Cơ sở phương pháp biên soạn giáo trình dịch chủ đề Du lịch

Cách đây khoảng 20 năm khoa tiếng Nga đã từng cho sinh viên đi thực tập dịch và

kiến tập dịch tại các cơ quan có dùng tiếng Nga như Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ

quan nghiên cứu của đảng và nhà nước, các viện bảo tàng trên địa bàn Hà Nội Kết

quả thu được sau những đợt thực tập và kiến tập dịch tuy chưa cao, nhưng đây là dịp tốt

nhất để sinh viên làm quen với các hoạt động nghề nghiệp, học hỏi và rút kinh nghiệm

từ thực tế công việc và biêt cách xử lý công việc liên quan trực tiếp đến những vấn đề

chuyên môn đã học và nghề nghiệp dịch. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nhu

cầu thực tế, trình độ của đa phần sinh viên giảm sút cộng với những điều kiện khó khăn

khi tổ chức công việc từ cả hai phía (phía cơ quan tiếp nhận và phía cơ quan gửi đi) vấn

đề kiến tập dịch không được tiếp tục duy trì và được thay thế bằng môn học dịch theo

chủ đề “Du lịch”.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cơ sở phương pháp biên soạn giáo trình dịch chủ đề Du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DỊCH CHỦ ĐỀ DU LỊCH PGS. TS Vũ Ngọc Vinh Cách đây khoảng 20 năm khoa tiếng Nga đã từng cho sinh viên đi thực tập dịch và kiến tập dịch tại các cơ quan có dùng tiếng Nga như Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu của đảng và nhà nước, các viện bảo tàng trên địa bàn Hà Nội Kết quả thu được sau những đợt thực tập và kiến tập dịch tuy chưa cao, nhưng đây là dịp tốt nhất để sinh viên làm quen với các hoạt động nghề nghiệp, học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tế công việc và biêt cách xử lý công việc liên quan trực tiếp đến những vấn đề chuyên môn đã học và nghề nghiệp dịch. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nhu cầu thực tế, trình độ của đa phần sinh viên giảm sút cộng với những điều kiện khó khăn khi tổ chức công việc từ cả hai phía (phía cơ quan tiếp nhận và phía cơ quan gửi đi) vấn đề kiến tập dịch không được tiếp tục duy trì và được thay thế bằng môn học dịch theo chủ đề “Du lịch”. Trong Chương trình đào tạo cử nhân có đinh hướng dịch của Trường Đại học Hà Nội, môn “Kiến tập dịch” là môn học bắt buộc, thời lượng dành danh cho môn học này là 30 tiết. Giáo trình dịch “chủ đề du lịch” lần đầu tiên được sưu tầm, biên soạn và đưa vào sử dụng tại Khoa tiếng Nga, Trường Đại học Hà Nội năm 2009 (khóa N05) là giáo trình mang tính kế thừa và phát triển các chủ đề đã học trong các giáo trình dịch viết và dịch nói hiện hành, tạo thành một tổng thể đồng bộ và thống nhất của Chương trình cử nhân ngoại ngữ, chuyên ngành tiếng Nga. Do thời lượng dành cho môn học hạn chế, Giáo trình dự kiến dạy có chọn lọc những phần tài liệu thích hợp với điều kiện cụ thể của lớp học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo trình được biên soạn dựa trên những nguyên lý của giáo học pháp hiện đại và những đặc điểm cơ bản của dịch như một hoạt động lời nói đặc biệt bằng hai thứ tiếng. 1) Mục tiêu của giáo trình 1.1. Trang bị tài liệu để hình thành các kỹ xảo, kỹ năng hoạt động dịch từ khi tiếp nhận văn bản gốc đến khi hình thành và truyền đạt văn bản dịch cho người nhận. Ngoài ra, các tài liệu trong giáo trình còn là cơ sở để người học có thể sử dụng trực tiếp trong giao tiếp lời nói khi cần phải trình bày những vấn đề liên quan bằng tiếng Nga. 1.2. Cung cấp vốn từ vựng-cú pháp thích hợp theo từng chủ đề thông tin của bài học, đặc biệt các từ đặc thù văn hóa Việt Nam và phương thức dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nga: phiên âm, phiên chữ (hoặc để nguyên dạng gốc chữ la tinh) và dịch nghĩa. Thông qua các phương thức dịch này sinh viên có thể nhận biết và phân tích những ưu, khuyết điểm của mỗi trường hợp cụ thể để áp dụng trong thực hành dịch và giao tiếp thông thường. 