Đánh giá kết quả học tập bằng thi trắc nghiệm khách quan online

Tổ chức thi online bằng hình thức trắc nghiệm khách quan được xem như là

một trong những hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên khá hiệu quả. Tuy nhiên, bên

cạnh những ưu điểm dễ nhận thấy như đảm bảo tính công bằng, giảm công sức và sai sót khi

chấm bài thì hình thức thi này cũng tồn tại điểm hạn chế như khó đảm bảo tính trung thực của

sinh viên nếu việc tổ chức thi được diễn ra online tại nhà thay vì thi tập trung trên lớp do điều

kiện khách quan (thiên tai, dịch bệnh, ). Bài báo này sẽ đưa ra so sánh tổng quan ưu và

nhược điểm của từng hình thức đánh giá kết quả học tập, trong đấy bao gồm thi trắc nghiệm

online. Ngoài ra, bài báo còn đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề khi tổ

chức thi online bằng hình thức trắc nghiệm khách quan một cách hữu hiệu. Các giải pháp đưa

ra có thể áp dụng trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay khi sinh viên phải học từ xa tại

nhà thông qua mạng Internet.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá kết quả học tập bằng thi trắc nghiệm khách quan online, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
93 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BẰNG THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ONLINE Nguyễn Đình Trần Long Trường Đại học Hà Nội Tóm tắt – Tổ chức thi online bằng hình thức trắc nghiệm khách quan được xem như là một trong những hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên khá hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm dễ nhận thấy như đảm bảo tính công bằng, giảm công sức và sai sót khi chấm bài thì hình thức thi này cũng tồn tại điểm hạn chế như khó đảm bảo tính trung thực của sinh viên nếu việc tổ chức thi được diễn ra online tại nhà thay vì thi tập trung trên lớp do điều kiện khách quan (thiên tai, dịch bệnh,). Bài báo này sẽ đưa ra so sánh tổng quan ưu và nhược điểm của từng hình thức đánh giá kết quả học tập, trong đấy bao gồm thi trắc nghiệm online. Ngoài ra, bài báo còn đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề khi tổ chức thi online bằng hình thức trắc nghiệm khách quan một cách hữu hiệu. Các giải pháp đưa ra có thể áp dụng trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay khi sinh viên phải học từ xa tại nhà thông qua mạng Internet. Từ khóa – Thi online, Trắc nghiệm khách quan, Đánh giá kết quả học tập I. MỞ ĐẦU Ngoài bài tập thì thi cử là một trong những hình thức phổ biến để đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau khi kết thúc môn học. Hình thức thi cuối kỳ có thể là thi đề mở hoặc đề đóng, thi online hoặc thi offline tập trung trên trường. Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy từng nội dung của mỗi môn học và tình hình thực tế thì nhà trường và giáo viên lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp nhất. Với tình hình dịch COVID-19 căng thẳng như hiện nay thì việc tổ chức học và thi không tập trung là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bài tập có thể được sử dụng để cho sinh viên làm và nộp để lấy điểm giữa kỳ. Tuy nhiên, nếu sử dụng bài tập để đánh giá kết quả cuối kỳ thì sẽ có nhiều nhược điểm và hạn chế. Việc thi tập trung cũng không khả thi vậy nên phương án khả thi nhất vẫn là tổ chức thi trắc nghiệm khách quan online. Nội dung chính của bài báo này là cung cấp các giải pháp hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc nếu nhà trường ở