Đánh giá tác động hiệp lực kháng nấm của tinh dầu quế và nano bạc trên Aspergillus niger, ứng dụng trong bảo quản xoài

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả kháng nấm của tinh dầu quế (ở các nồng độ:

50, 25, 10, 5, 2.5μl/ml) và nano bạc (ở các nồng độ: 1000, 800, 400, 200 ppm) ở dạng đơn lẻ và kết

hợp chống lại Aspergillus niger bằng phương pháp khuếch tán qua thạch. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, tinh dầu quế và nano bạc đều có hiệu quả kháng nấm tốt với nồng độ ức chế tối thiểu lần lượt là

2.5μl/ml và 1000 ppm. Sự kết hợp giữa nano bạc và tinh dầu quế cho thấy tác động kháng nấm hiệp

lực, tinh dầu quế 1.25μl/ml kết hợp với nano bạc 400 ppm cho đường kính vòng kháng nấm 8.7±1.2

mm trong khi tinh dầu quế và nano bạc riêng lẻ ở nồng độ này không cho tác dụng kháng nấm. Kết

quả ứng dụng bảo quản xoài Cát Chu gây nhiễm nhân tạo cho thấy, sự kết hợp giữa tinh dầu quế 2.5

µl/ml và nano bạc 400ppm cho hiệu quả bảo quản tốt, xoài bảo quản đến ngày thứ 9 không thấy dấu

hiệu hư hỏng, sau 18 ngày bảo quản vùng hư hỏng chiếm 28% quả. Sự kết hợp tinh dầu quế 1.25 µl/ml

và nano bạc (200ppm và 400ppm) vào màng bao ăn được Ca-alginate 0.5% (w/v) cho hiệu quả bảo

quản tốt nhất, xoài sau 18 ngày bảo quản không xuất hiện dấu hiệu hư hỏng. Kết quả của nghiên cứu

đã chứng minh tác đông kháng nấm hiệp lực của tinh dầu quế và nano bạc đồng thời mở ra tiềm năng

ứng dụng chúng trong hạn chế bệnh sau thu hoạch gây ra bởi Aspergillus niger trên xoài Cát Chu.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá tác động hiệp lực kháng nấm của tinh dầu quế và nano bạc trên Aspergillus niger, ứng dụng trong bảo quản xoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG HIỆP LỰC KHÁNG NẤM CỦA TINH DẦU QUẾ VÀ NANO BẠC TRÊN ASPERGILLUS NIGER, ỨNG DỤNG TRONG BẢO QUẢN XOÀI Cù Thị Ngọc Quyền*, Lê Thị Thu Thảo, Liêu Mỹ Đông Khoa Công nghệ thực phẩm,Trường đại học Công nghiệp thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh *Email: ngocquyen.tp96@gmail.com Ngày nhận bài: 07/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/7/2018 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả kháng nấm của tinh dầu quế (ở các nồng độ: 50, 25, 10, 5, 2.5μl/ml) và nano bạc (ở các nồng độ: 1000, 800, 400, 200 ppm) ở dạng đơn lẻ và kết hợp chống lại Aspergillus niger bằng phương pháp khuếch tán qua thạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh dầu quế và nano bạc đều có hiệu quả kháng nấm tốt với nồng độ ức chế tối thiểu lần lượt là 2.5μl/ml và 1000 ppm. Sự kết hợp giữa nano bạc và tinh dầu quế cho thấy tác động kháng nấm hiệp lực, tinh dầu quế 1.25μl/ml kết hợp với nano bạc 400 ppm cho đường kính vòng kháng nấm 8.7±1.2 mm trong khi tinh dầu quế và nano bạc riêng lẻ ở nồng độ này không cho tác dụng kháng nấm. Kết quả ứng dụng bảo quản xoài Cát Chu gây nhiễm nhân tạo cho thấy, sự kết hợp giữa tinh dầu quế 2.5 µl/ml và nano bạc 400ppm cho hiệu quả bảo quản tốt, xoài bảo quản đến ngày thứ 9 không thấy dấu hiệu hư hỏng, sau 18 ngày bảo quản vùng hư hỏng chiếm 28% quả. Sự kết hợp tinh dầu quế 1.25 µl/ml và nano bạc (200ppm và 400ppm) vào màng bao ăn được Ca-alginate 0.5% (w/v) cho hiệu quả bảo quản tốt nhất, xoài sau 18 ngày bảo quản không xuất hiện dấu hiệu hư hỏng. