Nhận ra phong cách người phục tùng của mình và các bước phấn đấu đểtrở
thành một người phục tùng hữu hiệu
• Thấu hiểu vai trò của nhà lãnh đạo trong việc phát triển sựphục tùng của phục
tùng
• Ứng dụng các nguyên tắc của người phục tùng hữu hiệu bao gồm: tinh thần
trách nhiệm, sựphục vụ, khảnăng chấp nhận thay đổi và ra đi khi cần thiết
• Thực thi các chiến lược đểthúc đẩy tinh thần phục tùng tại nhà trường hay nơi
làm việc
• Hiểu được mong muốn của người phục tùng và đóng góp vào việc xây dựng
một cộng đồng hòa hợp giữa những người phục tùng
17 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Chương 7: Phát triển tiềm năng của người phục tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin phản hồi nhằm đem lại sự phát triển cho các cá nhân hay tổ chức.
5 48
1.Quan sát
Người phục tùng
thường xuyên không
hoàn thành nhiệm vụ
đúng thời hạn
2.Đánh giá
Phục tùng thiếu các
kỹ năng tự quản lý
3.Hệ quả
Sự chậm trễ của thành
viên trong nhóm dẫn
đến sự chậm trễ của
dự án
4.Phát triển/Cải thiện
Cung cấp khóa học tự quản
lý cho phục tùng và yêu cầu
các nhóm phân bổ công vệc
dựa trên kỹ năng của từng
cá nhân
Hình 7.3.Quy trình phản hồi
13
Nhà lãnh đạo có thể sử dụng nhiều cách phản hồi khác nhau để hạn chế xung đột và
sự sợ hãi cho các phục tùng. Chúng ta đã biết rằng cảm thông là một trong những
phương tiện hữu hiệu nhất trong suốt quá trình phản hồi. Nhà lãnh đạo phải đặt mình
vào vị trí của phục tùng để thấu hiểu những cảm xúc của họ. Sự cảm thông giúp nhà
lãnh đạo tiếp cận vấn đề một cách chính xác nhất. Dưới đây là một số thủ thuật mà
nhà lãnh đạo có thể sử dụng để phát triển hiệu quả các phục tùng:
• Hình thành thói quen phản hồi: đừng bao giờ “để dành” tất cả mọi thứ cho
cuộc họp cuối cùng trong năm. Thay vào đó, hãy gắn những thông tin phản hồi
với mục tiêu cụ thể nào đó để đưa ra lời đề nghị hoặc phê bình nhằm cải thiện
hoạt động ngay lập tức cho phục tùng.
• Hãy bắt đầu bằng một câu chuyện: cả nhà lãnh đạo lẫn phục tùng sẽ học được
rất nhiều qua những câu chuyện, làm cách nào và tại sao điều đó xảy ra và cách
họ xử lý các tình huống có liên quan đến thực tế, hãy khiến phục tùng phải suy
ngẫm về những bài học rút ra từ câu chuyện đó. Cách thức sử dụng hình thức
giao tiếp và ẩn dụ từ câu chuyện sẽ được thảo luận trong chương tiếp theo.
• Thường xuyên đưa ra những phản hồi tích cực: quá nhiều lãnh đạo chỉ đưa ra
phản hồi khi sai sót xảy ra. Hãy nhớ rằng bạn cần tưởng thưởng và khích lệ
tinh thần cho những hành vi ảnh hưởng tốt đến mục tiêu của tổ chức. Nếu nhà
lãnh đạo chỉ chú tâm vào việc phê bình thiếu sót, phục tùng của họ sẽ mất hết
can đảm và dễ nản lòng. Một nhà lãnh đạo tốt luôn tìm kiếm cơ hội mang lại
các thông tin phản hồi tích cực cho những phục tùng thậm chí yếu kém nhất
trong tổ chức.
• Hãy làm phục tùng hiểu rằng phản hồi là một cơ hội phát triển mình: Người
phục tùng phải nhận ra không phải bao giờ phản hồi cũng hàm chứa thông tin
tiêu cực. Một khi đã nhận ra những cảm xúc của bản thân sau mỗi lời phê bình,
họ có thể “tái điều chỉnh” lại quá trình phản hồi bằng cách thể hiện tốt hơn lợi
thế của bản thân trong những lần sau. Do đó, phục tùng sẽ cảm nhận được lợi
ích của quá trình này. Chẳng hạn, một người phục tùng phản hồi rằng bản thân
không hề muốn bị bắt buộc làm một nhiệm vụ nào đó, sau khi được chuyển
sang bộ phận khác, anh ta đã cảm thấy thỏa mãn và thành công hơn trong công
việc.