3 1.3. Trang bị, bổ sung và phát triển những kiến thức về đất nước, con người Việt Nam một cách khách quan, đem lại một cách tiếp cận mới, chân thực, sinh động về thực tiễn Việt Nam qua con mắt người Nga. Đặc điểm khác biệt lớn nhất của giáo trình “Dịch chủ đề du lịch” này so với các giáo trình dịch khác là nội dung tài liệu và cách thức tiến hành giờ học thực hành dịch. - Về nội dung tài liệu: Nội dung chủ yếu của giáo trình được lấy từ những bài viết nguyên bản của người Nga – những người khách du lịch đến Việt Nam. Đây là những bài viết sống động nhất về thực tiễn Việt Nam trên cơ sở trải nghiệm của khách du lịch từ cuộc sống, từ những chuyến đi thăm quan trên các nẻo đường của đất nước Việt Nam, những khám phá được về đất nước tươi đẹp, bình an và về con người Việt Nam mến khách, nhân hậu, cần cù, yêu lao động. Những gì mà khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam cảm nhận được, đặc biệt là những đặc thù văn hóa tạo cơ sở cho những suy tư, trăn trở về những chuyến đi du lịch và đúc kết thành kinh nghiệm, bài học, lời khuyên sát sườn, chân thành nhất của họ đối với những khách du lịch lần đầu tiên đến Việt Nam. Về mặt ngôn ngữ, sinh viên sẽ thấy được cách xử lý dịch và diễn đạt của người Nga những từ đặc thù văn hóa Việt Nam một cách nguyên khai, dễ hiểu và phong phú. Nhìn chung, phong cách ngôn ngữ trong giáo trình này mang tính chất văn học (ký sự, phóng sự, nhật ký...) và hội thoại nhiều hơn là phong cách báo chí-chính luận trang trọng mà sinh viên đã học trong các giáo trình dịch trước đây. - Về cách thức tiến hành giờ dạy/học theo giáo trình: Để tiến hành giờ học tiết kiệm thời gian và có hiệu quả nhất, trước mỗi buổi học sinh viên cần đọc kỹ tài liệu, chuẩn bị dịch viết ở nhà, đánh dấu những chỗ khó hiểu, không hiểu hoặc không dịch được để trao đổi tại lớp. Trên lớp, căn cứ vào từng bài cụ thể có thể áp dụng các hình thức sau: Dịch viết toàn bộ hay một phần văn bản; kể lại tóm tắt nội dung văn bản đang học với tư cách là hướng dẫn viên du lịch; tự tìm các tài liệu bằng tiếng Việt có độ khó trung bình, phù hợp với chủ đề của bài đang học trong giáo trình để dịch hoặc trao đổi thông tin trên lớp. Trên cơ sở một số tài liệu sưu tập qua mạng Internet và các tài liệu khác Giáo trình dịch “chủ đề du lịch” được biên soạn lần đầu tiên năm 2009, đưa vào sử dụng cho khóa sinh viên 2005-2009. Nhiệm vụ của giáo trình: a) lựa chọn, phân tích, xử lý các từ, cụm từ, các cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc từ vựng-ngữ pháp khó đối với sinh viên trong từng bài học cụ thể; b) lựa chọn các bài đọc phù hợp với mục tiêu của khóa học, đảm bảo tính kế thừa các giáo trình đã học trong chương trình đào tạo của Bộ môn Dịch và tính độc lập của giáo trình về chủ đề Du lịch; c) xây dựng hệ thống bài tập xử lý dịch từ cấp độ từ, cụm từ đến văn bản và các bài tập hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong quá trình dịch. 2) Về cấu trúc của Giáo trình. Giáo trình gồm 6 bài theo các chủ đề liên quan đến các danh lam, thắng cảnh, khu nghỉ mát nổi tiếng ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở 3 trung tâm chính 4 trị-văn hóa du lịch lớn là Hà Nội, Huế và Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra giáo trình còn các bài dịch liên quan đến các địa danh khác như Vịnh Hạ Long, Sapa, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt v.v 3) Về nguyên tắc chọn lựa tài liệu "Giáo trình dịch du lịch" không những