Gây mê hồi sức cho phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc kèm tạo hình bàng quang bằng ruột

Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột phát triển mạnh

trong những năm gần đây tại bệnh viện Bình Dân. Các nghiên cứu về phương diện gây mê hồi sức trong nước

cho phẫu thuật này hầu như chưa được tiến hành.

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm gây mê hồi sức trong phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần kèm tạo hình

bàng quang tân tạo bằng ruột. Xác định hiệu quả của phương pháp gây mê toàn diện kết hợp gây tê ngoài màng

cứng (NMC) cho phẫu thuật.

Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. Từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2013, tại bệnh viện Bình Dân,

chúng tôi nghiên cứu 53 trường hợp ASA từ 1 đến 2, được gây mê hồi sức cho mổ mở cắt bàng quang, tạo hình

bàng quang tân tạo bằng ruột.

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Gây mê hồi sức cho phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc kèm tạo hình bàng quang bằng ruột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 312 GÂY MÊ HỒI SỨC CHO PHẪU THUẬT CẮT BÀNG QUANG TẬN GỐC KÈM TẠO HÌNH BÀNG QUANG BẰNG RUỘT Trần Thị Ngọc Phượng*, Huỳnh Thị Thỉ*, Trần Đỗ Anh Vũ*, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột phát triển mạnh trong những năm gần đây tại bệnh viện Bình Dân. Các nghiên cứu về phương diện gây mê hồi sức trong nước cho phẫu thuật này hầu như chưa được tiến hành. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm gây mê hồi sức trong phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột. Xác định hiệu quả của phương pháp gây mê toàn diện kết hợp gây tê ngoài màng cứng (NMC) cho phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. Từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2013, tại bệnh viện Bình Dân, chúng tôi nghiên cứu 53 trường hợp ASA từ 1 đến 2, được gây mê hồi sức cho mổ mở cắt bàng quang, tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột. Kết quả: tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu: 58,5 ± 10,9 tuổi (35 – 81). Thời gian gây mê phẫu thuật 407 ± 58 phút (300 – 520 phút). Lượng máu mất trung bình 464 ± 269 mL (200 – 1500 mL). Có 21 trường hợp (39,62 %) cần truyền máu. Thời gian lưu ICU 12,03 ± 4,93 giờ (4 – 27 giờ), số ngày hậu phẫu 15,8 ± 5,7 ngày (8 – 41 ngày). Có 18/53 bệnh nhân được gây tê ngoài màng cứng phối hợp gây mê toàn diện. Tất cả các trường hợp có sử dụng catheter NMC đều đáp ứng đủ nhu cầu thao tác ngoại khoa trong mổ, không sử dụng thêm opioids tĩnh mạch ngoại trừ liều khởi mê. Kết luận: phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột tạo ra rất nhiều khó khăn cho công việc gây mê hồi sức. Phương pháp gây mê toàn diện phối hợp gây tê ngoài màng cứng tạo ra kết quả vô cảm trong mổ cũng như chất lượng giảm đau sau mổ rất tốt. Từ khóa: cắt bàng quang tận gốc, bàng quang tân tạo bằng ruột, gây mê hồi sức. ABSTRACT ANESTHESIA IN THE SURGERY OF RADICAL CYSTECCOMY AND ORTHOTOPIC ILEAL NEOBLADDER Tran Thi Ngoc Phuong, Huynh Thi Thi, Tran Do Anh Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 312 - 317 Background: In recent years, the surgery of radical cysteccomy and orthotopic ileal neobladder has been widely used at Binh Dan hospital. Domestic studies in terms of anaesthesia hardly have been carried out. Objectives: This study investigates the features of anesthesia in the surgery of radical cysteccomy and orthotopic ileal neobladder as well as determines the effects of a combined general - epidural anesthesia technique in operation. Methods: cross-sectional study. 