Đồ án Thiết kế quy hoạch mạng lưới giao thông thành phố nam định – tỉnh Nam Định

Thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định đã nhiều lần được nghiên cứu thiết kế quy hoạch tổng thể, quy hoạch mạng lưới giao thông.

Trong quá trình thực hiện do sự phân tách lại địa giới tỉnh, do chiến lựoc phát triển kinh tế của Chính Phủ, của tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định đã có nhiều thay đổi. Thành phố đang thay đổi dần bộ mặt theo hướng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Năm 1999 Thành phố Nam Định đã được Chính Phủ nâng cấp thành thành phố đô thị loại II. Dự án xây dựng quốc lộ 10 qua thành phố Nam Định được điều chỉnh hướng tuyến và đã được xây dựng giai đoạn I tạo điều kiện phát triển mới cho thành phố Nam Định. Hệ thống giao thông hiện tại của đô thị không còn đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó. Vì vậy, cần phải xây dựng lại hệ thống giao thông sao cho phù hợp với sự thay đổi của tỉnh, của đất nước.

 

doc119 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế quy hoạch mạng lưới giao thông thành phố nam định – tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRANG GHI ƠN Trong suốt 5 năm học vừa qua em đã được học rất nhiều bộ môn và đã được làm rất nhiều đồ án . Trong đó đồ án tổng hợp là đồ án mang tích chất tổng quát của tất cả các bộ môn và tất cả các đồ án mà em đã làm. Trong quá trình làm đồ án em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong tổ bộ môn giao thông , đặc biệt là T.S Phạm Hữu Đức và TH.S Phạm Thanh Hoan đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm đồ án . Do kiến thức còn hạn chế , do chưa được va vấp nhiều với thực tế nên đồ án của em còn thiếu thực tế và không thể tránh khỏi sai sót . Rất mong các thầy cô trong tổ bộ môn giúp đỡ và chỉ bảo cho em để tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình công tác của em sau này . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong nhà trường các thầy cô trong khoa đô thị , các thầy cô trong tổ bộ môn , đặc biệt là thầy Đức và thầy Hoan đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm đồ án . Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN I: QUY HOẠCH GIAO THÔNG CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG I Sự cần thiết phải lập quy hoạch hệ thống giao thông thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định : Thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định đã nhiều lần được nghiên cứu thiết kế quy hoạch tổng thể, quy hoạch mạng lưới giao thông. Trong quá trình thực hiện do sự phân tách lại địa giới tỉnh, do chiến lựoc phát triển kinh tế của Chính Phủ, của tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định đã có nhiều thay đổi. Thành phố đang thay đổi dần bộ mặt theo hướng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Năm 1999 Thành phố Nam Định đã được Chính Phủ nâng cấp thành thành phố đô thị loại II. Dự án xây dựng quốc lộ 10 qua thành phố Nam Định được điều chỉnh hướng tuyến và đã được xây dựng giai đoạn I tạo điều kiện phát triển mới cho thành phố Nam Định. Hệ thống giao thông hiện tại của đô thị không còn đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó. Vì vậy, cần phải xây dựng lại hệ thống giao thông sao cho phù hợp với sự thay đổi của tỉnh, của đất nước. II/Mục tiêu của đồ án: Xác định phương hướng cải tạo hệ thống giao thông phù hợp với