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh tác đông kháng nấm hiệp lực của tinh dầu quế và nano bạc đồng thời mở ra tiềm năng ứng dụng chúng trong hạn chế bệnh sau thu hoạch gây ra bởi Aspergillus niger trên xoài Cát Chu. Keywords: Tinh dầu quế, Nano bạc, Aspergillus niger, Hiệp lực, Bảo quản xoài. 1. GIỚI THIỆU Tổn thất sau thu hoạch gây ra thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tấn công của nấm mốc [1]. Trong các loại trái cây ở nước ta, xoài là loại quả được ưa chuộng, cây xoài được trồng phổ biến ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, theo Hội Nông Dân Việt Nam (2015) nước ta đứng thứ 13 trên thế giới về sản lượng xoài xuất khẩu. Việc bảo quản xoài sau thu hoạch đang gặp phải nhiều khó khăn, do nhiễm và bị tấn công bởi nhiều loại nấm mốc như Colletotrichum gloeosporioide, Dothiorella sp, Aspergillus niger [2]. Ngày nay, việc sử dụng các loại thuốc kháng nấm tổng hợp trong bảo quản nông sản đã gây ra những nguy cơ to lớn cho con người và môi trường, do đó cần lựa chọn một tác nhân an toàn hơn để thay thế. Tinh dầu đã được biết đến có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn hiệu quả [3], được cho phép ứng dụng như là thuốc trừ sâu sinh học để kiểm soát sâu bệnh và dịch hại [4]. Bên cạnh tinh dầu, Nano bạc cũng được báo cáo có hoạt tính kháng nấm tốt và có tiềm năng thay thế thuốc kháng nấm tổng hợp loại trừ các loài nấm gây bệnh thực vật [5]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác động hiệp lực của tinh dầu quế và nano bạc và ứng dụng chúng để bảo quản xoài Cát Chu sau thu hoạch chống lại mầm bệnh Aspergillus niger. Kết hợp tinh dầu vào màng bao ăn được ứng dụng trong bảo quản trái cây tươi đã được nhiều nghiên cứu báo cáo [1]. Ưu 210 Cù Thị Ngọc Quyền, Lê Thị Thu Thảo, Liêu Mỹ Đông điểm chính của phương pháp này là giúp làm chậm tốc độ khuếch tán của các tác nhân kháng nấm, giữ lại nồng độ cao hơn của các tác nhân ấy khi tiếp xúc với bề mặt trái cây để kiểm soát mầm bệnh [6]. Thử nghiệm kết hợp tinh dầu quế và nano bạc vào màng bao ăn được Ca-alginate ứng dụng bảo quản xoài cũng được đánh giá. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Chủng vi sinh vật và chất kháng nấm Tinh dầu sử dụng trong nghiên cứu này là tinh dầu quế (Oleum cinnamomum) có nguồn gốc Việt Nam. Nano bạc trong nghiên cứu này được cung cấp bởi Bộ môn Khoa học Thực phẩm, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM Chủng nấm mốc Aspergillus niger được phân lập từ xoài Cát Chu và được định danh đến tên loài bằng phương pháp giải trình tự gen tại phòng xét nghiệm Công ty TNHH DV Và TM Nam Khoa. Tinh dầu quế được pha loãng trong xanthan gum (0.3% w/v) ở các nồng độ: 50, 25, 10, 5, 2.5μl/ml và khuấy đều cho đến khi hệ nhũ tương hình thành. Nano bạc được pha loãng trong nước cất ở các nồng độ: 800, 400, 200ppm. Tinh dầu và nano bạc đã pha loãng được kiểm tra hiệu quả kháng nấm ở các bước tiếp theo. