Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Hà

Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng và có ý nghĩa. Việt Nam được đánh giá là có nền kinh tế năng động, là cơ hội đầu tư đầy hấp dẫn. Kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là trong 5 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng đều đạt trên 8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ, năng lực sản xuất của nền kinh tế được nâng cao.

Để có được kết quả như vậy là do nhiều nguyên nhân tác động. Trong đó không thể không kể đến góp mặt của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N). Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, loại hình DNV&N đang gặp phải nhiều khó khăn thách thức về quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh trên thị trường hội nhập

Nhận thức được vai trò quan trọng của DNV&N, nhận thức được sự cần thiết trong việc hỗ trợ vốn vay đối với DNV&N nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như thấy rõ được tiềm năng lợi nhuận từ đối tượng DNV&N, các ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống NHNo&PTNN Việt Nam nói riêng đang chủ động giúp sức cho các DNV&N. Không nằm ngoài tình hình chung đó NHNo&PTNN huyện Thanh Hà cũng đang thúc đẩy hoạt động cho vay đối với DNV&N trên địa bàn.

DNV&N hình thành trên địa bàn huyện Thanh Hà và phát triển nhanh trong năm năm trở lại đây, là một đối tượng tiềm năng của ngân hàng, tuy nhiên dư nợ đối với nhóm này còn đạt tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng tài trợ đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế huyện Thanh Hà nói chung và loại hình DNV&N nói riêng, đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay, khai thác tối đa nhu cầu vốn của đối tượng này, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, cần có một đề tài nghiên cứu rõ ràng, cụ thể. Sau thời gian thực tập tại NHNo&PTNN Thanh Hà, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT huyện Thanh Hà” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trong quá trình nghiên cứu viết chuyên đề tốt nghiệp em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý hướng dẫn của các thầy cô cũng như bạn đọc quan tâm.

Kết cấu đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Vai trò tín dụng ngân hàng đối với DNV&N.

Chương 2: Thực trạng cho vay DNV&N tại NHNo&PTNN huyện Thanh Hà.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNV&N tại ngân hàng.

 

doc86 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng và có ý nghĩa. Việt Nam được đánh giá là có nền kinh tế năng động, là cơ hội đầu tư đầy hấp dẫn. Kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là trong 5 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng đều đạt trên 8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ, năng lực sản xuất của nền kinh tế được nâng cao. Để có được kết quả như vậy là do nhiều nguyên nhân tác động. Trong đó không thể không kể đến góp mặt của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N). Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, loại hình DNV&N đang gặp phải nhiều khó khăn thách thức về quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh trên thị trường hội nhập… Nhận thức được vai trò quan trọng của DNV&N, nhận thức được sự cần thiết trong việc hỗ trợ vốn vay đối với DNV&N nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như thấy rõ được tiềm năng lợi nhuận từ đối tượng DNV&N, các ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống NHNo&PTNN Việt Nam nói riêng đang chủ động giúp sức cho các DNV&N. Không nằm ngoài tình hình chung đó NHNo&PTNN huyện Thanh Hà cũng đang thúc đẩy hoạt động cho vay đối với DNV&N trên địa bàn. DNV&N hình thành trên địa bàn huyện Thanh Hà và phát triển nhanh trong năm năm trở lại đây, là một đối tượng tiềm năng của ngân hàng, tuy nhiên dư nợ đối với nhóm này còn đạt tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng tài trợ đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế huyện Thanh Hà nói chung và loại hình DNV&N nói riêng, đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay, khai thác tối đa nhu cầu vốn của đối tượng này, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, cần có một đề tài nghiên cứu rõ ràng, cụ thể. Sau thời gian thực tập tại NHNo&PTNN Thanh Hà, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT huyện Thanh Hà” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trong quá trình nghiên cứu viết chuyên đề tốt nghiệp em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý hướng dẫn của các thầy cô cũng như bạn đọc quan tâm. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Vai trò tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. Chương 2: Thực trạng cho vay DNV&N tại NHNo&PTNN huyện Thanh Hà. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNV&N tại ngân hàng. CHƯƠNG I VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 1.1. Khái quát chung về Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.1.1 Khái niệm. Khái niệm DNV&N đã được biết đến trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX, và được quan tâm phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm DNV&N chỉ bắt đầu được biết đến từ năm 1990 trở lại đây. Một cách chung nhất có thể hiểu DNV&N những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Căn cứ vào quy mô thì DNV&N được chia làm ba loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo World Bank, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 người đến 50 người, còn doanh nghiệp vừa có số lượng lao động từ 50 đến 300 người. Ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là DNV&N, không có tiêu chí nào xác định đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp vừa. Trước năm 1998 tại một số vùng, địa phương, tổ chức đã xác định DNV&N dựa trên các tiêu chí khác nhau: Số lượng lao động (dưới 500 người). Doanh thu hàng tháng (dưới 20 tỷ đồng). Tổng nguồn vốn (tổng tài sản) (dưới 10 tỷ đồng). Theo công văn số 681/CP – KCN ban hành ngày 20 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển các DNV&N thì DNV&N là những doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 200 người. Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hay cả hai tiêu chí là tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực. Đây có thể coi là văn bản đầu tiên đưa ra tiêu chí xác định DNV&N, là cơ sở để thực hiện các biện pháp hỗ trợ khu vực này. Đến ngày 23 tháng 11 năm 2001 Chính phủ ban hành nghị định 90/2001/NĐ – CP về trợ giúp phát triển DNV&N thì DNV&N là doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng và số lượng lao động dưới 300 người. Đây là văn bản đầu tiên chính thức quy định về DNV&N, là cơ sở cho các chính sách và biện pháp hỗ trợ của cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước. Sự phân loại này tồn tại cho đến ngày nay. Theo nghị định này thì DNV&N bao gồm: Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, công ty tư nhân quy mô vừa và nhỏ. Các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ hoạt động theo luật hợp tác xã. Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo nghị định số 02/2000/NĐ – CP về đăng ký kinh doanh. Các DNV&N Việt Nam có một Hệ thống thể chế hỗ trợ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được thành lập theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001. Các cơ quan ban ngành của Chính phủ ở Trung ương phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đại diện cho khu vực tư nhân và các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cũng như nhà nước hỗ trợ DNV&N nâng cao năng lực cạnh tranh. 1.1.2 Đặc điểm của DNV&N. Đặc điểm của DNV&N Việt Nam xuất phát từ quy mô của doanh nghiệp. DNV&N Việt Nam bên cạnh những đặc điểm giống với các quốc gia khác trên thế giới vẫn có những đặc điểm riêng do chịu sự chi phối bởi đặc trưng của nền kinh tế đang phát triển. Các DNV&N Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã. Trong một thời gian dài các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau không được đối xử bình đẳng. Chính điều này ảnh hưởng đến phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời cũng tạo ra những điểm xuất phát về tiếp cận nguồn lực không giống nhau. Bên cạnh đó theo đánh giá chung, hành lang pháp lý cũng như môi trường kinh doanh như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được với xu thế phát triển nhanh và đa dạng của DNV&N. Đây là một thách thức lớn, giống như một vật cản trong tiến trình phát triển của các DNV&N. Mặc dù môi trường pháp lý trong những năm gần đây đã được cải thiện nhiều song chưa nhanh và chưa thực sự cách mạng. Theo xếp hạng của Doing Business – 2007, một tổ chức có uy tín, Việt Nam xếp hạng 104/175 nước tham gia khảo sát về môi trường kinh doanh, tụt 6 bậc so với năm 2006, ở hàng năng lực cạnh tranh tụt 3 bậc, đứng thứ 132 trên thế giới. Là những doanh nghiệp có quy mô vốn và lao động nhỏ, DNV&N thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Đặc điểm này đã làm cho các DNV&N hoạt động tương đối khó khăn trong thời gian vừa qua. Thứ nhất, về nguồn tài chính. DNV&N Việt Nam bị hạn chế về nguồn vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Đây là đặc điểm chính chi phối những đặc điểm khác của DNV&N. Với đặc thù là quy mô vừa và nhỏ, trung bình tổng tài sản của một DNV&N tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 2 tỷ đồng. Bảng 1: Số lượng DNV&N đăng ký kinh doanh giai đoạn 2000 – 2005 Năm Số lượng DNV&N. Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng) Vốn trung bình (tỷ đồng) Trước 2000 46770 139531.6 2.9834 2000 14457 13904.4 0.9618 2001 19800 25770.1 1.3015 2002 20803 36736.2 1.7659 2003 26023 54212.1 2.0832 2004 36795 75125.0 2.0417 2005 45162 108000 2.3913 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tổng cục Thống kê 2005. Vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng gặp nhiều trở ngại. Tại Việt Nam thông thường DNV&N được thành lập chủ yếu dựa vào vốn tự có, sự vay mượn của gia đình bạn bè người thân, do đó khả năng tài chính hạn chế. Muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhất thiết phải tìm đến các nguồn tài trợ khác. Một trong những nguồn chủ yếu là vay ngân hàng. Tuy nhiên DNV&N lại gặp phải một vấn đề là thủ tục vay rườm rà phức tạp, các yêu cầu khắt khe và các thành kiến đã ăn sâu bám rễ. DNV&N không chỉ gặp khó khăn đối với các khoản vay ngắn hạn mà còn gặp khó khăn hơn đối với các khoản vay trung và dài hạn, đặc biệt là các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho DNV&N. Theo thống kê năm 2007 khoảng 50% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, gần 75% doanh nghiệp có vốn dưới 2 tỷ đồng và có tới 90% doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng (Nguồn: Cục Phát triển DNV&N – Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2007). Thứ hai về năng lực quản lý. DNV&N có năng lực quản lý hạn chế. Các ông chủ của DNV&N thường là người lao động bình thường hoặc là những kỹ sư, kỹ thuật viên có vốn tự có tự đứng ra thành lập doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh. Những ông chủ bà chủ này vừa là người quản lý đồng thời cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vận hành máy móc tạo ra sản phẩm…nên trình độ chuyên môn hóa trong quản lý không cao. Phần lớn những người chủ này không qua một lớp đào tạo nào về quản lý doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra năm 2005 về thực trạng DNV&N do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố trong số 63.000 DNV&N tại 30 tỉnh thành phía Bắc có gần 50% DNV&N mức vốn dưới một tỷ đồng và hơn một nửa các ông chủ bà chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung học trở xuống. Cụ thể, theo số liệu thống kê có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ từ trung cấp trở xuống, trong đó 43.3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Số người là tiến sĩ chỉ chiếm 0.66%, thạc sĩ chiếm 2.33%, đã tốt nghiệp đại học là 37.82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3.56%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12.33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Cũng do trình độ học vấn về lĩnh vực kinh tế không cao nên hầu hết các DNV&N đều chưa thể xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh rõ ràng, chưa xây dựng được cho mình những bước đi trong tiến trình hội nhập khi Việt Nam đã ra nhập WTO. Chính những yếu kém về mặt quản lý cũng như sự thiếu hiểu biết về kiến thức kinh tế, pháp luật là nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả của DNV&N, rất khó cạnh tranh trong môi trường kinh tế hội nhập như hiện nay. Thứ ba về lao động. Trình độ học vấn cũng như trình độ tay nghề của lao động trong các DNV&N không cao. Số lượng lao động trung bình trong mỗi doanh nghiệp cũng không lớn. Theo thống kê cuối năm 2004, trong tổng số 88.222 DNV&N hoạt động có 2.211.895 lao động, tương đương với tỷ lệ bình quân mỗi doanh nghiệp có 25 lao động. Như vậy quy mô về cả vốn và lao động của các DNV&N Việt Nam còn quá bé nhỏ so với các nước phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi. Đặc điểm này gây bất lợi về cạnh tranh trong hội nhập WTO. Nguyên nhân của vấn đề này là do các DNV&N có quy mô vốn nhỏ, quy mô hoạt động sản xuất nhỏ và doanh nghiệp không có đủ khả năng tài chính cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn để thuê người lao động có trình độ cao. Mặt khác do tâm lý của các ông chủ DNV&N chưa nhận thức được tầm quan trọng của người lao động có trình độ tay nghề cao. Bên cạnh đó tâm lý không muốn làm việc tại các DNV&N của người lao động cũng chi phối tới trình độ lao động trong loại hình doanh nghiệp này. Bảng 2: Quy mô doanh nghiệp theo lao động và vốn. Loại