cơn THA thì điều trị cấp cứu hay dự phòng là biện pháp tối ưu hơn?

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cơn tăng huyết áp: điều trị cấp cứu hay dự phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơn THA là có thể dự phòng, - Kiểm soát thỏa đáng trị số HA làm giảm số cơn THA - 2/3 số BN vào viện với lý do cơn THA có THA nặng mà không có tổn thương cơ quan đích - Có những bằng chứng về hiệu quả điều trị của một số thuốc trên THA nặng - Nhu cầu chẩn đoán phát hiện, điều trị, kiểm soát BN THA nói chung là rất lớn và chưa đáp ứng Theo kết quả của nghiên cứu Framingham, trị số HA càng tăng cao thì tỷ lệ xảy ra các biến cố tim mạch càng nhiều [39]. Có thể nói trị số HA tăng cao là bội số quan trọng của nguy cơ tim mạch, HA trên 140/90 mmHg làm xuất hiện 69% số ca nhồi máu cơ tim lần đầu tiên, 74% số ca bệnh tim do mạch vành, 77% số ca đột quỵ lần đầu, và 91% số ca suy tim; và được quy trách cho 277.000 tử vong năm 2003 [40]. Trong một nghiên cứu bệnh chứng, hồi cứu dựa trên số HA ghi nhận ở khu vực điều trị ngoại trú thấy rằng số BN có cơn THA phải nhập viện cấp cứu trong vòng 3 năm tăng 30% cho mỗi 10 mmHg tăng thêm hơn của HATTh [41]. Do đặc điểm THA nặng phức tạp cho việc tuyển chọn bệnh cũng như theo dõi và điều trị, nên không có nhiều các nghiên cứu trên các đối tượng này, và để phù hợp với phác đồ điều trị THA theo hướng dẫn của JNC 7 là đối với THA giai đoạn 2 (HATTh >160 hay HATTr >100 mmHg) cần kết hợp 2 7thuốc trong phần lớn trường hợp (thường là lợi tiểu thiazide + ACEI, hay ARB, hay BB, hay CCB) [2] , có 2 nghiên cứu đáng chú ý đó là losartan/hydrochlorothiazide (HCTZ) [42] và irbesartan/HCTZ [43] trên đối tượng THA nặng. Trong số các thuốc chẹn thụ thể angiotensine-II phối hợp liều cố định với lợi tiểu HCTZ thì chỉ có irbesartan/HCTZ được FDA Hoa Kỳ chuẩn thuận cho chỉ định sử dụng ngay từ đầu trên những BN cần dùng nhiều thuốc để đưa về HA đích [44]. Tỷ lệ BN THA nặng được kiểm soát HA thỏa đáng với losartan/HCTZ là 19,6% với mức giảm HATTh/HATTr là -25/-18 mmHg trong khi đó với irbesartan/HCTZ là 47,3% với mức giảm HATTh/HATTr là -31/-24 mmHg [42,43] . Điều trị THA nặng ngay từ bước đầu là chỉ định mới của phối hợp liều cố định của thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc chẹn thụ thể angiotensin-II; nhờ giảm HA mạnh và đưa BN về HA đích góp phần dự phòng các cơn THA xảy ra trên đối tượng THA nặng. Kết luận 1. THA cấp cứu là tình trạng nguy cấp, cần nhận ra và phân biệt với các THA nặng chưa biến chứng khác. 2. Xử trí và điều trị THA cấp cứu còn nhiều hạn chế, tiên lượng khá xấu. 3. Dự phòng xảy ra cơn THA là biện pháp tối ưu hơn điều trị cấp cứu giúp BN vượt qua được cơn THA. 4. Phối hợp liều cố định của thuốc chẹn thụ thể AT-II với lợi tiểu HCTZ là biện pháp điều trị hiệu quả cho BN THA nặng giúp giảm trị số HA mạnh và đưa BN về trị số HA đích. Tài liệu tham khảo 1. WHO, Report 2004 2. Chobanian AV, Bakris GL, Black HR, et al. Seventh Report of the Joint National Committee on prevention, detection, evaluation, and treatment of high blood pressure. Hypertension. 2003;42:1206 –1252. 3. Management of hypertensive emergencies and urgencies. Oparil S, Weber MA. Hypertension – A Companion to Brenner and Rector’s The Kidney. 2nd Ed. 2005; Philadelphia, 826-837 4. Battegay EJ, Lip GYH, Bakris GL. Hypertensive emergencies and urgencies: Uncontrolled severe hypertension. Hypertension – Principles and Practice. 2005; Boca Raton, Fla. 651-669 5. Cifkova R, et al for the ESH/ESC Hypertension Guidelines Committee. Practice guidelines for primary care physicians: 2003 ESH/ESC hypertension guidelines. J Hypertens 2003; 21: 1779–86. 6. Zanchetti A. Evidence-based medicine in hypertension: what type of evidence? J Hypertens 2005; 23:1113– 7. McRae RP Jr, Liebson PR. Hypertensive crisis. Med Clin North Am. 1986; 70:749 –767. 8. Gifford RW. Management of hypertensive crises. JAMA. 1991;266:829–835. 9. Volhard F, Fahr T. Die Brightsche Nierenkrankheit: Klinik Pahologie und Atlas. Berlin, Germany: Julius Springer; 1914:247–280. 10. Keith NM, Wagener HP, Keronohan JW. The syndrome of malignant hypertension. Arch Intern Med. 1928;4:264 – 278. 11. Oppenheimer BS, Fishberg A. Hypertensive encephalopathy. Arch Intern Med. 1928;41:264 –278. 12. Varon J, Marik P. The diagnosis and management of hypertensive crises. Chest. 2000;118:214 –227 13. Keith NM, Wagener HP, Barker NW: Some different types of essential hypertension: their course and prognosis. Am J Med Sci 1939, 197:332-343. 