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp khảo sát hiệu quả kháng nấm của tinh dầu quế, nano bạc riêng lẻ và kết hợp Phương pháp được tiến hành dựa theo nghiên cứu của Amit và cộng sự (2010) với một số thay đổi được tóm tắt như sau [7]. Môi trường PDA đã được hấp tiệt trùng ở 121oC/15 phút được đổ vào đĩa petri đã được hấp tiệt trùng, mỗi đĩa 15ml. Các đĩa môi trường này được chuẩn bị trước 24 giờ để loại bỏ những đĩa bị nhiễm. Bào tử mốc có nồng độ 105 bào tử/ml được cấy lên đĩa thạch và để khô trong 5 phút. Hút 10 µl mẫu tinh dầu quế đã pha loãng trong xanthan gum và nano bạc riêng lẻ hoặc kết hợp ở các nồng độ khác nhau nhỏ vào giữa mỗi đĩa. Ủ ở 30oC. Mẫu đối chứng là mẫu được nhỏ 10 µl nhũ không chứa tinh dầu. Sau 24 giờ ủ, đo đường kính vòng kháng nấm ở mỗi đĩa. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, lấy giá trị trung bình. 2.2.2. Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của tinh dầu, nano bạc riêng lẻ, kết hợp và tinh dầu và nano bạc kết hợp vào màng bao ăn được Ca-alginate đến quá trình bảo quản xoài cát chu gây nhiễm nhân tạo. Xoài đã loại bỏ trái hư hỏng được rửa với nước muối sinh lý 0,9g/l trong 2 phút, và làm khô trong không khí ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Tinh dầu quế pha loãng trong nhũ xanthan gum và nano bạc riêng lẻ hoặc kết hợp ở các nồng độ khác nhau được đồng hóa với tốc độ 15000 vòng/ phút trong 5 phút bằng máy đồng hóa huyền phù. Tất cả các mẫu được nhúng vào dung dịch chứa tinh dầu và nano bạc riêng lẻ hoặc kết hợp đã chuẩn bị, đợi khô sau đó phun dịch bào tử mốc với nồng độ 105 bào tử/ml (trường hợp kết hợp cùng màng bao ăn được Ca-alginate sau khi nhúng xoài vào tinh dầu và nano riêng lẻ hoặc kết hợp sẽ được nhúng tiếp vào dung dịch alginate 0.5% (w/v) trong 1 phút rồi nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2 trong 5 phút đợi khô và phun bào tử mốc). Cuối cùng, xoài được để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng. Để tránh thay đổi không khí xung quanh trái, sáu lỗ có đường kính 7 mm đã được cắt trên những túi nylon, và sau đó trái được lưu giữ trong các túi này và quan sát ở điều 211 Đánh giá tác động hiệp lực kháng nấm của tinh dầu quế và nano bạc trên Aspergillus niger, ứng dụng trong bảo quản xoài kiện nhiệt độ 28 - 32oC. Các dữ liệu được thu thập trước khi xử lý (ngày 0) và cách mỗi 3 ngày trong quá trình bảo quản. Xoài được đánh giá là hư hỏng khi vết đen trên quả có đường kính từ 5mm. Và được theo dõi trong 18 ngày kiểm tra ghi nhận mức độ hư hỏng. 2.3. Xử lý thống kê Tất cả các nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Số liệu thí nghiệm được trình bày dưới dạng giá trị trung bình (+SD). Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng để kiểm định sự khác nhau giữa các giá trị trung bình (mức ý nghĩa p = 0,05). 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Hiệu quả kháng nấm của tinh dầu quế, nano bạc và tác dụng hiệp đồng của chúng lên A. niger Hiệu quả kháng nấm của tinh dầu quế, nano bạc và tác dụng hiệp đồng của chúng lên A. niger được trình bày ở Hình 1. Hình 1. Hiệu quả kháng nấm của tinh dầu quế, nano bạc và tác dụng hiệp đồng của chúng lên A. niger Trong thí nghiệm này, hiệu quả kháng nấm riêng lẻ của tinh dầu quế và nano bạc được đánh giá ở các nồng độ: 50, 25, 10, 5, 2.5μl/ml đối với tinh dầu quế và 1000, 800, 400, 200 ppm đối với nano bạc và kết hợp tinh dầu quế ở các nồng độ khác nhau với nano bạc 200ppm, 400ppm. Từ lâu tinh dầu đã được biết đến có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn hiệu quả [3]. Trong các loại tinh dầu, tinh dầu quế đã từng được báo cáo có khả năng kháng nấm hiệu quả hơn so với một