4.2. Lãnh đạo người khác để họ tự lãnh đạo
Một trong những bước quan trọng giúp nhà lãnh đạo phát triển phục tùng hữu hiệu
hơn chính là chấp nhận, và hiểu biết giới hạn của bản thân, hay việc thừa nhận rằng
“tôi không thể hoàn thành bất kỳ điều gì nếu không có sự giúp đỡ của các người phục
tùng”6. Một nhà lãnh đạo cố gắng làm mọi thứ một mình thường không bao giờ tiến
xa được. Hiểu biết và thừa nhận giới hạn của mình đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng
cho phép phục tùng đóng góp các năng lực đặc biệt nào đó vào sự phát triển chung
của tổ chức.
6 53
14
Những lãnh đạo giỏi luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ cộng tác với phục tùng.
Charles Manz và Henry Sims gọi đó là lãnh đạo tự quản nghĩa là lãnh đạo người khác
tự lãnh đạo chính mình. Khả năng này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải chia sẻ quyền lực và
trách nhiệm để tất cả mọi người đều trở thành lãnh đạo trong một số tình huống nào
đó. Tổ chức sẽ trở thành một cộng đồng tại đó mọi người đều sẵn sàng và có khả năng
trở thành lãnh đạo. Và nhà lãnh đạo chính thức hành động như một người huấn luyện
viên hay nhà tư vấn, họ tin tưởng và xóa bỏ tất cả hàng rào ngăn cách, ngỏ ý giúp đỡ
và động viên mọi người và mang lại những phản hồi có tính chất xây dựng.
Những mẫu hình lãnh đạo này không cố gắng kiểm soát hành vi của phục tùng theo
cách thức truyền thống, họ huấn luyện người phục tùng suy nghĩ tích cực hơn về khả
năng cũng như tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của bản thân. Họ cũng cần
đảm bảo rằng phục tùng có đầy đủ thông tin cần thiết. Khi phục tùng hiểu được ý
nghĩa và phạm vi hoạt động của mình, họ sẽ gắn chặt nhiệm vụ của mình với mục tiêu
chung của tổ chức.
Trao quyền cho những người phục tùng chủ chốt, quản trị cộng tác và các hình thức
lãnh đạo dân chủ khác đang là xu hướng phổ biến trong hầu hết tổ chức. Vì thế, có rất
nhiều tình huống xảy ra đòi hỏi sự tự lãnh đạo của phục tùng. Tuy nhiên cho đến nay
các cuộc nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn bị giới hạn. Tất nhiên không phải trường
hợp nào khả năng tự lãnh đạo cũng phát huy tác dụng, hay không phải nhà lãnh đạo
nào cũng khuyến khích phục tùng tư duy độc lập, sẵn sàng chấp nhận thách thức và
thay đổi vì lợi ích của tổ chức.
5. XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG NHỮNG NGƯỜI PHỤC TÙNG
Nhà lãnh đạo và người phục tùng có thể cùng nhau xây dựng một cộng đồng
dựa trên những cảm giác tin cậy, hợp tác và cam kết chia sẻ. Khi đã thuộc về cộng
đồng, mọi người đều thấy được tầm quan trọng của bản thân và gắn bó chặt chẽ hơn
với tổ chức. Bạn có thể cảm nhận điều này khi là thành viên trong một câu lạc bộ xã
hội, một tổ chức tôn giáo hay một đội tuyển thể thao. Cộng đồng đem đến một cảm
giác kết nối nhằm duy trì các mối quan hệ bền vững và cam kết vì một mục tiêu nào
đó mà mọi người không chỉ hiểu biết nhau bằng niềm tin và tinh thần làm việc nhóm.
Những tổ chức học tập đều được xem là cộng đồng, nơi tất cả mọi người được khích
lệ, tôn trọng và cống hiến vì mục tiêu chung. Tóm lại, một nhóm những người phục
tùng hiệu quả sẽ tạo nên nền tảng cho cộng đồng. Đôi khi cộng đồng không bao gồm
những thành viên có cùng một số đặc điểm nào đó. Tuy nhiên thường thì tất cả các
hình thức cộng đồng đều dựa trên sự tận tụy, sự hợp tác thật sự và sự đóng góp của cá
nhân.
Những cộng đồng thành công thường mang một số nét đặc trưng nào đó. Trong những
cộng đồng này, các thành viên cùng chia sẻ một tiếng nói chung và một nền văn hóa
tích cực7. Có thể khái quát một số đặc trưng của cộng đồng những người phục tùng
như sau:
7 60
15
Sự hòa hợp.Trong cộng đồng, mọi người đều được chào đón và có cảm giác thân
thuộc. Những ý tưởng và quan điểm bất đồng được khuyến khích, cứ như thể cộng
đồng không thể tồn tại nếu không có tính đa dạng này. Tuy nhiên nó tập trung vào cái
tổng thể hơn là từng bộ phận và mọi người đều nỗ lực để gắn bó với nhau hơn nữa.
