Công tác gắn kết giữa đào tạo với cơ sở thực hành trong giáo dục mầm non

Đào tạo giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng là nhiệm vụ của trường Cao đẳng

Sư phạm (CĐSP) Hòa Bình nói chung, của khoa Mầm non nói riêng. Chất lượng đào tạo

sinh viên ngành học mầm non đã được xã hội, các cơ sở tuyển dụng công nhận, khen

ngợi. Đây là động lực rất lớn để đội ngũ giảng viên của trường CĐSP Hòa Bình, của khoa

Mầm non tiếp tục phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Năm học 2013-2014 trường CĐSP Hòa Bình thành lập Cơ sở GDMN TH Hoa Sen,

thực hiện chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non và thực

hành cho sinh viên ngành học mầm non. Mặc dù còn non trẻ song Cơ sở đã thực hiện tốt

chức năng nhiệm vụ của mình, là địa chỉ tin cậy của phụ huynh, là nơi các em sinh viên

trải nghiệm về nghề giáo viên mầm non (GVMN)

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Công tác gắn kết giữa đào tạo với cơ sở thực hành trong giáo dục mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 CÔNG TÁC GẮN KẾT GIỮA ĐÀO TẠO VỚI CƠ SỞ THỰC HÀNH TRONG GIÁO DỤC MẦM NON Thạc sĩ Lê Hải Diệu – Trưởng khoa Mầm non 1. Đặt vấn đề Đào tạo giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng là nhiệm vụ của trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Hòa Bình nói chung, của khoa Mầm non nói riêng. Chất lượng đào tạo sinh viên ngành học mầm non đã được xã hội, các cơ sở tuyển dụng công nhận, khen ngợi. Đây là động lực rất lớn để đội ngũ giảng viên của trường CĐSP Hòa Bình, của khoa Mầm non tiếp tục phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Năm học 2013-2014 trường CĐSP Hòa Bình thành lập Cơ sở GDMN TH Hoa Sen, thực hiện chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non và thực hành cho sinh viên ngành học mầm non. Mặc dù còn non trẻ song Cơ sở đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, là địa chỉ tin cậy của phụ huynh, là nơi các em sinh viên trải nghiệm về nghề giáo viên mầm non (GVMN). Khoa Mầm non và Cơ sở GDMN thực hành Hoa Sen là đơn vị độc lập trong trường CĐSP Hòa Bình nhưng luôn có gắn kết chặt chẽ trong thực hiện công tác đào tạo sinh viên ngành mầm non ngay từ khi Cơ sở mới thành lập. Trong thực tế hai đơn vị đã thực hiện nhiều hoạt động gắn kết, các hoạt động diễn ra theo kế hoạch chỉ đạo của trường CĐSP Hòa Bình, kế hoạch của hai đơn vị, hoặc của các giảng viên sư phạm chủ động thực hiện. Quá trình gắn kết này đã có ý nghĩa rất lớn và đạt được những hiệu quả nhất định. Năm học 2019-2020 trường CĐSP Hòa Bình tiếp tục xác định các đơn vị thực hành là mũi nhọn, chiến lược phát triển của nhà trường, gắn kết giữa đào tạo với cơ sở thực hành cần tiếp tục thực hiện, đặc biệt cần thiết thực, cụ thể và hiệu quả hơn nữa. Căn cứ chỉ đạo của Đảng ủy, BGH trường CĐSP Hòa Bình, căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị khoa Mầm non và Cơ sở GDMN thực hành Hoa Sen, căn cứ tình hình thưc tiễn và năm học, khoa Mầm non xác định công tác gắn kết trong GDMN là nhiệm vụ, là thách thức trong giai đoạn hiện nay, gắn kết giữa đào tạo với thực hành cần tiếp tục thực hiện và thực hiện tốt hơn nữa. Vì vậy, giải pháp cho công tác gắn kết là cần 43 thiết, đây sẽ là những góp ý cho việc thực hiện và hy vọng có thể đáp ứng yêu cầu của nhà trường, của các đơn vị liên quan và của thực tiễn. 2. Nội dung thực hiện công tác gắn kết giữa đào tạo với cơ sở thực hành trong giáo dục mầm non 2.1. Những vấn đề chung về công tác gắn kết giữa đào tạo với cơ sở thực hành - Chức năng, nhiệm vụ đào tạo của các đơn vị: + Đơn vị khoa Mầm non có chức năng, nhiệm vụ là đào tạo GVMN có trình độ Cao đẳng theo Kế hoạch đào tạo của trường CĐSP Hòa Bình ban hành. + Đơn vị Cơ sở thực hành (MN Hoa Sen) có chức năng, nhiệm