quan điểm mới, nhằm tạo cho thành phố Nam Định thành một trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị của tỉnh Nam Định, đô thị trung tâm cấp vùng về các mặt kinh tế, văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và đầu mối giao thông. Điều chỉnh hệ thống giao thông phải đi đôi với quy hoạch tổng thể phát triển không gian của thành phố và dựa trên cơ sở kinh tế, kỹ thuật vững chắc làm động lực cho phát triển kinh tế, sản xuất, dịch vụ, tạo nguồn thu cho ngân sách. Đánh giá thực trạng các nguồn lực, thế mạnh, đề xuất các vấn đề mới và các yếu tố tác động đến sự phát triển của đô thị. III/Nội dung – nhiệm vụ của đồ án: - Đồ án có nội dung chính là thiết kế quy hoạch chi tiết giao thông khu chức nămg đô thị và tuyến đường phố đựoc phân bổ như sau : - Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, với các nội dung: - Quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đô thị (2 PA) - Quy hoạch mạng lưới giao thông phương án chọn: + Quy hoạch sân bay nhà ga, đường sắt , bến xe ô tô, bãi đỗ xe,cảng đường thuỷ kèm theo nhữmg số liệu liên quan đến các hạng mục vừa nêu. + Phân cấp hạng các tuyến giao thông quan trọng. + Các mặt cát các tuyên đường chính, các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới đường như mật độ lưới đường, tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất đô thị, diên tích giao thông tính cho đầu người. + Chi tiết hoá các nút giao thông quan trọng. + Chỉ rõ vị trí tuyến thiết kế cho phần sau. - Hai phương án bình đồ tuyến thiết kế tỷ lệ 1/2000, chọn phương án mặt bằng thể hiện trên nền địa hình. - Hai phương án trắc dọc tuyến tỷ lệ 1/2000, tính khối lượng đất 2 PA để so sánh. - Mặt bằng tuyến phương án chọn,cvới nội dung cần thể hiện : + Các bộ phận của dải phân cách,bó vỉa ,đan rãnh,chỉ giới đường đỏ chỉ giới xây dung,mặt bằng những công trình kiến trúc quy hoạch hoạch trên tuyến đường. + Các cọc thiết kế với cao độ thiên nhiên ,cao độ thiết kế,toạ độ góc chuyển hướng,các mốc xây dung đường và công trình. + Vị trí hệ thống thoát nước cho đường phố,hệ thống công trình ngầm chính. + Thiết kế san nền tuyến - Trắc dọc thiết kế tuyến đường tỷ lệ 1/500 - Mặt cắt ngang các đường thiết kế,mặt cắt điể hình,mặt cắt ngang thi công. - Tích luỹ và điều phối đất. - Thiết kế một hoặc hai trong những nội dung sau + Nút giao thông : Mặt bằng thiết kế nút giao thông thể hiệ trên nền hiện trạng, phân luồng giao thông,kích thước hình học của nút + Thiết kế chi tiết hệ thống thoát nước mưa + Thiết kế chi tiết kêt cấu áo dường mềm. + Thiết kế kết cấu tương chắn , kè. + Tính toán kiẻn tra ổn định của mái dốc. - Vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể thông qua 1 đồ án thiết kế. IV/ Các căn cứ thiết kế quy hoạch giao thông: Căn cứ vào định hướng quy hoạch tổng thể đô thị cả nước đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt, định hướng phát triển Thành phố Nam Định là một trong ba thành phố trung tâm của vùng ĐBSH. Căn cứ quyết định số 183/1998/QĐ-TTG ngày 24 tháng 9 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc nâng cấp thành phố Nam Định là đô thị loại II. Căn cứ công văn số 1202/CP-CN ngày 14 tháng 10 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc chấp thuận điều chỉnh tuyến Quốc lộ 10 qua thành phố Nam Định về phía Bắc Thành phố. Công văn số 1128/BXD/KTQH ngày 23 tháng 7 năm 1998 về việc Bộ Xây Dựng chấp