Đánh giá kết quả bước đầu điều trị viêm hẹp bao gân gấp ở bàn tay bằng corticoid liệu pháp

Mở đầu - Mục tiêu: Viêm hẹp bao gân gấp (VHBGG) ở bàn tay là một bệnh lý thường gặp. Tiêm corticoid

tại chỗ là liệu pháp điều trị khá phổ biến, nhưng cho đến nay tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này chưa

được nghiên cứu sâu tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là xác định tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng điều

trị với phương pháp tiêm corticoid, tỉ lệ tái phát và các biến chứng. Nghiên cứu này cũng khảo sát một số đặc

điểm lâm sàng của bệnh lý VHBGG.

Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả loạt ca bệnh, thực hiện tại bệnh viện

Nguyễn Tri Phương. Từ tháng 12/2012 đến tháng 6/2013 có 28 bệnh nhân với 36 ngón tay bị VHBGG được

chích Methylprednisolone acetate vào vùng ròng rọc A1 của ngón tay. Kết quả được đánh giá bằng thang điểm

đau Visual Analogue Scale (VAS) và thang điểm chức năng vận động bàn tay QUABA.

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá kết quả bước đầu điều trị viêm hẹp bao gân gấp ở bàn tay bằng corticoid liệu pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 438 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ VIÊM HẸP BAO GÂN GẤP Ở BÀN TAY BẰNG CORTICOID LIỆU PHÁP Đinh Thanh Long*, Cao Thỉ*, Cao Bá Hưởng* TÓM TẮT Mở đầu - Mục tiêu: Viêm hẹp bao gân gấp (VHBGG) ở bàn tay là một bệnh lý thường gặp. Tiêm corticoid tại chỗ là liệu pháp điều trị khá phổ biến, nhưng cho đến nay tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này chưa được nghiên cứu sâu tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là xác định tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng điều trị với phương pháp tiêm corticoid, tỉ lệ tái phát và các biến chứng. Nghiên cứu này cũng khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh lý VHBGG. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả loạt ca bệnh, thực hiện tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Từ tháng 12/2012 đến tháng 6/2013 có 28 bệnh nhân với 36 ngón tay bị VHBGG được chích Methylprednisolone acetate vào vùng ròng rọc A1 của ngón tay. Kết quả được đánh giá bằng thang điểm đau Visual Analogue Scale (VAS) và thang điểm chức năng vận động bàn tay QUABA. Kết quả: Bệnh lý này gặp ở nữ (71,43%) nhiều hơn nam (28,57%). Độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi chiếm 57%. Có 60,71% bệnh nhân đến khám khi bệnh đã khởi phát hơn 1 tháng. Triệu chứng chính khi đến khám là đau và kẹt ngón (50%), đau và cử động vướng (28,57%). Ngón tay thường bị nhất là ngón giữa (38,9%), và ngón cái (22,22%). Sau khi tiêm thuốc 4 tuần, 94,4% bệnh nhân hết đau hoàn toàn và cử động các ngón tay bình thường, 5,6% bệnh nhân còn đau nhẹ. Tỉ lệ bệnh nhân tái phát sau sau 3 tháng điều trị là 0%, sau 4 tháng là 5,23% và sau 6 tháng là 33,3%, với các bệnh nhân quay lại tái khám. Có 8 bệnh nhân (22,2%) bị đau nhiều hơn nơi chích từ 1 – 4 ngày. Có 2 bệnh nhân bị mất sắc tố da tạm thời nơi chích và 1 bệnh nhân teo da nơi chích. Kết luận: Viêm hẹp bao gân gấp thường gặp ở nữ giới và cuối độ tuổi lao động. Bệnh nhân thường đến khám trễ. Thường gặp nhất là ngón giữa với triệu chứng đau và kẹt ngón. Corticosteroid liệu pháp là phương pháp điều trị khá an toàn và hiệu quả nhưng tỉ lệ tái phát khá cao. Từ khóa: viêm hẹp bao gân gấp ngón tay, liệu pháp corticoid, ròng