vài tinh dầu khác [8]. Tinh dầu quế đã được báo cáo chống lại nấm gây bệnh thối nâu, nấm gây bệnh thối trắng [9] và nấm C. gloeosporioides gây bệnh thán thư [10]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của tinh dầu quế chống lại A. niger và thấy rằng tinh dầu quế có hoạt tính kháng nấm chống lại A. niger tốt cho đường kính vòng kháng nấm từ 6.6 ±0.6 mm đến 23,3±1,5 mm, nồng độ ức chế tối thiểu là 2.5 μl/ml (Hình 1). Hoạt tính kháng nấm của tinh dầu quế là do cinnamaldehyde [9]. Cinnamaldehyde là do nó có tác dụng ức chế enzym tổng hợp tế bào β-(1,3)- glucan synthase và synthase chitin do đó làm mất tế bào chất, vỡ màng tế bào, phá hủy ty thể và mất sự ổn định của thành tế bào nên ảnh hưởng đến hình thái và sự phát triển của nấm [11]. 212 Cù Thị Ngọc Quyền, Lê Thị Thu Thảo, Liêu Mỹ Đông Nano bạc đã được báo cáo từ lâu là chất có hiệu quả kháng nấm tốt. Nano bạc được sử dụng như chất kháng nấm, vì chúng rất độc đối với hầu hết các loại nấm [5]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng thấy rằng nano bạc có hoạt tính kháng nấm chống lại A. niger tốt với nồng độ ức chế tối thiểu là 1000ppm cho đường kính vòng kháng nấm 5.3±1.2 mm (Hình 1). Cơ chế hoạt động kháng nấm của các hạt nano bạc dựa trên khả năng các hạt nano có thể bám vào và thâm nhập màng tế bào và giết chết các bào tử [12]. Woo và cộng sự (2012) cũng báo cáo nano bạc gây tổn thương sợi nấm, gây rò rỉ tế bào chất, ức chế sự phát triển của tế bào, và các tế bào con bị bóp méo [5]. Ghosh và cộng sự (2013) báo cáo hoạt động phối hợp mạnh mẽ của cinnamaldehyde và nano bạc chống lại vi khuẩn sinh bào tử Bacillus cereus và Clostridium perfringens [13]. Scandorieiro và cộng sự 2016 báo cáo kết hợp tinh dầu bạc hà và nano bạc cho tác động hiệp lực chống lại các chủng vi khuẩn kháng đa kháng thuốc, kết quả thu được cho thấy sự kết hợp của hai hợp chất này mang lại hiệu quả cộng hưởng, giảm giá trị MIC và giảm thời gian tác dụng so với sử dụng nano bạc và tinh dầu riêng lẻ [14]. Trong nghiên cứu này, hoạt tính kháng nấm của tinh dầu và nano bạc kết hợp được đánh giá trên chủng nấm mốc A.niger. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, tinh dầu quế kết hợp với nano bạc cho tác động kháng nấm hiệp lực. Tinh dầu quế 2.5 μl/ml kết hợp với nano bạc 200ppm cho đường kính vòng kháng nấm là 7±0 mm hiệu quả hơn tinh dầu quế và nano bạc riêng lẻ ở cùng nồng độ và khi tăng nồng độ nano bạc hiệu quả này cũng tăng lên, minh chứng là khi tăng nồng độ lên nano bạc 400ppm thì chỉ cần kết hợp với tinh dầu quế 1.25 μl/ml đã cho đường kính vòng kháng nấm là 8.7±1.2 mm (Hình 1). Cơ chế về tác dụng hiệp đồng giữa tinh dầu quế và nano bạc chưa được hiểu rõ, có lẽ là do sự kết hợp của các thành phần có thể mở khóa các kênh màng tế bào làm tăng hoạt tính của chúng. 3.2. Ảnh hưởng của tinh dầu quế, nano bạc riêng lẻ và kết hợp đến quá trình bảo quản xoài cát chu gây nhiễm nhân tạo Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của nano bạc đến quá trình bảo quản xoài Cát Chu gây nhiễm nhân tạo, chúng tôi chọn nồng độ ức chế tối thiểu của nano bạc để thử nghiệm. Tại MIC 1000ppm nano bạc không cho hiệu quả bảo quản xoài (dữ liệu không hiển thị), có lẽ nồng độ này là quá nhỏ để ứng dụng vào thực tế do còn nhiều sai số thực nghiệm chưa kiểm soát được