Đề cương bài giảng Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán

A/ MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

A.1. Kiến thức:

a/ Sinh viên trình bày được:

+ Vai trò của quá trình cho trẻ LQVT đối với sự phát triển và giáo dục trẻ;

+ Nhiệm vụ và các nguyên tắc cho trẻ LQVT;

+ Các phương pháp cho trẻ MN làm quen với toán;

+ Các hình thức tổ chức cho trẻ LQVT theo hướng tích cực hóa hoạt động

nhận thức của trẻ;

+ Đặc điểm phát triển những biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho

trẻ MN.

+ Nội dung, phương pháp hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép

đếm cho trẻ;

+ Đặc điểm phát triển biểu tượng về kích thước cho trẻ MG;

+ Nội dung, phương pháp hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ MG;

+ Đặc điểm phát triển những biểu tượng về hình dạng cho trẻ MG;

+ Nội dung, phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ MG;

+ Đặc điểm phát triển biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không

gian của trẻ;

pdf63 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 : Dạy trẻ 5 đến 6 tuổi di chuyển theo hướng cần thiết và thay đổi hướng di chuyển như thế nào ? NHIỆM VỤ 4 : Dạy trẻ 5 đến 6 tuổi định hướng trên mặt phẳng như thế nào ? CÂU HỎI Câu 1 : Nêu những đặc điểm phát triển sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo các lứa tuổi khác nhau. Câu 2 : Hãy nêu phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian khi trẻ lấy bản thân mình và người khác làm chuẩn. Câu 3 : Nêu mối liên hệ giữa việc dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của bản thân với việc dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của người khác. 48 PHẢN HỒI CÁC HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG 6 PHẢN HỒI HĐ 1 : Ở NHIỆM VỤ 1 : + Sự tri giác không gian xuất hiện rất sớm ở trẻ nhỏ, ví dụ: Trẻ một tháng tuổi biết dùng mắt nhìn vật đặt cách xa trẻ từ 1-1,5m, trẻ hai tháng tuổi đã biết nhìn theo vật chuyển động. Ban đầu trẻ nhìn gián đoạn theo sự chuyển động của vật, tiếp theo trẻ đã biết nhìn liên tục theo sự chuyển động của vật. Khi nhìn theo vật chuyển động,cả người trẻ chuyển dịch và dẫn tới sự thay đổi vị trí của trẻ trong không gian. + Trẻ càng lớn thì cơ chế nhìn càng phát triển, sự chuyển động của các bộ phận cơ thể như: đầu, thân..của trẻ càng phát triển, nên trẻ càng dẽ dàng thay đổi vị trí của mình trong không gian, nhờ vậy mà trẻ có nhiều điều kiện để tìm hiểu không gian hơn. + Càng lớn, tầm nhìn của trẻ càng mở rộng, trẻ bắt đầu phân biệt được các đối tượng ở các vị trí, khoảng cách khác nhau trong không gian, kinh nghiệm cảm nhận không gian ngày càng phong phú, hướng nhìn của trẻ củng được mở rộng dần, như: ban đầu, trẻ chỉ biết giỏi mắt nhìn vật chuyển động theo phương nằm ngang, sau đó là những vật chuyển động theo phương thẳng đứng. + Quá trình nhận biết không gian phát triển dần cùng với sự phát triển khả năng vận động (bò, đi, chạy...) của trẻ.nhờ vận động mà trẻ nhận biết đượccác khoảng cách khác nhau giữa các đối tượng cũng như vị trí sắp đặt của chúng trong không gian, ví dụ: mọt số vật ở phía trước trẻ, số khác thì ở phía phải trẻ, số khác nữa thì ở phía trên trẻ.. + Càng lớn, trẻ càng nắm được lời nói khái quát những kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong quá trình thực hành tìm hiểu không gian, như: trên – dưới, trước – sau, phải – trái... + Khi lên ba tuổi, những biểu tượng đầu tiên về các hướng không gian bắt đầu được hình thành ở trẻ, những biểu tượng này gắn liền với những hiểu biết của trẻ về cấu trúc của cơ thể mình. Đối với trẻ, cơ thể của trẻ là trung tâm “điểm xuất phát” để dựa vào đómà trẻ xác định được các hướng trong không gian. Như vậy, trẻ lứa tuổi nhà trẻ dựa vào hệ tọa độ cảm giác – hệ tọa độ dựa theo các chiều của cơ thể trẻ để định hướng trong không gian. Ở NHIỆM VỤ 2 : + Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo lĩnh hội hệ tọa độ bằng lời nói diễn đạt các hướng không gian chính, như : phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía bên phải – phía bên trái và trẻ sử dụng hệ tọa độ này để định hướng trong không gian. + Trẻ lứa tuổi mẫu giáo dựa vào mức độ định hướng “trên mình”của trẻ để lĩnh hội hệ tọa độ bằng lời nói diễn đạt các hướng không gian chính, cụ thể : trẻ liên hệ các 49 hướng không gian với các phần, bộ phận cụ thể của cơ thể mình, như: phía trên là phía có đầu, phía dưới là phía có chân, phía sau là phía có lưng, phía bên phải là phía có tay phải... như vậy, sự định hướng trên cơ thể trẻ là cơ sở để trẻ nhỏ nhận biết các hướng không gian khác nhau. (Xem kỹ hơn tại các trang 145, 146, 147, 148 ) PHẢN HỒI HĐ 2 : Ở NHIỆM VỤ 1 : + Dạy trẻ nhận biết , phân biệt, nắm được tên gọi và vị trí sắp đặt của các bộ phận của cơ thể trẻ + Dạy trẻ nhận biết tay phải và tay trái của bản thân trẻ + Dạy trẻ nhận biết các hướng : phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau khi trẻ lấy bản thân làm chuẩn. + Dạy trẻ bước đầu biết định hướng trên mặt phẳng. Ở NHIỆM VỤ 2 : + Củng cố và phát triển kỹ năng nhận biết các hướng không gian như : phía trên– phía dưới, phía trước - phía sau của bản thân trẻ. + Dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của bản thân trẻ. + Dạy trẻ xác định các hướng phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bạn khác + Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi di chuyển. Ở NHIỆM VỤ 3 : + Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy bản thân mình và bạn khác làm chuẩn. + Dạy trẻ xác định các hướng : phía phải – phía trái của bạn khác. + Dạy trẻ xác định vị trí của vật này so với vật khác + Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi di chuyển. PHẢN HỒI HĐ 3 : Ở NHIỆM VỤ 1 : + Việc dạy trẻ định hướng trong không gian cần bắt đầu bằng việc dạy trẻ định hướng trên cơ thể mình, đó là cơ sở để phát triễn các biểu tượng về không gian ở 50 trẻ. Vì vậy mà ngay từ lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi, giào viên cần dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi, vị trí sắp đặt của các bộ phận cơ thể mình một cách chính xác. + Nhiệm vụ trên được giáo viên tiến hành dạy trẻ chủ yếu ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày, ví dụ: trong thời gian lau rửa hay mặc quần áo cho trẻ, giáo viên trò chuyện với trẻ, dạy trẻ nắm tên gọi các bộ phận của cơ thể “cháu lau mắt, má, mũi, tai, lau cằm, trán, đội mũ lên đầu, quàng khăn vào cổ...” hay “ đây là tay của con, cô rửa tay cho con, chân đâu, để cô rửa chân..”