Đề tài Xuất nhập khẩu thủy sản

Từnhữngnăm1980, sảnphẩmthủysản xuất khẩu của ViệtNam đã xuấthiện trên thịtrường EU dưới m ột nhàn hiệu

chung là Seaprodex. Ngaytừ nhữngnăm đầu thâm nhập thị trường EU,sản phẩm thủysản được xuất khẩu chungvới các

sản phẩm nôngsản khácvớisốlượng ít nhưng đã gây đượccảm tìnhcủa người tiêu dùng châu Âu. Vàonăm 1985, 1986,

Công ty xuất nhập khẩu thuỷsản Việt Nam SEAPRODEX đã được traotặng danh hiệu “ Nhãn hiệusản phẩm thủysản uy

tín”.

Nhận thức đượcrằng, quá trình tiêu thụsản phẩm cuối cùng, đặc biệt là tiêu thụvới giá trị giatăng thông qua xuất

khẩu, là độnglựcbảo đảm chosựtăng trưởng và phát triểncủa các hoạt độngsản xuất khai thác và nuôi trồng, bêncạnh

việc giữvững các thị trường truyền thống, ngành thuỷsản đã chủ trương tíchcực đadạng hoá thị trường xuất khẩu, trong

đó EU làmột trong nhữnglựa chọn hàng đầu. Do đây làmột thị trườnglớn, ổn định, giátốt nhưng có đòihởirất caovề chất

lượng vàvệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sau nhữngvụ ngộ độc thực phẩm, nên để thu được thành công ở thị trường

này, ngành đã xác định không ngừng nâng cao chấtlượng vàvệ sinh an toànsản phẩm là nhiệmvụ quan trọng hàng đầu

trong chiếnlược xúc tiến thâm nhập thị trường. Ngành đãhướngdẫn các doanh nghiệp phấn đầu liêntục nhiềnnăm đểtạo

nên nhữngbước chuyển biến tíchcực theohướng này.TừBộ Thuỷsản đến các doanh nghiệp đã thực hiện hàng loạt biện

pháp,từcải thiệnhệ thống thể chế, hoàn thiệnvănbản quy phạm pháp luật, nâng caonănglực cáccơ quan thẩm quyền,

đổimới cách tiếpcận trong quản lý chấtlượng, an toànsản phẩm, cho đến đầutư đổimới công nghệ, ứngdụng thànhtựu

khoahọckỹ thuật vàosản xuất, nângcấp điều kiệnsản xuất nhằm thoả mãn các điềutương đồngvới cácnước nhập khẩu

vềhệ thống pháp lý,nănglực của cơquan thực thi pháp lý và điều kiện sảnxuấtcủa các doanh nghiệp.

Từmột hệthống nhà máy chếbiếnlạc hậu và cũkỹ, phụ thuộchầu như hoàntoàn vào thịtrường Nhật,với quyết tâm đổi

mới cơbảnvề điều kiệnvệsinh và công nghệsản xuất, ápdụng các hệthống đảmbảo chất lượng tiên tiến nhất theo yêu

cầu của thịtrường tiêu thụ,gần 200nhà máychế biếnthủysản của ViệtNam đãgần nhưtrải qua một cuộc lột xác với quá

trình tiếp cận những phương pháp công nghệ,quản lý an toànvệ sinh tiến tiến,. Quá trình đổi mới trong chếbiến phục vụ

hoạt động xuất khẩu được tiến hành trên mọi mặt: từnâng cấp điều kiện sản xuất; đổi mới công nghệthiếtbị;thay đổi cách

tiếpcận trong quản lý an toàn, chất lượng theo HACCP, từ quản lýsản phẩm đầu cuối sang quản lý toàn bộquá trình sản

xuất; tăng cườnghệ thống luật pháp; tăng cường nănglực hệ thống thanh, kiểmtra; đổi mới cách tiếp cận thị trường từ“bán

cái mình có” sang “bán cáikhách hàng cần”,chủ độngtìm đến với khách hàng.

