Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (cedaw) và dự án luật bình đẳng giới

Cụ thể hoá Công ước CEDAW trong pháp luật Việt Nam được thể hiện như sau :

Điều 7 : thực hiện quyền bình đẳng trong đời sống chính trị, bao gồm :

+ Quyền bầu cử và ứng cử :

Hiến pháp và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đều quy định phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong

ppt26 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (cedaw) và dự án luật bình đẳng giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG ƯỚC XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ (CEDAW) VÀ DỰ ÁN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI NGƯỜI TRÌNH BÀY : TRẦN THỊ MINH CHÁNHPHÓ CHỦ NHIỆM UỶ BAN VỀ CVĐXH NỘI DUNG TRÌNH BÀYQuá trình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt NamNội luật hoá CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giớiNhững vấn đề cần quan tâm trao đổi trong dự án Luật BĐGQuá trình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt NamCụ thể hoá Công ước CEDAW trong pháp luật Việt Nam được thể hiện như sau :Điều 7 : thực hiện quyền bình đẳng trong đời sống chính trị, bao gồm :+ Quyền bầu cử và ứng cử :Hiến pháp và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đều quy định phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc bầu cử và ứng cử. Quá trình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam (TT)+ Quyền của phụ nữ trong việc tham gia quản lý nhà nước, kinh tế và xã hội : Điều 53 Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kíến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. + Quyền của phụ nữ tham gia các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội : Điều 69 Hiến pháp năm 1992 cho phép công dân, không biệt nam nữ đều có quyền lập hội ... => Dự án về Luật Hội có quy định cụ thể những vấn đề liên quan trong lập hội. Qu¸ tr×nh thùc hiÖn C«ng ­íc CEDAW t¹i ViÖt Nam (TT)Điều 10 về Giáo dục+ Hiến pháp năm 1992 khẳng định học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân; công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức (Điều 59). Điều 11 về Việc làm+ Điều 52 Hiến pháp 1992 quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 52). + Bộ Luật lao động dành 1 chương quy định về lao động nữ (Chương X – Những quy định riêng đối với lao động nữ)+ Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động có quy định chi tiết về : bảo đảm quyền làm việc của PN. quyền bình đẳng với nam giới trong cơ hội việc làm, trả lương, trong đào tạo và học nghề, được hưởng bảo hiểm xã hội và các điều kiện khác trong lao động Quá trình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam (TT)Điều 12 về Tiếp cận bình đẳng của phụ nữ tới các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe+ Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.+ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân. Điều 13 về Phúc lợi kinh tế – xã hội và văn hóa+ Bảo đảm quyền được hưởng phúc lợi gia đình cho PN: chế độ tiền lương quy định trong Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng nguyên tắc nam nữ bình đẳng.+ Bảo đảm cho PN quyền được vay tiền, cầm cố tài sản và tham gia các hình thức tín dụng: Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật tổ chức tín dụng đều không có sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ.Quá trình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam (TT) Điều 14 Phụ nữ nông thôn+ Các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ nông thôn:+ Về tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển các cấp: Quy định tại Điều 53 Hiến pháp 1992, Quy chế thực hiện Dân chủ ở xã.+ Về tổ chức tương hỗ sản xuất và cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ nông thôn: Điều 376 Bộ luật Dân sự.+ Về quyền sử dụng đất của phụ nữ nông thôn: Điều 18 Hiến pháp 1992, Luật Đất đai, Nghị định của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giớiI- về nguyên tắc không biệt đối xử với pn : Thuật ngữ “phân biệt đối xử với phụ nữ” được xác định ngay tại điều 1 của công ước CEDAW là "bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính làm ảnh hưởng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hoá việc phụ nữ được công nhận, thụ hưởng, hay thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực khác trên cơ sở bình đẳng nam nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào". ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)=>Không phân biệt đối xử với PN được hiểu là nên xoá bỏ sự đối xử khác nhau dựa trên sự khác biệt về giới tính theo quan niệm truyền thống, thì sẽ dỡ bỏ được các rào cản ngăn trở sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với địa vị pháp lý và khả năng hưởng thụ thành quả ngang bằng với nam giới... Thực tê có những phân biệt đối xử khó nhận biết, hoặc những phân biệt đối xử gián tiếp, xuất phát từ định kiến giới dai dẳng, cố hữu => Vậy, điều quan trọng là phải hướng tới mục tiêu bình đẳng thực chất bằng việc giải thích một cách cụ thể khái niệm "không phân biệt đối xử" và xác định rõ những biểu hiện cụ thể của nó trong pháp luật quốc gia, bằng các quy định trong dự án Luật BĐGi về quyền bình đẳng của nam và nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)II- VỀ NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG NAM NỮ : ĐIỀU 3 CÔNG ƯỚC CEDAW QUY ĐỊNH "CÁC NƯỚC THAM GIA CÔNG ƯỚC PHẢI ÁP DỤNG MỌI BIỆN PHÁP THÍCH HỢP, KỂ CẢ BIỆN PHÁP PHÁP LUẬT, TRÊN TẤT CẢ CÁC LĨNH VỰC ĐẶC BIỆT LÀ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI, KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ ĐỂ ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TIẾN BỘ ĐẦY ĐỦ CỦA PHỤ NỮ, NHẰM MỤC ĐÍCH BẢO ĐẢM CHO HỌ ĐƯỢC THỰC HIỆN CŨNG NHƯ THỤ HƯỞNG CÁC QUYỀN CON NGƯỜI VÀ TỰ DO CƠ BẢN TRÊN CƠ SỞ BÌNH ĐẲNG VỚI NAM GIỚI". ĐÂY LÀ MỘT NGUYÊN TẮC HẾT SỨC QUAN TRỌNG TRÊN BÌNH DIỆN QUỐC TẾ CŨNG NHƯ TRONG PHẠM VI CỦA TỪNG QUỐC GIA. Ở VIỆT NAM, BÌNH ĐẲNG NAM NỮ ĐƯỢC QUAN TÂM TỪ RẤT SỚM BẰNG VIỆC BAN HÀNH VÀ THỰC THI NHỮNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN. ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)=>Sự bất bình đẳng vẫn tồn tại trên thực tế, pháp luật gần như mới chỉ đưa ra được những quy định được coi là “bình đẳng hình thức”, trong khi “bình đẳng thực chất” đòi hỏi sự nổ lực nhiều hơn để tạo ra một xã hội, với cơ chế đồng bộ, hữu hiệu từ việc xây dựng, ban hành CS,PL đến việc thực thi để bảo đảm người phụ nữ được hưởng những kết quả thực chất ngang bằng với nam giới như tham gia chính trị và các hoạt động xã hội, tiếp cận với các nguồn lực, ...Hướng tới bình đẳng thực chất theo mục tiêu của Công ước CEDAW, Dự án Luật BĐG đã thiết kế một chương về BĐG trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình, trong đó nhiệm vụ đặt ra là xác định được những khoảng cách giới còn tồn tại để từ đó chuyển hoá thành các quy định có tính khả thi nhằm thúc đẩy tới bình đẳng thực chất. ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)1. Trong lĩnh vực chinh trịTheo Công ước, quyền bình đẳng về chính trị của phụ nữ và nam giới về mặt chính trị bao gồm các quyền : tham gia ứng cử, bầu cử và trưng cầu dân ý; được tham gia xây dựng và thực hiện chính sách của chính phủ, tham gia vào bộ máy và các chức vụ nhà nước ở mọi cấp chính quyền; tham gia vào các tổ chức xã hội và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công cộng và chính trị của đất nước (điều 7). Các quyền về mặt chính trị của phụ nữ đó được đề cập đến ở các Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một số văn bản pháp luật có liên quan. ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)Dự án Luật Bình đẳng giới tiếp tục khẳng định quyền này để tăng cường hơn nữa quyền tham chính của phụ nữ. Tại điều 9 của Dự án Luật BĐG cũng khẳng định dù sự bình đẳng của nam và nữ trong việc giới thiệu ứng cử và tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, vào các cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị và sự bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo quản lý ...”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)Bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế, lao động,việc làm Phụ nữ cũng như nam giới đều có quyền làm việc, quyền hưởng các cơ hội có việc làm như nhau, quyền tự do lựa chọn ngành nghề và việc làm, quyền được thăng tiến, quyền được hưởng thù lao như nhau kể cả phúc lợi, quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, ... đặc biệt là phụ nữ còn được hưởng những quyền lợi trong lao động gắn với chức năng sinh đẻ của họ. Tinh thần của Công ước CEDAW về vấn đề này đã được nội luật hoá rất cụ thể trong Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong Bộ luật lao động cũng như trong nhiều văn bản pháp luật khác. ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)Điều 10, Điều 11 của Dự án Luật BĐG tiếp tục khẳng định mang tính nguyên tắc về vấn đề này. =>Trong lĩnh vực kinh tế => nam, nữ đều bình đẳng trong các hoạt động phát triển của DN và để thúc đẩy sự bình đẳng giới thì các DN có nhiều LĐ nữ được ưu đãi thuế, tài chính và PN nữ nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, lâm, ngư theo quy định pháp luật.=>Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về tuổi nghỉ hưu của LĐ nữ, vấn đề này cần được xem xét để lựa chọn phương án tối ưu nhất sao cho vừa đảm bảo được sự bình đẳng của PN và NG trong lĩnh vực vịêc làm phù hợp với sự phát triển KTXH, đặc biệt là trong xu thế phát triển và hội nhập,..”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạoVấn đề này được các nước tham gia Công ước CEDAW quan tâm, Điều 12 quy định cụ thể và chi tiết việc các quốc gia phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ phân biệt đối xử với PN => đảm bảo cho PN có quyền bình đẳng với NG trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là đảm bảo những điều kiện như nhau trong định hướng nghề nghiệp, tham gia học tập ở các cơ sở giáo dục thuộc các loại hình khác nhau ở vùng nông thôn cũng như thành thị, ...Giáo dục được coi là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước VN cũng như của toàn xã hội. BĐG là một trong những yêu cầu được đặt ra nền các Điều, khoản trong Luật Giáo dục đã cụ thể hoá nhằm thúc đẩy việc nâng cao trình độ văn hoá và học vấn cho PN và trẻ em gái. ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)=>Báo cáo về tình hình thực hiện Công ước CEDAW và báo cáo về thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam cho thấy đây là lĩnh vực mà BĐG đã đạt được một cách cơ bản với định hướng lộ trình được xác định là xoá bỏ cách biệt giới ở các cấp học trước năm 2015. Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu này và những mục tiêu khác liên quan đến BĐG, xuất phát từ thực trạng giáo dục của VN và theo các khuyến nghị của Uỷ ban CEDAW, Dự án Luật BĐG tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng nam nữ trong giáo dục, trong đó làm nổi bật sự bình đẳng trong độ tuổi cử đi đào tạo, trong lựa chọn ngành nghề đào tạo,trong tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nam và nữ. ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)Tiếp cận của phụ nữ tới dịch vụ chăm sóc, bảo vệ SKViệc ban hành và thực thi các chủ trương, CS, PL của Nhà nước với mục tiêu chung là bảo vệ quyền chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, trong đó có PN được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc SK có chất lượng. Việt Nam đã thực hiện đúng tinh thần của Công ước CEDAW là xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực CSSK nhằm đảm bảo cho PN được hưởng các dịch vụ CSSK trên cơ sở bình đẳng nam nữ... Hiện vẫn còn sự lo ngại về tình trạng sức khoẻ của PN, đặc biệt là SKSS và tỉ lệ nạo phá thai cao ở nữ thanh niên chưa kết hôn, cũng như về sự tồn tại dai dẳng của định kiến giới đối với SK của PN, đặc biệt là định kiến coi phòng tránh thai luôn là trách nhiệm của riêng phái nữ... ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)Trong Dự án Luật BĐG => vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế (Đ.15) tập trung vào 2 nội dung cơ bản, đó là:Nam nữ bình đẳng về cơ hội và điều kiện tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn và quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)Trong lĩnh vực dân sự, xã hội và văn hoáCông ước CEDAW yêu cầu các quốc gia tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ phân biệt đối xử với PN trong các lĩnh vực khác của đời sống XH, nhằm đảm bảo bình đẳng nam nữ những quyền như nhau, đặc biệt là : quyền được hưởng các phúc lợi gia đình; quyền vay vốn ngân hàng, cầm cố tài sản và tham gia các hình thức tài chính tín dụng khác; quyền được tham gia các hoạt động giải trí, thể thao và mọi mặt của đời sống VH.