. quan trọng hơn là giáo viên cần tác động để trẻ tự gọi tên của các bộ phạn cơ thể. + Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với búp bê như “tắm cho búp bê”, “mặc quần áo cho búp bê”... nhằm hướng sự chú ý của trẻ tới sự nhận biết và gọi tên các bộ phận của cơ thể, như “đây là đầu của búp bê, đầu ở phía trên, con chải tóc cho búp bê, rửa mặt cho em, đây là ngực của em, nhực ở phía rước, con cọ ngực cho em đi, đây là lưng của em, lưng ở phía sau, con lau lưng cho em nào”... Ở NHIỆM VỤ 2 : + Việc dạy trẻ nhận biết tay phải, tay trái cần tiến hành trên hoạt động học có chủ đích. Việc dạy trẻ nhận biết chúng bằng cách cho trẻ dựa vào thói quen sử dụng tay phải, tay trái trong công việc hằng ngày của trẻ. + Giáo viên giới thiệu chức năng của tay phải, tay trái, ví dụ :tay phải là tay cầm thìa khi ăn, cầm bàn chải khi đánh răng, cầm bút khi viết, tay trái là tay cầm bát khi ăn, giữ tờ giấy khi vẽ và cầm cốc nước khi đánh răng. + Giáo viên nên cho trẻ thực hiện các thao tác với hai tay mô tả các hành động như : ăn cơm, vẽ, đánh răng nhầm giúp trẻ định vị rõ ràng hơn tay phải và tay trái của bản thân trẻ. + Cho trẻ thực hành luyện tập nhận biết tay phải, tay trái bằng cách cho trẻ thực hiện các bài tập đa dạng và phức tạp dần. + Để nâng cao mức độ nhận biết tay phải, tay trái của trẻ, ban đầu giáo viên cho tất cả trẻ ngồi cùng một hướng để thực hiện các nhiệm vụ này. Sau đó, giáo viên cho trẻ ngồi các hướng khác nhau, như: ngồi hình vòng cung, hình chữ u hay ngồi theo ý thích của trẻ để thực hiện các nhiệm vụ được giao. + Ngoài hoạt động học có chủ đích về nội dung này, ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động tạo hình, âm nhạc, thể dục.. giáo viên cần giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện các thao tác khác nhau với tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, như : “tay phải cháu cầm bao cát và tay trái để vào hông” hay “chân phải bước lên phía trước, chân trái để nguyên vị trí cũ”... Ở NHIỆM VỤ 3 : ( Xem trang 151, 152 ) Ở NHIỆM VỤ 4 : ( Xem trang 152, 153 ) PHẢN HỒI HĐ 4 : 51 Ở NHIỆM VỤ 1 : + Ở lớp mẫu giáo nhỡ, ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày, cần tiếp tục cho trẻ ôn luyện định hướng trong không gian trên cơ thể trẻ, như : biết tên gọi và vị trí sắp đặt của các bộ phận cơ thể trẻ (đầu, ngực, lưng, tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, mắt, tai, má phải và trái). + Giáo viên cần tiếp tục cho trẻ ôn luyện nhận biết các hướng không gian : phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau. Giaso viên cho trẻ thực hiện các bài luyện tập xác định vị trí của các đối tượng có xung quanh trẻ , ví dụ : cái bàn ở phía nào của con? Gía để đồ chơi ở phía nào của con ?... và các bài luyện tập tự trẻ sắp đặt các đối tượng theo các hướng của trẻ , ví dụ : Hãy đặt con gấu ở phía trước con , dặt ô tô ở phía sau con + Trong quá trình cho trẻ luyện tập ,giáo viên cần mở rộng định hướng không gian cho trẻ và cho trẻ thực hiện các bài luyện tập đa dạng, phức tạp dần nhằm phát triển khả năng định hướng trong không gian của trẻ. Ở NHIỆM VỤ 2 : + Cho trẻ xác định tay phải, tay trái của trẻ. Trên cơ sở đó cho trẻ xác định các bộ phận cơ thể trẻ ở phần bên trái và phần bên phái trẻ, như : tai, mắt, má phải và má trái, chân phải, chân trái. Từ đó cho trẻ thực hiện các động tác với các bộ phận cơ thể như :vaaxy tay phải, vẫy tay trái, dậm chân phia, dậm chân trái + Cho trẻ thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận cơ thể ở phần bên phải và bên trái của trẻ với phía phải và phía trái của trẻ, như: phía phải + phía bên tay phải, chân phảiphía