trong tình thế bắt buộc phải cho sinh viên thi online tại nhà. II. NỘI DUNG CHÍNH I. So sánh tổng quan về các hình thức đánh giá kết quả học tập Ưu điểm Nhược điểm Làm bài tập/dự án - Không tốn nhiều thời gian để thiết kế câu hỏi - Không cần phải tổ chức thi tập trung - Giáo viên cần dành nhiều thời gian và công sức để chấm bài, đặc biệt nếu cho sinh viên làm bài tập theo dạng cá nhân thay vì nhóm 94 - Sinh viên có thể gian lận kết quả (nhờ người khác làm giúp, đạo văn,) - Kết quả đánh giá sẽ không chính xác và công bằng nếu cho sinh viên làm dự án theo nhóm vì trong nhóm sẽ có bạn làm nhiều, bạn làm ít hoặc không làm gì. Nếu cho cả thành viên trong nhóm được điểm như nhau sẽ là bất công với những bạn giỏi và chăm chỉ hơn. Thi vấn đáp - Công tác tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt - Không cần huy động giám thi coi thi mà chỉ cần giáo viên dạy môn học hỏi thi - Không cần in đề thi - Đánh giá được kết quả học tập tương đối chính xác đối với từng sinh viên vì phỏng vấn 1-1 - Tốn nhiều thời gian và công sức cho cả giáo viên (hỏi thi) và sinh viên (chờ đợi) nếu số lượng sinh viên đông - Tính công bằng có thể không được đảm bảo vì mỗi sinh viên có thể nhận được câu hỏi khó/dễ khác nhau - Giáo viên có thể cho điểm theo cảm tính thay vì năng lực thực sự của sinh viên Thi tự luận trên giấy - Đảm bảo tính công bằng khi thi tập trung ở trường có giám thị quan sát - Đánh giá kết quả chính xác nhất đối với từng sinh viên - Tốn chi phí, công sức, nhân lực để tổ chức và giám sát thi cử - Sinh viên có thể gian lận nếu giám thị lơ là công tác coi thi - Tốn thời gian và công sức chấm bài, đặc biệt nếu số lượng câu hỏi và sinh viên nhiều - Có thể xảy ra sai sót trong quá trình chấm bài do lỗi chủ quan của giáo viên Thi trắc nghiệm online - Đảm bảo tính khách quan và công bằng khi mỗi bạn nhận được 1 đề riêng sau khi đã xáo trộn bộ câu hỏi - Tiết kiệm nhân lực khi chỉ cần 1 giám thị coi thi (nếu số lượng sinh viên ít) - Giáo viên tốn nhiều thời gian hơn trong việc chuẩn bị bộ câu hỏi trắc nghiệm và nhập liệu câu hỏi vào phần mềm thi online - Tính khách quan có thể bị giảm xuống nếu ngân hàng câu hỏi chưa phong phú - Tính trung thực có thể bị giảm nếu sinh viên được thi tại nhà 95 - Tiết kiệm cơ sở vật chất khi sinh viên có thể thi nay tại nhà thay vì đến lớp - Giáo viên không cần chấm bài vì đã có máy tính và phần mềm chấm - Sinh viên có thể thi trực tuyến một cách dễ dàng ở nhà và không tốn công sức đi lại - Sinh viên có thể biết được kết quả ngay sau khi thi xong - Kết quả thu được hoàn toàn khách quan và chính xác do được máy tính chấm [21] Bảng 1 - So sánh các hình thức thi hiện nay Hình 1 - Quy trình thi trắc nghiệm online II. Thực trạng tổ chức thi online hiện nay tại Khoa CNTT – Trường Đại học Hà Nội Hiện , Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) – Trường Đại học Hà Nội đang sử dụng hệ thống FIT Portal ( để quản lý việc dạy và học giữa giảng viên và sinh viên. Hệ thống này được xây dựng và phát triển trên nền tảng mở Moodle (https://moodle.org). Ngoài những chức năng cơ bản như post thông báo, chia sẻ tài nguyên học tập (slide, textbook,), tạo submission box cho sinh viên nộp bài thì hệ thống này còn có chức năng tạo các bài online quiz để thi online bằng hình thức trắc nghiệm khách quan (Hình 2). Một số môn học trong Khoa như Nguyên lý máy tính 96 (Principles of Computing) , Nguyên lý hệ điều hành (Principles of Operating System) đã áp dụng hình thức này