14. Martin JF, Higashiama E, Garcia E, et al. Hypertensive crisis profile: prevalence and presentation. Arq Bras Cardiol. 2004;83. 15. Aggarwal M, Khan IA. Hypertensive crisis: hypertensive emergencies and urgencies. Cardiol Clin. 2006;24:135–146. 16. Zampaglione B, Pascale C, Marchisio M, et al. Hypertensive urgencies and emergencies: prevalence and clinical presentation. Hypertension. 1996;27:144–147. 17. Bennett NM, Shea S. Hypertensive emergency: case criteria, sociodemographic profile, and previous care of 100 cases. Am J Public Health. 1988;78:636–640. 18. Kaplan NM. Treatment of hypertensive emergencies and urgencies. Heart Dis Stroke. 1992;1:373–378. 19. Yu SH, Whitworth JA, Kincaid-Smith PS: Malignant hypertension: aetiology and outcome in 83 patients. Clin Exp Hypertens 1986, 8:1211-1230. 20. Zampaglione B, Pascale C, Marchisio M, et al. Hypertensive urgencies and emergencies: prevalence and clinical presentation. Hypertension. 1996;27:144–147. 821. Bennett NM, Shea S. Hypertensive emergency: case criteria, sociodemographic profile, and previous care of 100 cases. Am J Public Health. 1988;78:636–640. 22. Kaplan NM. Treatment of hypertensive emergencies and urgencies. Heart Dis Stroke. 1992;1:373–378. 23. Houston MC. Handbook of Hypertension. Wiley Blackwell. 1st Edition, 2009. Part 6: Hypertensive Urgencies and Emergencies. p286 24. Varon J, Marik PE. Clinical review: The management of hypertensive crises. Critical Care 2003,7:374-384. 25. Vaughn CJ, Delanty N. Hypertensive emergencies. Lancet. 2000;356:411–417. 26. Calhoun DA, Oparil S. Treatment of hypertensive crises. N Engl J Med. 1990;323:1177–1183. 27. Khan IA, Nair CK. Clinical, diagnostic, and management perspectives of aortic dissection. Chest. 2002;122:311–328. 28. Adams HP, Brott TG, Crowell RM, Furlan AJ, Gomez CR, Grotta J, Helason CM, Marler JR: Guidelines for the management of patients with acute ischemic stroke. A statement for the healthcare professionals from a special writing group of the stroke council, American Hear Association. Circulation 1994, 90:1588-1601. 29. Qureshi AI, Bliwise DL, Bliwise NG, Akbar MS, Uzen G, Frankel MR: Rate of 24-hour blood pressure decline and mortality after spontaneous intracerebral hemorrhage: A retrospective analysis with a random effects regression model. Crit Care Med 1999, 27:480-485. 30. Zeller KR, Von Kuhnert L, Matthews C. Rapid reduction of severe asymptomatic hypertension: a prospective, controlled trial. Arch Intern Med. 1989;149:2186 –2189. 31. Abdelwahab W, Frishman W, Landau A. Management of hypertensive urgencies and emergencies. J Clin Pharmacol. 1995;35:747–762. 32. Handler J. Hypertensive urgency. J Clin Hypertens. 2006;8:61– 64. 33. Bertel O, Marx BE, Conen D. Effects of antihypertensive treatment on cerebral perfusion. Am J Med. 1987;82(3B):29 –36. 34. Strandgaard S, Olesen J, Skinhoj E, et al. Autoregulation of brain circulation in severe arterial hypertension. BMJ. 1973;1(5852):507–510. 35. Lip GY, Beevers M, Beevers DG. Complications and survival of 315 patients with malignant-phase hypertension. J Hypertens. 1995;13:915–924 36. Bender SR, Fong MW, Heitz S, et al. Characteristics and management of patients presenting to the emergency department with hypertensive urgency. J Clin Hypertens. 2006;8:12–18. 37. Karras DJ, Kruus LK, Clenki JJ, et al. Evaluation and treatment of patients with severely elevated blood pressure in academic emergency departments: a multicenter study. Ann Emerg Med. 2006;47:230 –236. 38. Marik PE, Varon J. Hypertensive crises: challenges and management. Chest. 2007;131:1949 –1962. 39. Anderson TW: Re-examination of some of the Framingham blood-pressure data. Lancet 1978;2:1139 –1141. 40. Adapted from Thom T et al. Circulation. 2006;113:e85–e151. 41. Tisdale JE, Huang MB and Borzak S. Risk factors for hypertensive crisis: importance of outpatient blood pressure control. Family Practice 2004; 21: 420–424. 42. Salerno C M, Demopoulos L, Mukherjee R and Gradman A H. Combination angiotensin receptor blocker/hydrochlorothiazide as initial therapy in the treatment of patients with severe hypertension. Clin Hypertens (Greenwich). 2004;6(11):614–620. 43. Neutel JM, et al. Irbesartan/HCTZ combination therapy as initial treatment for severe hypertension to achieve rapid BP control. J Hypertens 2006;24:S284. 44. Expert Opin. Pharmacother. (2009) 10(12):1869-1874. Packaging Insert: Hyzaar, Avalide, Diovan HCT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcon_tha_thay_cong_7874.pdf
Tài liệu liên quan