trái – phía bên tay trái, chân trái Nhờ vậy trẻ phân biệt được phía phải và phía trái của trẻ. + Cho trẻ luyện tập xác định vị trí của những đồ vật ở vùng không gian phía phải và phía trái của trẻ bằng các bài luyện tập xác định vị trí của những đồ vật ở gần trẻ, sau đó ở phạm vi xa trẻ hơn. Ở NHIỆM VỤ 3 : (Xem trang 154, 155) Ở NHIỆM VỤ 4 : (Xem trang 155, 156) Ở NHIỆM VỤ 5 : (Xem trang 156) PHẢN HỒI HĐ 5 : Ở NHIỆM VỤ 1 : + Ở lớp mẫu giáo lớn, giáo viên cần tiếp tục củng cố cho trẻ những kĩ năng định hướng trên cơ thể mình, trên người khác và khách thể khác, đó là điều kiện quan trọng để trẻ thực hiện sự định hướng trong không gian khi trẻ lấy bản thân mình, người khác và vật khác làm chuẩn. 52 + Trẻ mẫu giáo cần nắm được các biện pháp phân biệt các hướng khác nhau trên cơ thể người, con vật và đồ vật. Việc dạy trẻ phân tích sơ đồ không gian của các đối tượng khác nhau cần diễn ra trong quá trình trẻ tri giác trực tiếp các đối tượng. Tuy nhiên, một số vạt xung quanh trẻ lại không có những đặc tính không gian rỏ ràng, như : quả bóng, khối vuông nên trẻ rất khó khăn khi phân tích các đặc tính này ở các vật đó. Vì vậy, giáo viên không nên sử dụng các vật này làm vật chuẩn để trẻ luyện tập xác định mối quan hệ không gian giữa các vật. Việc hình thành ở trẻ kĩ năng phân tích sơ đồ không gian của các đối tượng khác nhau là rất cần thiết cho sự định hướng trong không gian khi trẻ lấy vật khác làm chuẩn và để trẻ hiểu mối quan hệ không gian giữa các vật. Các kĩ năng này có thể được hình thành ở trẻ thông qua việc trẻ thực hiện các nhiệm vụ chơi trong các trò chơi học tập và các bài luyện tập. Ở NHIỆM VỤ 2 : (Xem trang 158, 159) Ở NHIỆM VỤ 3 : + Trẻ 5- 6 tuổi cần được tiếp tục học cách di chuyển theo hướng cần thiết và thay đổi hướng di chuyển trong thời gian đi, chạy + Với mục đích đó, giáo viên cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ di chuyển theo hướng cần thiết, giáo viên diễn đạt bằng lời hướng di chuyển cần thiết như: phía trước, phía sau, phía bên trái, ví dụ : Hãy đi về phía trước con, đi về phía sau con + Các nhiệm vụ di chuyển của trẻ cần phức tạp dần, diện tích không gian di chuyển dần được mở rộng; Số lượng các đồ vật cùng với những dáu hiệu của chúng mà trẻ cần định hướng trong quá trình di chuyển tăng dần. Ở NHIỆM VỤ 4 : (Xem trang 158, 159) THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH VÀ TẬP DẠY ( Chuẩn bị cho tuần học thứ 11) 1/ Lập kế hoach và tập dạy nội dung « Xác định các hướng phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của đối tượng có sự định hướng » ; 2/ Lập kế hoạch và tập dạy nội dung định hướng trên mặt phẳng cho trẻ 3 – 4 tuổi. THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH VÀ TẬP DẠY (3 tiết – Tuần 10 và tuần 11) 1/ Lập kế hoach và tập dạy nội dung « Xác định các hướng phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của đối tượng có sự định hướng » ; 2/ Lập kế hoạch và tập dạy nội dung định hướng trên mặt phẳng cho trẻ 3 – 4 tuổi. 53 CHƯƠNG 7 HÌNH THÀNH SỰ ĐỊNH HƯỚNG VỀ THỜI GIAN CHO TRẺ MẦM NON (2 tiết – Tuần 12) MỤC TIÊU Về kiến thức : Sinh viên trình bày được + Đặc điểm phát triển biểu tượng về thời gian của trẻ MN; + Nội dung và phương pháp dạy trẻ MN định hướng thời gian ; Về kỹ năng : + Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích tài liệu + Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hình thành sự định hướng về thời gian cho trể MN Về thái độ : + Thân thiện, hợp tác chân thành; + Khiêm tốn học hỏi. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thảo luận I / ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG VỀ THỜI GIAN CỦA TRẺ MẦM NON THÔNG TIN : Xem thông tin ở trang163 - 166 HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu đặc điểm phát triển biểu tượng về thời gian của trẻ MN NHIỆM VỤ : Cho biết những đặc điểm phát triển biểu tượng về thời gian của trẻ MN ? II / NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN 1/ Nội dung và phương pháp dạy trẻ MN 3 – 4 tuổi định hướng thời gian THÔNG TIN : Xem thông tin ở trang166 - 167 HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu Nội dung và phương pháp dạy trẻ MN 3 – 4 tuổi định hướng thời gian NHIỆM VỤ : Lấy thông tin từ tài liệu để thực hiện nhiệm vụ sau Cho biết phương pháp dạy trẻ 3 – 4 tuổi nhận biết ngày và đêm ? 54 2/ Nội dung và phương pháp dạy trẻ MN 4 – 5 tuổi định hướng thời gian THÔNG TIN : Xem thông tin ở trang167 - 169 HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu Nội dung và phương pháp dạy trẻ MN 4 – 5 tuổi định hướng thời gian NHIỆM VỤ : Lấy thông tin từ tài liệu để thực hiện nhiệm vụ sau NHIỆM VỤ 1 : Cho biết phương pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều, tối ? NHIỆM VỤ 2 : Dạy trẻ 4 – 5 tuổi nắm trình tự các buổi diễn ra trong ngày như thế nào ? 3/ Nội dung và phương pháp dạy trẻ MN 5 – 6 tuổi định hướng thời gian THÔNG TIN : Xem thông tin ở trang170 – 172 HOẠT ĐỘNG 4 : Tìm hiểu Nội dung và phương pháp dạy trẻ MN 5 – 6 tuổi định hướng thời gian NHIỆM VỤ : Lấy thông tin từ tài liệu để thực hiện nhiệm vụ sau NHIỆM VỤ 1 : Cho biết phương pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần; phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai ? NHIỆM VỤ 2 : Phương pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng về: hôm qua, hôm nay, ngày mai ? CÂU HỎI Câu 1 : Nêu những đặc điểm phát triển biểu tượng về thời gian và sự định hướng tời gian của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Câu 2 : Hãy trình bày phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng các buổi trong ngày. Câu 3 : Hãy trình bày phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng các ngày trong tuần lễ. 55 PHẢN HỒI CÁC HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG VII PHẢN HỒI HĐ 1 + Trẻ nhỏ thường dựa vào các dấu hiệu cuộc sống của bản thân để định hướng thời gian, như : buổi sáng là lúc cháu ngủ dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đến trường, buổi chiều là lúc mẹ đón cháu về nhà. Càng lớn thì khả năng định vị trong thời gian của trẻ càng tốt, trẻ bắt đầu dựa vào các dấu hiệu thiên nhiên khách quan để định hướng thời gian, như : buổi sáng là lúc trời sáng, có tia nắng chiếu vào cửa sổ, buổi tối là lúc trời tối + Trẻ nhỏ thường rất khó khăn để hiểu ý nghĩa của các từ diễn đạt thời gian do tính tương đối của chúng. Ví dụ : Bây giờ, hôm nay, hôm qua, ngày mai luôn thay đổi phụ thuộc vào từng thời điểm cụ thể của thực tiễn. Vì vậy, để có thể hiểu được các mối quan hệ thời gian, hoạt động tư duy trừu tượng của trẻ phải phát triển ở mức độ cao. + Trẻ càng lớn thì vốn từ chỉ thời gian của trẻ càng tăng nhanh. Trẻ 1,5 – 2 tuổi đã sử dụng các trạng từ chỉ thời điểm, tiếp theo là các trạng từ chỉ thời gian, như : bây giờ, lúc