=>Những lĩnh vực này đã được chú trọng trong việc ban hành và thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan để mang lại nhiều cơ hội cho phụ nữ. Hơn nữa, Dự án Luật BĐG tiếp tục quy định những vấn đề này sẽ góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hơn nữa khả năng thụ hưởng các quyền của phụ nữ. ”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)Đối với phụ nữ nông thônPhụ nữ nông thôn là đối tượng phải chịu nhiều bất bình đẳng và bị phân biệt đối xử hơn so với phụ nữ sống ở khu vực thành thị. Công ước CEDAW đòi hỏi các nước thành viên phải quan tâm đến những vấn đề đang đặt ra đối với PN nông thôn và vai trò quan trọng của PN nông thôn trong đời sống kinh tế gia đình, phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ phân biệt đối xử với PN nông thôn, đảm bảo quyền lợi PN từ quá trình phát triển nông thôn (Điều 14). Nhà nước rất chú trọng đến việc thúc đẩy phát triển PN nông thôn, Nhiều chủ trương về tăng cường y tế cơ sở, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông và mở rộng cơ hội cho phụ nữ về giáo dục, đào tạo, đảm bảo PN kết hôn, được ghi tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tiếp cận với các nguồn lực. ..”Nội luật hoá” CEDAW trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)=>Thực tế phụ nữ nông thôn Việt Nam vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới, nguyên nhân chính là do vẫn tồn tại sự bất bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp, các dịch vụ sản xuất nông nghiệp thiếu nhạy cảm giới, ...=> Để khắc phục tình trạng này, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của PN Việt Nam đến năm 2010, trong đó chú trọng đến các địa bàn nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, đặc biệt là Bộ NN,PTNT tiếp tục thực hiện các biện pháp cụ thể triển khai Chiến lược và Kế hoạch hành động về giới của ngành. . .Những vấn đề cần quan tâm trao đổi trong dự án Luật bình đẳng giới Về tên gọi của Luật ?-Đa số ĐB tán thành với tên gọi Luật BĐG => vì cụm từ BĐG đượcxã hội chấp nhận và sử dụng nhiều trong các Nghị quyết củaĐảng và các văn bản của Chính phủ- Có ý kiến đề nghị nên lấy tên là Luật bình đẳng nam nữ để phù hợp với Hiến pháp, mang tính đại chúng và dễ hiểu.Đưa vấn đề BĐG vào quá trình xây dựng Văn bản quyphạm pháp luật ?-Nội dung => đã nêu ở k.2 Đ.19 ? =>xác định vấn đề giới và cácbiện pháp giải quyết ? Dự báo tác động của các quy định trongvăn bản QPPL ? Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyếtcác vấn đề giới trong phạm vi văn bản QPPL điều chỉnhNhững vấn đề cần quan tâm trao đổi trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)- Nội dung đánh giá việc đưa vấn đề BĐG vào quá trìnhxây dựng văn bản QPPL (k3. Đ20) ?=>xác định vấn đề giới, đảm bảo các nguyên tắc cơ bảnvề BĐG, tính khả thi và việc thực hiện đưa vấn đề BĐG trong dự án, dự thảo ? - Cơ quan thẩm tra và nội dung thẩm tra BĐG (Đ.21) ?=>Uỷ ban của Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có tráchnhiệm tham gia với HĐDT, các Uỷ ban để thẩm tra ? Nộidung gồm những vấn đề chính như k.3, Đ.20 ?Những vấn đề cần quan tâm trao đổi trong dự án Luật bình đẳng giới (TT)* BĐG trong các lĩnh vực và trong gia đình+BĐG trong lĩnh vực chính trị ?-Quy định tỷ lệ ĐBQH, HĐND, tỷ lệ nữ trong cơ quan lãnhđạo ? => chỉ quy định có tính nguyên tác về tỷ lệ ? => Cần thiết phải quy định % như phương án 2 ?+ BĐG trong lĩnh vực lao động ?-Quy định bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụnglàm việc, tiền lương, tiền công, tiền thưởng -Về điều kiện hưởng lương hưu ? => Chính phủ quy địnhtuỏi đời được hưởng lương hưu của nam, nữ như nhautrong một số ngành nghề nhất định ?Những vấn đề cần quan tâm trao đổi trong dự án Luật bình đẳng giới (TT) * Cơ quan quản lý Nhà nước về BĐG-Cần thiết có 1 cơ quan quản lý Nhà nước về BĐG, giúpChính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về BĐG ?-Không nên quy định riêng 1 bộ, cơ quan ngang bộ quản lý, vì BĐG liên quan nhiều lĩnh vực khác nhau ?-Giao Chính phủ quy định cụ thể cơ quan quản lý Nhànước về BĐG để phù hợp với Luật TCCP và phù hợp vớitinh thần cải cách hành chính Nhà nước ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchi_chanh_cedaw__0208.ppt
Tài liệu liên quan