thuận cho phép nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố nam Định đến năm 2020. Căn cứ quyết định số 793/TTg ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt QH chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2010. Căn cứ công văn số 2858/BXD-KTQH ngày 26 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc thoả thuận nội dung nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh QHC xây dựng thành phố đến năm 2020. Căn cứ bản đồ đo đạc thành phố tỷ lệ 1/1000 đo đạc năm 1997 của Sở địa chính Nam Định lập. Căn cứ bản đồ đo đạc 1/5000 do Sở Xây Dựng Nam Định cấp. Căn cứ Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, quảng trường đô thị TCXD 104:1983. Căn cứ Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô - 22TCN. Căn cứ Tiêu chuẩn thiết kế Quy hoạch xây dựng đô thị TCVN 4449:1987. Định hướng phát triển giao thông đô thị của Việt Nam. CHƯƠNG I. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH I. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Nam Định: Nam Định được hình thành từ cách đây 700 năm từ khi hình thành kinh đô thứ hai của triều Trần ở hương Tức Mạc. Cách đây hơn 700 năm, sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất ( 1258), nhà Trần đã bắt đầu xây dựng kinh đô thứ hai của triều Trần tại hương Tức Mạc ( nay là xã Lộc Vượng). Sau đó, hương Tức Mạc được thăng thành phủ Thiên Trường. Thế kỷ thứ II sau Công nguyên tên Nam Định xuất hiện, lúc đó gọi là Nam Định thuộc quận Giao Châu. Thế kỷ thứ 14 Nam Định có khu dân cư ở rải rác khắp bờ sông Vị Hoàng. Kho tàng, phố xá, doanh trại đóng quân nhà Trần mọc lên. Năm 1802 vua Gia Long cho xây dựng Nam Định là trấn lỵ nằm trong tuyến phòng thủ trấn giữ phía Nam kinh đô Thăng Long. Năm Minh Mạng thứ ba (1828) đổi trấn Sơn Nam thành trấn Nam Định, sau thành tỉnh Nam Định. Năm 1834 Minh Mạng cho xây thành gạch bao ngoài. Năm 1846 xây dựng toà Vọng Cung, Kỳ Đài. Năm 1853 Tự Đức cho xây cột cờ Nam Định. Thời kỳ này Nam Định đã có nhiều phố xá, dân cư đông đúc, buôn bán sầm uất như: Phố Vị Xuyên, Vĩnh Thuận, Hải Cơ, Vĩnh Ninh, Đông Thành, Đình Tĩnh, Đồng Lạc, Đỗ Xá, Cửa Bắc, An Lạc, Tả Trường, Năng Tĩnh… Trong thành có các chợ lớn như: chợ Vị Hoàng ( phố Vị Hoàng), chợ Rồng ( phố Hải Cơ). Ven sông có bến Đò Quan, Đò Chè, Đò Bái ( phố Năng Tĩnh). Năm 1863 Tự Đức xây thành cửa Bắc, cửa Nam, cửa Đông, cửa Tây. Thành Nam Định nằm trong phạm vi 4 làng: Đông Mạc (Lộc Hạ), Tức Mạc (Lộc Vượng), Năng Tình ( Khu Phố), Vị Hoàng. Năm 1873 – 1874 Thực dân Pháp đánh thành Nam Định lần thứ nhất và lần thứ hai. Năm 1884 Thực dân Pháp chiếm Nam Định. Năm 1900 Thực dân Pháp cho xây dựng nhà máy sợi Nam Định. Năm 1910 xây dựng nhà máy sợi, nhà máy nhuộm. Tiếp các năm sau xây dựng nhà máy chiếu, nhà máy chăn, nhà máy dệt, tơ lụa, nhà máy Chai, nhà máy Rượu. Mở đầu cho thời ký bóc lột công nhân. Ngày 17/10/1921, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định thành lập thành phố Nam Định là đô thị loại 3. Trong thời ký kháng chiến chống Pháp thành phố Nam Định bị phá hoại nặng. Thực dân Pháp biến Nam Định thành căn cứ quân sự, trung tâm chỉ huy vùng đồng bằng Bắc – Bộ để tiến hành chiến tranh xâm lược. Ngày 1/7/1954 Nam Định là thành phố đầu tiên trong cả nước được hoàn toàn giải phóng. Từ năm 1965 – 1976 là thủ phủ của tỉnh Nam Hà. Từ năm 1976 – 1992 là thủ phủ của tỉnh Hà Nam Ninh. Từ ngày 1/4/1992 là thủ phủ của tỉnh Nam Hà. Từ tháng 2/1997 là thủ phủ của tỉnh Nam Định cho đến nay. II. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên: II.1: Vị trí địa lý: Thành phố Nam Định nằm ở toạ độ địa lý: 106012’ kinh độ Đông, 20024’ vĩ độ Bắc, sát khu vực ngã ba sông Hồng và sông Đào, cách Hà Nội 90km, cách Hải Phòng 80km, cách Ninh Bình 28km và cách bờ biển Đông 45km. Thành phố tiếp cận với tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc bộ, Thành phố Nam Định có mạng lưới giao thông quốc gia đường sắt, đường bộ và đường thuỷ thuận lợi. II.2: Các điều kiện tự nhiên: II.2.1:Điều kiện địa hình, địa mạo: Thành phố Nam Định nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình thấp và bằng phẳng, cao độ trung bình từ +0,9m đến +1,4m. Trong quá trình hình thành, nền thành phố được tôn đắp. Cụ thể cao độ nền các khu vực như sau: - Khu vực thành phố cũ, cao độ nền từ +3,0m đến +4,0m. - Khu vực mở rộng ven nội thị, cao độ nền từ +2,0m đến +3,0m. - Các làng xóm xung quanh thành phố, cao độ nền trung bình +2,0m. - Ruộng lúa và rau màu, cao độ nền phổ biến từ +0,7m đến +1,5m. - Ao, hồ, cao độ đáy từ +0,4m đến 0,8m. Hướng và độ dốc trung của địa hình như sau: - Khu vực bờ phải sông Đào, hướng dốc địa hình về phía Tây Nam, độ dốc trung bình 0,001. - Khu vực bờ trái sông Đào (thành phố cũ), hướng dốc về phía cánh đồng, độ dốc trung bình 0,002. - Những khu vực có cao độ nền dưới 2,0m thường ngập lụt do lũ nội đồng khi có mưa to kéo dài. - Đê sông Đào bảo vệ thành phố chống lũ sông Đào, cao độ đê +6,4m. II.2.2:Điều kiện khí hậu: Thành phố Nam Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và vùng Đồng bằng Bắc bộ Các số liệu đặc trưng về khí hậu đo tại trạm khí tượng Nam Định, thời gian quan trắc lớn hơn 20 năm: + Đặc trưng về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình mùa hè : 27,80C Nhiệt độ trung bình mùa đông : 19,50C Nhiệt độ trung bình năm : 23,70C + Đặc trưng về độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm : 85% Độ ẩm trung bình cao nhất : 94% Độ ẩm trung bình thấp nhất : 65% + Đặc trưng về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm : 1829,8 mm Lượng mưa ngày lớn nhất : 350 mm + Đặc trưng về gió: Tốc độ gió lớn nhất : 48 m/s Tốc độ gió trung bình : 2,4 m/s Hướng gió chủ đạo: về mùa hè : gió Đông Nam về mùa đông : gió Bắc. II.2.3:Điều kiện thuỷ văn: Thành phố Nam Định hình thành bên bờ sông Đào. Sông Đào là con sông nối liền sông Hồng với sông Đáy nên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 con sông này. Thành phố Nam Định còn nằm trong vùng đồng bằng thấp Nam Hà nên được các con đê sông Hồng, sông Đào, sông Đáy ngăn lũ và được các trạm bơm Cốc Thành, Hữu Bị bơm tiêu nước khi mực nước ngoài sông cao hơn nội đồng. Theo tài liệu của trạm khí tượng Nam Định, chế độ dòng chảy sông Đào tại Nam Định như sau: + Chế độ mực nước: Mực nước trung bình : 1,52 m. Mực nước cao nhất : 5,77 m. Mực nước cao nhất mùa mưa : 4,89 m. Mực nước mùa khô : 0,6 đến 0,8m. Mực nước thấp nhất : - 0,24 m. + Lưu lượng: Trung bình : 896 m3/s. Lớn nhất : 6650 m3/s. Nhỏ nhất : 0 (nước ngừng chảy). + Độ dốc sông trung bình: 0,0012. + Cao độ đáy sông: - 0,6m đến - 0,8m. Mực nước trong kênh, hồ ngoại thành phụ thuộc vào chế độ tưới tiêu trong vùng Bắc Nam Hà. Trong mùa mưa, các trạm bơm tiêu úng có nhiệm vụ khống chế mực nước ngập không quá +1,4 m. Trên thực tế, mực