Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường đại học tự chủ

Trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội ra đời năm 1956. Đây là trường

đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho

công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất

đất nước. Kể từ khi thành lập đến nay, Trường luôn là trung tâm đào tạo, nghiên cứu

khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực với sứ mạng:”Phát triển con người, đào

tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao

tri thức, phục vụ xã hội và đất nước” [5] và tầm nhìn “Trở thành một đại học nghiên

cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào

phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên

phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”[5].

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường đại học tự chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy cao độ trí tuệ tập thể để lãnh đạo xây dựng, điều chỉnh và triển khai chiến lược phát triển cùng hệ thống văn bản quy chế nội bộ của Trường phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tiễn. Hai là, phát huy truyền thống của một trường đại học anh hùng, đoàn kết thống nhất ý chí và hành động từ tập thể lãnh đạo tới các cấp uỷ đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị; Thông qua hệ thống truyền thông nội bộ, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội lan tỏa các giá trị cốt lõi, củng cố niềm tin yêu, khơi dậy niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và sinh viên đối với Trường, ý thức trách nhiệm đối với xã hội và đất nước. Ba là, không ngừng nâng cao năng lực, đổi mới tư duy và phong cách lãnh đạo, 188 chỉ đạo của các cấp uỷ, phong cách quản lý, điều hành của các cấp trưởng đơn vị, đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường trong mỗi giai đoạn, khẳng định vai trò dẫn dắt và vị trí tiên phong của một trường đại học kỹ thuật-công nghệ đứng đầu đất nước. Bốn là, chú trọng chính sách thu hút và phát triển tài năng, đặc biệt quan tâm nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ viên chức; coi trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đặc biệt quan tâm công tác phát triển đảng viên trong cán bộ và sinh viên. Năm là, đề cao dân chủ, công khai và minh bạch, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, tận dụng tối đa công nghệ trực tuyến, làm tốt công tác truyền thông nội bộ về chủ trương, định hướng phát triển, những chính sách lớn của Trường đến từng cán bộ, đảng viên và sinh viên; đặc biệt chú trọng công tác an ninh chính trị, tư tưởng trong sinh viên qua mạng xã hội. Như vậy tổ chức đảng đã làm tốt công tác của mình trên cơ sở nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ và phương thức lãnh đạo, thể hiện tính tổng thể và toàn diện trong cơ chế tự chủ đại học song không làm thay bộ máy quản lý như Hội đồng trường, Ban giám hiệu. III. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong cơ chế tự chủ đại học 1. Cơ sở lý luận Như đã trình bày ở trên, chủ trương tự chủ đại học là một chính sách đột phá nhằm thúc đẩy các trường đại học phát triển. Để thực hiện tự chủ đại học, các trường đại học công lập phải có những đổi mới mang tính toàn diện từ tư duy đến hành động, từ tinh giản bộ máy đến phát huy nội lực của mỗi thành viên. Những thay đổi mạnh mẽ và đột phá đó chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, nha giáo, người lao động và sinh viên toàn trường. Đứng trước bối cảnh đó tổ chức Công đoàn trong cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung và Công đoàn trường ĐHBK Hà Nội nói riêng cần phải rà soát, điều chỉnh vai trò của mình trong cơ cấu tổ chức tổng thể của trường đại học để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn và đội ngũ cán bộ, giảng viên, người lao động khi các trường tổ chức hoạt động theo cơ chế tự chủ. Làm thế nào để tổ chức công đoàn phát huy được vai trò của mình một cách hiệu quả trong cơ chế tự chủ đại học? Trước hết công đoàn phải thực hiện tốt các chức năng của mình là đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ viên chức (CBVC), nhà giáo (NG), người lao động (NLĐ); tham gia tích cực và hiệu quả vào công tác quản lý Trường và giáo dục, động viên, phát huy quyền làm chủ của CBVC, NG, NLĐ, thực hiện tốt nghĩa vụ, xây dựng Trường thành một tập thể vũng mạnh, xuât sắc. 2. Kinh nghiệm thực tế ở ĐHBKHN Để thực hiện tốt được các chức năng trên, giải pháp hiệu quả nhất có thể nói đến là công đoàn cần thể hiện được vai trò trong phát huy dân chủ cơ sở. Như vậy công đoàn phải đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) cơ sở. Xây dựng và thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Ngày 19 tháng 5 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư 11/2020/TT-BGDĐT Hướng dẫn thực 189 hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập đã thể hiện rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện QCDC. Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong trường đại học phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện phương châm để CBVC, NG, NLĐ và người học trong Trường được biết, được bàn, được tham gia ý kiến và được kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của Nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của trường đại học trong cơ chế tự chủ. Công đoàn Trường có vai trò quan trọng trong nghiên cứu quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chủ động đề xuất với Hiệu trưởng thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ. Công đoàn tham gia là thành viên Ban Chỉ đạo, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào quá trình xây dựng cũng như tổ chức thực hiện quy chế dân chủ. Nội dung quy chế dân chủ phải thể hiện đầy đủ quyền của CBVC, NG, NLĐ được biết, được bàn, được quyết định và được kiểm tra giám sát những chủ trương, chính sách, chế độ liên quan đến họ. Tổ chức để CBVC, NG, NLĐ được tham gia góp ý vào quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và tính đặc thù của Trường, công đoàn đề xuất các hình thức thực hiện dân chủ phù hợp [2]. Phối hợp với chính quyền tuyên truyền, phổ biến quy chế dân chủ ở cơ sở tới CBVC, NG, NLĐ; theo dõi, phối hợp với chính quyền định kì kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Hàng năm có văn bản liên tịch, hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị CBVC. Nghiên cứu, nắm vững các quy định hiện hành, chuẩn bị nội dung thuộc trách nhiệm công đoàn, như báo cáo kiến nghị của CBVC; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích CBVC, NG, NLĐ, tình hình thực hiện, nội quy, quy chế của Nhà trường. Công đoàn tham gia chỉ đạo, theo dõi, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của CBVC, NG, NLĐ từ các đơn vị trực thuộc, khuyến khích họ phát huy tinh thần dân chủ, chủ động tích cực tham gia đề xuất sáng kiến, kiến nghị nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Công đoàn phối hợp với chuyên môn phổ biến Nghị quyết Hội nghị CBVC tới toàn thể CBVC, NG, NLĐ trong Trường; tổ chức giám sát, kiểm tra và định kỳ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết. Công đoàn tham gia công tác quản lý bằng việc đóng góp ý kiến và quan điểm của mình trong các hệ thống văn bản, quy chế, quy định của Trường như Quy chế tổ chức hoạt động, Quy chế về công tác cán bộ, Quy chế tài chính, Quy chế chi tiêu nội bộ Tham gia các Hội đồng như Hội đồng Chế độ chính sách, Hội đồng lương, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng khen thưởng, kỷ luậtTiếng nói của tổ chức công đoàn sẽ mang lại hiệu quả và phát huy vai trò của tổ chức đại diện cho đội ngũ CBVC, NG, NLĐ trong trường. Thông qua các hoạt động tập thể, tổ chức triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động, công đoàn sẽ phát huy được vai trò của mình trong công tác tuyên 190 truyền, vận động đoàn viên phát huy quyền làm chủ, đoàn kết, xây dựng Trường thành một đơn vị vững mạnh. Tại Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến do Công đoàn giáo dục Việt nam tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát biểu chỉ đạo:” Tổ chức công đoàn ngoài việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, còn phải là nơi kích hoạt tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên; là nơi để đội ngũ thầy, cô giáo gửi gắm tâm, tư nguyện vọng và tạo điều kiện, động lực để giáo viên được làm việc, cống hiến”. Để hoạt động của công đoàn trở nên hấp dẫn, quy tụ được giáo viên, công đoàn viên, Bộ trưởng đề cập đến yêu cầu phải đổi mới hình thức, nội dung tổ chức các hoạt động công đoàn, trong đó mở rộng hình thức trực tuyến, tạo điều kiện để giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm, giãi bày tâm tư, chứ không chỉ đơn thuần là trao đổi, thông tin một chiều. Một mặt tuyên truyền, cập nhật để CBVC, NG, NLĐ có đầy đủ thông tin về các chính sách, hoạt động liên quan đến quá trình đổi mới, tránh việc vì thiếu thông tin mà cán bộ“tâm tư”; mặt khác, kiên quyết bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng cho đội ngũ CBVC, NG, NLĐ [4]. Thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động như: Dạy tốt - học tốt; Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo tự học và sáng tạo với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Trong những năm qua, nhờ xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình khi Trường ĐHBK Hà Nội thực hiện thí điểm tự chủ theo Quyết định 1924/QĐ-TTg ngày 06/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Công đoàn trường đã phát huy tốt vai trò của mình như chủ trì xây dựng QCDC, tham gia tích cực và có trách nhiệm trong việc xây dựng các văn bản, Quy chế, Quy định mới. Tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tăng cường khối đại đoàn kết trong CBVC, NG, NLĐ toàn trường. Tổ chức các đợt tập huấn, tuyên truyền, vận động, giải thích để CBVC nắm bắt và thấu hiểu những quyết sách quan trọng của Nhà trường để từ đó ủng hộ và tham gia tích cực vào quá trình đổi mới. Sự phát triển vượt bậc của ĐHBK Hà Nội trong những năm qua khi chuyển sang cơ chế tự chủ có phần đóng góp quan trọng của tổ chức công đoàn trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu đảng bộ trường ĐHBK Hà Nội khóa XXX, nhiệm kỳ 2020-2025. [2] Báo cáo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại trường ĐHBK Hà Nội giai đoạn 2017-2019 [3] Vũ Ngọc Hoàng, Tự chủ đại học: Hội đồng trường, cơ quan chủ quản và vai trò của tổ chức Đảng, https://giaoduc.net.vn/ [4] Trung tâm Truyền thông Giáo dục, Công đoàn phải là nơi "kích hoạt" tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên, https://moet.gov.vn [5] https://www.hust.edu.vn/tong-quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_huy_vai_tro_cua_to_chuc_dang_doan_the_trong_truong_dai.pdf
Tài liệu liên quan