vụ là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non và là cơ sở thực hành cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non của trường CĐSP Hòa Bình. - Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và chương trình GDMN tại đơn vị khoa Mầm non và Cơ sở thực hành: + Đơn vị khoa Mầm non: Giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Cụ thể có các học phần sau: Chương trình giáo dục mầm non; Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GDMN; Đánh giá trong GDMN; Quản lý trong GDMN. Tổ chức hoạt động âm nhạc; Tổ chức hoạt động trạo hình; Tổ chức hoạt động vui chơi; Phương pháp cho trẻ làm quen với toán; Phương pháp phát triển ngôn ngữ; Phương pháp khám phá khoa học và môi trường xung quanh; Phương pháp giáo dục thể chất; Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học; Vệ sinh – Dinh dưỡng; Phòng bệnh và đảm bảo an toàn; Tâm bệnh học và giáo dục dinh dưỡng (Phần Giáo dục dinh dưỡng). Các học phần trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng thực hiện chương trình GDMN tại các cơ sở GDMN và hình thành thái độ phù hợp, tích cực đối với hoạt động nghề nghiệp cũng khả năng thích ứng với thực tế và sự phát triển của thực tiễn GDMN. + Cơ sở thực hành: - Tổ chức thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở các độ tuổi từ nhà trẻ 18 tháng đến mẫu giáo lớn 5-6 tuổi theo chương trình GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Từ đó Cơ sở đã xây dựng chương trình giáo dục mầm non cho nhà trường theo năm học, chương trình của các lớp: theo năm học, theo tháng/ chủ đề, tuần, ngày, từng 44 hoạt động. Các hoạt động được thực hiện theo quan điểm: Lấy trẻ làm trung tâm, tích hợp theo chủ đề, tăng cường trải nghiệm, khám phá của trẻ... - Tổ chức các hoạt động thực hành, kiến tập sư phạm, thực tập sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non. - Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, căn cứ tình tình thực tiễn, chúng tôi cho rằng: Gắn kết đào tạo với cơ sở thực hành trong giáo dục mầm non là việc xác định rõ quan điểm, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo có liên quan đến đơn vị đào tạo, cơ sở thực hành và các cá nhân khác. Sự gắn kết bao gồm sự đồng nhất, niềm tin và hành động thiết thực. 2.2. Thực trạng công tác gắn kết giữa đào tạo với cơ sở thực hành 2.2.1. Những nội dung đã thực hiện - Tổ chức thực hiện các bài tập, hoạt động thực hành theo yêu cầu của bộ môn của giảng viên sư phạm phụ trách: sinh viên thực hiện việc học tập (thực hành) tại Cơ sở dưới hình thức chính khóa hoặc không chính khóa. (Do giảng viên sư phạm chủ động liên hệ với Cơ sở thực hành để tổ chức, thực hiện). - Tổ chức kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kiến tập sư phạm, thực tập sư phạm cho sinh viên CĐSPMN năm thứ nhất, năm thứ hai tại Cơ sở. (Thực hiện theo kế hoạch đào tạo của trường CĐSP Hòa Bình). - Bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN của Cơ sở. (Thực hiện theo kế hoạch của trường CĐSP, do giảng viên khoa Mầm non đảm nhiệm). - Tham gia xây dựng chương trình, lập kế hoạch thực hiện chương trình GDMN và chương trình nâng cao cho lớp mầm non chất lượng cao; tổ chức thực hiện chương trình. (Lãnh đạo, giảng viên khoa Mầm non tham gia theo phân công của trường CĐSP). - Hỗ trợ trong thiết kế, xây dựng môi trường tại Cơ sở (Sinh viên, giảng viên được giao nhiệm vụ thực hiện). - Xây dựng tiết học cho trẻ mầm non, tiết học có trẻ học hòa nhập tại Cơ sở thực hành. ( Đơn vị, GVMN, giảng viên sư phạm thực hiện). - Tham gia các hoạt động ngoại khóa, sự kiện, ngày lễ, ngày hội của Cơ sở tổ chức ( lãnh đạo, giảng viên, sinh viên khoa Mầm non tham gia, hỗ trợ). 