rọc A1, methylprednisolone acetate ABSTRACT ASSESSMENT OF PRELIMINARY RESULTS OF CORTICOID THERAPY IN TREATMENT OF TRIGGER FINGER Dinh Thanh Long, Cao Thi, Cao Ba Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 438 - 443 Background & Objectives: Stenosing tenosynovitis (Trigger finger) is a common disease. Local corticosteroid injection is quite common therapy, but the safety and effectiveness of this method has not been deeply studied in Vietnam so far. Our objective was to determine the the rate of patients respond to steriods therapy, recurrent rates and complications. This study also surveys some clinical features of stenosing tenosynovitis. Materials & methods: Prospective described series of cases study, performed at Nguyen Tri Phuong Hospital. From December 2012 to June 2013, 28 patients with 36 trigger fingers were injected. Methylprednisolone acetate into the A1 pulley of the finger. Results are evaluated by Visual Analogue Scale * Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: SV. Đinh Thanh Long ĐT: 0907374865 Email: dr.dinhthanhlong@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 439 (VAS) and Functional Scores acordding to QUABA. Results: This disease is common in females (71.43%) than males (28.57%). Aged 50 to 60 years old accounted for 57 %. There are 60.71 % of patients presented after more than 1 month onset. The main symptoms are pain and cacthed digit (50%), pain and entangled movement (28.57 %). Middle finger is the most often (38.9%), and then is thumb (22.22%). Four weeks after injection, 94.4 % of patients were completely free of pain and had normal finger movements, 5.6% of patients still had mild pain. The recurrent rate after 3 months of treatment was 0 %, after 4 months was 5.23% and 66.7 % after 6 months, among the patients who returned to the clinic. There are 8 patients (22.2%) were more painful at injectional spot in 1–4 days. Two patients had temporary skin depigmentation and 1 patient had skin atrophy at injection site. Conclusion: Stenosing tenosynovitis is often in women and at the end of working age. Patients amost present late. The most common is middle finger and the most ymptoms are pain and cacthed digit. Corticosteroid therapy is safe and effective, but recurrence rates are quite high. Keywords: stenosing tenosynovitis, corticosteroid therapy, A1 pulley, methylprednisolone acetate ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm hẹp bao gân gấp (VHBGG), hay bệnh ngón tay cò súng, bệnh ngón tay bật, là một bệnh lý thường gặp ở bàn tay, tỉ lệ mắc khoảng 28 ca trên mỗi 100.000 dân. Nguy cơ mắc bệnh là 2,6% cho suốt thời gian sống của một thế hệ dân số(8). Bệnh thường gặp ở những người có hoạt động cầm nắm nhiều hoặc chấn thương lặp đi lặp lại ở vùng bàn tay liên quan đến công việc hay chơi thể thao. Nguyên nhân cũng có thể là do khối u, viêm nhiễm, viêm khớp dạng thấp hay rối loạn chuyển hóa (gout, đái tháo đường)(4). VHBGG ở giai đoạn đầu thường gây đau ở bàn tay và tiến triển dần đến giới hạn vận động của ngón tay. Việc điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà có thể lựa chọn điều trị bảo tồn (mang nẹp ngón tay, tiêm corticosteroid tại chỗ và các biện pháp hỗ trợ thêm khác như sử dụng NSAIDs, corticosteroid đường uống) hay phẫu thuật (mổ hở hay mổ kín qua da). Tiêm corticosteroid tại chỗ là phương pháp thường dùng để điều trị VHBGG