nên thí nghiệm này ta không thu được kết quả, nhưng không thể kết luận nano bạc không ảnh hưởng đến quá trình bảo quản xoài cát chu gây nhân tạo. Ảnh hưởng của tinh dầu quế và tinh dầu quế kết hợp với nano bạc đến quá trình bảo quản xoài cát chu gây nhiễm nhân tạo được trình bày ở Hình 2. Trong thí nghiệm này chúng tôi khảo sát tinh dầu quế ở các nồng độ: 1.25; 2.5 và 5μl/ml riêng lẻ và kết hợp với nano bạc 200ppm và 400ppm (đối chứng là mẫu được gây nhiễm nấm mốc mà không điều trị bằng tinh dầu hoặc nano bạc). Kết quả của nghiên cứu cho thấy, tinh dầu quế và tinh dầu quế kết hợp với nano bạc có ảnh hưởng đến quá trình bảo quản xoài Cát Chu gây nhiễm nhân tạo (Hình 2). Điều trị bằng tinh dầu quế giúp hạn chế quá trình hư hỏng của xoài so với đối chứng và khi tăng nồng độ tinh dầu hiệu quả bảo quản cũng tăng lên, tuy nhiên điều này chỉ thấy được khi tăng nồng độ tinh dầu từ 1,25 µl/ml đến 2.5 µl/ml, nếu tiếp tục tăng nồng độ tinh dầu đến 5 µl/ml thì cho kết quả ngược lại. Theo Rojas-Graü (2007) tinh dầu ở nồng độ cao gây tác động đến tế bào vỏ quả dẫn đến gây hỏng quả [15]. Maqbool và cộng sự (2010) cũng báo cáo điều trị dầu quế cũng hạn chế tỷ lệ mắc bệnh thán thư trên chuối và duy trì chất lượng chuối trong quá trình bảo quản, tuy nhiên, một số tác dụng gây độc tế bào đã được quan sát thấy trên các loại trái cây được điều trị với nồng độ cao và họ kết luận rằng rằng tinh dầu quế 3µl/ml có thể được sử dụng để kéo dài tuổi thọ của chuối lên đến 28 ngày trong điều kiện bảo quản 13 ± 1oC [10]. Kết hợp nano bạc cùng tinh dầu quế cho hiệu quả bảo quản xoài tốt hơn so với tinh dầu quế riêng lẻ và hiệu quả bảo quản tăng khi tăng nồng độ nano bạc (Hình 2 a,b). Qua khảo sát này chúng tôi thấy rằng, trong cả hai trường hợp tinh dầu quế riêng lẻ và tinh dầu quế kết 213 Đánh giá tác động hiệp lực kháng nấm của tinh dầu quế và nano bạc trên Aspergillus niger, ứng dụng trong bảo quản xoài hợp với nano bạc đều cho thấy tại 2.5 µl/ml tinh dầu cho hiệu quả bảo quản tốt hơn so với những nồng độ tinh dầu còn lại. Và cuối cùng, sự kết hợp giữa tinh dầu quế 2.5 µl/ml và nano 400ppm cho hiệu quả bảo quản tốt hơn cả, xoài gây nhiễm nhân tạo bảo quản được đến ngày thứ 9 mà không thấy dấu hiệu hư hỏng và sau 18 ngày bảo quản vùng hư hỏng trên quả chiếm 28% quả. Hình 2: Ảnh hưởng của tinh dầu và tinh dầu kết hợp nano bạc đến quá trình bảo quản xoài cát chu gây nhiễm nhân tạo: a) ảnh hưởng của tinh dầu quế; b) ảnh hưởng của tinh dầu quế kết hợp với nano bạc 200ppm; c) ảnh hưởng của tinh dầu quế kết hợp với nano bạc 400ppm (chú thích theo nồng độ tinh dầu) 3.3. Ảnh hưởng của sự kết hợp tinh dầu, nano bạc vào màng bao ăn được Ca-alginate đến quá trình bảo quản xoài cát chu gây nhiễm nhân tạo Ưu điểm chính của việc kết hợp tinh dầu và màng bao ăn được là giúp làm chậm tốc độ khuếch tán của các tác nhân kháng nấm, giữ lại nồng độ cao hơn của các tác nhân ấy khi tiếp xúc với bề mặt trái cây để kiểm soát mầm bệnh [6]. Ngoài ra, màng bao ăn được có thể hạn chế hoặc làm chậm quá trình chín trong trái cây bằng cách thay đổi thành phần khí bên trong của chúng và thay đổi tính thấm của chúng đối với sản xuất O2, CO2 và ethylene, màng bao ăn được kết hợp với tinh dầu cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hô hấp trong trái cây như