Việt Namcũng đã thực hiện các chương trình giám sátdưlượng các hoá chất độchại có trong thủysản nuôitừvùng

nuôi đến nhàmáy chế biến, giám sát vùng thu hoạch nhuyễn thể haimảnhvỏ và được EU đánh giá cao. Và cùngvới nguồn

nguyên liệu nhiệt đới phong phúvề chủng loại và khốilượng, chấtlượng cao, thủysản Việt Nam đãhộitụ đầy đủ những

điều kiện cần thiết đểtrởthành một đối tác lớnxuất khẩu thủysản chobạn hàng EU

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Xuất nhập khẩu thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lý, các doanh nghiệp và nông ngư dân Việt Nam, từ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trở lại. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 116, 7 triệu đôla, năm 2004 - 231,5 triệu đôla, năm 2005 - 367,3 triệu đôla. Hàng thủy sản hiện là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam hàng năm chỉ bằng 0,3-0,4% trị giá nhập khẩu thủy sản của toàn EU. Khối lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2005 mới đạt gần 120 nghìn tấn, trị giá 367,3 triệu USD, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Bảng 18: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch (triệu USD) 71,8 90,7 73,7 116,7 231,5 367,3 Khối lượng (tấn) 20.290,8 26.659,1 28.612,8 38.186,8 73.459,2 110.911,2 (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thuỷ sản) Sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là cá, tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ, đồ hộp. Trong giai đoạn từ 2000- 2001, mặt hàng có khối lượng nhập khẩu lớn nhất của EU từ Việt Nam là tôm đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh năm 2000 đạt 38,6 triệu đôla, năm 2001 - 43,6 triệu đôla. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam có giảm sút, chỉ còn 15,7 triệu đôla. Thời gian đó, một số lô tôm đông lạnh của Việt Nam xuất sang EU bị phát hiện có dư lượng kháng sinh cao quá mức cho phép và bị huỷ, gây thiệt hại lớn cho nhà xuất khẩu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến bàn ăn được công bố trong Sách Trắng của EU đối với thực phẩm chế biến nhập khẩu. Thực hiện chính sách bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng EU quy định “cấm” sử dụng 16 loại hoá chất trong đó có chloramphenicol và nitrofuran có trong thực phẩm, tức phải hiểu là “dư lượng kháng sinh bằng 0”. Trong thực tế EU cho phép dư lượng kháng sinh dưới 0,3 phần tỷ là đạt yêu cầu. Từ năm 2002, thương mại tôm giữa Việt Nam và EU đã có những dấu hiệu phục hồi và có sự gia tăng cả về giá trị và khối lượng tôm xuất sang thị trường này trong năm 2003 và 2004. Năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5316 tấn tôm sang EU, tăng 28% so với 4000 tấn năm 2002. Năm 2004, tôm Việt Nam đã thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường mới tại khu vực EU, khi các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam chuyển hướng từ Bỉ, thị trường truyền thống số một tại EU, sang các thị trường khác như Anh, Đức, Italy. Đối với mặt hàng tôm của Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài ra không bị cản trở bởi các biện pháp phi quan thuế nào khác. Cá đông lạnh cũng là mặt hàng có mức tăng xuất khẩu sang EU đều và đáng kể. Xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường này đã vượt xa tôm không những về khối lượng mà cả về giá trị, vươn lên đứng trên Nhật (66 triệu USD năm 2003), chỉ sau Mỹ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam (552 triệu USD). Năm 2004, xuất khẩu cá của Việt Nam sang EU tiếp tục tăng trưởng với giá trị xuất khẩu đạt 231,5 triệu USD, gấp 3 lần so với năm 2003, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU. Sản phẩm cá chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường này là cá tra, cá basa (pangasius) và cá ngừ. Bảng 19: Xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh của Việt Nam theo thị trường 2001 2002 2003 Thị trường Khối lượng (Tấn) Giá trị (1000USD) Khối lượng (Tấn) Giá trị (1000USD) Khối lượng (Tấn) Giá trị (1000USD) Eu-15 Ai Xơ Len 63.4 314.7 9.1 35.4 53.8 234.5 Bỉ 4 064.2 18 516.6 5 902.9 18 573.6 8 738.8 31 934.6 Bồ Đào Nha 173.3 324.8 115 244.3 384.5 675.6 Italy 6 841.9 13 074.7 10 048.9 17 490.8 11 589.4 23 043.2 Đức 4 896.5 20 707.6 3 834.0 11 750.0 5 383.5 18 244.8 Anh 3 028.3 14 796.2 2 519.2 6 288.1 2 653.1 14 975.9 Pháp 5 273.0 15 372.1 3 445.9 12 281.8 4 308.2 14 599.3 Tây Ban Nha 1 858.2 4 802.5 2 042.0 5 122.0 3 739.5 8 261.6 Đan Mạch 284.7 1 254.6 465 1 258.3 569.1 1 880.4 Thuỵ Điển 146.1 1 534.6 86.5 299.4 255.7 1 346.2 Các thành viên mới của EU Séc - Czech 963.2 973 1 147.3 1 345.7 1 337.4 1 217.1 Ba Lan - Poland 50.6 130.5 157.7 335.9 568.2 1 101.5 EU-25 (Nguồn: Trung tâm Tin học) Bỉ và Italy vẫn là hai thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam tại EU, chiếm 53% tổng lượng hàng xuất sang EU năm. Việt Nam nằm trong tốp 10 nhà cung cấp tôm hàng đầu của Bỉ với 4% thị phần nhập khẩu. Mặt hàng chính là tôm nước ấm đông lạnh. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 9 trong số các nhà xuất khẩu thủy sản sang Anh. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đức giai đoạn 1999-2003 tăng 149% về khối lượng, từ 2.146 tấn lên 5.383 tấn và 68% về giá trị, từ 10,744 triệu USD lên 18,244 triệu USD. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính sang Đức là cá philê đông lạnh, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể và thủy sản có vỏ. Sản phẩm tiềm năng là cá basa philê đông lạnh. Biểu 4: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU (Nguồn: www.globefish.org/EU legislation) Trong những năm qua, thủy sản Việt Nam gần như chỉ xuất hiện với mức độ hết sức khiêm tốn ở một vài nước trên thị trường Đông Âu. Trong vài năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có nhiều động thái tích cức thâm nhập thị trường các thành viên mới của EU ở khu vực này, đặc biệt là ở Ba Lan và đã có những kết quả bước đầu. ü Nhập khẩu Bên cạnh xuất khẩu, Việt Nam cũng nhập khẩu một số sản phẩm thuỷ sản từ các nước EU để phục vụ nhu cầu nội địa như cá hồi, cá ngừ, các loại cá biển, đồ hộp, đồ khô,…. Ngoài ra Việt Nam còn nhập cá, tôm đông lạnh để tái chế biến xuất khẩu,…Tuy nhiên, sản lượng và giá trị thuỷ sản nhập khẩu còn rất thấp. Bảng 20: Nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ EU (đơn vị: Tấn) Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 Bạch tuộc đông lạnh 51,1 38,5 26,2 57,4 Cá đông lạnh 18 99,9 80,8 192 Tôm đông lạnh 221 453,7 218,8 709.756,3 Mực đông lạnh 41,6 41,4 13,9 Cá ngừ 9,3 Các mặt hàng khác 15,5 136,9 211,3 192,4 2.000.216,8 Tôm khô 12 Tôm hùm 18 Tổng cộng 147,5 496,3 813,4 674,5 2.709.991,1 (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thuỷ sản) v Những khó khăn và thách thức của ngành thủy sản Việt Nam khi gia nhập thị trường EU ü Triển vọng EU là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay và cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Mặt khác, thị trường EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh hạng nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một thị trường khó tính nhất về tiêu dùng thủy sản. Thị trường này, với sở thích tiêu dùng sản phẩm tôm, cá, nghêu,… kích thước nhỏ, chất lượng vừa phải có thể bổ sung cho thị trường Nhật và Mỹ về cơ cấu hàng hoá, tạo thế cân bằng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do vậy, tăng cường xuất khẩu sang EU chính là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đảm bảo ổn định sản xuất. Song việc mở rộng thị phần thủy sản Việt Nam ở đây cũng không dễ dàng. Yêu cầu cao về vệ sinh an toàn Qua số liệu thống kê, tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản của ta chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản hàng năm của EU rất lớn, nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng này lại rất cao. Một vài lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn chưa an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, bị phát hiện có dư lượng hoá chất, kháng sinh,...) và chất lượng chưa được ổn định. Đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam làm giả chất lượng hàng thủy sản. Do vậy, EU chỉ nhập khẩu những sản phẩm từ những doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản khác của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này Đặc biệt tại châu Âu đã đã đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo nhanh. Hệ thống này do EFA (Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu) chịu trách nhiệm quản lý. Mục đích là cảnh báo nhanh bao quát toàn bộ dây chuyền cung cấp thức ăn, kể cả thức ăn cho động vật, đồng thời hỗ trợ tư vấn khoa học và kỹ thuật cho Ủy ban châu Âu. Bất kỳ thông tin về mối nguy nghiêm trọng nào trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người phát sinh từ thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật sẽ được thông báo đến cho các cơ quan quản lý thực phẩm của các nước thành viên thông qua hệ thống này. Biện pháp tương tự sẽ được áp dụng để hạn chế đưa ra thị trường các sản phẩm sản xuất tại EU hay nhập khẩu nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Bảo vệ môi trường, nguồn lợi tự nhiên Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp định quốc, đặc biệt dựa trên Chương trình nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro (Hiệp định Rio), Hội nghị Liên hiệp Quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992. EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong khuôn khổ Hiệp định Rio. Chương trình môi trường của EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề về môi trường chứ không phải đối phó với rắc rối khi chúng xảy ra. Các quy định về môi trường của EU đối với sản phẩm thủy sản chính là các quy định về hàng hoá môi trường nằm trong hệ thống “Luật sản phẩm môi trường của Liên minh châu Âu”. EU ban hành Hệ thống Luật sản phẩm môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái. Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt, bao gổm các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường và các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi xuất khẩu hàng thủy sản sang EU, ngoài việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU. Có thể nói rằng, Hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng hoá là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, và không dễ thoả mãn. Người tiêu dùng EU có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường. ü Tập quán ứng xử Thực tế, EU không phải là một thực thể văn hoá, không đồng nhất về tập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng cách ứng xử. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trên thực tế bao gồm nhiều thị trường quốc gia và khu vực có những đặc điểm rất khác nhau. Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau. EU là thành viên của WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng khá nhiều. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo trợ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phâm, đó là: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Khách hàng EU rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, các trình bày sản phẩm và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu. Việc tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU ngày càng được nới lỏng nên cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt do lượng hàng nhập khẩu rất nhiều. Chu kỳ sống của một sản phẩm sẽ phải ngắn hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn. Kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU khá phức tạp và có nhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối đó và các đầu mối nhập khẩu để có những biện pháp xâm nhập cụ thể. Với sản lượng xuất nhập khẩu hàng năm lớn, là một bản hàng ổn định, các doanh nghiệp thủy sản đang dần chuyển mình để tạo được những dấu ấn trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. ------------------------------ 3.4. Tài liệu tham khảo: 1. Cục xúc tiến thương mạI, 2002. Xuất khẩu sang thị trường EU, 153 trang 2. Đoàn Thị Hồng Vân, 2004. Thâm nhập thị trường EU (Những điều cần biết).- Hà Nội: NXB. Thống kê, 316 trang. 3. Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê từ năm 2000-2004 4. Thống kê nghề cá của FAO từ năm 1999-2003 5. Nguyễn Văn Nam, 2005. Thị trường xuất- nhập khẩu thuỷ sản/ . - Hà Nội: NXB Thống kê, 359 trang. 6. Tạp chí Thương mại thủy sản các năm từ 2000-2005 7. Bản tin Thương mại thủy sản các năm từ 2002-2004 8. Tạp chí Seafood 9. www.eurochambres.be (Phòng thương mại EU) 10. www.eurostat.org (Trang số liệu thống kê)www.globefish.org/EU legislation (Trang thông tin nghề cá) 11. www.itpc.hochiminhcity.gov (Trung tâm xúc tiến thương mại Hồ Chí Minh) 12. www.smenet.com.vn (Trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ) Fisheries Informatic Centre - Ministry of Agriculture and Rural Development Tel: 84.4.7716578, 8343182, 8318041 Fax: 84.4.7716578 Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan - Email:ttam.bts@hn.vnn.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11-Xuatnhapkhauthuysan.pdf
Tài liệu liên quan