53 ASA physical status 1 - 2 patients undergoing the surgery of radical cysteccomy and orthotopic ileal neobladder were studied at at Binh Dan hospital from 2012 January to 2013 March. * Khoa Phẫu thuật, Bệnh viện Bình Dân **Khoa Niệu B, Bệnh viện Bình Dân Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Đỗ Anh Vũ ĐT: 0903181976 Email: trandoanhvu@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 313 Results: Average ages: 58.5 ± 10.9 years (35 – 81). Duration of surgery: 407 ± 58 minutes (300 – 520). Mean estimated blood loss was 464 ± 269 mL (200 – 1500 mL). There were 21 cases (occupied 39.62 %) needed transfusion. Patients’duration stayed at ICU: 12.03 ± 4.93 hours (4 – 27). The postoperative days: 15.8 ± 5.7 days (8 – 41). There were 18 patients among 53 patients who were used the combined general - epidural anesthesia technique. In all cases used epidural, the patients had no negative responses to the stimulus provided during the surgical procedure. Anesthesiologists rarely needed to administer intravenous opioids except a conductive dose. Conclusions: The surgery of radical cysteccomy and orthotopic ileal neobladder causes great deal of considerable difficulty when administering anaesthesia. The combined general - epidural anaesthesia technique results in both efficient anaesthesia and an extremely positive postoperative analgesia. Keywords: radical cystecomy, ileal neobladder, anesthesia. ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột phát triển mạnh trong những năm gần đây tại bệnh viện Bình Dân. Với đặc điểm thời gian phẫu thuật kéo dài, dự trù mất máu nhiều, trên cơ địa người bệnh bướu bàng quang thường là người cao tuổi với nhiều bệnh nội khoa đi kèm, nhiều nguy cơ tai biến hậu phẫu, thậm chí tử vong, tất cả tạo ra một thách thức cho công việc gây mê hồi sức để đảm bảo an toàn cho người bệnh(2,5). Các nghiên cứu về phương diện gây mê hồi sức trong nước cho phẫu thuật này hầu như chưa được tiến hành. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự kết hợp của gây mê toàn diện với gây tê ngoài màng cứng giúp giảm lượng máu mất, cũng như cải thiện chất lượng giảm đau sau phẫu thuật, giúp bệnh nhân hồi phục sớm hơn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: - Khảo sát các đặc điểm gây mê hồi sức trong phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột. - Xác định hiệu quả của phương pháp gây mê toàn diện kết hợp gây tê ngoài màng cứng cho phẫu thuật. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang, mô tả. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân có chỉ định cắt bàng quang toàn phần, tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột tại bệnh viện Bình Dân. Phương pháp tiến hành Đánh giá bệnh nhân trước mổ Đánh giá bệnh nhân trước mổ gồm: - Bệnh sử và khám lâm sàng: tổng trạng chung, chức năng tim mạch, hô hấp, bệnh đi kèm. - Cận lâm sàng: công thức máu, ion đồ máu, đường huyết, chức năng đông máu toàn bộ, chức năng gan, chức năng thận, Xquang ngực thẳng. Đánh giá tình trạng tim mạch gồm ECG, siêu âm tim được làm theo chỉ định của bác sĩ tim mạch hoặc bác sĩ gây mê. Các xét nghiệm khác theo chỉ điểm của bệnh sử và thăm khám lâm sàng. - Đánh giá nguy cơ phẫu thuật