Bộ Tài chính đang xây dựng đề án áp dụng hệ thống chuẩn mực quốc tế (CMQT) về Báo
cáo tài chính quốc tế (IFRS) ở Việt Nam. Một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra
trong quá trình xây dựng lộ trình áp dụng đề án là công tác đào tạo (ĐT) chuyên NKT,
kiểm toán theo IFRS ở các trường đại học (ĐH). Bài viết này, nhằm đánh giá tổng quan
tình hình tiếp cận ĐT KTQT tại các cơ sở ĐT, các trường ĐH hiện nay. Phân tích các cơ
hội, thách thức đặt ra và khuyến nghị về triển khai ĐT CMQT về Báo cáo tài chính (
BCTC) ở các trường ĐH thời gian tới
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đào tạo chuẩn mực quốc tế về Báo cáo tài chính (IFRS) cơ hội và thách thức đối với các trường đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
241
ĐÀO TẠO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH (IFRS)
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
# PGS. TS Mai Ngọc Anh
Khoa Kế toán – Học viện Tài chính
Bộ Tài chính đang xây dựng đề án áp dụng hệ thống chuẩn mực quốc tế (CMQT) về Báo
cáo tài chính quốc tế (IFRS) ở Việt Nam. Một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra
trong quá trình xây dựng lộ trình áp dụng đề án là công tác đào tạo (ĐT) chuyên NKT,
kiểm toán theo IFRS ở các trường đại học (ĐH). Bài viết này, nhằm đánh giá tổng quan
tình hình tiếp cận ĐT KTQT tại các cơ sở ĐT, các trường ĐH hiện nay. Phân tích các cơ
hội, thách thức đặt ra và khuyến nghị về triển khai ĐT CMQT về Báo cáo tài chính (
BCTC) ở các trường ĐH thời gian tới.
Từ khóa: ĐT KTQT, ĐT IFRS.
Tổng quan về tình hình ĐT KTQT ở các trường ĐH Việt Nam hiện nay
ĐT bậc ĐH đối với ngành kế toán (NKT) đã có lịch sử phát triển 60 năm ở Việt Nam.
Một số trường ĐH có truyền thống ĐT về kế toán, phải kể đến là Học viện Tài chính (Trường
ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội trước đây); ĐH Kinh tế Quốc dân. Những năm 2000 trở về
trước, NKT chủ yếu được ĐT ở một số trường ĐH khối kinh tế với lượng sinh viên tốt nghiệp
hàng năm khoảng 8.000 đến 10.000 sinh viên. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số
lượng doanh nghiệp (DN) mới thành lập tăng nhanh khiến nhu cầu lao động về kế toán tăng
mạnh, dẫn đến việc các trường ĐH ngoài khối kinh tế cũng triển khai tổ chức ĐT NKT. Cho
đến nay, đã có khoảng 300 cơ sở ĐT ĐH có ĐT NKT ở bậc ĐH. Hàng năm, có từ 50.000 đến
60.000 sinh viên tốt nghiệp NKT ra trường, tham gia vào thị trường lao động.
* Định hướng ĐT ĐH NKT ở các trường ĐH
Mặc dù chưa có đánh giá, phân loại một cách chính thức, tuy nhiên, các trường ĐH có
ĐT NKT ở Việt Nam hiện nay được chia thành 2 khuynh hướng: ĐT cử nhân kế toán định
hướng hàn lâm/nghiên cứu (Học viện Tài chính; ĐH KTQD; ĐH Kinh tế TPHCM,...) và ĐT
cử nhân kế toán định hướng thực hành (các trường ĐH mới ĐT NKT: ĐH Công nghiệp Hà
Nội, ĐH Kinh tế - Kỹ thuật CN, ĐH Quản lý KD và CN,...). Việc lựa chọn định hướng ĐT
chi phối mạnh đến nhận thức, chủ trương, xác định mục tiêu, phương pháp tổ chức ĐT và đặc
biệt là chương trình ĐT NKT. Qua đó, chi phối mạnh đến việc ĐT KTQT ở các trường ĐH
thời gian qua.