chỉ là cơ sở giới thiệu ngữ liệu, cơ sở cải biến các đơn vị từ vựng-ngữ pháp đơn lẻ, lập thành hệ thống bài tập ngôn ngữ, mà còn là cơ sở để luyện dịch các đơn vị ở cấp độ khác như lời nói, ngôn bản, văn bản. Việc lựa chọn tài liệu, văn bản dịch trong giáo trình dịch được tiến hành theo những nguyên tắc sau: - Nguyên tắc hai chiều: Các văn bản dịch gồm cả dịch xuôi (từ tiếng Nga sang tiếng Việt) và dịch ngược (từ tiếng Việt sang tiếng Nga), phần dịch xuôi chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Trong mỗi bài học đều có các phần dịch xuôi và dịch ngược, được lựa chọn theo cùng một chủ đề thông tin. Điều đó cho phép sinh viên nắm được đơn vị từ vựng, ngữ pháp thích hợp trong hai ngôn ngữ Nga và Việt, đồng thời phân tích, hiểu và nắm được là cùng một khái niệm, nghĩa (bất biến) có thể được biểu hiện bằng các phương thức giống hoặc khác nhau trong mỗi thứ tiếng như thế nào. - Nguyên tắc chủ đề: Mỗi chủ đề thông tin bao gồm một hoặc một số văn bản (bài khóa) là cơ sở để rút ra các dạng kết hợp từ (các tập hợp từ), cấu trúc, mẫu câu tiêu biểu về từ vựng ngữ pháp theo chủ đề thông tin của bài học làm đơn vị phân tích, luyện dịch, đồng thời văn bản còn là cơ sở để trang bị kiến thức ngôn ngữ, kiến thức nền cho sinh viên về chủ đề cần học. - Nguyên tắc tương đương: Trước hết cần phân biệt nguyên tắc tương đương với việc đối chiếu bản gốc và bản dịch. Đối chiếu bản gốc và bản dịch là những thủ pháp học tập giúp người học đi từ cách phân tích nguyên bản đến cách xử lý bản dịch: thêm, bớt từ, biến đổi câu trúc, trật tự từ... Mặt khác, đối chiếu bản gốc và bản dịch còn được gọi là “thủ pháp chuyển dịch một chiều”. Đây là cách tiếp cận đối chiếu ngôn ngữ mang tính phi cân xứng, trong đó các ngôn ngữ đối chiếu không hề bình đẳng nhau khi tiến hành các kỹ thuật phân tích đối chiếu [6, tr. 81]. Xét từ góc độ ngôn ngữ đất nước học cả bản gốc và bản dịch đều phản ánh hiện thực của một đất nước, một nền văn hóa, không thể hiện được cách nhìn khách quan “bức tranh thế giới” dưới con mắt của các cộng đồng ngôn ngữ-văn hóa khác nhau. - Nguyên tắc tính tới các từ đặc thù/thực thể (realis) văn hóa. Từ đặc thù của bất kỳ ngôn ngữ nào bao giờ cũng là tiêu điểm văn hóa của dân tộc ấy. Trong dạy ngoại ngữ cho người Việt, cũng như dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, muốn nắm vững những nét đặc sắc về văn hóa của một dân tộc, cần phải hiểu sâu sắc và biết sử dụng từ đặc thù, chỉ như thế mới có một hoạt động giao tiếp trọn vẹn. Khi học tiếng Nga, đương nhiên học viên phải được trang bị những kiến thức về văn hóa Nga thông qua việc nghiên cứu tiểu loại từ ngữ này nhiều hơn. Vì vậy, việc lựa chọn từ 5 đặc thù văn hóa Việt Nam khác với việc lựa chọn từ đặc thù văn hóa Nga cả về mặt số lượng và chất lượng [7]. 4) Hệ thống bài tập Hệ thống bài tập trong giáo trình dịch bao gồm ba loại bài tập chủ yếu: bài tập kỹ xảo dịch (bài tập chuẩn bị), bài tập kỹ năng dịch (bài tập giao tiếp), bài tập dịch “задания на собственно перевод” (thuật ngữ của V.N.Ne-tra-ep-va) [5, tr.57]. 4.1. Bài tập kỹ xảo dịch. Bài tập kỹ xảo dịch nhằm rèn luyện cho sinh viên thực hiện và giải quyết các vấn đề dịch theo các cấp độ ngôn ngữ như: từ, cụm từ, câu, văn bản; đồng thời còn có các bài tập với các đơn vị ngôn ngữ như số từ, các loại viết tắt, thuật ngữ, đặc ngữ (reali); các loại bài tập về kết hợp từ, xử lý nhóm từ gần nghĩa, đa nghĩa, đồng nghĩa, phản nghĩa; bài tập chọn tương đương Hệ thống bài tập kỹ xảo dịch trong giáo trình dịch gồm các loại hình bài tập chủ yếu sau: 1- Dựa vào bài khóa, chú giải từ vựng ngữ pháp và kiến thức đã học tìm những từ và tập hợp từ tương