được chứng minh rõ ràng trong nho, màng bao ăn được chứa tinh dầu làm giảm sự khuếch tán của O2 qua màng, tạo ra nồng độ CO2 cao hơn trong màng bao xung quanh trái cây chủ yếu do khả năng chống khuếch tán khí gây ra bởi lớp phủ do tính chất lipophilic của tinh dầu [16]. Rojas-Graü (2007) báo cáo kết hợp tinh dầu sả vào màng bao ăn được Ca-alginate và thấy rằng lớp phủ này ức chế đáng kể sự phát triển của nấm men và nấm mốc [15]. Kết hợp tinh dầu quế vào màng bao ăn được cũng đã được báo cáo, tinh dầu quế kết hợp với lớp phủ chitosan thể hiện hiệu quả kiểm soát tốt nhất đối với bệnh sau thu hoạch (dưới 5%) trong ớt ngọt [17]. Hơn nữa, tinh dầu quế (0,4%) được kết hợp vào màng bao gum arabic cho thấy một tác dụng hiệp lực về sự kiểm soát bệnh thán thư ở đu đủ (C. gloeosporioides) và chuối (C. musae) [18]. Ảnh hưởng của của sự kết hợp tinh dầu, nano bạc và màng bao ăn được Ca-alginate đến quá trình bảo quản xoài cát chu gây nhiễm nhân tạo được trình bày ở Hình 3. 214 Cù Thị Ngọc Quyền, Lê Thị Thu Thảo, Liêu Mỹ Đông Hình 2: Ảnh hưởng của sự kết hợp tinh dầu quế và nano bạc vào màng bao ăn được Ca-alginate 0.5%; đến quá trình bảo quản xoài cát chu gây nhiễm nhân tạo: a) ảnh hưởng của tinh dầu kết hợp vào màng bao Ca-alginate; b) ảnh hưởng của kết hợp tinh dầu và nano bạc 200ppm vào màng bao Ca-alginate; c) ảnh hưởng của kết hợp tinh dầu và nano bạc 400ppm kết hợp vào màng bao Ca-alginate Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát hiệu quả bảo quản xoài Cát Chu gây nhiễm nhân tạo của màng bao Ca-alginate 0.5%, kết hợp tinh dầu quế ở các nồng độ: 0.6125, 1.25; 2.5 và 5μl/ml vào màng bao Ca-alginate 0.5% , kết hợp nano bạc 200ppm, 400ppm vào màng bao Ca-alginate 0.5% và kết hợp tinh dầu quế ở các nồng độ: 0.6125, 1.25; 2.5 và 5μl/ml và nano bạc 200ppm, 400ppm vào màng bao Ca-alginate 0.5%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kết hợp tinh dầu quế vào màng bao ăn được Ca-alginate cho hiệu quả bảo quản tốt hơn so với dùng màng bao một mình và tại nồng độ tinh dầu kết hợp là 2.5 µl/ml cho hiệu quả bảo quản tốt hơn so với những nồng độ còn lại, kết hợp nano bạc vào màng bao ăn được Ca-alginate cũng cho hiệu quả bảo quản tốt hơn so với dùng màng bao một mình xoài có thể bảo quản được 7 ngày mà không xuất hiện dấu hiệu hư hỏng (Hình 3). Kết hợp tinh dầu quế và nano bạc vào màng bao ăn được Ca-alginate cho hiệu quả bảo quản tốt nhất, sự kết hợp của tinh dầu quế 1.25 µl/ml và nano bạc (200ppm và 400ppm) vào màng bao ăn được Ca-alginate 0.5% (w/v) cho hiệu quả bảo quản xoài Cát Chu gây nhiễm nhân tạo tối đa 18 ngày khảo sát (Hình 3). 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh tác động hiệp lực của tinh dầu quế và nano bạc chống lại A. niger. Khi ứng dụng vào bảo quản xoài Cát Chu gây nhiễm nhân tạo, tác động hiệp lực của tinh dầu quế và nano bạc vẫn được trông thấy, tinh dầu quế 2.5 µl/ml kết hợp nano bạc 400ppm cho hiệu quả bảo quản tốt, quả đến ngày thứ 9 vẫn không thấy dấu hiệu hư hỏng, sau 18 ngày bảo quản vùng hư hỏng trên quả chiếm 28%. Đặc biệt, sự kết hợp tinh dầu quế và nano bạc vào màng bao ăn được Ca- alginate cho hiệu quả bảo quản tốt nhất, kết hợp tinh dầu quế 1.25µl/ml và nano bạc (200ppm và 400ppm) vào màng bao ăn được Ca-alginate 0.5% (w/v) sau 18 ngày bảo quản không xuất