* Nhận thức và thiết kế học phần KTQT trong chương trình ĐT
Nhận thức và quan điểm về ĐT kế toán dựa trên thông lệ kế toán quốc tế (KTQT)
(Theo chuẩn mực KTQT hoặc thông lệ kế toán một số nước phát triển) kể từ khi Việt Nam
đổi mới hệ thống kế toán theo hệ thống kế toán kinh tế thị trường (Từ đầu những năm 1990
đến nay) có thể được phân chia thành 2 giai đoạn:
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
242
- Giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến đầu những năm 2000: Đây là giai đoạn mà
Việt Nam thực hiện cải cách căn bản hệ thống kế toán, chuyển sang thực hiện hệ thống kế
toán DN theo nền kinh tế thị trường. Các trường ĐH ĐT kế toán cũng đã tích cực đổi mới nội
dung, chương trình ĐT. Sau 3 – 4 năm, về cơ bản các vấn đề của kế toán trong điều kiện kinh
tế thị trường đã được truyền tải đầy đủ trong chương trình ĐT của các trường ĐH. Trong giai
đoạn này, một số trường ĐH lớn có truyền thống ĐT kế toán cũng đã ĐT KTQT (Kế toán Mỹ,
Kế toán Pháp) trong chương trình ĐT. Tuy nhiên, các môn học KTQT chỉ chiếm khoảng 5%
dung lượng ĐT nghiệp vụ kế toán. Các trường ĐH mới tổ chức ĐT NKT hầu như ít quan tâm
dến ĐT KTQT trong chương trình.
- Giai đoạn từ sau năm 2000 đến nay: Đây là giai đoạn Hệ thống Kế toán Việt Nam
thực hiện cải cách khá mạnh mẽ theo nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Việc ban hành
các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trên nền tảng nghiên cứu, kế thừa và vận dụng
CMQT đặt ra yêu cầu nghiên cứu, học tập về chuẩn mực KTQT (IAS, IFRS). Ngoài ra, sự
xuất hiện của các tổ chức Hiệp Hội nghề nghiệp quốc tế về kế toán cũng đã thúc đẩy nhận
thức, tư duy hội nhập về kế toán và ĐT kế toán tại Việt Nam. Giới học thuật Việt Nam đã có
hơn một thập kỷ tìm hiểu/nghiên cứu về kế toán các nước phát triển và đặc biệt là hệ thống
chuẩn mực kế toán/CMQT về BCTC. Kết quả của quá trình này là nhận thức về yêu cầu ĐT
KTQT trở nên rõ nét hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng ĐT, ĐT nhân lực chất
lượng cao NKT cho các hãng kiểm toán, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể khẳng
định, hiện nay, chương trình ĐT của các trường ĐH Việt Nam đều có các môn học về KTQT
ở các mức độ khác nhau, tên gọi và dung lượng khác nhau (Tên môn học/học phần có thể là:
KTQT/chuẩn mực KTQT,... với dung lượng khoảng 2-3 tín chỉ, chiếm từ 5% đến 10% dung
lượng ĐT các môn học cơ sở ngành và chuyên NKT). Các trường ĐT theo định hướng nghiên
cứu có xu hướng quan tâm đầu tư/triển khai ĐT KTQT/chuẩn mực KTQT sớm hơn, mạnh mẽ
hơn các trường ĐT theo định hướng thực hành.
* Cách tiếp cận và công nghệ ĐT của các trường ĐH hiện nay
Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua, tuy nhiên, thực tế là
cách tiếp cận ĐT kế toán ở các trường ĐH Việt Nam vẫn thiên về ĐT “kĩ thuật” tuyệt đối hóa
các quy định của chế độ kế toán, đặc biệt là quá coi trọng việc ĐT các kĩ thuật hạch toán, ghi
sổ. Việc ĐT các nguyên tắc/chuẩn mực kế toán đã được một số trường tiếp cận song chưa
mang tính phổ biến. Theo đó, cách thức đánh giá kết quả trong các kì thi liên quan thường
thiên về kĩ thuật và kĩ năng học thuộc. Vì vậy, ngay cả khi đưa các môn học/học phần KTQT
vào giảng dạy, với công nghệ và cách tiếp cận ĐT như hiện nay cũng sẽ làm hạn chế nội
dung, hiểu biết và khả năng nghiên cứu của người học.
