Đào tạo giáo viên vừa “hồng” vừa “chuyên” tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

 Giáo dục, đào tạo thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên” từ góc độ của khoa học

giáo dục có thể coi là đào tạo theo tiếp cận năng lực. Theo đó, đầu ra của giáo dục và đào

tạo là các phẩm chất và năng lực cần được hình thành ở người học. Tinh thần của tiếp cận

năng lực thể hiện ở mục tiêu đào tạo giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên” đã được đã được

nghiên cứu và vận dụng từ khá sớm trong đào tạo giáo viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội. Hiện nay, các nguyên tắc và nội dung của tiếp cận năng lực trong đào tạo giáo viên

được thao tác hóa một cách có hệ thống trong mô hình và chương trình đào tạo của nhà

trường với chuẩn đầu ra là các phẩm chất và năng lực cần có của người giáo viên tương lai.

Quá trình đào tạo và môi trường đào tạo được tổ chức tương ứng để thúc đẩy sự hình thành

các năng lực và phẩm chất.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đào tạo giáo viên vừa “hồng” vừa “chuyên” tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trình đào tạo được thiết kế trên mô hình chung của nhà trường. Với các khối học vấn: học vấn chung, học vấn của nhóm ngành, học vấn chuyên ngành và học vấn nghiệp vụ sư phạm. Các khối học vấn vừa tạo ra được sự liên thông ngang giữa các ngành đào tạo nhằm đảm bảo người học có được nền tảng chung và rộng về lĩnh vực giảng dạy, vừa có sự kết nối chặt chẽ giữa khoa học cơ bản và khoa học sư phạm. Mô hình này hướng tới đảm bảo chất lượng đào tạo cả về phẩm chất và năng lực. 2.3.2. Tổ chức đào tạo Việc tổ chức đào tạo được thực hiện theo mô hình và chương trình đào tạo, đặc biệt chú Nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn Khối học vấn chung của trường Khối học vấn chung của cả nhóm ngành Khối học vấn chung của nhóm ngành 1 Khối học vấn chung của nhóm ngành 2 ....... Khối học vấn ngành cho hệ cử nhân ngoài SP Khối học vấn ngành cho hệ cử nhân SP Khối học vấn đào tạo và rèn luyện NLSP cho hệ cử nhân SP Thực hành, thực tập chuyên ngành CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH CỬ NHÂN SƯ PHẠM Phát triển nghề nghiệp Thạc sĩ Tiến sĩ Phát triển nghề nghiệp Thạc sĩ Tiến sĩ SP Ngữ văn SP Lịch sử SP Địa lí GD chính trị - GD công dân .. Cử nhân sư phạm dạy môn Lịch sử và Địa lí ở THCS Nguyễn Đức Sơn 74 trọng đến việc kết nối và chuyển hóa các kiến thức thuộc khối học vấn khoa học cơ bản chuyên ngành với khoa học sư phạm. Các giảng viên có trình độ cao, kinh nghiệm và có khả năng tạo nhiệt huyết được lựa chọn để giảng dạy các học phần thuộc khối học vấn chung của nhà trường. Khối học vấn này đóng vai trò nền tảng về khoa học, nền tảng về văn hóa xã hội mà mỗi nhà giáo tương lai đều cần phải có. Việc giảng dạy khối học vấn chung đòi hỏi các giảng viên phải gắn được các kiến thức của học phần với các đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên, tức là không chỉ dừng lại ở các kiến thức hàn lâm đơn thuần mà cần gắn với thực tiễn nghề nghiệp của sinh viên sau này. Điều này một mặt giúp hình thành bản lĩnh về chính trị, tư tưởng, một mặt rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức của sinh viên ngay từ khi mới vào trường. Việc giảng dạy khối học vấn chuyên ngành được khuyến khích theo hướng vừa chuyên sâu về chuyên môn, vừa có sự soi chiếu với chương trình phổ thông, vừa chú trọng đến nghiên cứu khoa học cơ bản, vừa kết nối với nghiên cứu khoa học giáo dục. Trong quá trình đào tạo, các học phần gắn với thực hành, thực tập tại trường phổ thông được quan tâm đặc biệt. Sinh viên được rèn nghề theo logic chặt chẽ: lí thuyết kết hợp với thực hành trong mỗi học phần nghiệp vụ sư phạm, giảng dạy trong nhà trường sư phạm kết hợp với giảng dạy ở các trường phổ thông, kết nối giữa giảng đường và lớp học. Thời gian sinh viên tiếp cận với trường phổ thông được quan tâm bố trí một cách tối đa. Đây là cơ hội để sinh viên được trải nghiệm nghề nghiệp trong môi trường thực. Trải nghiệm là con đường quan trọng để hình thành phẩm chất và năng lực của nhà giáo tương lai. 2.3.3. Các hoạt động giáo dục Tổ chức các hoạt động rèn luyện cho sinh viên là một trong các con đường cơ bản để hình thành phẩm chất và năng lực. Các hoạt động rèn luyện rất đa dạng trong nhà trường. - Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. - Hoạt động tình nguyện, hoạt động hiến máu nhân đạo, hoạt động giúp đỡ các nhóm yếu thế trong xã hội. - Hoạt động kết nối các lực lượng giáo dục. Xây dựng môi trường sư phạm: Môi trường sư phạm là bối cảnh thu nhỏ của môi trường lao động nghề nghiệp sau này của sinh viên, cũng là môi trường thu nhỏ của xã hội. Quá trình rèn luyện của sinh viên chịu tác động mạnh của môi trường này. Vì vậy việc xây dựng môi trường sư phạm rất có ý nghĩa cho việc cảm nhận các giá trị nghề nghiệp và hình thành hệ thống giá trị nghề nghiệp của sinh