Đề xuất lộ trình áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại các doanh nghiệp Việt Nam

Khi các quốc gia ngày càng gia tăng mở cửa với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy hoạt động

thượng mại và thị trường vốn quốc tế thì việc sử dụng thông tin tài chính với nhu cầu so

sánh, minh bạch, phù hợp, đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụngtrên toàn cầu ngày càng

trở nên cần thiết. Ra đời từ năm 2001, Chuẩn mực Báo cáo tài chính (BCTC) Quốc tế

(IFRS) ngày càng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, đóng một vai trò quan trọng

trong nền kinh tế thị trường. Viêt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó, xu hướng sử

dụng ngôn ngữ kế toán quốc tế như IFRS trong thực hành kế toán của các công ty nước

ngoài, tập đoàn đa quốc gia, . trên lãnh thổ Việt Nam ngày một gia tăng. Dựa trên nghiên

cứu tổng quan về IFRS theo phương pháp nghiên cứu tại bàn, bài viết trình bày những lợi

ích, khó khăn khi thực hiện IFRS và lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề xuất lộ trình áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 176 ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM #Th.s Nguyễn Thị Kim Tuyến Khoa Kinh tế & Kế toán - Đại học Quy Nhơn Khi các quốc gia ngày càng gia tăng mở cửa với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy hoạt động thượng mại và thị trường vốn quốc tế thì việc sử dụng thông tin tài chính với nhu cầu so sánh, minh bạch, phù hợp, đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụngtrên toàn cầu ngày càng trở nên cần thiết. Ra đời từ năm 2001, Chuẩn mực Báo cáo tài chính (BCTC) Quốc tế (IFRS) ngày càng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Viêt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó, xu hướng sử dụng ngôn ngữ kế toán quốc tế như IFRS trong thực hành kế toán của các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia,. trên lãnh thổ Việt Nam ngày một gia tăng. Dựa trên nghiên cứu tổng quan về IFRS theo phương pháp nghiên cứu tại bàn, bài viết trình bày những lợi ích, khó khăn khi thực hiện IFRS và lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam. Từ khóa: IFRS, VAS, Thông tin BCTC. Lợi ích, khó khăn áp dụng IFRS Lợi ích áp dụng IFRS IFRS đã được thông qua bởi nhiều quốc gia bởi chính nó có những lợi ích sau: Tăng cường tính minh bạch, nâng cao tính so sánh và chất lượng của thông tin kế toán mang lại lợi ích lâu dài hơn cho các doanh nghiệp, cho các quốc gia đáp ứng sự phát triển bền vững với hoạt động quản lý tài chính tốt. Tính minh bạch tăng qua yêu cầu công bố thông tin IFRS, từ đó thúc đẩy toàn bộ thị trường và giảm lũng đoạn thị trường (IAS PLUS, 2010).Yêu cầu công khai của IFRS cũng góp phần vào việc cải thiện chất lượng của thông tin kế toán (Langendijk et al., 2003). Đây là điều rất quan trọng trong sự phát triển và hoạt động hiệu quả của thị trường vốn (Zeghal và Mhedhbi, 2006). Ngoài ra, việc áp dụng IFRS sẽ giúp chính phủ và các nhà quản lý khác, chẳng hạn như quản trị chứng khoán giảm chi phí giám sát liên quan đến BCTC công ty (Rodrigues & Craig, 2007), khuyến khích dòng chảy vốn quốc tế vượt qua biên giới các quốc gia chẳng hạn thu hút và tăng mức độ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (Munap, 2000) bằng cách cung cấp các tín hiệu tích cực đáng kể có chất lượng cao hơn cho các nhà đầu tư từ hệ thống BCTC (Roberts, Weetman, & Gordon, 2002) từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh các nguồn lực kinh tế của các nước hoặc các công ty. IFRS còn thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, có thể giúp tăng cường và nâng cao hình ảnh và uy tín của một quốc gia ở cấp độ quốc tế và làm cho việc củng cố và hòa giải BCTC dễ dàng hơn. Khó khăn áp dụng IFRS Áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng không ít khó khăn. Hơn nữa, nó có tác động khác nhau đến các nước phát triển và các nước đang phát triển, bởi lẽ, IFRS được ban hành và phát triển bởi các nước phát triển trong khi các nước đang phát triển có thể không tạo ra các mối quan hệ tương tự vì môi trường kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. IFRS là n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 177 không thích hợp cho tất cả các nền kinh tế, vì thực hành BCTC không chỉ định hình bởi các CMKT mà còn bị chi phối bởi những thể chế của các quốc gia áp dụng. Mặc dù được chấp nhận rộng rãi ở cấp quốc tế nhưng IFRS vẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi giữa lợi ích và khó khăn đối mặt khi thực hiện. Các nước áp dụng đầy đủ hoặc một phần IFRS hoặc đã không thông qua IFRS. Đây là khó khăn khi IASB muốn hài hòa IFRS với tiêu chuẩn kế toán quốc gia, khi điều chỉnh IFRS trong tất cả các quốc gia với CMKT được phát triển trong bối cảnh các yếu tố văn hóa, luật pháp (Hail et al, 2009; Masca và Gall, 2008) và mức độ tham gia chính trị (Pilcher, 2004) khác nhau của các quốc gia khác nhautrong quá trình thiết lập tiêu chuẩn. Quá trình thực hiện và chuyển đổi sang IFRS cũng có thể rất tốn kém chi phí, phức tạp và nặng nề cho cả quốc gia và công ty đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thiếu hướng dẫn thực hiện và giải thích thống nhất (Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski, 2006) xuất phát từ tính chất phức tạp của một số chuẩn mực IFRS (Jermakowicz, 2004) như giá trị hợp lý, LTTM, và bản chất kế toán dựa trên nguyên tắc (principle-based accounting) của IFRS (Hồng, 2008) sẽ là thách thức đối với một số quốc gia khi đã quá quen với kế toán dựa trên các quy định bắt buộc (rule-based accounting). Lo ngại đào tạo nguồn nhân lực như kế toán, kiểm toán để hiểu và đánh giá chuyên môn khi thực hiện IFRS (Zabihollah Rezaeea, 2010) hay ngôn ngữ cũng sẽ là rào cản cho việc chuyển tiếp sang IFRS (Tokar 2005, Irvine và Lucas, 2006; Zhang et al, 2007) vì tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính của IFRS. Việc áp dụng IFRS cũng khó có khả năng cải thiện hệ thống kế toán, thông tin BCTC trừ khi có những thay đổi sâu sắc trong chính sách phát triển kinh tế, cơ chế quản trị doanh nghiệp, tính thực thi của pháp luật và thị trường tài chính. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS Xu hướng thực hành BCTC của các nước trên thế giới đã không ngừng hướng tới các tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc như IFRS, khi số lượng các quốc gia hài hòa CMKT của mình với IFRS ngày càng gia tăng. IFRS giờ đây đã trở thành một chuẩn mực hợp lý được xem và sử dụng như một điểm chuẩn để tham khảo, là một phương tiện để nâng cấp các hệ thống kế toán của nhiều quốc gia. Ding et al. (2007) đã xác định hai yếu tố chính, góp phần quan trọng cho sự gia tăng chấp nhận IFRS ở nhiều nơi trên thế giới, đó là: - Thứ nhất là, việc bắt buộc áp dụng IFRS của EU. - Thứ hai là, dự án hội tụ US GAAP với IFRS của Hội đồng CMKT tài chính Mỹ (FASB) và IASB. IFRS có thể có tác động khác nhau lên các nước phát triển và các nước đang phát triển, vì sự khác biệt về môi trường thể chế. Trong bối cảnh của sự khuyếch tán IFRS, hầu hết các nước đang phát triển đang dần hài hòa với IFRS, xuất phát từ các nguyên nhân sau: - Hầu hết, các nước đang phát triển đang bị áp lực bởi các tổ chức quốc tế để đáp ứng sự cần thiết phải có các CMKT chất lượng cao cấp và hiện đại khi các CMKT quốc gia được xem là không đầy đủ, cần phải nâng cấp đến một mức độ nhất định một phần bi hạn chế về khả năng thiết lập một bộ CMKT mới một phần là do sự phụ thuộc vào các tổ chức quốc tế khi thúc đẩy toàn cầu hóa và hợp tác đa quốc gia, đó là: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 178 hàng Thế giới (WB) (Rodrigues & Craig, 2007) và Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO), và Liên Hợp Quốc (LHQ) (Wyatt, 1997, tr. 10,15). - Các nước đang phát triển quyết định áp dụng IFRS có liên quan đến sức ép xã hội trong thay đổi đẳng cấu (DiMaggio và Powell, 1983; Lasmin, 2011). - Lý thuyết kinh tế của hiệu ứng mạng lưới của Ramanna và Sletten (2009) đã xác định rằng, một đất nước có nhiều khả năng áp dụng IFRS nếu các đối tác thương mại hoặc các nước trong khu vực địa lý đã chấp nhận IFRS, chẳng hạn: Malaysia phải hội tụ về IFRS để cạnh tranh với các nước láng giềng ASEAN (Hanefah và Singh, 2012, một số nước ASEAN đã thông qua IFRS để tích hợp với nền kinh tế thế giới (Yapa et al., 2015). - Những quốc gia đang phát triển có một tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ có trọng lượng trong nền kinh tế quốc tế, trình độ giáo dục tiên tiến, một mức độ cao về phổ biến pháp luật, mức độ mở cửa nền kinh tế và sự phát triển thị trường vốn đi liền với sự tuân thủ các CMKT quốc tế IAS/IFRS (Larson, 1993; Zeghal & Mhedhbi, 2006, Al-Akra, Jahangir & Marashdeh, 2009; Fatma Zehria và Jamel Chouaibib, 2013). - Hofstede,1980; Doupnik & Taylor, 1985; Hope, 2003; Ding, Jeanjean, & Stolwy, 2005; Zeghal & Mhedhbi, 2006, Zeghal & Mhedhbi, 2006, Nurunnabi, 2015 và Herbert et al.,2013 nhấn mạnh các yếu tố phi kinh tế như: Văn hóa, xã hội đóng một ảnh hưởng rất quan trọng trong việc thực hiện IFRS ở các nước đang phát triển vì các tổ chức (các quốc gia hoặc các công ty) không chỉ là những nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà còn là những thực thể xã hội và văn hóa tượng trưng (Meyer & Rowan, 1977). Các giá trị văn hóa có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của kế toán và hệ thống BCTC (Doupnik và Tsakumis, 2004; Perera, 1989). Các nước đang phát triển có tỷ lệ biết chữ cao, có văn hóa Anh-Mỹ có nhiều khả năng áp dụng IFRS (Zeghal và Mhedhbi, 2006). Thực trạng áp dụng IFRS tại Việt Nam Một bộ CMKT là kết quả của một hệ thống các yếu tố phức tạp như chính trị, kinh tế, văn hóa pháp lý, hệ thống pháp luật, giáo dục, tôn giáo,. (Iqbal, Melcher, & Elmallah, 1997; Roberts, Weetman, & Gordon, 2002; Nobes & Parker, 2008) chịu tác động trong môi trường lịch sử khác nhau đã tạo nên sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn kế toán của các quốc gia. Việt Nam trải qua 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 đô hộ giặc Tây, hơn 30 năm mở cửa cải cách nền kinh tế sau khi giành được độc lập nên hệ thống kế toán Việt Nam đã chịu sự tác động trong lịch sử, phản ánh sự thay đổi kinh tế, chính trị, xã hội,và mang một bản sắc riêng. Do tác động của thực dân Pháp, mô hình kế toán Việt Nam là mô hình kế toán lục địa Châu Âu (Narayan & Godden 2000) với những quy định chặt chẽ từ cơ quan chính phủ và Nhà nước. Nhà nước giữ vai trò quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia, văn bản pháp lý cao nhất là Luật Kế toán được Quốc hội ban hành, các chế độ tài chính được ban hành bởi thủ tướng chính phủ và các CMKT, chế độ kế toán, thông tư hướng dẫn thực hiện do Bộ Tài chính ban hành. Bên cạnh đó, hệ thống kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tuân thủ theo luật lệ (rules-based accounting standards) với quy định chặt chẽ, ít linh hoạt và bị chi phối bởi các qui định của thuế. Hệ thống kế toán được qui định thống nhất từ chứng từ, tài khoản, sổ kế toán đến các BCTC. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc phản n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 179 ánh văn hóa Á Đông với bản chất thận trọng được đề cao, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán, tránh rủi ro không chắc chắn, nhấn mạnh đến sự tuân thủ các qui định điều lệ được quy định chi tiết từng bước một trong các hướng dẫn thực hiện (rule- based approach) hơn là thực hành kế toán dựa trên các nguyên tắc theo tinh thần xây dựng IFRS (principles- based approach). Kể từ năm 1986, khi thực hiện chính sách mở cửa và chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã và đang thực hiện cải cách quan trọng về thực hành kế toán (Bùi 2011), có nhiều nỗ lực cải cách pháp luật kế toán để thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với hy vọng thu hút đầu tư nước ngoài (Phuong & Richard 2011). Xuất phát từ đặc điểm nội tại của nền kinh tế, trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam mà từ năm 2001 đến 2005, Bộ Tài chính đã chia thành 5 đợt ban hành được 26 CMKT Việt Nam (VAS) trên cơ sở chọn lọc các thông lệ quốc tế phù hợp. Tất cả 26 VASs được Bộ Tài chính Việt Nam soạn thảo dựa trên các IASs đã được ban hành trước năm 2003 (Phan 2010). Vì vậy, tất cả các phiên bản tiếp theo của IAS và IFRS mới được IASB ban hành sau năm 2003 chưa được cập nhật trong các VASs hiện hành với ngoại lệ là VAS 19 được ban hành vào năm 2005 được dựa trên IFRS 4 ban hành trong năm 2004, dẫn đến có sự khác biệt đáng kể trong xử lý kế toán và công bố giữa các VASs và IASs/ IFRSs do IASB ban hành (PWC 2008). Mức độ hội tụ tổng quát giữa VASs với các CMKT IASB là khoảng 66%, trong đó hội tụ đo lường 75,8% và hội tụ công bố là 61,9% (Phạm, Tháp & Scully, 2011) thể hiện rõ nét nhất là cho đến nay nguyên tắc giá gốc từ nền kinh tế kế hoạch tập trung trong lịch sử vẫn thống trị ở hầu hết các báo cáo kế toán của các công ty Việt Nam, vấn đề “giá trị hợp lý” điển hình của IFRS vẫn còn khá mới mẽ đối với giới chuyên môn và môi trường định giá tại Việt Nam còn chưa phát triển, để xác định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Ngoài ra, hệ thống kế toán Việt Nam không có bản giải thích kế toán tương đương với các giải thích về CMKT được ban hành bởi Ủy ban Quốc tế hướng dẫn Chuẩn mực BCTC Quốc tế, để giải thích những điểm chưa rõ hoặc những tình huống không có trong chuẩn mực (Yang & Nguyễn 2003). Hiện nay, ở Việt Nam, IFRS được yêu cầu cho các ngân hàng Nhà nước và cho phép các ngân hàng thương mại. Tất cả các công ty của Việt Nam, niêm yết hoặc không niêm yết phải BCTC theo VASs, chỉ một số doanh nghiệp lập BCTC theo IFRS nếu có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế. Đề xuất về lộ trình triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam Chuẩn mực BCTC Quốc tế -IFRS được xem là chuẩn mực đặc trưng cho tính toàn diện, tính minh bạch, tính so sánh nhằm cung cấp chất lượng thông tin tài chính kế toán cao. Số lượng các quốc gia trên thế giới chấp nhận IFRS ngày càng gia tăng. Việc triển khai và thực hiện IFRS ở các quốc gia khác nhau sẽ khác nhau, nhưng đó đều là một hành trình dài đầy thách thức khi muốn chuyển hóa CMKT quốc tế thành CMKT quốc gia. Việc hội tụ với IFRS đòi hỏi các nước phải có cách tiếp cận phù hợp và cần một nỗ lực chung của chính phủ, các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn, các nhà quản lý thị trường chứng khoán, người sử dụng BCTC và các bên liên quan khác (Street, 2002) đi kèm với đó là sự thay đổi văn hóa, quan điểm quản lý, trình độ chuyên môn cho phù hợp với bối cảnh kinh tế, chính trị, pháp luật, n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 180 Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng trong cả phạm vi khu vực và quốc tế. Việc áp dụng IFRS trên lãnh thổ Việt Nam, là điều tất yếu trong ánh sáng hội tụ toàn cầu của IFRS. Khi triển khai thực hiện IFRS, Việt Nam cần có lộ trình phù hợp đồng thời xem xét các nhân tố ảnh hưởng, cụ thể: - Xuất phát từ yếu tố văn hóa Phương Đông trong lịch sử thì Việt Nam nên lựa chọn một lộ trình phù hợp, đó là “"Thích ứng thận trọng và dần dần" dựa trên nhu cầu và ứng dụng của quốc gia (Lan, 2008). Lộ trình áp dụng IFRS cần chia thành nhiều giai đoạn