* Nguồn lực cho ĐT các môn học KTQT/Chuẩn mực KTQT
Nguồn nhân lực giảng viên ĐT các môn học KTQT đã được các trường ĐH xây dựng
trong thời gian qua, bao gồm các giảng viên được ĐT bài bản ở trình độ ĐH và trên ĐH tại
các nước phát triển và các giảng viên được ĐT theo các chương trình ĐH/trên ĐH nước ngoài
liên kết ĐH trong nước hoặc được ĐT theo chương trình của các hiệp hội nghề nghiệp quốc
tế. Tuy nhiên, tùy theo từng cơ sở đào tạo, số lượng giảng viên có khả năng ĐT chuyên sâu về
KTQT/chuẩn mực KTQT (ĐT bằng tiếng Anh) hiện chưa nhiều, chiếm không quá 20% số
lượng giảng viên của các trường.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
243
Nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất của các trường đại học còn khá hạn chế, hệ thống
học liệu định hướng theo KTQT tương đối nghèo nàn. Các trường ĐH chủ yếu tự biên soạn
học liệu mang tính tổng quan về kế toán các nước phát triển như kế toán Pháp – Mỹ/hoặc
CMQT về BCTC. Hiếm có trường ĐH nào nhập khẩu/sử dụng toàn bộ giáo trình chuẩn,
nguyên bản của các trường ĐH nước ngoài có uy tín.
ĐT kế toán theo IFRS là cơ hội tốt cho các trường ĐH Việt Nam
Việc Bộ Tài chính xây dựng đề án và đưa ra chủ trương, lộ trình áp dụng IFRS ở Việt
Nam có thể nhìn nhận như công cuộc cải cách kế toán lần thứ ba, đánh dấu một bước quyết
định trong quá trình hội nhập toàn diện của kế toán Việt Nam với thế giới. Đồng thời, đặt ra
áp lực rất lớn đối với nguồn nhân lực kế toán Việt Nam trước sự cạnh tranh từ nguồn nhân lực
kế toán các nước trong cộng đồng kinh tế AEC vốn đã được ĐT bài bản về KTQT và có kĩ
năng chuyên nghiệp. Vấn đề tổ chức ĐT chuyên sâu về KTQT tại các trường đại học được đặt
ra như một tất yếu khách quan, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong phần tiếp theo, chúng
tôi phân tích các cơ hội và những điều kiện tiền đề cho việc triển khai ĐT IFRS ở các trường
ĐH Việt Nam:
- Như đã bước đầu đề cập ở trên, ngay từ khi bước vào giai đoạn cải cách hệ thống kế
toán Việt Nam đầu những năm 2000, nhận thức của giới học thuật Việt Nam về nghiên cứu
thông lệ KTQT/kế toán ở các nước phát triển rất rõ ràng, tạo nên một xu hướng học tập và
nghiên cứu trong suốt hơn 10 năm qua. Vì vậy, chủ trương, tư tưởng tiếp nhận và đưa nội
dung IFRS vào giảng dạy ở các trường ĐH chắc chắn sẽ nhận được sự đồng thuận cao từ các
cấp quản lý, lãnh đạo đến lực lượng cán bộ khoa học, cán bộ giảng dạy trực tiếp. Đây là một
tiền đề thuận lợi lớn cho việc các trường ĐH ở Việt Nam đưa IFRS vào giảng dạy đại trà, đặc
biệt là đối với các trường có truyền thống ĐT NKT với quy mô ĐT lớn.