có triệu chứng. Theo Benson và Ptaszek(2) đây là phương pháp được đánh giá là ít xâm lấn, an toàn, và hiệu quả làm giảm triệu chứng kéo dài với tỉ lệ thành công lên tới 60% chỉ với một liều duy nhất. Tại Việt Nam, phương pháp điều trị bằng chích corticoid đã được áp dụng khá rộng rãi tại các khoa chấn thương chỉnh hình. Tuy nhiên cho đến nay trong nước vẫn chưa có một báo cáo nào về tính hiệu quả và độ an toàn cũng như biến chứng của phương pháp này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu chích Methylprednisolone acetate vào chỗ tổn thương tại ròng rọc A1 ngón tay và theo dõi kết quả. Ngoài đánh giá kết quả điều trị, chúng tôi cũng ghi nhận một số đặc điểm lâm sàng của những bệnh nhân(BN) mắc bệnh này đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thành phố Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dân số chọn mẫu Bệnh nhân bị VHBGG đến khám và điều trị tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương Cách chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn mẫu Các BN trên 16 tuổi có triệu chứng lâm sàng VHBGG ngón tay ở giai đoạn I đến III, đồng ý điều trị bằng phương pháp tiêm corticoid tại chỗ. Tiêu chuẩn loại trừ BN có triệu chứng kéo dài trên 6 tháng, BN đã được điều trị bằng phương pháp can thiệp trước đây, BN có bệnh lý suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, BN bị viêm hẹp bao gân gấp bàn tay bẩm sinh, BN có bệnh lý nhiễm trùng vùng da dự định làm thủ thuật. Các bước thực hiện Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 440 Ghi nhận các biến số cơ sở, tiền căn và triệu chứng lâm sàng của BN. Đánh giá lâm sàng bằng thang điểm đau Visual Analogue Scale VAS (bảng 1) và thang điểm chức năng vận động bàn tay QUABA(6). Bảng 1: Thang điểm đánh giá đau VAS 0 điểm 1 – 2 điểm 3 – 4 điểm 5 – 6 điểm 7 – 8 điểm 9 – 10 điểm Không đau Đau rất nhẹ Đau nhẹ Đau vừa Đau nặng Đau rất nặng Thang điểm QUABA dựa trên 4 nhóm hoạt động của bàn tay: [1] Mặc quần áo (đi vớ, cài cúc áo); [2] Chăm sóc cá nhân (gội, chải đầu, lau khô bằng khăn); [3] Thực hiện được các công việc đơn giản (sử dụng được kéo, mở đồ hộp); [4] Những cử động tay khéo léo (nhặt được đồng xu từ đáy hộp, giữ được một ly nhựa đựng đầy nước, khóa và mở được khóa cửa, viết được bằng bút). Đánh giá thang điểm QUABA như sau: Không thể thực hiện các hoạt động: 0 điểm. Chỉ thực hiện được các hoạt động khi được hỗ trợ từ bên ngoài: 1 điểm. Giảm rõ khả năng thực hiện các hoạt động: 2 điểm. Giảm nhẹ khả năng thực hiện các hoạt động: 3 điểm Khả năng hoạt động bình thường: 4 điểm. Tiến hành: Bệnh nhân được tiêm 1ml Depo- medol (Methylprednisolone acetate) (40mg/1ml) ở vị trí ròng rọc A1 tương ứng với khớp bàn đốt, sau thủ thuật nằm nghỉ và theo dõi tại bệnh viện trong vòng 30 phút. Bệnh nhân được đánh giá các biến chứng sớm bao gồm shock phản vệ, đau nhiều hơn ở vùng chích, mất/giảm cảm giác vùng chích,Sau đó BN được theo dõi tái khám sau 2 tuần, 4 tuần, 3 tháng, 4 tháng và 6 tháng để đánh giá theo thang điểm VAS và QUABA. KẾT QUẢ Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu Từ tháng 12/2012 đến tháng 6/2013 có 28 bệnh nhân với 36 ngón tay bị VHBGG được chọn vào mẫu. Tuổi: trung bình 54,3 tuổi (39-75), tuổi từ 50 đến 60 tuổi chiếm 57%. Giới: có 20 nữ (71,43%) và 8 nam (28,57%). Nghề nghiệp: Gồm nhiều nghề khác nhau như công nhân (28,57%), nông dân (10,7%), nhân viên văn phòng (10,7%) và một số