Quy mô lao động (%) Quy mô vốn (%) Nhỏ Vừa Lớn Nhỏ Vừa Lớn DNNN 54.5 10.9 34.5 11.0 10.4 78.6 HTX 98.1 0.8 1.1 85.3 9.2 5.5 DN Tư nhân 99.5 0.2 0.3 93.6 4.1 2.3 Cty TNHH 97.7 1.0 1.3 80.4 9.5 10.1 Cty Cổ phần 93.6 2.1 4.3 66.4 12.0 21.5 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2005. Theo số liệu bảng trên ta thấy phần lớn doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô cả về vốn và lao động đều nhỏ. Thứ 4, về công nghệ. Trình độ sản xuất của doanh nghiệp mạnh hay yếu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ. Công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ liên quan mật thiết đến năng lực quản lý của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt thường là những doanh nghiệp thường xuyên có những thay đổi (cải tiến, đổi mới) công nghệ và cần nhiều vốn. Các DNV&N Việt Nam có trình độ công nghệ lạc hậu. Cũng do quy mô tiềm lực tài chính không mạnh nên các doanh nghiệp này không thể mua công nghệ hiện đại, thường phải sử dụng những công nghệ cũ kỹ lạc hậu vì chi phí để có nó khá thấp. Thậm chí có những DNV&N Việt Nam sử dụng công nghệ lạc hậu chục năm, có khi là hàng chục năm. Việc sử dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến sản phẩm làm ra thiếu tính đa dạng, không đáp ứng được mẫu mã, chất lượng sản phẩm không tốt tất yếu dẫn đến suy giảm trong khả năng cạnh tranh, nâng cao năng suất hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp này cũng rất ít có khả năng tiến hành nghiên cứu triển khai nếu có những sáng kiến công nghệ cũng do hạn chế về tài chính. Do đó họ không thể hình thành công nghệ mới hoặc là bị những doanh nghiệp lớn hơn mua lại với giá rẻ mạt. Theo điều tra tại các DNV&N hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu khoảng từ 10 năm đến 20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với ngành cơ khí, khoảng 70% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam ở mức 5 – 7% so với mức 20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới. Cũng theo thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp, ở Việt Nam chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt trình độ tiên tiến mà phần lớn các doanh nghiệp này là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Bên cạnh đó chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy được sự lạc hậu của các DNV&N Việt Nam, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11.55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ LAN, số doanh nghiệp có website rất thấp, chỉ khoảng 2.16%. Các DNV&N mặc dù trình độ công nghệ lạc hậu song họ cũng không chú ý đến đào tạo về kỹ thuật công nghệ cho doanh nghiệp. Theo điều tra nhu cầu đào tạo về kỹ thuật công nghệ ở các doanh nghiệp rất thấp, chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ. Trên đây là bốn đặc điểm chính của DNV&N Việt Nam: vốn, lao động, năng lực quản lý và công nghệ. Ngoài ra còn có một số đặc điểm khác chịu sự chi phối bởi bốn đặc điểm chính đã kể trên. Các DNV&N Việt Nam thường sử dụng chính diện tích đất riêng của mình làm sản xuất kinh doanh, nếu những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đều rất khó khăn vì nằm trong tình trạng thiếu đất để làm mặt bằng. Việc xin cấp đất hoặc thuê đất của DNV&N bị cản trở bởi hồ sơ thủ tục khá phức tạp. Tất nhiên cũng có một số địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng chỉ là số ít. Dẫn đến các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có thuê được đất thì cũng gặp không ít khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đền bù. Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chính là DNV&N do năng lực tài chính hạn chế nên hoạt động marketing không được chú trọng và phát triển. Những khách hàng của họ chủ yếu là khách hàng quen thuộc và giới hạn trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp. Việc mở rộng thị trường mới là tương đối khó khăn. Việt Nam ra nhập WTO, theo quy định, Việt Nam phải mở rộng thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngoài. Với quy mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và có tính chiến lược cao, các công ty nước ngoài sẽ là những đối thủ lớn, đe dọa sự tồn tại của nhiều DNV&N trong nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Theo điều tra của Cục Phát triển doanh nghiệp, có 66.95% doanh nghiệp cho biết họ thường gặp khó khăn về tài chính, 50.62% doanh nghiệp thường gặp khó khăn về mở rộng thị trường, 41.74% doanh nghiệp thường gặp khó khăn về đất đai và mở rộng mặt bằng sản xuất, 25.22% doanh nghiệp gặp khó khăn về cắt giảm chi phí sản xuất, 