nãy, ban đầu, hiện nay Việc hiểu các trạng từ chỉ thời gian giúp trẻ nắm và diễn đạt được trình tự thời gian diễn ra các sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường nhầm lẫn một số trạng từ thời gian như : trước tiên, bây giờ, hiện nay, sau đó, hôm nay, ngày mai, hôm qua. + Càng lớn, trẻ càng hứng thú tìm hiểu thời gian, trẻ hay hỏi người lớn về thời gian và nói về thời gian, ví dụ : Trẻ rất có hứng thú tìm hiểu về đồng hồ, trẻ thường hỏi : “ Kim ở số này thì bây giờ là mấy giờ? ’’ hay “ Khi nào là ngày mai? ’’, trẻ thường xuyên sử dụng các từ như : hôm qua, hôm nay, ngày mai + Cùng với lứa tuổi những biểu tượng về thời gian phát triển mạnh ở trẻ. Tuy nhiên , trẻ dưới 3 tuổi chưa nắm được thời gian quá khứ và tương lai. Bắt đầu len tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) trẻ mới phân biệt được quá khứ, hiện tại, tương lai và chúng gắn liền với các sự kiện cụ thể. + Trẻ 3 – 4 tuổi bắt đầu phân biệt được ban ngày ban đêm dựa trên dấu hiệu thiên nhiên như : ban ngày – trời sáng, ban đêm – trời tối. Trẻ 4 – 5 tuổi nhận biết được các buổi trong ngày như : buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối dựa trên các dấu hiệu hoạt động của bản thân trẻ và những người xung quanh trẻ như các dấu hiêu thiên nhiên. Tuy nhiên, trẻ nhận biết các buổi : sáng và tối tốt hơn so với các buổi khác. + Trẻ 5 – 6 tuổi bắt đầu có biểu tượng về các mùa trong năm. Tuy nhiên, trẻ nhận biết tốt hau mùa : mùa hè và mùa dông do sự tương phản về các dấu hiệu của chúng ( nóng – lạnh, trời sáng – trời âm u, mặc áo mỏng – mặc áo dày), nhiều trẻ nhầm lẫn hai mùa xuân và mùa thu với nhau. Đa số trẻ chưa nắm được số lượng và trình tự các mùa trong năm. 56 PHẢN HỒI HĐ 2 + Việc dạy trẻ nhận biết ngày đêm được thực hiện qua các thời điểm sinh hoạt trong ngày, qua các cuộc trò chuyện với trẻ về thời điểm sinh hoạt trong ngày qua các cuộc trò chuyện với trẻ về thời điểm diễn ra các sự kiện trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Ví dụ: Trò chuyện với trẻ về một ngày của bé: - “ Ban ngày con thường làm gì ở trường mầm non ? ” (Ban ngày con đến trường mầm non,ban ngày con ở trường con học bài, chơi, ăn cơm và ngủ với các bạn ) - “ Ban ngày ở nhà con thường làm gì ? “ (Ban ngày con ở nhà con ăn, đi chơi nhà người quen, tắm rửa) - “ Ban đêm trời như thế nào ? Trên bầu trời có gì ? ’’ (Trời tối, trên bầu trời có ông trăng sao) Như vậy, để trực quan hóa thời gian: Ban ngày, ban đêm cho trẻ, giáo viên cần sử dụng các dấu hiệu của cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ (Ăn, học, tắm, rửa, ngủ ) và những dấu hiệu thiên nhiên đặc trưng cho khoảng thời gian ban ngày, ban đêm (Trời tối, trời sáng) để dạy trẻ nhận biết chúng. + Trong thời gian trẻ dạo chơi hay hoạt động ngoài trời, giáo viên nên kết hợp cho trẻ quan sát các dấu hiện thiên nhiên và các dấu hiệu về cuộc sống con người vào ban ngày như: Quan sát bầu trời, mặt trời, không gian, các hoạt động của trẻ trong trường mầm non vào ban ngày Và trò chuyện với trẻ bằng các câu hỏi như : Buổi sáng cháu thường làm gì ? Khi nào cháu đến trường mầm non ? Buổi tối cháu thường làm gì ? Khi nào cả nhà cháu đi ngủ ? . Giáo viên hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu hiệu đặc trưng cho các khoảng thời gian ban ngày, ban đêm nhằm khắc sâu chúng cho trẻ. + Để chính xác và phong phú hơn những biểu tượng về