nghề khác như nội trợ, giáo viên, điều dưỡng. Thời gian khởi phát bệnh: trung bình 2.38 tháng, trong đó phần đông các BN đến khám khi bệnh đã khởi phát hơn 1 tháng (60,71%), và rất ít BN đến khám ở tháng đầu tiên bị bệnh (17,86%). Lý do đến khám chủ yếu là đau và kẹt ngón (50%), đau và cử động vướng (28,57%). Độ nặng: giai đoạn 3 có 20 ca (55,56%), đoạn 2 có 10 ca (27,8%), chỉ có 6 ca ở giai đoạn sớm (16,67%). Số ngón tay không thuận nhiều hơn (58,3%). Ngón thường bị bệnh nhất là ngón giữa (38,9%) và ngón cái (22,22%). Có 8 BN (28,57%) bị viêm hẹp bao gân gấp ở 2 ngón tay cùng lúc, trong đó có 4 ca bị 2 ngón cùng một bàn tay là ngón 3, 4 (3 ca) và ngón 2, 3 (1 ca). Bệnh lý đi kèm gồm có hội chứng ống cổ tay (21,43%), bệnh van tim (7,14%), suy van TM cẳng chân (10,7%), thoái hóa đốt sống cổ (3,6%), đái tháo đường (14,29%), tăng huyết áp (14,29%), suy thận (3,57%) và viêm gan siêu vi B (3,57%). Kết quả điều trị Đáp ứng điều trị (Bảng 2). Bảng 2: Kết quả theo dõi điều trị Đánh giá Giai đoạn Điểm VAS trung bình Điểm QUABA trung bình Trước điều trị 7,11 3,39 Sau điều trị 2 tuần 2,17 3,89 4 tuần 0,97 4 3 tháng 0,58 4 Sau 2 tuần theo dõi, số ca đáp ứng hoàn toàn với phương pháp điều trị trên là 24 ca (chiếm 66,67%), với điểm VAS và QUABA trung bình của các bệnh nhân trước và sau điều trị lần lượt là 7,11-3,39 và 2,17-3,89, sự thay đổi này có ý Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 441 nghĩa thống kê (p<0,01). Sau 4 tuần tỉ lệ đáp ứng điều trị của BN là 94,4%, chỉ có 2 ca (5,6%) còn đau nhẹ (điểm VAS=3), chức năng vận động bàn tay của tất cả các BN đều ở mức như người bình thường (điểm QUABA=4). Sau 3 tháng, theo dõi được 24/36 BN và không có ca nào tái phát. Sau 4 tháng, theo dõi được 19 ca có 1 ca tái phát (tỉ lệ 5,6%). Sau 6 tháng theo dõi được 6 ca có thêm một ca tái phát (33,3%). Biến chứng do chích Đau nhiều nơi chích từ 1-4 ngày có 8 ca (22,2%) các BN này đều đáp ứng với thuốc giảm đau ngoại biên Efferalgan. Mất sắc tố da tạm thời nơi chích: có 2 ca (5,6%) và biến mất trong vòng 4 tuần sau điều trị. Teo da nơi chích: có 1 ca (chiếm 2,8%). Không có trường hợp nào nhiễm trùng. BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng Về giới tính, tuổi và nghề nghiệp của BN Bệnh lý này chiếm ưu thế ở nữ (71,43%) hơn nam giới, điều này phù hợp với thống kê của các nghiên cứu trong y văn, tỉ lệ BN nữ của tác giả Camargo DA là 90,84%(3), tác giả Tamara D. Rozental là 69,35%(7), tác giả Maneerit J là 93,84%(5). Nữ giới thường gặp bệnh lý này lúc 50 đến 60 tuổi (chiếm 65%), nam giới độ tuổi thường gặp nhất trẻ hơn (dưới 50 tuổi, chiếm 50%). Đây là khoảng thời gian ở cuối độ tuổi lao động, gợi ý công việc là một yếu tố nguy cơ và tính chất công việc khác nhau của 2 giới có thể có tác động khác nhau đến độ tuổi khởi phát bệnh. Một số nghiên cứu cũng ủng hộ một phần quan điểm công việc của bệnh nhân có liên quan đến bệnh lý VHBGG. Sohail Akhtar và cộng sự(1) ghi nhận sự liên quan của các BN có công việc có các hoạt động lặp đi lặp lại hay những công nhân làm các công việc không quen thuộc, Ah Makkouk và công sự(4) ghi nhận sự liên quan của bệnh lý viêm hẹp bao gân gấp và các công việc cần sự cầm nắm như sử dụng kéo, các vật cứng hoặc các dụng cụ cầm tay. Lý do đến khám BN đi khám vì đau kèm kẹt ngón (50%), hoặc kèm cử động vướng/tiếng bật (28,57%), rất ít BN đi khám chỉ vì đau đơn thuần (14,29%) cho thấy tuy rằng