Công tác bồi dưỡng giảng viên giảng dạy kiến thức quản lý nhà nước: Vấn đề và giải pháp

Bồi dưỡng giảng viên giảng dạy kiến thức quản lý nhà nước tại các cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được các cấp quản lý rất quan tâm và tích cực triển khai thực

hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Bên cạnh những thành quả đạt được, công tác bồi dưỡng vẫn còn

những mặt hạn chế cần được khắc phục trong giai đoạn tới. Bài viết dưới đây sẽ khái quát

thực trạng công tác bồi dưỡng giảng viên giảng dạy kiến thức quản lý nhà nước (QLNN) giai đoạn

2016 - 2020, từ đó nêu lên một số giải pháp để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, góp phần vào nâng

cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của nước ta hiện nay.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Công tác bồi dưỡng giảng viên giảng dạy kiến thức quản lý nhà nước: Vấn đề và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bầu không khí thiếu nghiêm túc trong các khóa bồi dưỡng, ảnh hưởng đến tâm lý chung của người tham gia các khóa bồi dưỡng và ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác bồi dưỡng. Ngoài ra, công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tích cực cho giảng viên thỉnh giảng chưa được quan tâm. Trong thực tế, chưa có khóa bồi dưỡng nào cho đối tượng này được tổ chức. Trong khi đó, quyết định 3542/QĐ-BNV đề ra mục tiêu phải có 40% giảng viên thỉnh giảng được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tích cực [13]. Như vậy, công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng giảng dạy kiến thức QLNN về phương pháp giảng dạy tích cực trong giai đoạn vừa qua vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. 5. Đề xuất một số giải pháp Để công tác bồi dưỡng giảng viên giảng dạy kiến thức QLNN hiệu quả hơn, Nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau: 5.1. Về nội dung và phương pháp bồi dưỡng Để công tác bồi dưỡng giảng viên có tính thực tiễn cao hơn và các bài giảng hấp dẫn hơn với người học, Nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: i) Công tác bồi dưỡng không chỉ được thực hiện qua việc tổ chức giảng dạy trên lớp mà có thể qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như: tổ chức cho giảng viên đi thực tế tại các địa phương/bộ/ngành, tham gia các hoạt động đánh giá/tổng kết hàng năm của địa phương/bộ/ngành, Để làm được điều này thì cần phải có chính sách và các văn bản hướng dẫn cụ thể việc phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các địa phương/bộ/ngành; ii) Xây dựng chương trình bồi dưỡng theo hướng mở tức là xây dựng một số chuyên đề bắt buộc và một số chuyên đề tự chọn. Những chuyên đề bắt buộc tập trung vào các mảng QLNN liên quan đến Hành chính công, Đạo đức công vụ, Nguồn nhân lực khu vực công, Đối với những chuyên đề bắt buộc này, tất cả giảng viên giảng dạy kiến thức QLNN đều phải tham gia. Các chuyên đề tự chọn tập trung vào các mảng QLNN theo ngành, theo lĩnh vực, theo vùng lãnh thổ để giảng viên có thể chọn những chuyên đề mà mình quan tâm; iii) Việc lựa chọn giảng viên giảng dạy cho các khóa bồi dưỡng cần phải theo những tiêu chí và quy trình cụ thể. Sau các khóa bồi dưỡng, cũng cần phải lấy ý kiến phản hồi từ phía người học để đánh giá đội ngũ giảng viên giảng dạy cho các khóa bồi dưỡng này, làm căn cứ cho việc có tiếp tục mời giảng viên đó tham gia giảng dạy nữa hay không. 5.2. Về cơ sở vật chất của các khóa bồi dưỡng Làm thế nào để bổ sung cơ sở vật chất nhưng vẫn đảm bảo các vấn đề về chi phí cần phải được tính đến trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ở giai đoạn 2021 - 2025. Qua phỏng vấn, N.K. Oanh et al. / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 37, No. 2 (2021) 1-9 8 64,3% giảng viên đã từng tham gia bồi dưỡng cho rằng cần phải trang bị các thiết bị như bàn, ghế xoay, bảng ghim, giấy, để phục vụ cho việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và trực quan hóa bài giảng trong các khóa bồi dưỡng phương pháp sư phạm. Như vậy, có thể thấy nâng cao chất lượng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy và học, đặc biệt cho các lớp bồi dưỡng phương pháp sư phạm không nhất thiết phải là các trang thiết bị rất hiện đại. Phương pháp dạy học tích cực có thể áp dụng với những trang thiết bị thô sơ như bảng ghim, giấy lật, hoặc thậm chí ngay cả những thiết bị rất quen thuộc như bảng đen và phấn trắng nhằm mục đích trực quan hóa các nội dung bài giảng giúp người học hiểu các vấn đề một cách dễ dàng hơn. 5.3. Về cơ chế, chính sách khuyến khích người học tham gia các khóa bồi dưỡng Để khuyến khích người học là giảng viên giảng dạy kiến thức QLNN tham gia các khóa bồi dưỡng trong giai đoạn 2021 - 2025, các cơ sở đào tạo trước hết có thể khuyết khích, tạo điều kiện cho giảng viên bằng cách: i) Không giao thêm nhiệm vụ hoặc giảm khối lượng công việc khi giảng viên đang tham gia các khóa bồi dưỡng; ii) Lấy kết quả tham gia các khóa bồi dưỡng của giảng