theo ASA. Kỹ thuật gây mê hồi sức Đặt một hoặc hai đường truyền tĩnh mạch kim 18G, hoặc đặt catheter tĩnh mạch trung tâm. Đặt catheter ngoài màng cứng trước khi dẫn đầu gây mê. Tất cả các bệnh nhân đều được gây mê toàn diện có đặt ống nội khí quản, thông khí kiểm soát. Các phương tiện kiểm báo: - ECG 3 điện cực. - Huyết áp tự động xâm lấn hoặc không xâm lấn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 314 - CVP (nếu có). - Độ bão hòa oxy qua mạch nẩy (SpO2). - Phân áp CO2 trong khí thở ra (PetCO2). - Nồng độ khí mê isoflurane, sevoflurane trong khí thở ra. Dẫn đầu gây mê được thực hiện với thuốc Midazolam 1 – 2 mg, Sufentanil 10 – 15 mcg, thuốc mê tĩnh mạch Propofol 1,5 – 2,5 mg/kg, thuốc dãn cơ Rocuronium 0,6 mg/kg. Duy trì gây mê bằng thuốc mê hô hấp phối hợp truyền liên tục Sufentanil qua đường tĩnh mạch, hoặc hỗn hợp Bupivacaine 0,1% và Fentanyl 4 mcg/ml qua catheter ngoài màng cứng, để duy trì giảm đau liên tục trong mổ. Mục tiêu duy trì huyết áp ổn định trong khoảng 20% mức cơ bản của bệnh nhân. Giảm đau sau mổ bằng đường tĩnh mạch với Paracetamol, NSAIDS phối hợp thêm các thuốc nhóm opioids; hoặc qua catheter ngoài màng cứng với hỗn hợp Bupivacaine 0,1 % và Fentanyl 2 – 4 mcg/mL. Các biến số theo dõi và phân tích - Tuổi, giới, ASA. - Bệnh nội khoa kèm theo. - Các rối loạn và tai biến tim mạch, hô hấp quanh mổ. - Thời gian gây mê phẫu thuật. - Lượng máu mất, tổng lượng dịch truyền. - Số trường hợp phải truyền máu. - Thời gian lưu bệnh tại ICU. - Thời gian hậu phẫu. - Các tai biến, biến chứng, tử vong. - Các vấn đề liên quan catheter ngoài màng cứng chu phẫu: chất lượng giảm đau trong và sau mổ; tai biến, biến chứng liên quan catheter. Xử lý và phân tích số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0 for Windows. Mức ý nghĩa trong toàn bộ nghiên cứu là P < 0,05. KẾT QUẢ Từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2013, chúng tôi thực hiện 53 trường hợp gây mê hồi sức cho mổ mở cắt bàng quang, tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột. Tất cả các trường hợp đều được gây mê toàn diện hoặc kết hợp gây tê ngoài màng cứng và gây mê toàn diện. Các kết quả ghi nhận được như sau: Bảng 1: Tuổi, giới, ASA Đặc điểm Số trường hợp (n = 53) Giới Nam 51 (96,2%) Nữ 2 (3,8%) Tuổi 58,5 10,9 (35 – 81) ASA 1 2 (3,8%) 2 51 (96,2%) Bảng 2: Bệnh kèm theo Bệnh kèm theo Số trường hợp (%) Tăng HA 15 (28,3%) Bệnh tim thiếu máu cục bộ 10 (18,9%) ECG bất thường 17 (32,1%) Lao phổi cũ, xơ phổi 5 (9,4%) Đái tháo đường 2 (3,8%) Suy thận 1 (1,9%) Bảng 3: Đặc điểm liên quan gây mê hồi sức Thời gian gây mê phẫu thuật 407 ± 58 phút (300 – 520 phút) Lượng máu mất trung bình 464 ± 269 mL (200 – 1500 mL) Lượng dịch truyền trung bình 2764 ± 655 mL (1500 – 4500 mL) Số trường hợp cần truyền máu 39,62 % (21 trường hợp) Thời gian lưu ICU 12,03 ± 4,93 giờ (4 – 27 giờ) Thời gian hậu phẫu 15,8 ± 5,7 ngày (8 – 41 ngày) Các tai biến biến chứng Không có trường hợp nào tử vong trong lúc nằm viện. Chỉ có 1 bệnh nhân lưu ICU 27 giờ do phản ứng sốt và suy hô hấp ngay sau phẫu thuật. Các trường hợp còn lại đều chỉ lưu lại ICU qua đêm để theo dõi, không có tai biến nặng về hô hấp và tim mạch. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 315 Các tai biến liên quan khác gồm: nhiễm trùng vết mổ 4 trường hợp, 3 trường hợp liệt ruột, 1 trường hợp bán tắc ruột, 1 trường hợp có dịch ổ bụng lượng vừa. Sự thay đổi huyết động trong mổ Tất cả các trường hợp phẫu thuật, chúng tôi đều kiểm soát rất chặt chẽ các yếu tố kích thích phẫu thuật, rối loạn nước điện giải, máu mất giúp mạch (M) và huyết áp (HA) nằm trong giới hạn cho phép. Gây tê ngoài màng cứng (NMC) phối hợp gây mê toàn diện Có 18/53 bệnh nhân được gây tê ngoài màng cứng phối hợp gây mê toàn diện. Tất cả các trường hợp có sử dụng catheter NMC đều đáp ứng đủ nhu cầu thao tác ngoại khoa trong mổ, không sử dụng thêm opioids tĩnh mạch ngoại trừ liều khởi mê; thuốc mê hô hấp duy trì trong mổ < 1 MAC. Bảng 4: Thang điểm đau VAS (Visual Analog Scale) trên các bệnh nhân có giảm đau hậu phẫu qua catheter NMC VAS Giờ 0 (tỉnh táo) Giờ 4 Giờ 8 Giờ 16 Giờ 24 Giờ 36 - 72 0 - 1 0 0 0 1 1 1 > 1 - 3 3 9 12 14 16 16 > 3 - 5 10 8 5 3 1 1 > 5 - 8 5 1 1 0 0 0 > 8 - 10 0 0 0 0 0 0 Không có các tai biến nặng liên quan catheter NMC trong nhóm nghiên cứu này. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu: 58,5 ± 10,9 tuổi (35 – 81). Tuổi tác không phải là chống chỉ định cho tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột. Những nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân độ tuổi 80 vẫn an toàn cho phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột(1). Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của dân số ước lượng khoảng thời gian sống còn của bệnh nhân cũng là một cân nhắc khi thực hiện phẫu thuật. Kỹ thuật gây mê hồi sức Phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột có thể làm mất nhiều máu, dịch (do phơi bày tạng kéo dài) do đó cần có đường truyền với catheter lớn, và có thể cần đường truyền tĩnh mạch trung tâm cũng như theo dõi huyết áp xâm lấn. Thời gian tối thiểu của phẫu thuật là 4 đến 6 giờ. Với thời gian phẫu thuật kéo dài, nguy cơ mất máu nhiều, cũng như rối loạn nước, điện giải, các phương pháp gây tê vùng sẽ không phù hợp, mặc dù có những báo cáo cắt bàng quang tận gốc với gây tê vùng đơn thuần an toàn cho những bệnh nhân nguy cơ cao về hô hấp. Phương pháp vô cảm thường dùng và an toàn là gây mê toàn thân có đặt nội khí quản, sử dụng thuốc dãn cơ, có thể phối hợp đặt catheter ngoài màng cứng để giảm đau quanh mổ. Gây tê trục thần kinh trung ương có thể dẫn đến tăng nhu động ruột (tăng hoạt động hệ phó giao cảm do gây tê ức chế hệ thần kinh giao cảm), có thể gây khó khăn cho phẫu thuật viên trong việc tái tạo bàng quang bằng ruột. Để giảm ảnh hưởng này có thể sử dụng glucagon, papaverine, hoặc thuốc anticholinergic(5). Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng kỹ thuật gây mê cân bằng. Duy trì mê độ mê ổn định cho phẫu thuật bằng thuốc mê hô hấp, phối hợp truyền liên tục Sufentanil qua đường tĩnh mạch, hoặc hỗn hợp Bupivacaine 0,1% và Fentanyl 4 mcg/ml qua catheter ngoài màng cứng. Với kỹ thuật gây mê như trên, cộng với việc bù dịch, máu hợp lý theo nhu cầu của từng bệnh nhân, tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều ổn định huyết động trong suốt quá trình phẫu thuật, mặc dù thời gian gây mê phẫu thuật khá dài 407 ± 58 phút (300 – 520 phút). Tuy vậy, để giữ được bệnh nhân ổn định suốt quá trình phẫu thuật kéo dài, nguy cơ rối loạn huyết động nhiều, đặc biệt trên các cơ địa bệnh lý, đòi hỏi người làm công tác gây mê hồi sức phải đầy đủ kinh nghiệm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 316 Các trường hợp có gây tê ngoài màng cứng phối hợp, chúng tôi có thể rút nội khí quản cho bệnh nhân rất sớm vì nhu cầu thuốc mê dùng để duy trì mê cho bệnh