để đánh giá kết quả của sinh viên. Cách thức tổ chức thi online hiện tại như sau: giáo viên chuẩn bị ngân hàng câu hỏi trên từng khóa học (course) với nhiều format khác nhau như câu hỏi nhiều lựa chọn (multiple choice), câu hỏi trả lời ngắn (short answer), nối đáp án đúng (matching), sau đấy thiết lập với từng tỷ lệ điểm khác nhau (câu dễ điểm thấp, câu khó điểm cao hơn). Ngân hàng câu hỏi càng nhiều và đa dạng thì tính hiệu quả và khách quan của đề thi sẽ được nâng cao. Từ ngân hàng này giáo viên có thể chọn lọc thủ công hoặc ngẫu nhiên để tạo ra nhiều đề thi khác nhau cho mỗi sinh viên. Mỗi bạn một đề khác nhau về thứ tự và nội dung câu hỏi. Việc này hạn chế tình trạng quay cóp hay hỏi bài lúc thi. Việc tổ chức thi sẽ được tổ chức ở phòng lab có sẵn máy tính để bàn được kết nối Internet. Giáo viên phụ trách môn học sẽ là người kiểm soát và theo dõi trong toàn bộ quá trình thi. Hình thức thi online này có thể được tổ chức để lấy điểm đánh giá thường xuyên (weekly performance). Nếu tổ chức thi online để lấy điểm cho bài thi cuối kỳ (Final Exam) thì số lượng sinh viên trong 1 phòng thi sẽ được hạn chế và 2 giáo viên sẽ cùng coi thi nhằm đảm bảo tính nghiêm túc và khách quan của kỳ thi. Hình 2 - Thi trắc nghiệm online trên nền tảng Moodle III. Lựa chọn phương án tổ chức thi trắc nghiệm online trong tình hình hiện tại Sau khi cân nhắc các ưu và nhược điểm của từng hình thức thi đánh giá kết quả học tập thì tôi cho rằng phương án tổ chức thi trắc nghiệm online là phù hợp nhất với tình hình dịch như hiện nay. Việc sử dụng đề thi trắc nghiệm khách quan online theo dạng đề mở (open book), kết hợp với các phương tiện giám sát mức độ cơ bản với chi phí đầu tư thấp có thể đảm bảo môi trường thi cử và thỏa mãn được cả 3 tiêu chí quan trọng nhất bao gồm: tính khách quan, tính công bằng cũng như tính trung thực [22]. Hình thức thi này cũng tỏ ra khá phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện nay khi sinh viên phải học trực tuyến tại nhà thi vì học tập trung trên trường.  Đảm bảo tính khách quan Tính khách quan của hình thức thi này được thể hiện qua dạng thức thi trắc 97 nghiệm và tính chất mở của đề thi. Vậy nên nếu sinh viên có sử dụng tài liệu hay trao đổi cũng khó có thể làm được toàn bộ nội dung yêu cầu của đề bài trong khoảng thời gian quy định. Với dạng đề thi trắc nghiệm khách quan, sinh viên có thể tick bừa vào bài để tránh điểm liệt nhưng chỉ có những bạn nào thực sự có năng lực và chăm chỉ học bài mới có thể làm đầy đủ và chính xác các câu hỏi được đưa ra.  Đảm bảo tính công bằng Hình thức này đảm bảo được tiêu chí công bằng khi mỗi sinh viên được tạo ra một mã đề khác nhau với các câu hỏi được trộn lẫn cả về thứ tự và nội dung. Ngân hàng câu hỏi càng lớn và phong phú thì tính công bằng càng được nâng cao. Ngoài ra, vì việc chấm thi được diễn ra hoàn toàn trên máy tính nên sẽ hạn chế sai sót của giáo viên khi chấm bài theo hình thức thi như cũ.  Đảm bảo tính trung thực Hình thức thi trắc nghiệm khách quan online vẫn hoàn toàn đảm bảo được tính trung thực nếu sinh viên thi tập trung tại trường và giám thị làm việc cẩn thận, có trách nhiệm. Sinh viên khó có thể thực hiện các hành vi gian lận và bị cấm như sử dụng tài liệu, quay cóp, trao đổi bài, Tuy nhiên, nếu tổ chức thi trắc nghiệp online thì tính trung thực của hình thức thi này sẽ không được đảm bảo như ban đầu. Việc được thi ở nhà và không có người giám sát sẽ góp phần tạo điều kiện lý tưởng cho sinh viên dễ dàng thực hiện gian lận hơn. Các giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo tính trung thực của kỳ thi sẽ được trình bày ở nội dung tiếp theo. IV. Những vấn đề khi tổ chức thi trắc nghiệm online từ xa và giải pháp khắc phục Vấn đề Giải pháp Server chứa web portal của Khoa bị sập hoặc quá tải dẫn đến việc làm bài thi của sinh viên bị gián đoạn, trục trặc - Chuẩn bị điều kiện cơ sở hạ tầng cho server một cách cẩn thận nhất - Tổ chức thi thử trước khi thi thật - Có server backup để thay thế tức thi khi server chính bị sập hoặc gặp 1 trục trặc khác - Cho phép sinh viên thi lại để đảm bảo tính công bằng & khách quan Kết nối Internet của sinh viên không được ổn định, chậm hoặc sinh viên bị mất kết nối khi đang làm bài thi - Cắm dây mạng LAN thay vì dùng WIFI để đảm bảo tính ổn định - Sử dụng thêm bộ phát 4G hoặc điện thoại để thiết lập kết nối Internet song song với đường truyền ADSL, cáp quang hiện tại - Cho sinh viên thêm thời gian hoặc cho làm bài thi lại nếu cần thiết Giám thị cần trao đổi với sinh viên để nhắc nhở hoặc hướng - Sử dụng công cụ chat tích hợp sẵn trong ứng dụng Google Meet 98 dẫn về đề thi - Trao đổi qua micro nếu cần thiết Sinh viên thực hiện hành vi gian lận (không đảm bảo tính trung thực) khi làm bài thi - Cần thực hiện nhiều giải pháp đồng thời nhằm đảm bảo tính trung thực khi thi trắc nghiệm online từ xa tại nhà (sẽ được trình bày cụ thể ở phần dưới) Bảng 2 – Các vấn đề và giải pháp khi thi trắc nghiệm online từ xa Trong số những vấn đề chính đã đề cập ở trên thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một trong những khó khăn lớn nhất mà nhà trường cũng như các giáo viên phải đối mặt khi quyết định tổ chức thi trắc nghiệm online từ xa tại nhà đấy là sinh viên dễ dàng gian lận hơn khi thi tập trung trên lớp.  Hình thức gian lận: Sinh viên mở tài liệu khi làm bài  Giải pháp khắc phục: Giáo viên cần thiết kế bài thi với dạng đề mở (open- book) o Vấn đề phát sinh: Đề thi ở dạng trắc nghiệm và sinh viên lại được phép mở tài liệu như vậy thì cần thiết kế đề thi như thế nào nhằm đảm bảo chất lượng đề thi. Thực tế là với đa số các đề thi open-book hiện nay thì các câu hỏi đều ở dạng tự luận thay vì trắc nghiệm. Độ phức tạp của việc chuyển câu hỏi từ tự luận sang trắc nghiệm phụ thuộc vào nội dung của môn học và kiến thức chuyên môn của giáo viên phụ trách.  Hình thức gian lận: Sinh viên nhờ người làm bài thi hộ  Giải pháp khắc phục:  Sinh viên cần tham gia vào đường link lớp học online trên Google Meet ( do giáo viên cung cấp với tài khoản email sinh viên của nhà trường  Giáo viên có thể giám sát được tổng quan quá trình của toàn bộ sinh viên trong giờ thi.  Sinh viên cần bật webcam trong suốt quá trình làm bài  Giáo viên có thể thấy mặt để đảm bảo sinh viên là người đang dự thi chứ không phải nhờ thi hộ Lưu ý: Nếu máy tính xách tay mà sinh viên đang sử dụng không có sẵn webcam hoặc là sinh viên sử dụng máy tính để bàn thì yêu cầu lắp thêm webcam gắn ngoài như hình minh họa (Hình 3). Hình 3 - Webcam gắn ngoài cho máy tính để bàn  Sinh viên cần bật micro trong suốt quá trình làm bài  Đảm bảo sinh viên 99 không thể trao đổi từ xa qua điện thoại với người giúp đỡ. Lưu ý: Việc nhiều sinh viên bật micro cùng lúc sẽ dẫn đến tình trạng ồn ào. Để giải quyết vấn đề này, sinh viên có thể cài đặt ứng dụng Krisp ( (Hình 4). Ứng dụng này hiện đang miễn phí 6 tháng cho người dùng có email với tên miền giáo dục (VD: s.hanu.edu.vn). Việc cài đặt ứng dụng