Đổi mới giảng dạy các môn Lý luận Chính trị trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng 4.0 cũng như những cuộc cách mạng trước đó đã tác

động tới mọi mặt của đời sống xã hội với những mức độ và chiều

hướng khác nhau. Giáo dục đại học là một trong những ngành chịu

ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng 4.0 vì sản phẩm của

đào tạo phải đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động đang có

sự thay đổi nhanh chóng. Trước sự tác động mạnh mẽ từ CMCN

4.0 đến mọi mặt của đời sống xã hội, rất nhiều vấn đề mới nảy sinh

theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực, Con người có thể bị dẫn đến xu

hướng hoặc là cường điệu hóa vai trò của máy móc, robot, công

nghệ, hoặc e dè, sợ sệt, không dám tìm hiểu, nghiên cứu những

công nghệ mới nên dần đánh mất niềm tin vào khả năng của chính

bản thân mình, không tin vào sức mạnh trí tuệ của con người; hoặc

bị hoang mang, dao động do bị nhiễu loạn thông tin trên không

gian mạng; hoặc do tâm lý a dua, hội chứng đám đông, tư tưởng

chạy theo phong trào mà không cần quan tâm tìm hiểu rõ bản chất,

nguyên lý hoạt động của cuộc cách mạng này. Do vậy, hoạt động

giảng dạy lý luận chính trị trong các trường đại học cần tập trung

củng cố niềm tin, giữ vững sự ổn định về chính trị - tư tưởng, tăng

cường định hướng dư luận xã hội trước những vấn đề mới nảy sinh

cho cả chủ thể lẫn đối tượng giáo dục trong các trường đại học một

cách kịp thời.Và việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở trường