45 - Dự giờ các hoạt động tại Cơ sở theo quy định (Giảng viên sư phạm dạy môn phương pháp thực hiện theo kế hoạch). - Tham gia công tác kiêm nhiệm tại Cơ sở (Lãnh đạo, giảng viên khoa Mầm non thực hiện theo phân công của trường CĐSP). 2.2.2. Kết quả đạt được - Tạo ra sự gắn kết giữa hai đơn vị. - Chất lượng chuyên môn được nâng cao. - Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên sư phạm, giáo viên mầm non, sinh viên, trẻ được cọ sát thực tế. - Tạo ra nhiều cơ hội học tập, trải nghiệm. - Tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ (đối với đơn vị đào tạo và đơn vị thực hành cũng như các cá nhân thực hiện). - Có quy định về chế độ cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên mầm non tham gia thực hiện; 2.2.3. Một số hạn chế - Sự gắn kết đôi khi còn mang tính thụ động, riêng lẻ, tính chủ động còn chưa cao: của các đơn vị thực hiện (đơn vị đào tạo, đơn vị thực hành), cán bộ quản lý, GVSP, GVMN, sinh viên - Có những rào cản trong thực hiện các nhiệm vụ: các văn bản quy định, tâm lý... - Trình độ, kinh nghiệm của GVMN tại Cơ sở thực hành còn chưa đồng đều do có nhiều giáo viên trẻ, kinh nghiệm thực tế còn ít. - Chưa xây dựng kế hoạch chung trong công tác thực hành bộ môn. 2.3. Giải pháp cho công tác gắn kết giữa đào tạo với Cơ sở thực hành 2.3.1. Xác định quan điểm gắn kết Cùng tạo ra các điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động theo hướng: đống nhất, thiết thực, hiệu quả. 46 Gắn kết tạo sự phát triển. 2.3.2. Xác định nội dung gắn kết - Gắn kết trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của các đơn vị (đơn vị có chức năng đào tạo với đơn vị có chức năng làm công tác thực hành). - Gắn kết trong thực hiện chương trình GDMN (lập kế hoạch, thiết kế môi trường, tổ chức thực hiện, đánh giá). - Gắn kết trong thực hiện các hoạt động thực hành và rèn nghề cho sinh viên. - Gắn kết trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn chuyên môn - Gắn kết trong công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và các phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến. + Gắn kết trong việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của các giảng viên sư phạm. + Gắn kết trong nghiên cứu, ứng dụng các quan điểm, phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến vào một số hoạt động cụ thể cho trẻ mầm non (Montesstorri, STEM/ STREM). - Gắn kết với sinh viên của ngành học và những cá nhân tham gia thực hiện. 2.3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện các nội dung gắn kết 2.3.3.1. Giải pháp gắn kết trong thực hiện các nhiệm vụ chung của hai của đơn vị - Nhà trường: Định hướng, giao nhiệm vụ, ban hành quy định, quy chế thực hiện. - Các đơn vị: Xây dựng kế hoạch; triển khai thực hiện kế hoạch; điều chỉnh kế hoạch; đánh giá kết quả thực hiện. 2.3.3.2. Giải pháp gắn kết trong việc thực hiện chương trình GDMN a. Xác định vấn đề cốt lõi trong chương trình đào tạo (phía đơn vị đào tạo – khoa Mầm non) * Bước 1: Xác định nhóm học phần Căn cứ vào tính chất, chia thành 3 nhóm như sau: 47 - Nhóm học phần về Chương trình và thực hiện - Đánh giá - Quản lý trong GDMN. Gồm các học phần: Chương trình GDMN; Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GDMN; Đánh giá trong GDMN; Quản lý trong GDMN. - Nhóm học phần về phương pháp giáo dục trẻ: Gồm các học phần: Tổ chức hoạt động âm nhạc; Tổ chức hoạt động trạo hình; Tổ chức hoạt động vui chơi; Phương pháp cho trẻ làm quen với toán; Phương pháp phát triển ngôn ngữ; Phương pháp khám phá khoa học và môi trường xung quanh; Phương pháp giáo dục thể chất; Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học; - Nhóm học phần về phương pháp chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ: Vệ sinh – Dinh dưỡng; Phòng bệnh và đảm bảo an toàn; Giáo dục dinh dưỡng. * Bước 2: Xác định mục tiêu chung - Các học phần trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng thực hiện chương trình GDMN tại các cơ sở GDMN và hình thành thái độ phù hợp, tích cực đối với hoạt động nghề nghiệp. - Khả năng thích ứng và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn GDMN (nâng cao). * Bước 3: Xác định nội dung cơ bản của nhóm học phần - Nhóm học phần về Chương trình và thực hiện - Đánh giá - Quản lý trong GDMN: Các vấn đề về chương trình giáo dục mầm non; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình GDMN; Công tác đánh giá trong GDMN: đánh giá trẻ, đánh giá chương trình, đánh giá hoạt động của giáo viên; Quản lý trẻ, quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ... trong trường/ lớp mầm non - Nhóm học phần về phương pháp giáo dục trẻ: Cách thức tổ chức hoạt động âm nhạc, tạo hình, khám phá môi trường xung quanh, toán, văn học, chữ viết, thể dục ở hoạt động học và ở mọi lúc mọi nơi (Lập kế hoạch, thiết kế môi trường, tổ chức hoạt động, đánh giá). - Nhóm học phần về phương pháp chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ: Cách thức tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hàng ngày ở lớp: vệ sinh cá nhân trẻ, tổ chức bữa ăn, tổ chức ngủ, đảm bảo an toàn; định kì: kiểm tra sức khỏe trẻ, vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng chung; chiến dịch: phòng dịch bệnh, tiêm chủng; bếp ăn: thực đơn, khẩu phần, bếp một chiều, vệ sinh an toàn thực phẩm 48 b. Xác định các nội dung cơ bản trong thực hiện chương trình GDMN (phía đơn vị thực hành - Cơ sở thực hành MNHS) * Bước 1: Xác định các cấp độ của chương trình GDMN - Chương trình GDMN (Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành): Là căn cứ để các Cơ sở GDMN xây dựng chương trình cho trường của mình. - Chương trình GDMN ( Trường mầm non): Do các nhà trường tự xây dựng dựa trên chương trình của Bộ và các điều kiện thực tế. - Chương trình GDMN (Lớp mầm non): Do các giáo viên xây dựng dựa trên chương trình của nhà trường và các điều kiện thực tế. Bao gồm: Chương trình của năm học, chương trình của chủ đề, chương trình của từng tuần, chương trình của từng ngày, chương trình của từng hoạt động. * Bước 2: Thực hiện chương trình GDMN tại Cơ sở thực hành - Theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ: Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh, trò chuyện; hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, vệ sinh, ăn trưa, ngủ, ăn phụ chiều, hoạt động chiều, trả trẻ. - Theo chủ đề: Các nội dung trong từng ngày, trong từng hoạt động được liên kết, đan cài theo chủ đề nhất định. Giai đoạn thực hiện bao gồm: chuẩn bị, tổ chức thực hiện (gồm các bước mở chủ đề, khám phá chủ đề, đóng chủ đề), đánh giá. - Theo định kì, sự kiện... : Một số hoạt động được thự hiện vào các thời điểm trong năm học. c. Gắn kết chương trình đào tạo GVMN với thực tiễn thực hiện chương trình GDMN tại Cơ sở thực hành * Bước 1: Xây dựng chương trình GDMN - Xây dựng chương trình GDMN: + Nghiên cứu, tìm hiểu chương trình GDMN (Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành): Hai đơn vị cùng nghiên cứu, thảo luận: Các vấn đề mới, thay đổi, bổ sung; quan điểm; nội dung cơ bản, cốt lõi của chương trình ở từng lĩnh vực, từng độ tuổi; 49 + Xây dựng chương trình GDMN (cho Cơ sở thực hành): Cơ sở xây dựng chương trình của nhà trường, cung cấp chương trình theo 2 cách: Chương trình chung theo mẫu quy định và chương trình được tách theo các lĩnh vực ở từng độ tuổi của trẻ. + Xây dựng chương trình GDMN ( cho lớp mầm non): GVMN xây dựng và cung cấp chương trình của lớp. Bao gồm: Chương trình của chủ đề, chương trình của từng tuần, chương trình của từng ngày, chương trình của từng hoạt động cụ thể (theo từng lĩnh vực). - Xác định vai trò của đơn vị, cá nhân thực hiện: + Cá nhân (GVMN, GVSP): Nghiên