- Việc đưa IFRS vào giảng dạy là một cơ hội tốt để đổi mới nội dung, chương trình
ĐT, đổi mới công nghệ ĐT ở các trường ĐH Việt Nam. Phân tích các diễn biến lịch sử có thể
thấy gắn với các giai đoạn cải cách hệ thống kế toán Việt Nam từ những năm 1990 đến nay,
mỗi khi có những thay đổi, cải cách căn bản về hệ thống kế toán, các cơ sở ĐT cũng có những
thay đổi quan trọng trong nội dung, chương trình và cách thức ĐT. Vì vậy, chúng tôi cho
rằng, việc IFRS có lộ trình áp dụng ở Việt Nam sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ để cải cách hệ
thống ĐT kế toán hiện nay bao gồm tất cả các yếu tố cơ bản của hệ thống, từ mục tiêu,
chương trình ĐT, lực lượng giảng viên, phương tiện và công nghệ ĐT.
- Trong điều kiện hiện nay, việc đưa IFRS vào giảng dạy trên diện rộng ở các trường
ĐH có tính khả thi cao, đặc biệt tại các trường ĐT có truyền thống về kế toán và một số
trường mới đào tạo nhưng có sự chuẩn bị tốt, đi tắt đón đầu xu hướng một cách hợp lý. Trên
thực tế, nhiều trường ĐH hiện nay đã và đang triển khai các chương trình ĐT ĐH/sau ĐH liên
kết với các trường ĐH ở nước ngoài về NKT. Ngoài ra, một số trường ĐH hiện nay đã và
đang triển khai các chương trình ĐT chất lượng cao, chương trình ĐT tiên tiến NKT. Theo
đó, các chương trình này đều ĐT nghiệp vụ kế toán theo định hướng KTQT/CMQT về BCTC.
Vì vậy, kinh nghiệm, lực lượng giảng viên và công nghệ ĐT của các chương trình này hoàn
toàn có thể nhân rộng và áp dụng một cách phổ biến.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
244
Một số thách thức đối với các trường ĐH khi ĐT IFRS
Bên cạnh các yếu tố mang tính thời cơ và các điều kiện thuận lợi đã phân tích, việc
giảng dạy bậc ĐH NKT theo hệ thống IFRS cũng sẽ gặp không ít thách thức, khó khăn cản
trở như:
- Nhận thức và quyết tâm giảng dạy các môn kế toán trên cơ sở IFRS của các cơ sở
ĐT ĐH NKT không đồng đều dẫn đến sự phân tầng trong việc xây dựng chương trình đào
tạo, cách thức tiếp cận ĐT. Hơn nữa, sự đòi hỏi về nguồn nhân lực của thực tiễn hiện nay khá
đa dạng, phân thành nhiều tầng khác nhau. Thực tế, ngay cả khi IFRS được áp dụng ở Việt
Nam theo đúng lộ trình, nguồn sử dụng nhân lực kế toán chủ yếu vẫn đến từ các DN nhỏ và
vừa, là lực lượng chiếm đến 90% số lượng các DN và sử dụng khoảng 70% đến 80% lực
lượng lao động kế toán. Phân khúc thị trường lao động chất lượng cao kế toán tương đối hẹp,
tính cạnh tranh cao vì vậy không phải trường ĐH nào ĐT kế toán cũng hướng đến mục tiêu
ĐT theo CMQT cho sinh viên.
- Nguồn lực sẵn sàng đầu tư vào chương trình ĐT kế toán theo IFRS còn khá hạn chế:
Một, nguồn lực về giảng viên dù đã được đầu tư song có thể nói, các giảng viên được ĐT bài
bản ở nước ngoài hoặc các chương trình quốc tế chiếm tỷ trọng khiêm tốt trong tổng lực
lượng giảng viên hiện có. Hơn nữa, số giảng viên này tập trung chủ yếu ở một số trường ĐH
khối kinh tế có truyền thống ĐT NKT: Học viện Tài chính, ĐH KTQD, ĐH Kinh tế TP
HCM... và một số trường mới triển khai ĐT như: ĐH Ngoại Thương/ĐH Hà Nội. Hai, nguồn
lực tài chính của các trường ĐH hiện cũng rất khó khăn, nhiều trường đã thực hiện tự chủ tài
chính nên việc đầu tư nguồn lực lớn cho một chương trình ĐT cần có thời gian chuẩn bị và
tích lũy tài chính.