thời gian đã có ở trẻ, giáo viên sử dụng tranh, ảnh, băng hình, như: Các bức tranh, ảnh miêu tả những hoạt động của trẻ hay các dấu hiệu thiên nhiên đặc trưng cho khoảng thời gian ban ngày và ban đêm. + Ngoài ra, nên cho trẻ luyện tập nhận biết ban ngày, ban đêm với việc sử dụng tranh, ảnh hay chỉ sử dụng lời nói miêu tả những dấu hiệu đó. Ví dụ: - Cô nói: “Bé đến trường, học bài và chơi với các bạn” trẻ nói: “Ban ngày”. - Cô nói: “Trời tối cả nhà bé cùng ngủ” trẻ nói: “Ban đêm” . + Giáo viên có thể cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng ” , cho trẻ đóng vai các chú gà con, khi cô hô “ Trời sáng ” các chú gà dậy đi kiếm mồi, khi cô hô “ Trời tối ” các chú gà về chuồng + Giáo viên có thể kết hợp đọc truyện, thơ sử dụng đồng dao, câu đố nhằm khắc sâu biểu tượng cho trẻ. PHẢN HỒI HĐ 3 57 Ơ NHIỆM VỤ 1 : Dạy trẻ nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều và tối Để hình thành biểu tượng về thời gian cho trẻ thì việc thực hiện chính xác các chế độ sinh hoạt ban ngày đóng một vai trò quan trọng. Trong đó các hoạt động của trẻ diễn ra đúng thời điểm quy định và trong một thời lượng nhất định, điều đó tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm thời gian, trên cơ sở đó hình thành ở trẻ những biểu tượng về thời điểm diễn ra các hoạt động quen thuộc hằng ngày của trẻ, ví dụ: buổi sáng tập thể dục, học rồi chơi, buổi trưa: trẻ ăn rồi ngủ +1 Trong thời gian dạo chơi hay hoạt động ngoài trời, giáo viên nên kết hợp cho trẻ quan sát các dấu hiệu thiên nhiên và các dấu hiệu về cuộc sống của con người vào các buổi trong ngày quan sát bầu trời, vị trí, màu sắc mặt trời, sắc thái không gian, cấy cối môi trường xung quanh, quan sát các hoạt động của bản thân trẻ trong trường mầm non ở thời điểm vào các khoảng thời gian khác nhau trong ngày qua đó giúp trẻ thấy được những dấu hiệu đặc trưng cho các buổi trong ngày. +2 Trong thời gian trò chuyện với trẻ, giáo viên bằng các câu hỏi như : Buổi sáng cháu thường làm gì ? Khi nào cháu đến trường mầm non ? Buổi tối cháu thường làm gì ? Khi nào cả nhà cháu đi ngủ ?...nhằm hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu hiệu đặc trưng của các buổi trong ngày. +3 Trên hoạt động học, giáo viên chính xác hóa, hệ thống hóa những biểu tượng về các buổi trong ngày cho trẻ. Trước hết nên cho trẻ xem tranh, ảnh miêu tả những dấu hiệu những hiện tượng đặc trưng của các buổi trong ngày và bằng những câu hỏi, như : Bức tranh vẽ buổi nào trong ngày ? Khi nào ông mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng ? Buổi sáng cháu thường làm già cở trường mẫu giáo ? Bố mẹ cháu làm gì vào buổi sáng ?... Tương tụ như vậy giáo viên cho trẻ làm quen với các buổi khác trong ngày. Qua đó, giúp trẻ tích cực nhớ lại thời điểm diễn ra các hoạt động quen thuộc của trẻ hoặc xác định thời gian diễn ra những hoạt động của trẻ hay các sự kiện vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. +4 Tổ chưc cho trẻ luyện tập định hướng các buổi trong ngày bằng các bài tập với tranh, ảnh hay lời nói miêu tả những dấu hiệu đó. Ví dị như : Chọn tranh có cảnh buổi sáng, tranh cảnh buổi chiều hoặc cô nói dấu hiệu các buổi trong ngày “Trời sáng, ông mặt trời thức dậy chiếu tia nắng xuống mặt đất, các bé ngủ dậy”, trẻ nói tên buổi đó “Buổi sáng” +5 Giáo viên có thể đọc truyện, thơ, sử dụng đồng dao, câu đốđể khắc sâu biểu tượng về các buổi trong