cứu, thiết kế nội dung giáo dục ở từng lĩnh vực, từng độ tuổi theo chuyên môn phụ trách. + Đơn vị (khoa Mầm non và Cơ sở): Nghiên cứu, thiết kế chương trình chung của nhà trường, của lớp học. * Bước 2: Tổ chức thực hiện chương trình GDMN - Tổ chức thực hiện chương trình GDMN theo CĐSH hàng ngày: + Các hoạt động trong CĐSH hàng ngày ở từng độ tuổi tại Cơ sở thực hành theo quy định trong chương trình GDMN. + Các học phần đào tạo có liên quan đến các hoạt động trong CĐSH hàng ngày. + Xác định vấn đề liên quan và phương pháp gắn kết giữa nội dung đào tạo với nội dung được tổ chức thực hiện theo CĐSH hàng ngày tại Cơ sở. - Tổ chức thực hiện chương trình GDMN theo chủ đề: + Xác định quy trình và các hoạt động thực hiện chủ đề. + Xác định học phần đào tạo và nội dung đào tạo có liên quan. + Xác định nội dung và phương pháp gắn kết giữa nội dung đào tạo với nội dung thực hiện chủ đề tại Cơ sở thực hành. (Lập kế hoạch; thiết kế môi trường giáo dục; tổ chức thực hiện: mở chủ đề, khám phá chủ đề, đóng chủ đề; đánh giá). (Là sự tổng hợp các nội dung được thực hiện trong khoảng thời gian theo một chủ đề nhất định. Hay nói cách khác là sự gộp lại của các ngày, các tuần). 50 (Do vậy vấn đề thực hiện chủ đề cần làm được đó là: đan cài, hòa quyện các nội dung, hoạt động của trẻ làm sao thành thể thống nhất, trọn vẹn, có ý nghĩa). - Tổ chức theo định kì, sự kiện: Thông báo, thông tin với đơn vị đào tạo, giảng viên, sinh viên tham gia (mang tính chất chuyên môn). 2.3.3.3. Giải pháp trong tổ chức các hoạt động thực hành và rèn nghề cho sinh viên (rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kiến tập sư phạm, thực tập sư phạm) - Lập kế hoạch: + Kế hoạch thực hành của bộ môn: Kế hoạch thực hành cho toàn bộ chương trình học của bộ môn (Giảng viên). + Kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: Kế hoạch cho toàn bộ chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và theo từng kì (Khoa và giảng viên). + Kế hoạch kiến tập sư phạm, kế hoạch thực tập sư phạm (Trường CĐSP). - Tổ chức thực hiện: + Thực hành bộ môn, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: - Làm tốt công tác lập kế hoạch, chuẩn bị, triển khai kế hoạch phải đồng bộ giữa các đơn vị, người thực hiện. - Có nhiệm vụ cụ thể cho người học. - Tạo ra các điều kiện thuận lợi để thực hiện. + Kiến tập sư phạm, thực tập sư phạm: - Cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường. - Đơn vị đào tạo: Tập trung trang bị cho sinh viên tâm thế, kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp để thực hiện có hiệu quả. (Kỹ năng quan sát, ghi chép, kĩ năng sử dụng công nghệ trong dạy học, kĩ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, kĩ năng làm việc với phụ huynh, kĩ năng tổ chức sự kiện). 51 - Đơn vị thực hành: Tập trung hướng dẫn sinh viên cách thực hiện, theo dõi quá trình thực hiện, nhận xét, đánh giá kết quả đạt được, làm cơ sở cho việc thực hiện ở những năm tiếp theo và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. - Phối hợp trong triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, cách thực hiện một cách đồng bộ, cụ thể. 2.3.3.4. Gắn kết trong bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn - Xác định nội dung bồi dưỡng, tập huấn: cần có tính thiết thực (theo nhu cầu, yêu cầu, đặt hàng). - Xây dựng kế hoạch và triển khai bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn dưới các hình thức đa dạng, linh hoạt. - Đánh giá kết quả. 2.3.3.5. Giải pháp trong công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, các phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến a. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên quả nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu khoa học: + Các vấn đề trong thực hiện các học phần đào tạo cũng như chương trình GDMN tại Cơ sở thực hành. + Các vấn đề trong gắn kết giữa đào tạo với Cơ sở thực hành. - Ứng dụng kết quả nghiên quả nghiên cứu khoa học: + Xác định các đề tài, sáng kiến, bài viết nghiên cứu khoa học sẽ ứng dụng. + Xây dựng kế hoạch triển khai. + Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học. + Đánh giá kết quả. b. Tiếp cận và ứng dụng phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến trong GDMN như phương pháp giáo dục Montessori, STEM/ STREM 52 - Tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật các phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến; - Xây dựng chuyên đề về phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến: Montersstori, STEM/ STREM - Ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori, STEM/ STREM vào thực hiện chương trình GDMN tại Cơ sở thực hành (ứng dụng một phần, ứng dụng toàn phần). 2.3.3.6. Gắn kết với sinh viên của ngành học và các cá nhân khác - Gắn kết trong thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch chung của nhà trường. - Khuyến khích sinh viên tình nguyện tham gia các hoạt động của Cơ sở: Thông báo, thông tin, giấy mời... - Tạo động lực, tạo hứng thú, cảm xúc, môi trường, không thí thân thiện, cởi mở... 2.4. Xác định hình thức thực hiện các nội dung gắn kết - Sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn chuyên môn. - Chuyên đề, hội thảo, nghiên cứu khoa học. - Thực hành sư phạm, kiến tập sư phạm, thực tập sư phạm của sinh viên. - Dự giờ. - Hoạt động ngoại khóa. - Kiêm nhiệm. 2.5. Xác định vai trò cụ thể của từng đơn vị trong tổ chức thực hiện - Đơn vị đào tạo: + Xác định rõ nội dung đào tạo được gắn kết thực hiện tại Cơ sở thực hành. + Xác định phương pháp, cách thức, hình thức, điều kiện, thời gian thực hiện. + Khuyến khích, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của sinh viên tham gia vào các hoạt động chung tại Cơ sở dưới các hình thức khác nhau. 53 + Giảng viên tăng cường tham gia thực tế tại Cơ sở, đặc biệt là giảng viên trẻ. - Đơn vị thực hành: + Đảm bảo các điều kiện thực hiện: về cơ sở vật chất, môi trường, không khí làm việc, các tài liệu, hồ sơ chuyên môn tham khảo cho giảng viên, giáo viên. + Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ, hoạt động chuyên môn của Cơ sở. + Tăng cường kĩ năng hướng dẫn sinh viên thực hành. - Xây dựng nhiệm vụ gắn kết và kế hoạch thực hiện một cách cụ thể (hai đơn vị). 3. Kết luận Gắn kết đào tạo với thực hành là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay của các đơn vị đào tạo với Cơ sở thực hành trong trường CĐSP. Gắn kết là nhiệm vụ, là thách thức, do vậy gắn kết cần có định hướng, có quan điểm, có kế hoạch cụ thể để có thể khai thác sức mạnh trí tuệ của tập thể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung, chất lượng chuyên môn của các đơn vị thực hành cũng như đơn vị đào tạo nói riêng. Gắn kết cần thực hiện một cách cụ thể, triển khai một cách đồng bộ để thực sự gắn kết tạo ra sự phát triển. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục mầm non. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2017. 2. Cục Nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2019-2020. Nhà xuất bản GDVN. 3. Nguyễn Thị Thu Hiền. Giáo trình Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Nhà xuất bản GDVN, 2008. 4. Nguyễn Thành Hải. Giáo dục STEM/ STEAM từ thực hành trải nghiệm đến tư duy sáng tạo. Nhà xuất bản trẻ, 2019. 5. Kế hoạch đào tạo ngành Giáo dục mầm non hệ Cao đẳng của trường CĐSP Hòa Bình. 6. Chủ biên: Lý Lợi. Người dịch: Thanh Loan. Phương pháp giáo dục Montessori Thời kì nhạy cảm của trẻ. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcong_tac_gan_ket_giua_dao_tao_voi_co_so_thuc_hanh_trong_giao.pdf
Tài liệu liên quan