đây là bệnh lý thường gặp nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của người bệnh, để bệnh diễn tiến trễ rồi mới đi khám. Thời gian khởi phát bệnh và giai đoạn bệnh BN đến khám sớm dưới 1 tháng là rất ít (13,9%), hầu hết đến khám ở giai đoạn từ hơn 1 tháng đến dưới 3 tháng, nhưng cũng có đến 25% BN đến khám sau hơn 3 tháng có triệu chứng. Lý giải là do BN đã đến khám và điều trị ở y tế tuyến trước nhưng không đáp ứng với điều trị (thường là NSAIDs đường uống) sau đó BN mới đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Chúng tôi ghi nhận thời gian khởi phát bệnh càng dài thì bệnh càng ở giai đoạn trễ. Sự khác biệt về giai đoạn bệnh giữa những BN khởi phát bệnh dưới 1 tháng với những BN khởi phát bệnh trễ hơn 3 tháng là có ý nghĩa thống kê (χ2 = 13,33 > 10,38, p < 0,001). Phân bố ngón tay bị bệnh Ngón thường bị bệnh nhất là ngón giữa (38,9%) và chủ yếu ở bàn tay không thuận (58,3%). Tỉ lệ của chúng tôi hơi khác so với nghiên cứu của tác giả Camargo DA(3) khi ngón tay bệnh thường gặp là ngón cái (43,5%) và ở bàn tay thuận (57,3%), có lẽ là do sự khác biệt về công việc của dân số chọn mẫu. Các bệnh lý đi kèm Chúng tôi ghi nhận bệnh lý thường gặp nhất ở bàn tay là hội chứng ống cổ tay (21,43%), tương tự với kết quả của tác giả Tamara D. Rozental(7) (29,03%). Đái tháo đường cũng là bệnh lí đi kèm thường gặp (17,86%), tỉ lệ này thấp hơn Tamara D. Rozental (20,97%) nhưng cao hơn Camargo DA (10,69%). Sự khác biệt có lẽ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 442 là do sự khác nhau về cỡ mẫu và tần suất lưu hành đái tháo đường của các dân số chọn mẫu. Kết quả điều trị Về đáp ứng điều trị Sau 2 tuần có đến hơn một nửa số bệnh nhân (67%) đáp ứng hoàn toàn với corticosteroid liệu pháp, và sau 1 tháng chỉ còn 5,6% BN đáp ứng chưa hoàn toàn. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Camargo DA(3) thì có 69,5 % bệnh nhân giảm triệu chứng ngay sau tuần đầu tiên, và số ngón tay không cải thiện triệu chứng sau khi tiêm corticoid là 16 trên 131 ngón (12,31%). Sự khác biệt có lẽ do chúng tôi chỉ đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân ở giai đoạn 1 đến 3 của bệnh, loại trừ những BN ở giai đoạn 4 (đã có khóa ngón và/hoặc co rút khớp bàn đốt), còn tác giả Carmago thì không loại trừ những BN này. Đáp ứng điều trị theo giai đoạn Phân tích diễn tiến đáp ứng đối với điều trị theo từng giai đoạn bệnh bằng điểm VAS trung bình của từng nhóm BN cho kết quả như trong bảng 3. Bảng 3: Đáp ứng điều trị theo giai đoạn BN giai đoạn 1 BN giai đoạn 3 p VAS sau 2 tuần 2 2,45 0,12 VAS sau 4 tuần 0,83 1,15 0,0045 Như vậy, sự cải thiện điểm VAS của các BN ở giai đoạn 1 và các BN ở giai đoạn 3 sau 4 tuần điều trị khác nhau có ý nghĩa thống kê, tức là BN đến ở giai đoạn trễ thì đáp ứng với phương pháp tiêm corticoid kém hơn ở giai đoạn sớm. Nghiên cứu của Carmago DA(3) cũng có được kết luận tương tự. Sau 6 tháng theo dõi, 6 ca ở giai đoạn 1 không ai còn triệu chứng nhưng 20 ca giai đoạn 3 có đến 6 ca có triệu chứng trở lại. Tỉ lệ tái phát Sau 6 tháng, chúng tôi chỉ theo dõi được 6 BN, trong đó có có 2 BN tái phát (chiếm 33,3%). Tỉ lệ này có 1 sự tương đồng với phân tích Kaplan – Meier của tác giả Tamara D. Rozental(7) trong nghiên cứu năm 2008 của ông. Cụ thể, Tamara ước lượng tỉ lệ không bị tái phát của bệnh nhân sau tiêm corticosteriod vào khoảng 70% lúc 6 tháng (khoảng tin cậy 95%, từ 63% đến 