nước kênh từ ngoại thành hàng năm ngập lớn hơn +1,4m. Các hồ trong nội thị bị ngập cao. Trong phạm vi thành phố có 3 hồ lớn điều hoà nước: - Hồ Truyền Thống: Hmax = +1,8m Hđáy = +0,8m F = 51,7 ha. - Hồ Vị Xuyên: Hmax = +2,0m Hđáy = +0,8m F = 5,2 ha. - Hồ Năng Tĩnh : Hmax = +2,0m Hđáy = +0,7m F = 3,5 ha. Ngoài ra còn có các hồ nhỏ hơn 3ha nằm gần sân vận động, đường Cổng Hậu và đường Nguyễn Trãi. II.2.4:Điều kiện địa chất công trình: Thành phố Nam Định chưa được khảo sát địa chất công trình đồng bộ toàn thành phố. Căn cứ vào 125 lỗ khoan phấn bố không đều trong trong thành phố với 1502m khoan cho thấy cột địa tầng phân bố từ trên xuống dưới là: Lớp đất sét- Lớp sét pha- Lớp bùn sét pha- Lớp cát và lớp bùn sét pha. Cường độ chịu lực của đất yếu 1kg/cm2. II.2.5: Điều kiện địa chất thuỷ văn: a) Nước mặt: Vùng thường xuyên có nước chủ yếu: cánh đồng, ao, hồ. Mực nước dao động từ +0,6m đến +0,8m. Vùng nước trong mùa mưa: chủ yếu là khu Nam Phong. Vùng không ngập: gồm đại bộ phận thành phố cũ và một phần khu Mỹ Trọng, Phù Nghĩa, Nam Phong. b) Nước ngầm. Mực nước ngầm tương đối ổn định, mực nước ổn định phụ thuộc vào địa hình. + Vùng bán ngập lụt: từ +0,3m đến +0,7m + Vùng không ngập lụt: từ +0,8m đến +1,0m + Cá biệt có vùng từ: +1,2m đén +1,5m Nước ngầm trong khu vực khảo sát không ăn mòn các loại xi măng thường và xi măng chống Sunphát. Riêng khu Nam Phong nước có CO2 tự do ăn mòn các loại xi măng thường. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH I. Mối liên hệ vùng: Thành phố Nam Định là một trong ba thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trên hành lang tuyến Quốc lộ 21 và Quốc lộ 10; các tuyến đường thuỷ sông Hồng và sông Đào. Thành phố tiếp cận với tam giác tăng trưởng kinh tế phía bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. II. Các điều kiện hiện trạng: II.1: Hiện trạng về dân số và lao động: Hiện trạng năm 1997 (1/4/1997). 1. Dân số: Dân số toàn Thành phố Nam Định : 252,743 người. Dân số nội thành: 198,925 người, chiếm 78,7% dân số toàn thành phố. Tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình là 1,58%/năm. Trong đó tăng tự nhiên: 1,43%/năm, tăng cơ học 0,15% Số người trung bình của 1 hộ là: nội thành - 5người/hộ; ngoại thành - 5,3người/hộ. 2. Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động của toàn thành phố là 117,915 người, chiếm 46,7% dân số toàn thành phố. Dân số trong độ tuổi lao động của khu vực nội thị là 95.850 người, chiếm 47,8% dân số nội thành. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong lao động nội thành là 91,9%. Cụ thể như sau: + Lao động công nghiệp - TTCN: 62,7% + Lao động dịch vụ, hành chính sự nghiệp: 29,2% + Lao động nông nghiệp và chưa có việc làm: 8,1% 3. Hiện trạng phân bố dân cư: Dân cư nội thị phân bố tương đối đều. Tuy nhiên một số phường có mật độ dân số quá cao như: Quang Trung, Trần Tế Xương, Nguyễn Du, Văn Miếu, Trần Đăng Ninh, (32.100-35.600 ng/km2). Một số phường có mật độ dân số tương đối hợp lý như: Vị Hoàng, Năng Tĩnh, Cửa Bắc (12.000-15.400 ng/km2) II.2: Hiện trạng sử dụng đất: Sau quy hoạch năm 1994, cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Nam Định đã có phần thay đổi do nhu cầu của quá trình phát triển đô thị. Tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố là: 4544,7 Ha. Trong đó diện tích đất tự nhiên nội thành là: 852,7 ha. Diện tích đất xây dựng đô thị trong