đương với những đơn vị từ vựng cho trước. Mục tiêu của bài tập này là giúp sinh viên ghi nhớ và nắm vững những từ và tập hợp từ cần thiết nhất liên quan đến chủ đề thông tin của bài học. Bài tập này nhằm ôn tập và đối chiếu ngữ liệu ở cấp độ từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Phần lớn những từ cho trong bài tập này được lấy từ văn bản đã cho ở đầu mỗi bài học. Khi làm bài tập này sinh viên bắt buộc phải đọc văn bản đã cho và tìm tương đương, đồng thời phải tìm tòi thêm những cụm từ mới trong từ điển và sách báo tham khảo, biết phân biệt được nghĩa văn cảnh và nghĩa từ điển. 2- Bài tập rèn luyện đọc-dịch nhanh, liên tiếp từ và cụm từ trong các kiểu phối-kết hợp (комбинация) khác nhau từ đơn giản đến phức tạp từ tiếng Nga sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Nga. Đây là bài tập dựa theo Sách giáo khoa dạy dịch nói (Учебник устного перевода) mới nhất năm 2008 của Nga. Mục đich của loại hình bài tập này là luyện phản xạ của người học và chuyển đổi nhanh từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác trong quá trình dịch nói nối tiếp hoặc dịch song song. 3- Bài tập giải thích và dịch từ viết tắt, dịch tên địa lý, đặc ngữ (reali). Những từ kể trên tạo thành một lớp từ đặc biệt trong mỗi ngôn ngữ. Tuy lớp từ này có những đặc điểm hình thành và cấu tạo khác nhau, nhưng xét trên bình diện dịch thuật, chúng lại có những phương thức dịch giống nhau: dịch nghĩa, phiên âm, phiên tự, phiên âm có chú giải, phiên âm có từ chỉ giống loài, loại hoặc hỗn hợp. Những đơn vị từ vựng thuộc lớp từ trên chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong mỗi văn bản, nhưng khả năng chuyển tải thông tin, đặc biệt là những thông tin về ngôn ngữ-văn hóa của chúng rất lớn. Để làm bài tập dịch tên địa lý, dạng tắt học viên có thể dùng từ điển song ngữ Nga-Việt và Việt- Nga, từ điển viết tắt và các loại sách tra cứu khác. 4- Bài tập phân tích lỗi sai khi dịch danh từ riêng như địa danh và nhân danh. Như 6 trên đã trình bày các tài liệu sử dụng trong giáo trình đều lậy từ nguyên bản các bài viết của người Nga về thực tiễn Việt Nam và cách xử lý dịch tên riêng và nhất là khi dịc các từ đặc thù văn hóa đôi khi còn nguyên sơ (примитивный способ), do tác giả chưa hiểu rõ tiếng Việt và văn hóa Việt Nam hoặc đôi khi dịch nhưng đặc thù Việt Nam thông qua tiếng Anh và cách phát âm hoặc chính tả tiếng Việt. Ví dụ như những trường hợp âm đôi: ch- (ч), tr- (тр), ngh- (нг-), ph- (пх), -ây, -ay, -ai ở vị trí cuối vần hay cuối từ (аи/ай).... 4.2. Bài tập kỹ năng dịch Bài tập kỹ năng dịch, một mặt là giúp sinh viên hình thành các kỹ năng của một chu trình dịch như tiếp nhận, phân tích văn bản, hình thành và đánh giá bản dịch, mặt khác là rèn luyện các kỹ năng lời nói dịch để tạo ra những tiền đề cần thiết chuyển sang các bài tập dịch thực sự. Bài tập kỹ năng lời nói dịch bao gồm các bài tập rèn luyện kỹ năng cải biên (chuyển đổi) dịch trên cơ sở phần lý thuyết và những ví dụ đã trình bày ở phần chú giải từ vựng-ngữ pháp của giáo trình. Bài tập này nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng sau: a) thực hiện những cải biên từ vựng-ngữ pháp nhằm truyền đạt đầy đủ nghĩa của nguyên bản bằng phương tiện của ngôn ngữ dịch; b) chuyển từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch trên cơ sở nhanh chóng tìm các tương đương trong ngôn ngữ dịch; c) so sánh bản gốc và bản dịch và xác định nguyên nhân lỗi dịch trong quá trình dịch; d) trong số những phương án dịch đã đề xuất chọn một phương án dịch tối ưu, phù hợp nhất với nghĩa và chuẩn mực phong cách của nguyên bản. Hệ thống bài tập kỹ năng dịch trong giáo trình dịch bao gồm các loại bài tập chủ yếu sau đây: 1- Thực hành dịch các câu liên quan đến phần chú giải từ vựng ngữ pháp, nhằm mục đích làm cho sinh viên áp dụng các thủ pháp dịch cần thiết đối với các loại cấu trúc mà sinh viên vừa học. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được rèn luyện thông qua bài tập này kỹ năng chuyển đổi từ vựng-cấu trúc từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngược lại. Ví dụ như cấu trúc câu phức chỉ quan hệ nguyên nhân-hậu quả trong tiếng Nga có thể chuyển đổi thành cấu trúc câu đơn trong tiếng Việt, các cấu trúc dùng trạng động từ trong tiếng Nga có thể chuyển đổi thành các loại cấu trúc thời gian, nguyên nhân, mục đích trong tiếng Việt v.v... 2- Truyền đạt và dịch bằng nhiều phương án khác nhau đối với cùng một bất biến (invariant). Về vấn đề này V.M.Ne-tra-ep-va viết: Trong ngôn ngữ chỉ có các biến thể diễn đạt nội dung, còn các bất biến như là thành quả của hoạt động tư duy của con người không có vỏ ngôn ngữ cụ thể, hơn nữa, khối lượng của nó phụ thuộc vào trình độ năng lực ngôn ngữ của người truyền đạt sản phẩm lời nói và, tất nhiên, của cả người dịch. Chính bất biến đóng vai trò chính khi truyền đạt nội dung của văn bản gốc bằng phương tiện ngôn ngữ của bản dịch. [5, tr. 53]. Thực tế giảng dạy dịch nhiều năm cho thấy khi sinh viên tiếp nhận bản gốc thường không biết phân tích ngôn ngữ gốc từ góc độ người dịch và không thực hiện các thao tác cải biên cấu trúc gốc sao cho vẫn giữa 7 được ý (bất biến) bằng nhiều cách truyền đạt khác nhau. Như vậy khi dịch điều quan trọng nhất là kỹ năng xác định cho được nội dung bất biến của ý và tìm ra được những phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt ý đó cả trong ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch. 3- Tóm tắt ý chính của từng đoạn bài khóa và truyền đạt lại nội dung bằng các phương án khác nhau. Mục đích của bài tập này là hình thành và phát triển kỹ năng tóm lược ý chính của từng đoạn văn bản thông qua việc chọn lọc ý “hạt nhân” và bỏ qua những ý “ngoại vi” của đoạn văn. Thông thường khi lập dàn bài của văn bản phải nắm được ý chính của cả đoạn văn và thực hiện việc chuyển đổi cấu trúc câu thành câu định danh. Vấn đề cần lưu ý khi làm bài tập này là cấu trúc vị tính của câu tiếng Nga mang tải trọng ngữ nghĩa chính của cả câu, còn các thành phần khác trong câu mang những thông tin bổ trợ hoặc làm rõ nghĩa cho câu. Tuy nhiên tùy theo lô-gic ngữ nghĩa, văn cảnh cụ thể và độ dài hay ngắn của đoạn văn cần tóm lược mà có thể xác định nghĩa chính của cả đoạn văn bằng các thao tác chuyển đổi và tóm lược thích hợp. 4- Bài tập đối chiếu bản gốc và bản dịch. Điểm đặc biệt nhất khi biên soạn giáo trình dịch Du lịch với tư cách là môn học “Kiến tập dịch” trong chương trình cử nhân tiếng Nga là bài tập phân tích lỗi các loại liên quan đến nội dung thông tin, từ vựng-ngữ pháp và phương thức thể hiện thông qua việc đối chiếu bản gốc và bản dịch. Những lỗi này có thể do sinh viên gây ra, cũng có thể do chủ ý của tác giả giáo trình ngầm ý (имплицитно) tạo ra. Tài liệu biên soạn bài tập này lấy từ các tiểu luận dịch của sinh viên. Tiểu luận dịch là tài liệu do sinh viên tự sưu tầm trên mạng bằng tiếng Nga do người Nga viết về danh lam thắng cảnh, những đặc thù văn hóa của Việt Nam, sau đó dịch sang tiếng Việt (khoảng 10-15 trang), có minh họa bằng tranh ảnh màu, trình bày đẹp và hấp dẫn. Tiểu luận, một mặt, là hình thức kích thích động cơ tìm tòi và hứng thú trong học tập của sinh viên, mặt khác, là hình thức động viên sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện để sinh viên có điểm (1 điểm), tính vào tổng điểm môn