ngày cho trẻ, giúp trẻ nhận biết chúng chính xác hơn. +6 Đẻ củng cố những biểu tượng về các buổi trong ngày, giáo viên tổ chức các trò chơi học tập : “Khi nào?” cho trẻ. Trong các trò chơi dạng này giáo viên mô tả các hoạt động của người lớn của trẻ, có trẻ phải định những hoạt động hay hoạt động hay sự kiện đó diễn ra vào buổi nào trong ngày, ví dụ : “Ông mặt trời thức dậy, bố mẹ đi làm còn trẻ em đến trường mầm non” – đó là buổi sáng, hay “Mặt trời lên cao, trẻ em ăn cơm rồi cùng ngủ ở trường” (buổi trưa). Ở NHIỆM VỤ 2 : ( Đọc trang 169 ) PHẢN HỒI HĐ 4 : Ở NHIỆM VỤ 1 : Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần, phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai. 58 + Trong quá trình tổ chức các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, giáo viên nói tên ngày gắn với hoạt động mà trẻ sẽ tham gia, như : “Hôm nay là thứ hai – ngày đầu tuần các cháu tới trường sau những ngày nghĩ, thứ hai chúng mình sẽ học toán, sau đó chúng mình sẽ học hát” hay “Hôm nay là thứ sáu, thứ sáu cháu nào cả tuần đều ngoan sẽ được cô phát phiếu bé ngoan”, “Tờ lịch ngày chủ nhật có màu đỏ” + Ở mọi lúc, mọi nơi, giáo viên nên thường xuyên hỏi trẻ : “Hôm nay là thứ mấy ? (Hôm nay nay là thứ ba, thứ ba chúng mình luôn được nghe cô kể chuyện), “Hôm qua là thứ mấy ? trước thứ ba là thứ mấy ?” Giáo viên chính xác lại các câu trả lời của trẻ nhằm giúp trẻ nắm được tên gọi và trình tự các ngày lễ trong tuần “Thứ hai, thứ ba, thứ bảy, chủ nhật”. + Vào mỗi sáng trước khi học bài, giáo viên hỏi trẻ : “Hôm nay là thứ mấy ? Ngày mai là thứ mấy ?” Giáo viên cần dạy trẻ nắm được tên gọi của các ngày trong tuần theo trình tự “Hôm nay là thứ sáu thì ngày mai là thứ bảy, sau thứ bảy sẽ là chủ nhật. Ngày mai thứ bảy chúng ta sẽ nghĩ ở nhà, chúng mình còn nghỉ học vào ngày nào nữa ? – đó là ngày chủ nhật”. Cuối mỗi giờ học, giáo viên cùng trẻ xác định lại tê gọi của ngày diễn ra giờ học đó. + Để dạy trẻ mẫu giáo lớn nắm được số lượng và trình tự các ngày trong tuần lễ, giáo viên có thể sử dụng kí hiệu cá ngày trong tuần để dạy trẻ. Đó là các kí hiệu hình tròn có màu sắc khác nhau với các con số trên bề mặt, như : số 1 – chủ nhật (màu đỏ), số 2 – thứ hai (màu đen), số 3 – thứ ba (màu xám), số 4 – thứ tư (màu tím), số 5 – thứ năm (màu xanh), số 6 – thứ sáu (màu vàng), số 7 – thứ bảy (màu hồng). Dựa trên các con số ghi trên bề mặt kí hiệu của hình tròn và màu sắc của chúng mà trẻ dể dàng nhớ tên gọi và những dấu hiệu đặc trưng của nó. Ở NHIỆM VỤ 2 : + Khi trẻ đã có biểu tượng về các ngày và nhận biết được các ngày trong tuần, giáo viên cho trẻ làm quen với sự thay đổi của các ngày và qua đó hình thành cho trẻ biểu tượng về hôm qua, hôm nay và ngày mai. - Giáo viên giải thích kèm theo ví dụ cụ thể cho trẻ thấy rằng, ngày đang diễn ra là hôm nay, ngày vừa trôi qua là hôm qua và ngày sắp đến là ngày mai . 59 - Giáo viên cần tiến hành đàm thoại với trẻ :”Hôm qua cháu đã làm gì? Hôm nay cháu đã làm gì ? Ngày mai cháu sẽ làm gì?”. Bằng trò chuyện, giáo viên hình thành cho trẻ biểu tượng về hôm qua, hôm nay, ngày mai trên cơ sở trình tự diễn ra các hoạt động của trẻ gắn với thời điểm diễn ra nó, như “Hôm qua chúng ta học toán, một ngày trôi qua từ sáng, trưa, chiều, tối, đêm rồi lại đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_bai_giang_phuong_phap_cho_tre_mam_non_lam_quen_voi.pdf
Tài liệu liên quan