nội thành là 796,6 ha, bình quân 40,3 m2/người, trong đó đất dân dụng 29,1 m2/người. (Chưa tính đến khoảng 125 ha các khu chức năng đô thị như: 20 ha đất các khu tập thể của cơ quan, xí nghiệp và 105 ha đất các cơ quan, văn phòng, trường chuyên nghiệp, các CTCC phục vụ toàn đô thị, công viên Tức Mạc và đất công nghiệp tại các xã ngoại thành). Đất công nghiệp, kho tàng bến bãi: Trên địa bàn thành phố hiện tại có 59 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 8 doanh nghiệp Trung ương, 51 doanh nghiệp địa phương, 23 kho tàng trạm trại và 20 HTX thủ công nghiệp. Tổng diện tích công nghiệp: 94,8 ha. 2. Đất dân dụng: Đất các đơn vị ở: Nam Định là thành phố cũ, phát triển qua nhiều giai đoạn. Bảng 1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất TT Hạng mục 1998 Ha % m2/ng Tổng diện tích đất xây dựng đô thị 796,6 100 40,3 I - - - - - Đất dân dụng Đất các cơ quan Đất CTCC Đất cây xanh,TDTT Đất giao thông nội thị Cơ quan, trường chuyên nghiệp 574,7 379,7 17,2 24,1 110 43,8 72,1 47,7 2,2 3,0 13,8 5,5 29,1 19,2 0,9 1,2 5,6 2,2 II - - - Đất ngoài dân dụng Đất công nghiệp, kho tàng Giao thông đối ngoại Đất chuyên dùng khác 221,9 104,9 31,0 86,0 27,9 13,2 6,9 10,8 11,2 5,3 1,6 4,4 II.3: Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội: Hiện trạng nhà ở: - Tổng diện tích nhà ở: 1.450.600 m2, tầng cao trung bình 1,75 tầng. - Chỉ tiêu bình quân đầu người: 7.3m2/người. Hiện trạng xây dựng các công trình công cộng: 1. Công trình giáo dục, đào tạo: Thành phố có 1 trường đại học tại chức, 11 trường cao đẳng dạy nghề và 3 trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm. Các trường và trung tâm đào tạo nhân lực cho thành phố và cả một số tỉnh phía Bắc. 2. Công trình y tế: Trên địa bàn thành phố có 8 bệnh viện và 5 trạm chuyên khoa, trong đó lớn nhất và tương đối hiện đại là bệnh viện đa khoa tỉnh; ngoài ra còn có 4 phòng khám, 24 trạm xá với tổng số gần 2000 giường bệnh. Diện tích chiếm đất của các công trình y tế là 4,8ha. 3. Công trình văn hoá: Trên địa bàn thành phố có một số công trình văn hoá lớn như: bảo tàng, triển lãm, thư viện và nhà văn hoá trung tâm cấp tỉnh, 1 nhà văn hoá thành phố, 1 nhà văn hoá thiếu nhi, 4 rạp chiếu phim. Tổng diện tích đất của các công trình văn hoá là 4,5ha. 4. Công trình thể dục thể thao, cây xanh: Thành phố có 1 sân vận động, 1 bể bơi đạt tiêu chuẩn quốc gia; 3 trung tâm đào tạo vận động viên. Thành phố có 2 công viên và 1 vườn hoa là: công viên Vị Xuyên (15ha); công viên Tức Mạc (40ha) đang được nâng cấp; vườn hoa Điện Biên (7,5ha). Ngoài ra còn có 1 số vườn hoa nhỏ , các hồ nước rải rác trong thành phố. Tổng diện tích đất cây xanh, thể dục thể thao của thành phố là 64,1ha; trrong đó nội thành 24,1ha. Chỉ tiêu đất cây xanh, thể dục thể thao trong nội thành là rất thấp, chỉ đạt 1,2m2/người. Ngoài ra mặt nước sông Đào cũng góp phần vào hệ thống không gian xanh, cải tạo điều kiện vi khí hậu và cảnh quan chung của toàn thành phố. 5. Công trình thương mại, dịch vụ: Thành phố có một mạng lưới thương mại rất đa dạng và phong phú bao gồm: 13 công ty lớn kinh doanh các loại vật tư, sản phẩm. 4 khách sạn lớn. Chợ trung tâm ( chợ Rồng) quy mô 1491 sạp hàng và 83 kiốt với tổng diện tích sàn là 17.500m2. Hệ thống chợ khu vực. 6. Các công trình trụ sở cơ quan, trường chuyên nghiệp: Các công trình này hầu hết được xây dung khang trang, góp phần tạo cảnh quan và bộ mặt đô thị. Tổng diện tích đất cơ quan, trường chuyên nghiệp trong nội thành là 43.8ha. II.4: Hiện trạng cơ sở kinh tế – kỹ thuật: 1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tổng số lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của thành phố là 59.090 người. 