24.23% doanh nghiệp gặp khó khăn về các ưu đãi về thuế, 19.47% doanh nghiệp khó khăn vì thiếu thông tin, 17.56% doanh nghiệp gặp khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước cũng rất khó khăn, chỉ có khoảng 5.2% số doanh nghiệp đã được tham gia, 23.12% số doanh nghiệp khó được tham gia và 71.67% số doanh nghiệp không được tham gia. DNV&N bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong nhiều lĩnh vực, trong đó có 33.64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán; 31.62% số nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp; 24.14% có nhu cầu đào tạo về phát triển thị trường; 20.17% số doanh nghiệp có nhu cầu về đào tạo lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh; 12.89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm mới; 12.89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế; 11.62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10.85% doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp… Rõ ràng là các doanh nghiệp đã nhận thấy nhu cầu rất lớn về đào tạo nhưng chưa được đáp ứng. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần tập trung hỗ trợ đồng thời cũng là một thị trường đang cần nhiều dịch vụ đào tạo chất lượng cao, là cơ hội cho các đại học, các học viên nghiên cứu… Xét trong dài hạn, trước áp lực cạnh tranh của thị trường trong nước và quốc tế, các DNV&N sẽ phải tích cực nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực tài chính, cải thiện văn hóa doanh nghiệp. Có như vậy mới có thể phát triển doanh nghiệp bền vững hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế bởi nếu không doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại, sẽ bị phá sản và loại khỏi thị trường. 1.1.3 Vai trò của DNV&N. Ở mỗi nền kinh tế, quốc gia hay lãnh thổ, DNV&N có thể giữ những vai trò khác nhau với mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung đều có một số vai trò: Là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế. Các DNV&N thường chiếm tỷ trọng lớn thậm chí là áp đảo trong tổng số các doanh nghiệp. Ở Indonexia hiện có khoảng 40 triệu DNV&N, chiếm 90% tổng số doanh nghiệp tại nước này. Ở Hàn Quốc hiện có khoảng 3 triệu DNV&N, chiếm 99,8% các doanh nghiệp đang hoạt động. Tại Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ trọng DNV&N chiếm trên 95% theo số liệu thống kê mới nhất. Do đó đóng góp của các DNV&N vào GDP cũng như tạo công ăn việc làm là rất lớn. Tính đến hết năm 2007 cả nước có khoảng 280.000 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong đó DNV&N chiếm 96,81% và theo dự kiến sẽ thành lập thêm 320.000 DNV&N mới để đưa tổng số lên khoảng 500.000 DNV&N vào năm 2010. Trong số 320.000 DNV&N mới sẽ thành lập, số lao động thu hút tạo thêm trong các DNV&N lên đến 2,7 triệu người. Giữ vai trò ổn định nền kinh tế. Phần lớn các nền kinh tế thì DNV&N đóng vai trò là nhà cung cấp cho các doanh nghiệp lớn, sự điều chỉnh hợp đồng giữa các doanh nghiệp lớn với các DNV&N tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế, vì vậy DNV&N được ví như thanh giảm sốc cho nền kinh tế. DNV&N cũng sẽ làm cho doanh nghiệp lớn mạnh lên và chính các doanh nghiệp lớn sẽ trở thành khách hàng của các DNV&N. Ví dụ như hãng Sony của Nhật Bản, doanh nghiệp lớn của họ chỉ làm công việc lắp ráp, còn những phụ kiện, linh kiện và các phụ tùng khác đều do các DNV&N nhỏ làm. Làm cho nền kinh tế năng động. DNV&N có quy mô nhỏ, dễ thay đổi hoạt động. Những DNV&N cũng linh động hơn, nhanh chóng nắm bắt xu thế của thị trường, có phản ứng tốt đối với những cuộc khủng hoảng so với các doanh nghiệp nhà nước. Tạo nên ngành công nghiệp dịch vụ và phụ trợ quan trọng: DNV&N thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Nhưng hiện nay nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển, vì vậy đa số các DNV&N trong nước vẫn bị lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhập siêu ở Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng. Năm 2007 nhập siêu lên đến 10tỷ USD. Việc nhập khẩu nhiều dẫn tới chi phí và rủi ro kinh doanh tăng, tác động hạn chế đến khả năng cạnh tranh của DNV&N trong nước cũng như thị trường quốc tế. Việc tìm ra một hướng đi đúng đắn để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đang được coi là yếu tố tất yếu của DNV&N trong tiến trình hội nhập. DNV&N là trụ cột của nền kinh tế địa phương vì loại hình doanh nghiệp này thường đặt cơ sở ở địa phương, đóng vai trò quan trọng vào thu chi ngân sách địa phương. Cụ thể như sau: Tạo việc làm cho người lao động. Hoạt động DNV&N tạo ra nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp. Do tỷ lệ tăng dân số cao nên hàng năm Việt Nam có khoảng 1.4 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động. Vấn đề giải quyết việc làm cho đối tượng này là rất cấp thiết. Bên cạnh đó khu vực nhà nước đang thực hiện sắp xếp lại nên không những không thể thu hút thêm lực lượng lao động mà trái lại còn tăng thêm số lao động dôi dư. Khu vực đầu tư nước ngoài hàng năm cũng chỉ tạo ra khoảng 30.000 chỗ làm mới, một tỷ lệ không đáng kể. Như vậy phần lớn số người tham gia vào lực lượng lao động này trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực DNV&N. Các DNV&N tạo ra nhiều việc làm mới với tốc độ tăng trưởng cao. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2006 cho thấy, các DNV&N chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là DNV&N có mức tăng trưởng cao về lao động trong những năm qua. Theo thống kê năm 2007, khu vực DNV&N tạo ra khoảng 12 triệu lao động cho xã hội, dự tính năm 2010 tạo việc làm cho khoảng 20 triệu lao động mà cách đây khoảng chục năm, từ năm 1991 – 1997 DNV&N mới chỉ tạo ra khoảng 3,5 triệu việc làm. Đóng góp vào GDP, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. DNV&N có đóng góp rất quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do số lượng DNV&N ngày càng lớn và phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực nên sự đóng góp vào GDP ngày càng tăng. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực DNV&N cũng thường cao hơn so với khu vực doanh nghiệp khác. Nếu tính theo doanh thu của các doanh nghiệp cả nước, tỷ trọng doanh thu của khu vực DNV&N theo quy mô lao động (dưới 300 người) năm 2002 – 2004 là 81,5% - 86,5%. Điều đó chứng tỏ các DNV&N có đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Bảng 3: Tỷ trọng doanh thu DNV&N trong nền kinh tế. Năm Tổng doanh thu Tỷ đồng Tỷ trọng doanh thu DNV&N % Theo quy mô lao động, % < 5 người 5-200 người 200-300 người 2002 364844 86.5 4.9 74.2 4.4 2003 485104 82.0 4.2 70.6 7.3 2004 640087 81.5 4.4 72.5 4.6 Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2005. Đóng góp vào GDP, từ chỗ tỷ lệ đóng góp của khu vực DNV&N không đáng kể vào đầu những năm 1990, đến nay tỷ lệ này khoảng từ 25% đến 26%. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì đây là mức thấp nhất. Tăng thu hút vốn đầu tư. Sự ra đời và hoạt động của DNV&N thu hút một lượng ngày càng nhiều vốn đầu tư. Hiện nay nhiều quỹ đầu tư coi thị trường vốn nước ta là thị trường số 1 ưu tiên đầu tư trong thời gian tới. Các quỹ đầu tư sẽ dành một phần đáng kể cho khu vực DNV&N, ví dụ như Vietnam Opportunity Fund (VOF) của Vina Capital đã dành 17 triệu đô la đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân. Gần đây là kế hoạch hỗ trợ DNV&N tiếp cận vốn và thị trường của hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC, hay Bộ Ngoại giao Đan Mạch công bố dòng vốn lãi suất 0% cho doanh nghiệp tư nhân ở nước ta. Tập đoàn Tài chính quốc tế IFC – thành viên nhóm Ngân hàng Thế giới cũng sẽ cung cấp một khoản vay cho Ngân hàng Kỹ thương Techcombank nhằm hỗ trợ vốn cho DNV&N. Khoản vay này trị giá 320 tỷ đồng (tương đương khoảng 20 triệu USD), là khoản vay đầu tiên của IFC dành riêng cho việc cấp vốn các DNV&N Việt Nam. Việt Nam trở thành thành viên WTO, WTO yêu cầu ở Việt Nam một sự minh bạch về chính sách và một khung pháp lý ổn định, điều này giúp các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng hơn vào môi trường kinh doanh của Việt Nam, sẽ có khả năng đầu tư nhiều hơn vào các DNV&N Việt Nam. Tuy vậy để có thể tiếp cận đối với những nguồn này đòi hỏi rất nhiều ở chính nỗ lực tự thân các doanh nghiệp. Là thị trường rộng lớn đối với các ngân hàng thương mại. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNV&N đòi hỏi nhiều nguồn vốn hỗ trợ. Một trong những nguồn vốn quan trọng không thể thiếu là vốn vay ngân hàng. Các ngân hàng thương mại không chỉ hỗ trợ về vốn mà còn đóng vai trò như một nhà tư vấn về hoạt động sản xuất kinh doanh. DNV&N là thị trường rộng lớn để các ngân hàng thương mại khai thác. DNV&N chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhu cầu vay vốn của các DNV&N là rất lớn, trong khi đó các ngân hàng thương mại mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu này. Điều này càng khẳng định đây là thị trường tiềm năng của các ngân hàng thương mại. Tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Sự ra đời của các DNV&N đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự tồn tại của n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2811.doc
Tài liệu liên quan