Đại học Công nghiệp Quảng Ninh cũng cần chú ý và nhanh chóng

bắt kịp vấn đề này. Thực trạng hoạt động giảng dạy các môn Lý

luận chính trị ở Đại học Công nghiệp Quảng Ninh còn bộc lộ nhiều

hạn chế nhất là chưa bắt kịp với xu thế của cuộc cách mạng Công

nghệ 4.0 do đó tác giả mạnh dạn chỉ ra một số các yêu cầu bức thiết

cần phải giải quyết và một số các giải pháp nhằm đổi mới hoạt

động giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong bối cảnh Cách

mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đổi mới giảng dạy các môn Lý luận Chính trị trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rợ đắc lực cho hoạt động giáo dục, đào tạo nói chung, cũng như giảng dạy LLCT nói riêng trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Do vậy, nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ sở đào tạo đại học hiện nay là phải đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên và kịp thời những kiến thức liên quan nêu trên cho đội ngũ cán bộ, giảng viên LLCT (những người vốn ít có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khoa học công nghệ) và cho lực lượng sinh viên (tạo ra động lực, phát huy tính tích cực, chủ động của người học) để họ có đủ công cụ, phương tiện để có thể giảng dạy và học tập một cách thông minh trong môi trường Cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ năm, phải chỉ ra xu thế phát triển của thời đại cùng với đó là dự báo về sự chuyển dịch cơ cấu lao động để định hướng cho hoạt động đào tạo đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp mà xã hội cần và giúp cho sinh viên tốt nghiệp có khả năng thích nghi với sự biến động thường xuyên về việc làm trong tương lai. Vấn đề “việc làm” và “thất nghiệp” là những vấn đề thường trực và mang tính thời sự trong Cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là giai đoạn đầu khi lực lượng lao động chưa thích nghi và đáp ứng được ngay những điều kiện mới với yêu cầu khắt khe hơn của mỗi ngành nghề, cũng như sự dịch chuyển lớn về cơ cấu lao động giữa các ngành nghề. Thực tế đã cho thấy, cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo thì rôbốt đã bắt đầu tham gia tích cực vào thị trường lao động để thực hiện các công việc phổ thông hay những công việc nguy hiểm thay cho con người. Với nguồn học liệu gần như vô tận khai thác từ cơ sở dữ liệu siêu việt thì rôbốt có thể đảm nhiệm công việc của một giảng viên khi giảng dạy một số môn học như văn hóa, địa lý, lịch sử... Và ở các lĩnh vực nghề nghiệp như tư vấn pháp luật, kế toán và tư vấn thuế cũng có thể bị thay thế hoàn toàn bởi các rôbốt thông minh trong tương lai không xa. Vì thế, giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học với chức năng hướng nghiệp, phải chỉ ra cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên thấy được xu thế phát triển của thời đại cùng với đó là dự báo về sự chuyển dịch cơ cấu lao động để định hướng cho hoạt động đào tạo đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp mà xã hội cần, tăng khả năng thích nghi và khả năng sáng tạo ra những nghề mới. Phải giúp cho sinh viên luôn có một tâm thế mở, biết biến thách thức thành cơ hội, biến ý tưởng thành hiện thực, luôn chủ động đổi mới, sáng tạo trong công việc tương lai trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LLCT TRONG THỜI GIAN TỚI PHÙ HỢP VỚI CMCN 4.0 Từ những yêu cầu đặt ra đối với giảng dạy LLCT trong các trường đại học dưới tác động của nền giáo dục 4.0 nói chung trong đó có Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, để có thể đổi mới hoạt động này trong thời gian tới,cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Thứ nhất, về nội dung giảng dạy LLCT. Hiện nay môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã trả lại thành ba môn học như trước (gồm: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, CNXH khoa học) là phù hợp với thực tiễn khách quan. Tuy nhiên trong điều kiện thực tiễn Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, một số quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác đã bị thực tiễn vượt qua, vì vậy cần nghiên cứu bổ sung, phát triển nhằm bảo đảm “sức sống” cho lý luận Mác - Lênin. Đồng thời, trong từng môn học cụ thể giáo viên nên điều chỉnh nội dung theo hướng vừa bảo đảm giữ được những vấn đề có tính nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa bổ sung thêm những vấn đề lý luận mới đã được thực tiễn kiểm nghiệm và đúc kết qua hơn 34 năm đổi mới của Đảng. ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH * HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 231 Thứ hai, về phương pháp giảng dạy LLCT. Do tính khái quát hóa, trừu tượng hóa của các môn LLCT rất cao, nên hầu hết sinh viên đều thấy khó tiếp thu và hiểu được bản chất vấn đề. Nhất là với các sinh viên năm đầu, các em mới bước vào trường đại học chưa có sự trải nghiệm thực tiễn nhiều, chưa có phương pháp học tập khoa học. Do vậy, để bảo đảm trang bị cho sinh viên phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong môi trường giáo dục 4.0 thì cần tăng cường giáo dục tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Thứ ba, về hình thức thi đánh giá kết quả giảng dạy LLCT. Nếu như trước đây việc tổ chức thi chủ yếu để đánh giá kiến thức mà học viên, sinh viên thu lượm được, thì ngày nay các kỹ năng cần thiết (nhất là các kỹ năng mềm và kỹ năng về CNTT) để sinh viên tốt nghiệp có thể hoàn thành nhiệm vụ theo chuyên môn được đào tạo chính là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng để tạo ra đột phá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy LLCT. Để đánh giá kiến thức và kỹ năng về LLCT của sinh viên một cách toàn diện, cần chuyển đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp trắc nghiệm với tự luận thông qua việc sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT, hệ thống máy tính kết nối mạng LAN hoặc internet, các phòng thi bằng máy vi tính... Nói cách khác là phải đặt hoạt động thi, đánh giá trong môi trường CNTT triệt để nhất để phục vụ việc thi, đánh giá kết quả GDLLCT một cách khách quan, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện nhất. Thứ tư, về bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy LLCT. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực, trong đó sinh viên các trường đại học, cao đẳng là lực lượng chủ yếu để bổ sung cho nguồn lực này. Trong khi đó, môi trường đại học thông minh chính là nơi học tập, nghiên cứu, thử nghiệm của nguồn nhân lực chất lượng cao, mà với môi trường đại học thông minh thì CNTT là yếu tố cốt lõi, cơ bản nhất. Do vậy, để có thể ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy LLCT một cách hiệu quả, bảo đảm sự tương tác, trao đổi thông tin giữa giảng viên - giảng viên, giữa giảng viên - sinh viên, giữa sinh viên - sinh viên được thường xuyên, đầy đủ, kịp thời và bảo đảm tổ chức triển khai hoạt động giảng dạy LLCT được thông suốt thì mỗi nhà trường nên kịp thời đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng CNTT (internet, wifi, thiết bị phần cứng, camera, cảm biến...) cho phù hợp, hiện đại, đồng bộ để có thể kết nối vạn vật, dạy - học online, hội thảo trực tuyến... trước hết trong từng khoa, từng trường. Đồng thời, nên thường xuyên tổ chức đào tạo, hướng dẫn, tập huấn về kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng các trang thiết bị CNTT, nhất là công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, cũng như cập nhật những công nghệ mới cho cán bộ, giảng viên, sinh viên để họ không bị “tụt hậu” trong cuộc đua KHCN hiện nay. Trong xây dựng cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy LLCT cần chú trọng phát triển hệ thống sách điện tử, kho dữ liệu số để đồng bộ với hệ thống CNTT nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác cơ sở dữ liệu, sách điện tử cho người học, ngoài những công cụ mạnh hiện đang sử dụng và phát huy tác dụng như internet, truyền hình, phát thanh, báo chí... cũng cần quan tâm xây dựng và phát huy tác dụng của các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twi74tter,... để vừa bảo đảm tính đa dạng trong công cụ tuyên truyền, vừa tranh thủ được sức mạnh lan tỏa của các mạng xã hội hiện đang rất thịnh hành, phát triển ở cả trong và ngoài nước. 5. KẾT LUẬN Như vậy, nền giáo dục 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến môi trường đại học, nó đặt ra những yêu cầu mới cho GDLLCT trong các trường đại học (với chức năng định hướng tư tưởng - chính trị, hướng nghiệp, củng cố đạo đức cách mạng cho cán bộ, giảng viên, nhất là sinh viên...) nhằm góp phần xây dựng ý thức chính trị, trách nhiệm công dân, bản lĩnh dân chủ, kỹ năng cần thiết cho mỗi sinh viên, giúp họ hoàn thiện nhân cách để trở thành những chủ nhân của đất nước, những “công dân toàn cầu” trong tương lai không xa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS Lê Đông Phương (2018), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng đến giáo dục đại học Việt Nam” đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống nhà trường Quân đội”.. [2]. TS. Nguyễn Hồng Minh, “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số tháng 2/2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_giang_day_cac_mon_ly_luan_chinh_tri_trong_boi_canh_c.pdf
Tài liệu liên quan