2. Dịch vụ – Du lịch: Hệ thống thương mại dịch vụ và du lịch của tỉnh phần lớn đều nằm trên địa bàn thành phố. Hiện nay thành phố có 1 chợ trung tâm lớn bán buôn và bán lẻ, các trung tâm thương mại, dịch vụ khu vực nằm trên các khu phố chính của khu vực nội thị. Ngoài ra có hàng chục chợ khu vực phục vụ cho các phường. II.5: Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: Chuẩn bị kỹ thuật: * Hiện trạng đất xây dựng: Hầu hết đất đai dự kiến phát triển thành phố đều nằm trên địa hình thấp, đa phần là đất ruộng trồng lúa, rau màu và ao hồ. Cao độ nền < 2,0m (phổ biến tà 0,7m-1,5m). - Khu vực phát triển bờ trái sông Đào diện tích khoảng 552ha. - Khu vực bờ phải sông Đào diện tích khoảng: 284ha. - Những khu vực có cao độ nền > 1m £ 2m được đánh giá đất loại III, ít thuận lợi cho xây dựng. - Những khu vực có cao độ nền < 1m được đánh giá đất loại III, không thuận lợi cho xây dựng. - Các khu vực đất đai còn lại bao gồm khu thành phố cũ, các làng xóm. Cao độ nền từ 2m-4m. Mật độ xây dựng ổn định không có khả năng cải tạo nền. - Những khu vực xây dựng, mới, cao độ nền £ 2m, khi xây dựng phải có giải pháp tôn nền. * Hiện trạng thoát nước: Thành phố Nam Định hiện đã có hệ thống thoát nước được xây dựng từ thời Pháp thuộc, đến nay hệ thống này thoát chung nước mưa và nước bẩn. Cụ thể số lượng các đường cống như sau: + Cống ngầm: 24.883m + Mương nhỏ có nắp đan trên hè: 4.420m + Mương hở trong nội thành: 12.365m Hệ thống đường cống đạt chỉ tiêu khoảng 52m/ha đất xây dựng đô thị. Tuy nhiên, hệ thống mương cống này chủ yếu tập trung ở khu vực nội thị. Các làng xóm, các khu dân cư nội thị, nước mưa và nước bẩn tự tiêu thoát ra kênh mương và ao hồ. Hiện tại nước mưa và nước bẩn của toàn thành phố tiêu theo 2 hướng chính: + Lưu vực Phù Long, Phù Nghĩa, Đồng Tháp Mười, Hùng Vương, khu dân cư Thượng Lỗi An Phong thoát ra kênh T3-11 về trạm bơm Quán Chuột. Trạm bơm Quán Chuột hiện có công suất 20.000m3/h. + Lưu vực phường Cửa Bắc, phường Văn Miếu, Hàng Thao, Lê Hồng Phong, Trần Đăng Ninh, Bà Triệu thoát về các tuyến mương và hồ Cửa Bắc thoát ra kênh tiêu về trạm bơm Kênh Gia (Trạm bơm Kênh Gia công suất 44.000m3/h và tuyến kênh chính ra trạm bơm đang được xây dựng, hoàn thiện giai đoạn cuối theo chương của trình dự án phát triển Thành phố Nam Định Việt Nam-Thuỵ Sĩ). Nhìn chung, hệ thống thoát nước thành phố Nam Định vẫn còn nhiều tồn tại bất hợp lý. Hệ thống cống đã quá cũ, hầu hết xây dựng trước năm 1945 ( trừ 3 tuyến cống Trần Hưng Đạo, Hàng Thao, Hùng Vương mới được xây dựng) đã bị xuống cấp, hư hỏng nhiều, trong đó có khoảng 10% cống không còn khả năng hoạt động hoặc sửa chữa được. Hệ thống thoát nước chung nước mưa và nước bẩn, vì vậy bùn rác lắng đọng làm giảm tiết diện và giảm tốc độ dòng chảy. Mật độ cống chưa đồng đều, nhiều khu vực chưa có cống Các trạm bơm tiêu nước công suất nhỏ lại phụ thuộc vào chế độ bơm tiêu thuỷ lợi. Các trục tiêu chính chảy ra các kênh tiêu chính chưa được chú trọng xây dựng, nếu có thì hầu hết là các tuyến mương hở. Các kênh này một số bị lấn chiếm để xây dựng, một số bị bồi lắng ( vừa qua dự