viên. Tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, môi trường sư phạm được xây dựng theo các giá trị cơ bản của nhà trường: Chuẩn mực- Cống hiến- Sáng tạo. Trong đó, lấy sinh viên làm trung tâm, hướng đến phục vụ sinh viên, lấy đội ngũ cán bộ giảng viên làm yếu tố quyết định chất lượng. Môi trường này là nơi nuôi dưỡng các giá trị hồng – chuyên để sinh viên lĩnh hội và chuyển hóa thành phẩm chất và năng lực của bản thân. 3. Kết luận Đào tạo giáo viên ngày càng trở thành một lĩnh vực khoa học nghề nghiệp bao hàm cả nghiên cứu lí luận và tổ chức hoạt động thực tiễn. Trong đó, có những yêu cầu và những vấn đề đặc thù cần được nghiên cứu giải quyết. Trong quá trình đào tạo giáo viên, Trường ĐHSPHN đã luôn ý thức về việc cải tiến, đổi mới hoạt động đào tạo để đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội về đội ngũ nhà giáo. Đây cũng là nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi trí tuệ, thời gian, công sức và sự kiên định. Tư tưởng đào tạo giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên” vẫn là định hướng lâu dài cho sự phát triển của Nhà trường. Định hướng này, cần được cụ thể hóa trong mỗi thời kì lịch sử và bối cảnh xã hội. Do vậy, để hoạt động đào tạo có chất lượng, nghiên cứu đổi mới và thực hiện các chương trình đổi mới là yêu cầu tất yếu của phát triển. Đào tạo giáo viên vừa “hồng” vừa “chuyên” tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, 2002. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 331-332 [2] Hồ Chí Minh, 1964. Bài nói chuyện trong lần đến thăm Trường ĐHSPHN năm 1964. Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị Quốc Gia. 4/2004, tr. 329. [3] Bác Hồ với trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014. Kỉ niệm 50 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm trường. Nxb Đại học Sư phạm. [4] Phạm Minh Hạc, 2006. Phương pháp tiếp cận hoạt động – Giá trị - Nhân cách và triết lí giáo dục. Kỉ yếu Hội thảo khoa học 60 năm ngành Sư phạm Việt Nam, tr. 115. [5] Nguyễn Lương Ngọc,1974. Bàn về “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Tập san Đại học Sư phạm, số 3, tr. 5. [6] Nguyễn Cảnh Toàn, 2014. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trên con đường xây dựng thành trường mô phạm của các nước. Kỉ niệm 50 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm trường. Nxb Đại học Sư phạm. [7] Nghiêm Đình Vỳ, 2010. “Quán triệt tư tưởng HCM về giáo dục trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường sư phạm”. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một tầm nhìn chiến lược về giáo dục và sư phạm. Nxb Đại học Sư phạm. [8] Nguyễn Cảnh Toàn, 2010. Hiện đại hóa hệ thống sư phạm. Kỉ yếu Hội thảo 60 năm ngành Sư phạm Việt Nam, tr. 67. [9] Đinh Quang Báo, 2006. Cơ sở lí luận của việc đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỉ yếu hội thảo khoa học 60 năm ngành Sư phạm Việt Nam, tr. 84 [10] Vũ Ngọc Hải, 2006. Về định hướng phát triển trường Đại học Sư phạm Hà Nội trọng điểm trong những năm đầu thế kỉ XXI. Kỉ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 55 năm xây dựng và phát triển, tr. 289. [11] Nguyễn Văn Minh, 2014. Từ tầm nhìn giáo dục toàn diện và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, nghĩ về vị thế nhà trường và trọng trách Nhà giáo. Kỉ niệm 50 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm trường. Nxb Đại học Sư phạm, tr. 35. [12] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2019. Quyết định số 185/ ĐHSP – ĐT. Ban hành khung chuẩn đầu ra Chương trình sư phạm ngày 19 tháng 4 năm 2019. [13] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2019. Quyết định số 268 / ĐHSP – ĐT. Ban hành mô hình và chương trình đào tạo ngày 19 tháng 7 năm 2019. ABSTRACT The competance- based approach in Teacher training at HNUE nowadays Nguyen Duc Son Directorate, Hanoi National University of Education Education and training young people “both ethical and professional” from the perspective of educational science are competency-based training. Accordingly, the output of education and training is the qualities and competencies that need to be formed in learners. The competance- based approach is applied in HNUE’s current curriculume developing. The latest HNUE curriculume is the result of that process. In the curriculume, program learning outcomes are identifield as professional competancies that are required for a future educator. The principles and content of competance - based approach are systematicaly operationlized in the training model and training program. Beside that, the training process and educational environment are organizing to enhance a formation of professional competence of students. Keywords: ethical, professional, quality, competence, training teacher, developing curriculum.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdao_tao_giao_vien_vua_hong_vua_chuyen_tai_truong_dai_hoc_su.pdf
Tài liệu liên quan