Họ có thể thẳng thắn phát biểu nếu ý tưởng của họ khác biệt với những thành viên còn
lại. Điều này thường xuất phát từ niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp của bản thân
và người khác nói chung.
Một nền văn hóa tích cực. Nhà lãnh đạo và người phục tùng cảm nhận tổ chức giống
như một cộng đồng chia sẻ những quy tắc và giá trị chung. Mọi người quan tâm đến
thành viên mới và giúp họ hòa nhập vào nền văn hóa của tổ chức. Hơn nữa đó không
phải là một cộng đồng bó hẹp. Mọi người được tự do tiếp thu những giá trị mới và
điều này giúp tổ chức tương tác hiệu quả với môi trường năng động xung quanh.
Một tiếng nói chung. Trong cộng đồng, mọi người cùng tạo ra và chia sẻ những giá
trị nền tảng. Một hình thức đặc biệt của giao tiếp – đối thoại- thường được các thành
viên sử dụng như là phương tiện giúp họ thể hiện quan điểm về một vấn đề nào đó.
Bởi vì trong cộng đồng, những điểm khác biệt của từng cá nhân được tôn trọng. Chỉ
thông qua các cuộc nói chuyện, mọi người mới có thể tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau và
tìm kiếm sự hợp tác trong hành động để “bước cùng nhau trên một con đường”.
Sẻ chia và tin tưởng. Các thành viên của cộng đồng luôn thành thật quan tâm lẫn
nhau. Họ tin rằng hành động của mình có thể ảnh hưởng đến người khác và cộng
đồng nói chung. Thêm vào đó, các thành viên thừa nhận khả năng của người khác và
giúp đỡ họ cùng phát triển, cố gắng chia sẻ quan điểm và vấn đề của nhau và thể hiện
sự cảm thông khi điều không may xảy ra. Lòng tin được thúc đẩy từ sự quan tâm chia
sẻ và tất cả đều hành động theo những chuẩn mực đạo đức nhằm phục vụ lợi ích
chung của tổ chức.
Sự chia sẻ quyền lãnh đạo. Trong cộng đồng, lãnh đạo cũng bình đẳng như những cá
nhân khác. Họ không cố gắng kiểm soát người khác và bất kỳ ai cũng có thể trở thành
nhà lãnh đạo, bất kỳ ai cũng có cơ hội đóng góp giá trị cho tổ chức. Giống như một
mớ cỏ mọc hỗn độn cuối cùng cũng tạo nên một bãi cỏ tuyệt vời, những thành viên
tham gia trong một cộng đồng thực sự cùng nhau biến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.
Tính thống nhất trong hành động thường hình thành một cách tự nhiên trong tổ
chức khi một người bị thu hút bởi những người có cùng mối quan tâm hoặc cùng tìm
kiếm giải pháp cho các vấn đề nan giải. Chẳng hạn, những kỹ thuật viên tại hãng Dell
đã hình thành một cộng đồng nhằm chia sẻ những kinh nghiệm trong việc chăm sóc
khách hàng hay các phục tùng trong một chi nhánh có cùng mục tiêu là trở thành bộ
phận có doanh số bán hàng cao nhất Kiểu cộng đồng này giống như một xã hội thu
nhỏ, mọi người tham gia vào đó và tồn tại một cách ngẫu nhiên, bởi vì họ nghĩ rằng
bản thân có nhiều điều cần học hỏi và đóng góp. Về bản chất, đây là cộng đồng phi
chính thức và tự nguyện. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể sáng tạo nên một cộng đồng
đơn giản chỉ bằng việc nỗ lực phát triển các mối quan hệ cá nhân và chia sẻ chúng với
những người cùng chung mục tiêu với mình trong tổ chức.
Những hình thức cộng đồng này cần được khuyến khích và hỗ trợ để giúp mọi người
trong tổ chức nhận ra ý nghĩa của bản thân và tầm quan trọng của các mối quan hệ đối
16
với sự phát triển của tổ chức. Tuy nhiên giữa người phục tùng thường dễ tạo nên một
cộng đồng hơn là nhà lãnh đạo. Bởi vì nếu họ cố gắng hình thành nhóm, nhiều người
có thể cảm thấy bị ép buộc phải tham gia và điều này sẽ làm mất đi bản chất tự
nguyện của cộng đồng.