án có tiến hành nạo vét nhưng cũng chưa được toàn diện). Địa hình thành phố quá bằng phẳng, độ dốc các tuyến thoát nước chính quá nhỏ. Việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng thiếu phương tiện và kinh phí. Vì vậy, công tác nạo vét mương cống định kỳ trước mùa mưa chưa được chú trọng. Do các nguyên nhân trên nên khi có mưa to việc úng ngập cục bộ vẫn xảy ra phổ biến ở nhiều khu vực trong nội thị. * Hiện trạng cấp nước: Hệ thống cấp nước Thành phố Nam Định dùng nguồn nước sông Đào được xây dựng từ năm 1924 và đã qua nhiều đợt cải tạo, hiện nay công suất thực phát chỉ đạt từ 24000-30000m3/nđ. Từ năm 1993, một chương trình đầu tư cấp nước gồm 2 giai đoạn với kinh phí do Pháp tài trợ phần lớn đã được thực hiện, đến hết năm 1998 hoàn thành việc sửa chữa phục hồi khu xử lý cũ và xây dựng một đơn nguyên xử lý mới công suất 25000m3/nđ, nâng tổng công suất khu xử ký lên 50000m3/nđ. Mạng lưới đường ống có tổng chiều dài 63475m, với đường kính từ f50 đến f600. * Hiện trạng cấp điện: Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đang được cấp điện từ lưới điện quốc gia 110KV thông qua trạm biến áp Phi Trường: 110/35/6KV-1x16MVA và 110/35/6KV-1x25MVA. * Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: a) Hệ thống thoát nước bẩn: Hiện tại hệ thống thoát nước bẩn của thành phố Nam-Định là hệ thống cống chung kết hợp nước bẩn và nước mưa. Gồm mạng lưới cống ngầm, mương hở, ao hồ, sau đổ ra sông Đào. Những mạng lưới cống này chỉ tập trung trong khu vực trung tâm. Khu ven thị chưa có mạng lưới thoát nước. Hệ thống này chịu sự chi phối của hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi. Nước có tự chảy ra sông Đào vào mùa khô, còn mùa mưa hoà trộn với nước mưa về trạm bơm đổ ra sông Đào. Toàn bộ mạng lưới gồm có: theo báo cáo dự án phát triển thành phố Nam Định tháng 7/1997: Toàn mạng lưới thành phố có tổng chiều dài cống là: 24.883m Trong đó: Cống ngầm: 9.929m (5.700m là cống tròn) Mương xây lắp đan BTCT: 14.954m Ngoài ra còn có mương nhỏ có nắp đan trên vỉa hè ở nội thành là: 4.420m Các đường cống này phần lớn đã xây dựng trên 50 năm. Vì vậy hiệu quả thoát kém do bị lắng đọng, đồng thời kích thước cống nhỏ không đủ để thoát nước. Do đó thành phố thường xuyên bị ngậm úng khi mưa to. Nước bẩn của thành phố xử lý còn rất sơ bộ. Nước thải sinh hoạt xử lý cục bộ trong từng công trình bằng các hình thức sau: Bể tự hoại, Sunalb ( Hố xí tự thấm ẩm - Độ giội nước), Xí bàn tự hoại ( 1 hoặc 2 ngăn, khô), Xí thùng. Nước thải công nghiệp: theo số liệu báo cáo các dự án phát triển thành phố Nam Định tháng 6/1997: Tổng lượng nước thải 17.832m3/ngày. Trong đó nhà máy liên hợp dệt Nam Định là 16.800m3/ngày, chiếm 90% tổng lượng nước thải, nhà máy nhuộm Sơn Nam 600m3ngày. Hầu hết lượng nước thải này không xử lý, xả thẳng ra hệ thống thoát nước thành phố. b) Vệ sinh môi trường: Chất thải rắn: Công tác thu gom rác và xử lý chất thải rắn của thành phố Nam-Địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchynhua.DOC
  • dwg01- lhv.dwg
  • dwg02-HTDT.DWG
  • dwg03-DHPTKG.dwg
  • dwg04-CCQHCHUNG.dwg
  • dwg05-QHGT CHON.dwg
  • dwg06 -HT2000.dwg
  • dwg07- GT2000.dwg
  • dwg08-TUYENCHON2000.dwg
  • dwg09-TUYENS2000.dwg
  • dwg10-500TUYEN.dwg
  • dwg11-500SN.dwg
  • dwg12-500DP.dwg
  • dwg13-ANTOAN.dwg
  • docbia.doc
  • docCHUNG.DOC
  • docmuclocua.doc
  • dwgPACHON.dwg
  • docthanhnga.doc