hiện dấu hiệu hư hỏng. Kết quả này đã mở ra tiềm năng ứng dụng nano bạc và tinh dầu quế trong hạn chế bệnh sau thu hoạch gây ra bởi Aspergillus niger trên xoài Cát Chu. 215 Đánh giá tác động hiệp lực kháng nấm của tinh dầu quế và nano bạc trên Aspergillus niger, ứng dụng trong bảo quản xoài TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] D. Sivakumar and S. Bautista-Baños, "A review on the use of essential oils for postharvest decay control and maintenance of fruit quality during storage," Crop Protection, vol. 64, pp. 27-37, 2014. [2] D. Sivakumar, Y. Jiang, and E. M. Yahia, "Maintaining mango (Mangifera indica L.) fruit quality during the export chain," Food Research International, vol. 44, pp. 1254-1263, 2011. [3] D. Kalemba and A. Kunicka, "Antibacterial and antifungal properties of essential oils," Current medicinal chemistry, vol. 10, pp. 813-829, 2003. [4] U. FDA, "Food & Drug Administration," US Dept. of Health and Human Services, 2014. [5] S. W. Kim, J. H. Jung, K. Lamsal, Y. S. Kim, J. S. Min, and Y. S. Lee, "Antifungal effects of silver nanoparticles (AgNPs) against various plant pathogenic fungi," Mycobiology, vol. 40, pp. 53-58, 2012. [6] L. Sánchez-González, M. Cháfer, A. Chiralt, and C. González-Martínez, "Physical properties of edible chitosan films containing bergamot essential oil and their inhibitory action on Penicillium italicum," Carbohydrate polymers, vol. 82, pp. 277-283, 2010. [7] A. K. Tyagi and A. Malik, "Liquid and vapour-phase antifungal activities of selected essential oils against Candida albicans: microscopic observations and chemical characterization of Cymbopogon citratus," BMC complementary and alternative medicine, vol. 10, p. 65, 2010. [8] P. Lopez, C. Sanchez, R. Batlle, and C. Nerin, "Solid-and vapor-phase antimicrobial activities of six essential oils: susceptibility of selected foodborne bacterial and fungal strains," Journal of agricultural and food chemistry, vol. 53, pp. 6939-6946, 2005. [9] S.-Y. Wang, P.-F. Chen, and S.-T. Chang, "Antifungal activities of essential oils and their constituents from indigenous cinnamon (Cinnamomum osmophloeum) leaves against wood decay fungi," Bioresource technology, vol. 96, pp. 813-818, 2005. [10] M. Maqbool, A. Ali, and P. G. Alderson, "Effect of cinnamon oil on incidence of anthracnose disease and postharvest quality of bananas during storage," Int. J. Agric. Biol, vol. 12, pp. 516- 520, 2010. [11] F. Xing, H. Hua, J. N. Selvaraj, Y. Zhao, L. Zhou, X. Liu, et al., "Growth inhibition and morphological alterations of Fusarium verticillioides by cinnamon oil and cinnamaldehyde," Food Control, vol. 46, pp. 343-350, 2014. [12] Y.-K. Jo, B. H. Kim, and G. Jung, "Antifungal activity of silver ions and nanoparticles on phytopathogenic fungi," Plant Disease, vol. 93, pp. 1037-1043, 2009. [13] I. N. Ghosh, S. D. Patil, T. K. Sharma, S. K. Srivastava, R. Pathania, and N. K. Navani, "Synergistic action of cinnamaldehyde with silver nanoparticles against spore-forming bacteria: a case for judicious use of silver nanoparticles for antibacterial applications," International journal of nanomedicine, vol. 8, p. 4721, 2013. [14] S. Scandorieiro, L. C. de Camargo, C. A. Lancheros, S. F. Yamada-Ogatta, C. V. Nakamura, A. G. de Oliveira, et