Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới

Bài viết này bàn về vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo

viên phổ thông đáp ứng yêu cầu giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chúng tôi tập trung xây dựng một số nội dung, giải pháp trong đào tạo, bồi dưỡng

giáo viên theo hướng chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận phát triển

phẩm chất, năng lực người học phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lực người học Cần làm cho giáo viên hiểu rõ: 2.2.3.1. Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực là gì? Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, Phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học khám phá... Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người. 2.2.3.2. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực? Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; giờ học đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Kỷ yếu hội thảo khoa học 351 2.2.3.3. Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực? Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể. - Mục tiêu bài học: Mục tiêu bài học cần êu rõ yêu cầu học sinh cần đạt những gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ; - Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: + Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, ti vi, đầu video, máy tính, máy projec- tor...) và tài liệu dạy học cần thiết; + Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết). - Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy, học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: + Tên hoạt động; + Mục tiêu của hoạt động; + Cách tiến hành hoạt động; + Thời lượng để thực hiện hoạt động; + Kết luận của giáo viên về: những kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;... - Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo: xác định những việc học sinh cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới. 2.3. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên trong trường sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới 2.3.1. Xây dựng phát triển chương trình đào tạo giáo viên Phát triển chương trình đào tạo giáo viên trong trường sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới là xu hướng chung và cấp thiết trong đào tạo giáo viên hiện nay. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học, cần đảm bảo: - Chương trình cần được thiết kế dựa theo chuẩn đầu ra làm cơ sở xác định thời lượng, nội dung khối kiến thức phù hợp đảm bảo cho sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới; Phương thức đào tạo cần chú trọng đến việc trải nghiệm thực tiễn giáo dục ở nhà trường phổ thông qua liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các trường phổ thông thực hành. Gắn chương trình đào tạo tại trường sư phạm với chương trình giáo dục phổ thông mới. - Theo định hướng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo sư phạm được bổ sung, Kỷ yếu hội thảo khoa học352 điều chỉnh, cập nhật hàng năm đã thể hiện được sự gắn kết sản phẩm đầu ra với mô hình hoạt động nghề nghiệp đặc trưng của người giáo viên. Từng khối kiến thức được mô tả cụ thể những chuẩn cần đạt về kiến thức và năng lực chuyên môn. Đồng thời chương trình còn mô tả các kĩ năng chuyên môn (kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng tư duy và giải quyết vấn đề, kĩ năng nghiên cứu, khám phá kiến thức, kĩ năng đánh giá bối cảnh xã hội, tổ chức, kĩ năng vận dụng sáng tạo các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn nghề nghiệp); kĩ năng bổ trợ (kĩ năng cá nhân, làm việc theo nhóm, quản lý, lãnh đạo, hoạt động xã hội, giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ, tin học) và các phẩm chất đạo đức. - Chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới cần tăng thời gian thực tế, thực hành, kiến tập, thực tập lên đến 35% thời lượng học tập. 2.3.2. Bổ sung, cập nhật một số nội dung vào chương trình đào tạo giáo viên hiện hành - Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, cần bổ sung vào chương trình đào tạo giáo viên hiện hành tại trường sư phạm một số kĩ năng nghề nghiệp như: kĩ năng lập kế hoạch dạy học (chương trình học hoặc bài học) dựa trên cơ sở xác định nhu cầu, năng lực của học sinh, xác định mục tiêu học tập; kĩ năng triển khai dạy học tích cực (hỗ trợ việc học tập tích cực của người học); kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập và kĩ năng đánh giá cải tiến việc dạy học. Các kĩ năng này giúp sinh viên thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường. - Trong thời gian chưa thay đổi chương trình đào tạo, đối với sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường từ năm học 2019 - 2020 cần phải bổ sung cho sinh viên các nội dung: Tổng quan về chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT; Chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên các cấp theo các qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ. III. Kết luận Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, vai trò của người giáo viên cũng có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm nặng nề hơn. Giáo viên phải chuyển từ truyền thụ tri thức sang tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, giúp các em hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Để bắt nhịp với đổi mới giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện từ năm học 2020 - 2021, thì các trường Sư phạm phải đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo các hướng sau: - Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng đào tạo giáo viên trở thành nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa và hoạt động xã hội trên nền hiểu biết vừa rộng vừa sâu một chuyên ngành phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới - Trường Sư phạm phải tham gia phát triển các sản phẩm dịch vụ cho giáo dục phổ Kỷ yếu hội thảo khoa học 353 thông như: phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo các chuyên đề, chủ đề mà giáo viên, nhà trường phổ thông có nhu cầu; phát triển hệ thống học liệu, ấn phẩm, các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục ứng dụng phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới (Tài liệu bồi dưỡng, các chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng, các ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá) Tài liệu tham khảo [1] Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Nghị quyết số 88/2014/QH13, nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. [3] Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. [4] Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. [5] Bộ Giáo dục và đào tạo: Thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. [6] Bộ Giáo dục và đào tạo (2017): Tài liệu bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông các hạng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - 2017. [7] Trường CĐSP Nghệ An: Chương trình đào tạo giáo viên MN, TH, THCS.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdao_tao_boi_duong_giao_vien_dap_ung_yeu_cau_giang_day_chuong.pdf
Tài liệu liên quan