tiến tới hội tụ toàn bộ IFRS trong tương lai, phù hợp với các đối tượng khác nhau trước hết triển khai IFRS trên các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp lớn sau đó mới đến doanh nghiệp không niêm yết, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. - Cần có sự đồng lòng, nỗ lực chung sức thúc đẩy quá trình hội tụ IFRS từ Chính phủ, cơ quan thiết lập chuẩn mực, các tổ chức nghề nghiệp, các kế toán chuyên môn cũng như cộng đồng doanh nghiệp để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi nhằm đạt những lợi ích to lớn mà IFRS mang lại. Bộ Tài chính đã thể hiện quyết tâm áp dụng IFRS khi nghiên cứu, sửa đổi 26 CMKT đang áp dụng, bổ sung các quy định riêng về áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp niêm yết trên TTCK, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bổ sung nguyên tắc giá trị hợp lý vào Luật Kế toán 2015 tiến tới triển khai IFRS vào đầu năm 2017. Bên cạnh đó, hơn 80% các kiểm toán viên, kế toán viên và viện nghiên cứu kế toán rất lạc quan về những lợi ích mà IFRS mang lại khi áp dụng vào Việt Nam (Duc Phan, Bruno Mascitelli & Meropy Barut, 2013). Đây là yếu tố hết sức quan trọng, để đạt được thành công khi hội tụ IFRS. -. Bên cạnh lộ trình phù hợp để tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS trong tương lai, Việt Nam cần có bản hướng dẫn thống nhất cùng với sự tư vấn, hỗ trợ của IASB, các công ty kiểm toán quốc tế như ICAEW, CPA Úc, các tổ chức nghề nghiệp, trong từng giai đoạn triển khai để áp dụng IFRS được hiệu quả hơn. - Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một nhân tố ảnh hưởng đối với sự thành công trong lộ trình áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam vì bản chất IFRS là phức tạp, kế toán dựa trên nguyên tắc khác biệt lớn với kế toán dựa trên luật lệ của Việt Nam. Do đó, chính phủ cần có chiến lược phát triển chuyên nghiệp nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán và tài chính để chuẩn bị cho quá trình áp dụng IFRS, các học viện, các trường đại học cần có chương trình đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn IFRS ví như đo lường ghi nhận tài sản và nợ phải trả đến giá trị hợp lý. Các tổ chức nghề nghiệp cần tổ chức các khóa huẩn luyện IFRS cho kiểm toán, kế toán của các doanh nghiệp.‡ ------------------------------ Tài liệu tham khảo 1/ Lasmin (2011),An Institutional Perspective on International Financial Reporting Standards Adoption in Developing Countries. Academy of Accounting and Financial Studies Journal, Volume 15, Special Issue, Number 2, 2011, 61-71. 2/ Hj. Hamdan andPatrick Low (2013), ‘Is Brunei Ready to Adopt the International Accounting System (IAS)?’ Business Journal for Entrepreneurs, Vol. 2013 Issue 1, p. 12 – 48. 3/ Duc Phan, Bruno Mascitelli and Meropy Barut (2013), Perceptions of Accounting Professionals towards n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 181 International Financial Reporting Standards (IFRS) in Developing Country: Evidence from Vietnam, Proceedings of 3rd Global Accounting, Finance and Economics Conference, Rydges Melbourne, Australia, ISBN: 978-1-922069-23-8 4/ Duc Hong Thi Phan (2010), Proceedings of the 2nd Engaging with Vietnam: An Interdisciplinary Dialogue” Conference, Hanoi, Vietnam. 5/ Mahesh Joshi, Prem Yapa and Diane Kraal (2016), IFRS adoption in ASEAN countries: Perceptions of professional accountants from Singapore, Malaysia and Indonesia, International Journal of Managerial Finance. 6/ Fatma Zehria and Jamel Chouaibib (2013), Adoption determinants of the International Accounting Standards IAS/IFRS by the developing countries, Journal of Economics, Finance and Administrative Science 18, 56-62. 7/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_xuat_lo_trinh_ap_dung_chuan_muc_bao_cao_tai_chinh_quoc_te.pdf