nhân giảm rất nhiều so với chỉ gây mê đơn thuần. Rối loạn chuyển hóa với bàng quang tân tạo bằng ruột Hội chứng mất muối và toan chuyển hóa là rối loạn thường gặp nhất khi thực hiện tạo hình bàng quang tân tạo bằng hồi tràng. Điều này là do sự tiếp xúc của nước tiểu với niêm mạc ruột của bàng quang tân tạo, thường xảy ra trong giai đoạn hậu phẫu sớm, khi lớp niêm mạc ruột chưa biến đổi theo thời gian. Do đó, đánh giá chức năng thận là điều bắt buộc khi chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật. Các biến chứng nhiễm toan chuyển hóa do tăng Cl- và K+ gây ra do bàng quang tân tạo cần được xử trí sớm(3). Hạn chế trong nghiên cứu này là chúng tôi không thực hiện đánh giá ion đồ và khí máu cho các bệnh nhân một cách thường quy, giúp bác sĩ điều trị có thể xử lý sớm. Việc xét nghiệm để đánh giá chỉ thực hiện khi bệnh nhân có dấu hiệu chỉ điểm trên lâm sàng. Vai trò gây tê ngoài màng cứng Gây mê toàn diện phối hợp gây tê ngoài màng cứng làm mất máu ít hơn và chất lượng giảm đau hậu phẫu tốt hơn. Sự kết hợp gây mê và gây tê NMC trong cắt bàng quang tận gốc làm giảm mất máu và giảm đau tốt nhưng không tăng biến chứng(4,7,8). Nghiên cứu của Ozyuvaci E và cs thực hiện trên 50 bệnh nhân cắt bàng quang tận gốc chia 2 nhóm, một nhóm bệnh nhân gây mê toàn diện, một nhóm gây mê toàn diện phối hợp gây tê NMC, kết quả lượng máu mất trong mổ là 874 ± 190,7 mL ở nhóm có phối hợp gây tê NMC và 1248,3 ± 343,4 mL ở nhóm chỉ gây mê toàn diện. Số đơn vị máu được truyền trong nhóm gây mê đơn thuần là nhiều hơn. Giảm đau sau mổ tốt hơn ở nhóm có gây tê NMC. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về các thông số huyết động, biến chứng sau mổ giữa hai nhóm(8). Hoặc theo nghiên cứu của Ladjevic N, gây mê toàn thân kết hợp với tê NMC làm giảm nguy cơ chảy máu 28,5% so với gây mê đơn thuần, và giảm đau sau mổ tốt hơn(4). Trong nghiên cứu này, các trường hợp có phối hợp gây tê NMC, tất cả bệnh nhân đều không phải sử dụng thêm thuốc opioids tĩnh mạch trong lúc mổ. Tỷ lệ truyền máu trong nghiên cứu khá cao với 21 trường hợp (chiếm 39,62%), chứng tỏ phẫu thuật rất khó khăn. Chúng tôi không tiến hành thống kê số lượng máu mất khi so sánh 2 phương pháp vô cảm gây mê toàn diện và gây mê toàn diện phối hợp gây tê ngoài màng cứng, vì lý do ảnh hưởng bởi yếu tố phẫu thuật khá nhiều như kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật, mức độ xâm lấn và dính của bướu Phẫu thuật mổ mở cắt bàng quang tận gốc, kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột là loại phẫu thuật gây đau nhiều và đau kéo dài. Vì vậy, với thuốc giảm đau qua đường tĩnh mạch, khó đảm bảo được chất lượng giảm đau tốt, đặc biệt khi bệnh nhân cần vận động sớm để tránh các tai biến do nằm lâu. Gây tê ngoài màng cứng có thể giúp bệnh nhân vận động sớm, với chất lượng giảm đau tốt. Các bệnh nhân được đặt catheter NMC trong nghiên cứu này, tất cả đều cho mức giảm đau rất tốt (bảng 4). Các biến chứng và tai biến của phương pháp gây tê NMC trong nghiên cứu hầu như không đáng kể, có thể do số trường hợp thực hiện còn ít. Ngoài ra, do điều kiện nghiên cứu, ngoài khía cạnh giảm đau hậu phẫu, chúng tôi chưa thống kê được những vấn đề liên quan giữa 2 kỹ thuật giảm đau sau mổ qua đường tĩnh mạch và đường ngoài màng cứng như vấn đề hiệu quả kinh tế, chăm sóc, tâm lý bệnh nhân Các tai biến, biến chứng liên quan đến phẫu thuật Theo Novotny V và cs nghiên cứu trên 516 bệnh nhân phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc từ năm 1993 đến năm 2005: tỷ lệ tử vong chu phẫu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 317 khoảng 0,8%, 27,3 % bệnh nhân có ít nhất một biến chứng trong thời kỳ chu phẫu. Biến chứng thường gặp là biến chứng đoạn dưới hồi tràng (3,9%), thuyên tắc tĩnh mạch sâu (4,7%), và viêm ruột (1,9%). Biến chứng phẫu thuật bao gồm dò bạch huyết (8,1%), bục vết thương (8,9%), máu tụ khung chậu (0,8%). Viêm phúc mạc (0,8%). Tỷ lệ mổ lại 6,2%. Thời gian mổ, nằm viện, lượng máu truyền là giảm từ 1993 đến 2005.(6) Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện vào thời điểm các bác sĩ phẫu thuật đã thực hiện thuần thục kỹ thuật mổ, chọn lựa bệnh với nhiều yếu tố cân nhắc, cũng như các kỹ thuật và phương tiện gây mê hồi sức ngày càng tốt hơn. Vì vậy, các tai biến ghi nhận trong mẫu nghiên cứu này ở mức thấp, và không có tai biến nặng cũng như tử vong trong thời điểm nghiên cứu. KẾT LUẬN Với khảo sát cắt ngang qua 53 trường hợp về các đặc điểm gây mê hồi sức, chứng tỏ rằng phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần kèm tạo hình bàng quang tân tạo bằng ruột là một phẫu thuật phức tạp về phương diện ngoại khoa cũng như tạo ra rất nhiều khó khăn cho công việc gây mê hồi sức. Sự tiến bộ trong kỹ thuật mổ, gây mê cũng như chất lượng chăm sóc hậu phẫu trong những năm gần đây giúp chúng tôi kiểm soát được các nguy cơ và tai biến, tất cả đã làm giảm biến chứng và thời gian nằm viện. Phương pháp gây mê toàn diện phối hợp gây tê ngoài màng cứng bước đầu áp dụng trong phẫu thuật này tạo ra kết quả vô cảm trong mổ cũng như chất lượng giảm đau sau mổ rất tốt, không làm tăng nguy cơ tai biến cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. De Nunzio C, Cicione A, Leonardo F, Rondoni M, Franco G, Cantiani A, Tubaro A, Leonardo C (2011). Extraperitoneal radical cystectomy and ureterocutaneostomy in octogenarians. Int Urol Nephrol. 43(3), pp:663-667. 2. Fritsche HM, Burger M, Ganzer R, Otto W, Denzinger S, Wieland WF (2008). Impact of comorbidity on perioperative mortality after radical cystectomy. Aktuelle Urol. 39(3), pp: 225-228. 3. Gakis G, Stenzl A (2010). Ileal Neobladder and Its Variants. European urology supplements 9, pp: 745–753. 4. Ladjevic N, Likic-Ladjevic I, Dzamic Z, Acimovic M, Dragicevic D, Durutovic O (2007). Combined general and epidural anaesthesia versus general anaesthesia for radical cystectomy. Acta Chir Iugosl. 54(4), pp: 89-91. 5. Nathan N, Bhalla T(2011). Urology. In: Vacanti CA, Sikka PK. Essential Clinical Anesthesia, pp: 625 - 627. Cambridge University Press, New York. 6. Novotny V, Hakenberg OW, Wiessner D, Heberling U, Litz RJ, Oehlschlaeger S, Wirth MP (2007). Perioperative complications of radical cystectomy in a contemporary series. Eur Urol. 51(2), pp: 397-401. 7. Ono K, Shibata J, Tanaka T, Sakamoto A, Hasegawa J, Tanaka S, Kitoh T, Kawamata M (2009). Acute normovolemic hemodilution to reduce allogenic blood transfusion in patients undergoing radical cystectomy. Masui. 58(2): pp160-164. 8. Ozyuvaci E, Altan A, Karadeniz T, Topsakal M, Besisik A, Yucel M (2005). General anesthesia versus epidural and general anesthesia in radical cystectomy. Urol Int. 74(1), pp: 62-67. Ngày nhận bài báo: 29/10/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013 Ngày bài báo được đăng: 20/02/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf312_317_1703.pdf