al., "Synergistic and additive effect of oregano essential oil and biological silver nanoparticles against multidrug-resistant bacterial strains," Frontiers in microbiology, vol. 7, p. 760, 2016. [15] M. A. Rojas-Graü, R. M. Raybaudi-Massilia, R. C. Soliva-Fortuny, R. J. Avena-Bustillos, T. H. McHugh, and O. Martín-Belloso, "Apple puree-alginate edible coating as carrier of antimicrobial agents to prolong shelf-life of fresh-cut apples," Postharvest biology and Technology, vol. 45, pp. 254-264, 2007. [16] L. Sánchez-González, C. Pastor, M. Vargas, A. Chiralt, C. González-Martínez, and M. Cháfer, "Effect of hydroxypropylmethylcellulose and chitosan coatings with and without bergamot 216 Cù Thị Ngọc Quyền, Lê Thị Thu Thảo, Liêu Mỹ Đông essential oil on quality and safety of cold-stored grapes," Postharvest Biology and Technology, vol. 60, pp. 57-63, 2011. [17] Y. Xing, X. Li, Q. Xu, J. Yun, Y. Lu, and Y. Tang, "Effects of chitosan coating enriched with cinnamon oil on qualitative properties of sweet pepper (Capsicum annuum L.)," Food Chemistry, vol. 124, pp. 1443-1450, 2011. [18] M. Maqbool, A. Ali, P. G. Alderson, M. T. M. Mohamed, Y. Siddiqui, and N. Zahid, "Postharvest application of gum arabic and essential oils for controlling anthracnose and quality of banana and papaya during cold storage," Postharvest biology and technology, vol. 62, pp. 71-76, 2011. ABSTRACT SYNERGISTIC ACTION OF CINNAMON OIL WITH SILVER NANOPARTICLES AGAINST ASPERGILLUS NIGER, APPLICATIONS IN STORAGE MANGO POSTHARVEST Cu Thi Ngoc Quyen*, Le Thi Thu Thao, Lieu My Đong Food Technology Faculty, Ho Chi Minh City University of Food Industry *Email: ngocquyen.tp96@gmail.com The purpose of this work was to evaluate the antifungal of cinnamon oil (at the different concentrations: 50, 25, 10, 5, 2.5μl/ml) and silver nanoparticles (at the different concentrations: 1000, 800, 400, 200 ppm) alone and combination both against Aspergillus niger by diffusion method on agar plates. The results show that cinnamon and silver nanoparticles have good antifungal efficacy with a minimum inhibitory concentration of 2.5 μl/ml and 1000 ppm, respectively, The combination of silver nanoparticles and cinnamon oil showed that synergistic action antifungal, 1.25 μl/ml cinnamon oil with 400 ppm silver nanoparticles for ring diameter of 8.7 ± 1.2 mm, while oil cinnamon and silver nanoparticles at this concentration do not have antifungal activity. The combination of cinnamon oil 2.5 μl/ml and silver nano 400ppm for good preservation effect, mango preserved until 9 day and after 18 days of preservation, damaged area accounted for 28% and the combination of cinnamon oil 1.25 μl/ml and silver nanoparticles (200ppm and 400ppm) into Ca-alginate 0.5% (w/v), mango after 18 days of preservation does not appear signs of damage. The results of this study have demonstrated the synergistic antifungal action of cinnamon oil and silver nanoparticles, and the potential for their application in postharvest decay limitation caused by Aspergillus niger on Cat Chu mango. Keywords: Cinnamon oil, silver nanoparticles, Aspergillus niger, Synergistic action, storage mango postharvest. 217

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_hiep_luc_khang_nam_cua_tinh_dau_que_va_nan.pdf