- ĐT kế toán trên nền tảng áp dụng IFRS đòi hỏi sự đổi mới công nghệ ĐT, cách tiếp
cận ĐT, cách học và đánh giá một cách triệt để. Đây là một thách thức không nhỏ và cần có
thời gian để giải quyết từng bước. Quá trình ĐT kế toán phải chuyển từ tập trung vào các vấn
đề kĩ thuật hạch toán, ghi sổ như hiện nay sang đặt trọng tâm vào các nguyên tắc, kĩ năng
phân tích nghiệp vụ, ghi nhận, trình bày và thuyết minh.
- Ngoài ra, rào cản về ngoại ngữ đối với cả người dạy và người học cũng là một thách
thức đáng kể khi tiếp cận, nghiên cứu và học tập kế toán theo định hướng IFRS. Thực tế, các
học liệu tốt về kế toán theo IFRS đều được xuất bản bằng tiếng Anh, đòi hỏi trình độ ngoại
ngữ của người sử dụng phải đạt đến mức độ thành thạo. Với trình độ ngoại ngữ còn hạn chế
như hiện nay, thách thức này cần có thời gian khá dài để vượt qua.
Một số khuyến nghị triển khai ĐT IFRS
Như đã phân tích ở trên, chủ trương ĐT kế toán ở các trường ĐH theo định hướng
IFRS là một cơ hội tốt đồng thời đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ sở ĐT ĐH ở Việt
Nam. Đây là một xu hướng mang tính tất yếu, trong quá trình hội nhập của kế toán Việt Nam
với khu vực và trên thế giới. Để việc ĐT kế toán theo IFRS sớm được thực hiện và đạt kết quả
tốt, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
* Đối với các trường ĐH
Một, việc áp dụng IFRS ở Việt Nam là cơ hội lớn để các trường ĐH Việt Nam cải tiến
chương trình ĐT theo hướng đạt chuẩn quốc tế về ĐT kế toán của IFAC, nâng tầm chất lượng
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
245
ĐT tiệm cận với các trường ĐH của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, trong lộ trình triển
khai, các trường đại học cần xác định rõ phân khúc của mình trong thị trường lao động kế
toán: Đối với các trường đại học được xác định thuộc top đầu về quy mô và chất lượng ĐT,
cần chuẩn bị và triển khai sớm các chương trình ĐT theo định hướng IFRS. Thông thường, để
triển khai một chương trình ĐT mới cần thời gian khoảng 2-3 năm để nghiên cứu, chuẩn bị và
triển khai. Như vậy, nếu tiến hành ngay công tác chuẩn bị chương trình ĐT theo định hướng
IFRS thì dự kiến phải tới năm 2022 hoặc 2023 mới có lớp sinh viên đầu tiên ra trường, bắt kịp
với lộ trình áp dụng IFRS ở Việt Nam.
Hai, tùy theo điều kiện thực tế của từng trường, mục tiêu ĐT và phân khúc thị trường
lao động kế toán, có hai phương án triển khai để tăng cường nội dung kế toán theo IFRS vào
chương trình ĐT:
- Có lộ trình bổ sung thêm một số môn học/học phần liên quan đến IFRS thay thế cho
một số môn học/học phần theo chương trình ĐT hiện hành; Lồng ghép các nội dung IFRS vào
các môn học kế toán. Phương án này phù hợp với các trường chưa có nhiều kinh nghiệm
trong ĐT KTQT và xác định phân khúc ĐT kế toán theo IFRS không phải là mục tiêu trọng
tâm. Sản phẩm của chương trình ĐT này là sinh viên tốt nghiệp vẫn chủ yếu nắm vững chuẩn
mực, chế độ kế toán Việt Nam và có những hiểu biết căn bản, ban đầu về IFRS. Tuy nhiên,
sinh viên tốt nghiệp chưa thể thích ứng ngay với môi trường làm việc áp dụng đầy đủ IFRS.