TỔNG KẾT CHƯƠNG
Lãnh đạo không thể xảy ra nếu không có người phục tùng và tầm quan trọng của họ
ngày càng được tăng trong nhiều tổ chức. Con người đóng vai trò người phục tùng
nhiều hơn là lãnh đạo và giữa họ thường có một số đặc điểm chung. Một người phục
tùng hữu hiệu phải thực sự độc lập và năng động trong tổ chức và họ có thể mang
phong cách thờ ơ, thụ động hay thực dụng.
Để trở thành một người phục tùng hữu hiệu không phải là điều dễ dàng. Họ phải thể
hiện sự sẵn sàng chịu trách nhiệm, phục tùng, sẵn sàng thách thức và ra đi khi cần
thiết. Họ cần biết cách khai thác sức mạnh của bản thân từ các nguồn cá nhân và vị trí.
Chiến lược phù hợp nhất để trở thành người phục tùng hữu hiệu là tự biến mình thành
một nguồn lực cần thiết, giúp cho nhà lãnh đạo trở nên tốt hơn, xây dựng mối quan
hệ bền vững và nhìn nhận công việc lãnh đạo ở góc độ thực tế.
Người phục tùng mong muốn lãnh đạo và đồng nghiệp phải trung thực và có năng lực
thực sự. Họ cũng muốn lãnh đạo của mình có tư duy vượt trước và truyền được cảm
hứng cho người khác. Chính hai yếu tố này giúp chúng ta phân biệt giữa vai trò của
nhà lãnh đạo và người phục tùng. Họ cần được dẫn dắt chứ không phải bị kiểm soát.
Trong tổ chức, nhà lãnh đạo giữ trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc cho phép
mọi người phát huy hết tiềm năng của mình. Họ có thể thúc đẩy phục tùng bằng cách
sử dụng các kỹ thuật trong hệ thống phản hồi thông tin: hình thành thói quen, bắt đầu
bằng một câu chuyện, thường xuyên đưa ra các phản hồi tích cực và giúp đỡ phục
tùng nhận ra đó là một cơ hội để phát triển mình. Họ cũng có thể khai thác hết sức
mạnh và sự đóng góp của người phục tùng bằng việc cho phép họ tự lãnh đạo bản
thân, trong đó nhà lãnh đạo chia sẻ quyền lực và trách nhiệm của mình để tất cả mọi
người đều có thể trở thành nhà lãnh đạo.
Cuối cùng, chúng ta đã đề cập đến mối quan hệ tương hỗ và việc hình thành các cộng
đồng trong tổ chức. Một cộng đồng bao gồm các đặc điểm: hòa hợp, có nền văn hóa
thực sự, có tiếng nói chung, chia sẻ, tin cậy và công bằng. Xây dựng tính thống nhất
trong hành động là công cụ hữu hiệu tạo nên các cộng đồng bền vững trong tổ chức.
Do bản chất tự nguyện nên kiểu cộng đồng này thường được sáng tạo và duy trì bởi
những người phục tùng hơn là nhà lãnh đạo.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1.Hãy thảo luận về vai trò của nhà lãnh đạo. Tại sao người ta thường nhấn
mạnh nhiều hơn về vai trò của người phục tùng?
2.Hãy so sánh sự khác nhau giữa phong cách thờ ơ và phong cách bị động của
người phục tùng. Hãy cho ví dụ. Bạn sẽ làm gì nếu là một nhà lãnh đạo trong trường
hợp này?
3.Bạn có nghĩ khả năng tự lãnh đạo cũng cần được xem như một phong cách
lãnh đạo? Tại sao?
17
4.Trong số 5 yêu cầu của một người phục tùng hữu hiệu, theo bạn yêu cầu nào
quan trọng nhất? Ít quan trọng nhất? Làm thế nào để người phục tùng có thể trở nên
hiệu quả hơn? Hãy thảo luận.
5.Theo bạn giữa kỹ thuật “bắt đầu bằng một câu chuyện” và các kỹ thuật phản
hồi truyền thống khác, điều nào đem lại hiệu quả cao hơn? Làm thế nào bạn sử dụng
kỹ thuật này để khuyến khích phục tùng phản hồi các thông tin tiêu cực?
6.Hãy mô tả một chiến lược “tăng cường địa vị ” mà bạn thích nhất. Giải thích
7.Nét tiêu biểu nào của nhà lãnh đạo và đồng nghiệp giúp người phục tùng
phân biệt vai trò của họ? Hãy thảo luận
8.Những tính cách nào của người phục tùng hiệu quả có thể đóng góp vào việc
hình thành một cộng đồng?
9. Có phải việc sẵn sàng ra đi là lựa chọn cuối cùng của người phục tùng hay
không? Hãy so sánh nó với việc sẵn sàng chuyển đổi vị trí công tác? Điều gì khiến
bạn cảm thấy khó khăn hơn?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- leadership_ch7phuctung_100324060314_phpapp02_5204.pdf