77%) và 45% ở 12 tháng (khoảng tin cậy 95%, từ 36% đến 54%). Tuy nhiên vì không theo dõi được hết các bệnh nhân đã được chích thuốc nên rất khó nêu lên khả năng tái phát sau điều trị. Biến chứng của phương pháp điều trị Chúng tôi gặp ít biến chứng sau điều trị (8/36 ca). Các biến chứng hầu hết là biến chứng sớm và mất đi sau 1 khoảng thời nhất định (đau nhiều hơn nơi chích tối đa 4 ngày, mất sắc tố da tạm thời tối đa 4 tuần). Chỉ có 1 ca bệnh nhân bị teo da vùng chích tuy nhiên điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bàn tay hay tính thẩm mỹ của BN và y văn cũng ghi nhận biến chứng này sẽ cải thiện trong vòng 1 năm sau điều trị. Năm 2005, tác giả Sohail Akhtar(1) và cộng sự trong nghiên cứu của mình cũng ghi nhận các biến chứng kể trên chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (từ 0,01 – 0,03%). Như vậy liệu pháp corticosteroid thực sự là một liệu pháp an toàn cho BN bị viêm hẹp bao gân gấp ở bàn tay. KẾT LUẬN Bệnh VHBGG ngón tay thường gặp nữ giới ở cuối độ tuổi lao động, bệnh nhân thường đến khám trễ. Triệu chứng chính khi đến khám là đau và kẹt ngón (50%), đau và cử động vướng (28.57%). Ngón tay thường bị nhất là ngón giữa (38,9%), và ngón cái (22,22%). Tỉ lệ BN đáp ứng điều trị bằng chích methylprednisolone acetate tại chỗ là 94.4% ca đáp ứng hoàn toàn và 5,6% ca đáp ứng một phần. Tỉ lệ BN tái phát triệu chứng sau 3 tháng điều trị là 0%, sau 4 tháng điều trị là 5,23%, và sau 6 tháng điều trị là 33,3%. Biến chứng xảy ra ít và thường nhẹ. Nghiên cứu này có số liệu nhỏ và thời gian theo dõi còn ngắn, chỉ là một nghiên cứu thăm dò tác dụng của chích methylprednisolone acetate để điều trị VHBGG đối với người Việt Nam, từ đó có thể hướng đến việc nghiên cứu sâu hơn và đầy đủ hơn với phương pháp điều trị này. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chấn Thương Chỉnh Hình 443 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akhtar S, Bradley MJ, Quinton DN, Burke FD (2005), “Cinical review: Management & referal for trigger finger/thumb”, BMJ, 331, pp.30–33. 2. Benson LS, Ptaszek AJ (1997), “Injection versus surgery in the treatment of trigger finger”, J Hand Surg., 22 (A), pp.138–144. 3. Camargo DA, Angelini LC, Oliveira MT, Sawaeda DM (2009), “ Prospective study of the conservative treatment of trigger finger: evaluation of 131 fingers”, Einstein., 7 (1), pp.76–80. 4. Makkouk AH, Oetgen ME, Swigart CR, Dodds SD (2008), “Trigger finger: etiology, evaluation, and treatment”, Curr Rev Musculoskelet Med., pp.92–96. 5. Maneerit J, Sriworakun C, Budhraja N, Nagavajara P (2003), “Trigger thumb: Results of a prospective randomised study of percutaneous release with steroid injection versus steroid injection alone”, J Hand Surg [Br], 28, pp.586–589. 6. Pirela-Cruz MA (2005), “Tendinitis, Tenosynovitis and Dupuytren’s Disease, Hand Surgery Review Course”, American Association for Surgery of the Hand (AASH), pp.1–4. 7. Rozental TD, Zurakowski D, Blazar PE (2008), “Trigger finger: Prognostic indicator of recurrence following corticosteriod injection”, J Bone Joint Surg [Am], 90, pp.1665–1672. 8. Stahl S, Kanter Y, Karnielli E (1997), “Outcome of trigger finger treatment in diabetes”, J Diabetes Complications, 11, pp.287–290. Ngày nhận bài báo: 24/10/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2013 Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf438_5805.pdf
Tài liệu liên quan