- Thiết kế một chương trình ĐT theo định hướng KTQT hoàn toàn mới, có tính chất
như các chương trình ĐT tiên tiến, chất lượng cao hiện nay. Phương án này có thể áp dụng ở
các trường đã có truyền thống ĐT kế toán lâu năm, có nguồn lực tốt về giảng viên, tài chính
và có mặt bằng chất lượng sinh viên tốt. Đối với các trường ĐH này, phân khúc thị trường lao
động kế toán chất lượng cao, có khả năng hội nhập quốc tế được xác định là trọng tâm. Sinh
viên tốt nghiệp phải thành thạo ngoại ngữ, có hiểu biết sâu về IFRS và có thể thích ứng với
môi trường làm việc áp dụng đầy đủ IFRS.
Ba, bên cạnh việc đưa nội dung IFRS vào giảng dạy, một vấn đề quan trọng khác cần
lưu ý là cần nhanh chóng đổi mới cách tiếp cận và công nghệ ĐT; Đổi mới phương pháp
giảng dạy và học tập, nguyên cứu của sinh viên theo hướng chuyển mạnh từ cách thức ĐT
thiên về kĩ thuật hạch toán, sổ sách kế toán sang cách ĐT coi trọng các nguyên tắc, phân tích
bản chất nghiệp vụ và trình bày thông tin tài chính.
* Đối với Bộ Tài chính
Để IFRS đi vào thực tiễn công tác kế toán ở các đối tượng áp dụng theo đề án, công
tác tuyên truyền cần đi trước một bước. Một mặt, công tác tuyên truyền được thực hiện thông
qua các hiệp hội nghề nghiệp, mặt khác thông qua các cơ sở ĐT. Muốn thực hiện công tác
tuyên truyền hiệu quả cần nâng cao tính minh bạch trong quá trình nghiên cứu, hoạch định
chính sách, trong đó lưu ý một số khía cạnh sau:
- Công bố lộ trình rõ ràng về cập nhật hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và lộ
trình áp dụng, mô hình áp dụng IFRS ở Việt Nam. Chỉ khi có lộ trình được công bố rõ ràng
thì công tác chuẩn bị của các đối tượng áp dụng, các cơ sở ĐT mới có thể tiến hành một cách
kịp thời và hiệu quả.
- Tạo điều kiện để các đối tượng liên quan gồm các chuyên gia kế toán từ các DN,
hiệp hội nghề nghiệp, giảng viên và nhà nghiên cứu tham gia tích cực vào quá trình nghiên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
246
cứu, hoạch định các chính sách liên quan đến việc áp dụng IFRS ở Việt Nam (như xây dựng
các thông tư hướng dẫn, các văn bản giải thích,...).
- Phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế (ACCA, ICAEW, CPA Australia,...)
triển khai các chương trình ĐT căn bản, ĐT nâng cao, cập nhật IFRS cho các đối tượng liên
quan. Với lộ trình dự kiến áp dụng IFRS trong khuôn khổ 5 năm tới, công tác đào tạo cần
được triển khai sớm và tích cực mới có thể xây dựng được một lực lượng kế toán viên, giảng
viên, chuyên gia tư vấn cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
- Bộ Tài chính cần sớm phối hợp với các Hiệp hội nghề nghiệp, cơ sở ĐT xây dựng
chương trình ĐT chuẩn IFRS của Việt Nam, hoặc thừa nhận các chứng chỉ ĐT IFRS của các
tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA hoặc ICAEW.
------------------------
Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Tài chính (2005), Hệ thống VAS, NXB Tài chính
[2]. Chính phủ (2013), Chiến lược Kế toán, Kiểm toán Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
[3]. Ngô Thế Chi, Phạm Văn Đăng (2012, 2013), Kế toán Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển, NXB
Tài chính.
[4]. Quốc Hội (2015) Luật Kế toán Việt Nam, năm 2015.
[5]. Các Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Nâng cao chất lượng ĐT NKT trong thời kì hộp nhập AEC và TPP của
ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, năm 2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_tao_chuan_muc_quoc_te_ve_bao_cao_tai_chinh_ifrs_co_hoi_v.pdf