học. Số lượng tiểu luận tăng đáng kể qua từng năm: năm 2014 là 15 bài, 2015 – 28 bài, 2016 – 60 bài. 4.3. Bài tập thực hành dịch Bài tập thực hành dịch gồm nhiều loại khác nhau như đọc-dịch viết, đọc-dịch nói, nghe-dịch nói, nghe-dịch viết và được thực hiện dưới hình thức dịch xuôi (từ tiếng Nga sang tiếng Việt) và dịch ngược (từ tiếng Việt sang tiếng Nga), phần dịch xuôi chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Các câu dịch và văn bản của phần dịch ngược được lựa chọn cùng chủ đề với các văn bản của phần dịch xuôi nhằm hướng dẫn sinh viên vận dụng những kiến thức đã học, tìm tòi các phương án dịch, phát hiện và phân tích những điểm giống và khác nhau của mỗi phương án dịch, những phương án có thể chấp nhận trong dịch nói hoặc dịch viết. Dịch ngược những câu hoặc bài khóa là bài tập tổng kết phần từ vựng ngữ pháp đã học trong bài, nhằm rèn luyện các kỹ năng dịch viết tổng hợp từ khi tiếp nhận văn bản đến khi hình thành bản dịch và truyền đạt cho người tiếp nhận văn bản. Phần lớn những bài tập thuộc dạng này đều đã được sinh viên chuẩn bị trước ở nhà, 8 nhưng khi ra thảo luận các phương án dịch tại lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên sinh viên nhận ra được cách dùng từ vựng cấu trúc phù hợp trong từng tình huống giao tiếp và phương án dịch phù hợp nhất với văn bản gốc. “Học qua lỗi sai của người khác” là cách học tốt nhất trong giờ chữa bài tập về nhà. Trong thực tiễn hoạt động dịch nói ngoài những yếu tố ngôn ngữ người dịch luôn phải xử lý rất nhiều yếu tố ngoài ngôn ngữ như những thông tin liên quan đến tình huống dịch và đặc điểm nhân cách (địa vị xã hội, thái độ, cử chỉ...) của những người tham gia giao tiếp, bao gồm người phát ngôn và người nhận phát ngôn (đối tượng nhận bản dịch). Việc xử lý hài hòa các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cộng với các yếu tố khác do tình huống dịch tạo ra đóng vai trò quyết định trong việc xác định bất biến dịch (ý nghĩa lời nói của phát ngôn) và thực hiện dịch. Dịch các tài liệu du lịch luôn được tiến hành trên các ngữ liệu mang tính thời sự tiêu biểu, vì vậy các văn bản được lựa chọn và giới thiệu trong giáo trình chỉ là các bài mẫu để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Thông tin, số liệu về thời gian, địa điểm (ví dụ như năm tháng, tên địa lý, tên người, số lượng) đôi khi mang tính chất của câu mẫu. Giáo viên và sinh viên khi sử dụng các mẫu lời nói, câu dịch và bài khóa trong bài học, cần phải: lựa chọn thêm các tài liệu tương tự từ các nguồn sách báo mang tính cập nhật để bổ sung hoặc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt động sư phạm và dịch thuật; tham khảo sách báo, tài liệu, sách tra cứu liên quan đến chủ đề bài học, để hiểu rõ những kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và chuyên ngành cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Алёшина И.Е., Кругликов С.Ф. Учебник вьетнамского языка. Общий перевод. М., 1998. 2. Гак В.Г. Курс перевода - Французский язык. М., 1980. 3. Коммисаров В.Н. Современное переводоведение. М., «ЭТС», 2001. 4. Миньяр-Белоручева А.П., Миньяр-Белоручев К.В. Английский язык: Учебник устного перевода. 4-е изд., М., 2008. 5. Нечаева И.М. Методика обучения переводческой деятельности. М., «Русский язык», 1994. 6. Nguyễn Văn Chiến. Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á. H., 1992. 7. Vũ Ngọc Vinh. Cơ sở phương pháp và thực tiễn biên soạn giáo trình dịch dành cho sinh viên chuyên ngữ tiếng Nga. Đề tài NCKH cấp bộ, mã số B2006-26-03.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_so_phuong_phap_bien_soan_giao_trinh_dich_chu_de_du_lich.pdf
Tài liệu liên quan