viên làm tiêu chí đánh giá xếp hạng CBCCVC cuối năm, chẳng hạn giảng viên tham gia bồi dưỡng có kết quả đánh giá tốt sau khi kết thúc khóa học có thể được tính điểm thi đua, khen thưởng; iii) Hỗ trợ thêm kinh phí cho giảng viên khi tham gia các khóa bồi dưỡng sát với chi phí thực tế, đặc biệt là khi đi tham dự các khóa bồi dưỡng xa nhà, tại các thành phố lớn có mức chi phí đắt đỏ. 5.4. Về công tác tổ chức bồi dưỡng Đề công tác tổ chức bồi dưỡng được hiệu quả hơn, một số giải pháp có thể kể đến như sau: i) Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng và tổ chức riêng cho các loại đối tượng khác nhau với số lượng học viên trong mỗi lớp vừa phải. Việc lựa chọn đối tượng có thể theo chuyên môn, ngành, lĩnh vực công tác; hoặc thậm chí theo chức danh và vị trí việc làm. Chẳng hạn như các khóa bồi dưỡng riêng cho giảng viên giảng dạy QLNN ở lĩnh vực nông nghiệp, tư pháp, kiểm toán, văn hóa - thể thao,... cho mỗi địa phương, nhóm các địa phương hoặc nhóm các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các bộ, ngành; i) Tổ chức các khóa bồi dưỡng ở những thời điểm khác nhau, phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể, đối với các trường chính trị cấp tỉnh và Học viện Chính trị Quốc gia, tổ chức các khóa bồi dưỡng vào dịp nghỉ hè là phù hợp. Trong khi đó, các khóa bồi dưỡng cho giảng viên ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các bộ, ngành vào thời gian đầu năm, trước tháng tư hàng năm là phù hợp. Nguyên nhân là do các đơn vị này không có nghỉ hè và không quá bận vào thời gian đầu năm và cuối năm vì đây là khoảng thời gian xây dựng kế hoạch cho năm học mới. Đối với Học viện Hành chính Quốc gia, thời gian tổ chức các khóa bồi dưỡng cho giảng viên vào cuối tháng 12 và đầu tháng 01 là phù hợp; ii) Đối với việc tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên thỉnh giảng, khó khăn của công tác này xuất phát từ việc đội ngũ giảng viên thỉnh giảng rất bận với công tác quản lý, lãnh đạo tại các bộ, ngành và địa phương. Do đó, việc bố trí thời gian tham gia các lớp bồi dưỡng không phải là ưu tiên của họ. Vì vậy, cần phải thực hiện nghiêm túc việc xây dựng quy chế quy định trách nhiệm đối với đội ngũ quản lý, lãnh đạo các cấp trong việc tham gia các khóa bồi dưỡng. Tài liệu tham khảo [1] National Academy of Public Administration, Report on the Implementation of the Training to Improve the Abilities of the Lecturers of State Management in the Period of 2016-2020, 2020 (in Vietnamese). [2] M. R. Young, B. R. Klemz, J. W. Murphy, Enhancing Learning Outcomes: The Effects of Instructional Technology, Learning Styles, Instructional Methods, and Student Behaviour, Journal of Marketing Education, Vol. 25, No. 2, 2003, pp. 130-142. N.K. Oanh et al. / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 37, No. 2 (2021) 1-9 9 [3] A. Parasuraman, V. Zeithaml, L. Berry, Servqual: A Multiple-item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal for Retailing, Vol. 64 , No. 1, 1988, pp. 12-40. [4] Chiang et al., The Impact of Employee Training on Job Satisfaction and Intention to Stay in the Hotel Industry, Journal of Human Resources in Hospitality and Tourism, Vol. 4, No. 2, 2005, pp. 99-118 [5] Q. T. A. Khair, Factors Contributing to Quality of Training and Effecting Employee Job Satisfaction, Business Management Review, Vol. 3, No. 4, 2013, pp. 61-74. [6] S. T. E. L. Hajjar, Exploring the Factors that Affect Employee Training Effectiveness: A Case Study in Bahbrain, SAGE Open, April - June 2018, 2018, pp. 1-12. [7] Z. Petvoka, Optimizing Training Effectiveness: The Role of Regulatory Fit, Dissertation, University of Akron, Ohio, USA, 2011. [8] Ministry of Home Affairs, Circular No. 10/2017/TT-BNV dated December 29, 2017 on Assessment and Training Cadres, Civil Servants and Pubilc Employees, 2017 (in Vietnamese). [9] Vietnam’s Government, Decision No. 163/QD-TTg on Approving the Project of Training and Fostering Cadres, Civil Servants and Public Employees for the Period of 2016 - 2020, 2016 (in Vietnamese). [10] J. Biggs, Teaching for Quality Learning at University of Buckingham, Open University Press,1999. [11] J. L. Abrantes, C. Seabra, L. F. Lages, Pedagogical Affect, Student Interest, and Learning Performance, Journal of Business Research, Vol. 60, 2007, pp. 960-964. [12] R. L. Snipes, N. Thomson, An Empirical Study of the Factors Underlying Student Service Quality Perceptions in Higher Education, Academy of Educational, Leadership Journal, Vol. 3, No. 1, 1999, pp. 39-57, www.alliedacademies.org/education/aelj3-1.pdf/, 1999 (accessed on: May 10th, 2021). [13] Ministry of Home Affairs, Decision No. 3542/QD -BNV on Approving the Plan of Fostering to Improve the Teaching Ability of the Lecturers of State Management in the Period of 2016-2020, 2016 (in Vietnamese). R r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcong_tac_boi_duong_giang_vien_giang_day_kien_thuc_quan_ly_nh.pdf
Tài liệu liên quan