sẽ giúp hạn chế tiếng ồn từ môi trường xung quanh (như tiếng quạt, tiếng trẻ con,) và micro chỉ thu tiếng từ chính giọng nói của người đang sử dụng máy tính. Hình 4 - Krisp - Ứng dụng làm giảm tiếng ồn từ microphone  Yêu cầu sinh viên chuẩn bị một chiếc giá đỡ cho điện thoại (tripod) để sử dụng kết hợp với điện thoại thông minh (smartphone)  Giúp giám thị quan sát thí sinh khi làm bài thi. Ghi chú: Tripod điện thoại có thể được dễ dàng mua tại bất kỳ cửa hàng bán phụ kiện điện thoại nào hoặc mua online qua các trang bán hàng trực tiếp. Giá bán tham khảo vào khoảng 100.000 VND. Cách thức thực hiện: sinh viên cần gắn điện thoại lên tripod sau đấy lựa chọn vị trí tripod phù hợp và hướng camera sau của điện thoại về phía màn hình máy tính (Hình 5). Điện thoại cần thu được hình ảnh từ phía sau sinh viên cũng như màn hình máy tính (Hình 6). Sinh viên cần cài đặt ứng dụng Google Hangouts và truy cập vào đường link Google Meet như trên máy tính sử dụng chung 1 tài khoản. Hình 5 - Điện thoại sau khi được gắn lên tripod 100 Hình 6 - Hình ảnh thu được từ điện thoại sau khi được gắn lên tripod Có một thực tế hiển nhiên là các giải pháp được nêu ra nhằm đảm bảo sinh viên luôn trung thực khi thi đều không đảm bảo tính hiệu quả tuyệt đối. Ngoài việc yêu cầu sinh viên trang bị các thiết bị cần thiết như phương án nêu trên thì vẫn còn một giải pháp khác được đánh giá cao là bộ công cụ cung cấp bởi công ty Respondus (https://web.respondus.com/covid-19) có thể giúp nhà trường kiểm soát tính trung thực của sinh viên một cách tốt nhất. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại về cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ thi của từng sinh viên (máy tính, mạng Internet,) sẽ khác nhau nên khó lòng đảm bảo tính công bằng hoàn toàn khi tiến hành tổ chức thi online. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuối kỳ chỉ diễn ra thực sự công bằng và khách quan khi tất cả sinh viên đều thi tập trung ở trường học. III. KẾT LUẬN Bài báo này đã cung cấp một góc nhìn tổng quan về các ưu điểm, nhược điểm của các hình thức kiểm tra đánh giá cuối kỳ cho sinh viên. Bài báo đi sâu vào phân tích về hình thức kiểm tra trắc nghiệm online bằng việc nêu ra các thuận lợi, khó khăn cùng giải pháp khắc phục. Tất cả các hình thức kiểm tra đánh giá đều có điểm mạnh và yếu riêng. Tùy thuộc vào nội dung môn học và điều kiện thực tế thì nhà trường và giáo viên giảng dạy có thể lựa chọn được hình thức phù hợp nhất. Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay thì có thể nói là kiểm tra trắc nghiệm online tỏ ra vượt trội khi hạn chế được việc tiếp xúc gần. Nếu được áp dụng một cách đúng đắn và phù hợp thì hình thức thi này sẽ mang đến lợi ích to lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Bùi Mạnh Nhi. Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lương giáo dục đại học. [Online]. [07 February 2020]. Available from: ph225p-c417-b7843n-n226ng-cao-ch7845t-l4327907ng-gi225o-d7909c-2737841i- h7885c.html  Nguyễn Đình Luận. Ba yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo. [Online]. [08 February 2020]. 101 Available from:  PV (GHI). Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học. [Online]. [09 February 2020]. Available from: https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nang-cao-chat-luong-dao-tao- cac-truong-dai-hoc-3961645-b.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_hoc_tap_bang_thi_trac_nghiem_khach_quan_onl.pdf
Tài liệu liên quan