Giáo án Lịch sử 8

I.Mục tiêu bài học :

1/ Kiến thức : Học sinh nắm các nội dung cơ bản là :

- Hoàn cảnh ra đời, âm mưu và thủ đoạn trong “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ những năm 1965-1968.

- Quân và dân Miền nam chiến đấu chống CTCB, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ.

- Hoàn cảnh hội nghị Pari, tiến trình hội nghị từ 13-5-1968 đến tháng 1-1973. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định.

2/ Tư tưởng : Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó Bắc – Nam. Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch.

3/ Kỹ năng : Phân tích, so sánh, xử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh tư liệu.

II. Đồ dùng và tư liệu dạy học : Lược đồ chiến sự tổng tiến công nổi dậy Mậu thân 1968, và các tư liệu có liên quan.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học :

1/ Kiểm tra bài cũ :

 

doc105 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phân khu trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại. Chiều 7/5 quân ta đánh vào sở chỉ huy địch, 17h30 phút cùng ngày bắt sống Đờ Caxtơri và toàn bộ tham mưu địch. - Trên chiến trường toàn quốc phối hợp chặt chẽ làm phân tán, tiêu hao lực lượng địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi … d. Kết quả : - Trong Đông – Xuân 1953 – 1954 và Điện Biên Phủ ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 tên địch, thu 19.000 súng các loại, 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. - Riêng Điện Biên Phủ loại 16.200 tên địch, 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. e. Ý nghĩa : + Đây là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. + Đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. + Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. II. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. 1. Hội nghị Giơnevơ a. Hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị : - Đông – Xuân 1953 – 1954 ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao. - Tháng 1/1954 Ngoại trưởng trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã quyết định triệu tập Hội nghị Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương. b. Diễn biến Hội nghị : - Ngày 8/5/1954, Hội nghị bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. - Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra rất gay go, phức tạp vì lập trường của các bên khác nhau. c. Kết quả : - Ngày 21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ được kí kết. 2. Hiệp định Giơnevơ - Nội dung HĐ: + Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước. + Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương. + Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời... + Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. + Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956. + Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ. - Ý nghĩa : + Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương. + Đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. + Buộc Pháp chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương. IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) 1. Ý nghĩa lịch sử : - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp gần một thế kỉ trên đất nước ta. - Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. - Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng. - Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la tinh. 2. Nguyên nhân thắng lợi - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh. - Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng. - Lực lượng vũ trang 3 thứ quân được xây dựng không ngừng lớn mạnh. - Hậu phương vững chắc. - Tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa 3 dân tộc Đông Dương, sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, và các nước XHCN khác. IV. Kết thúc bài học. 1/ Củng cố bài : GV hệ thống các nội dung cơ bản của toàn bài và nêu các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời: Hoàn cảnh ra đời và nội dung của kế hoạch Nava. Điểm then chốt của kế hoạch Nava. Chủ trương chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava. Trình bày trên bản đồ nét chính về diễn biến và ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơ-ne-vơ. Nội dung, ý nghĩa. 2/ Dặn dò: Học sinh chuẩn bị bài 21 ====================== Tiết 35 – PPCT : Làm bài kiểm tra học kỳ I. CHƯƠNG IV VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 Bài 21 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965) * Tiết 36, 37 - PPCT I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức : Học sinh nắm được các nội dung cơ bản + Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ + Nhiệm vụ cách mạng hai miền trong giai đoạn 1954 – 1965 - Miền Bắc : tiến hành cách mạng XHCN - Miền Nam : Tiếp tục cách mạng DCND – chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn - Phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Nam bảo vệ hoà bình và giữ gìn lực lượng cách mạng những năm 1954-1959 tiến tới Đồng khởi 1959-1960. - Công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc 1961-1965. - âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong thực hiện “ Chiến tranh đặc biệt “. Quân dân Miền nam chiến đấu chống “ Chiến tranh đặc biệt “ 1961-1965 những thắng lợi của quân dân MN trên các mặt trận : quân sự, chính trị, chống bình định… 2/ Về tư tưởng : Bồi dưỡng tình cảm ruột thịt Bắc – Nam. Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tiền đồ của cách mạng 3/ Kỹ năng : Phân tích, đánh giá, nắm được các khái niệm “Cách mạng dân chủ nhân dân”, cách mạng xã hội chủ nghĩa”. II. Tư liệu và đồ dùng dạy học. - Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975 - Bản đồ “Phong trào đồng khởi” III. Tiến trình tổ chức dạy và học. Hoạt động dạy học Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Hãy cho biết thái độ của ta và Pháp trong việc thi hành HĐ Giơnevơ? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hỏi: - Âm mưu của Mỹ ở miền Nam là gì ? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hỏi: Em hãy rút ra đặc điểm tình hình nước ta sau HĐ Giơnevơ, nhiệm vụ cách mạng của từng miền? Vì sao nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền khác nhau nhưng lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Vì sao Đảng ta chủ trương cải cách ruộng đất. Kết quả và ý nghĩa của cải cách ruộng đất? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hỏi: - Vì sao khôi phục kinh tế là nhiệm vụ tất yếu của thời kì sau chiến tranh ? - MB đã đạt được những thành tựu gì trong khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh những thành đó có ý nghĩa như thế nào ? Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân - GV giải thích khái niệm: Cải tạo quan hệ sản xuất . - GV hướng dẫn HS khai thác SGK nắm được: Những thành tựu và hạn chế của việc cải tạo quan hệ sản xuất ? - HS theo dõi SGK nghi nhớ. - GV nhận xét và chốt ý - GV hướng dẫn HS nắm được những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội. - HS theo dõi SGK ghi nhớ. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Tại sao ta chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hỏi: - Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam thời kỳ 1954 – 1959 diễn ra thế nào ? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 1: Cả lớp - GV hỏi: Sau HĐ Giơnevơ, ta chủ trương đấu tranh chính trị hoà bình. Vậy tại sao 1959-1960 một cuộc nổi dậy đồng loạt diễn ra trên khắp MN? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý -GV giải thích: “đồng khởi”là đồng loạt khởi nghĩa từ k/n từng phần ở nông thôn kết hợp với k/n của quần chúng với chiến tranh cách mạng. - Giáo viên sử dụng bản đồ phong trào để giải thích và trình này, học sinh nêu nhận xét và trả lời câu hỏi. - GV hỏi: Cuộc nổi dậy phá vỡ phần lớn hệ thống chính quyền địch có ý nghĩa như thế nào? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để nắm được hoàn cảnh, nội dung của ĐH. - HS làm việc theo yêu cầu của GV. - GV nhận xét, bổ sung, kết hợp phân tích làm rõ các nội dung. - GV hỏi: Theo em, những nghị quyết của ĐH III có ý nghĩa gì? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 2: Cá nhân - GV hỏi: Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là gì ? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hỏi: - MB đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965)? - GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng tóm tắt theo mẫu: Lĩnh vực Biện pháp thực hiện Kết quả đạt được Nông nghiệp Công nghiệp Thương nghiệp Giao thông Giáo dục Y tế - GV hỏi: Em có nhận xét gì về kết quả đạt được trong kế hoạch ? Tác dụng của nó? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Vì sao Mỹ đề ra Chiến lược “CTĐB” ở MN VN? - GV hỏi: Mỹ có âm mưu và thủ đoạn gì trong việc thực hiện CTĐB ở MN VN? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 2: Cả lớp - GV giới thiệu về chủ trương của Đảng ta trong việc đánh bại CTĐB của Mỹ. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK về những thắng lợi của ta trên các mặt trận: phá ấp CL, quân sự, CT. - HS theo dõi SGK tóm tắt và ghi nhớ các nội dung chính. - GV bổ sung, chốt ý. - GV hỏi: Thắng lợi của ta trong chiến đấu chống CTĐB có ý nghĩa gì? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. * Quá trình các bên thi hành Hiệp định : - Về phía ta : Nghiêm chỉnh thi hành những điều khoản của Hiệp định : + Ngày 10/10/1954, quân ta về tiếp quản Thủ đô. + Ngày 1/1/1955, Trung ương đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân về Thủ đô. - Về phía Pháp : + Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà (Hải Phòng). + Giữa tháng 5/1956 Pháp rút toàn bộ quân khỏi miền Nam khi chưa Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. - Mĩ : Âm mưu thay chân Pháp ở miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, hòng chia cắt Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. * Đặc điểm thình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ: - Đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị xã hội khác nhau : + Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. + Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. - Nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì mới: + Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên CNXH. + Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước. II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 – 1960). 1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1957) a) Hoàn thành cải cách ruộng đất - Từ 1954 – 1956 diễn ra 6 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất ở 22 tỉnh đồng bằng và trung du. - Kết quả : Sau 5 đợt cải cách (một đợt trong kháng chiến) đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,5 triệu nông cụ chia cho nông dân. - Ý nghĩa : Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, khối liên inh công – nông được củng cố. - Hạn chế : Trong Cải cách ta mắc phải một số sai lầm, thiếu sót : đấu tố tràn lan, thiếu phân biệt đối xử … b) Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. - Kì họp thứ 4, Quốc hội khóa I đã quyết định : Hoàn thành Cải cách ruộng đất, khôi phục phát triển kinh tế. - Thành tựu : + Cuối 1957, sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. + Công nghiệp : Năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy do nhà nước quản lí. + Giao thông vận tải : Khôi phục 700 km đường sắt, khôi phục sửa chữa hàng nghìn km đường ôtô. + Văn hóa, giáo dục, y tế được đẩy mạnh, một số trường đại học được xây dựng, xóa mù chữ cho hơn 1 triệu người. - Ý nghĩa : + Nền kinh tế miền Bắc được phục hồi, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. + Đời sống nhân dân được cải thện. + Củng cố mền Bắc và cổ vũ nhân dân miền Nam. 2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, xã hội (1958 – 1960). - Các lĩnh vực : Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp, tư bản tư doanh. - Khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp. - Kết quả : Cuối 1960, miền Bắc có trên 85% nông hộ, 70% ruộng đất được đưa vào nông nghiệp, 87% thợ thủ công, 45% thương nhân và hợp tác xã, một bộ phận chuyển sang vào mậu dịch viên, 95% hộ tư bản vào công ti hợp doanh. - Hạn chế : + Đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể. + Vi phạm nguyên tắc tự nguyện, thiếu công bằng, dân chủ, không phát huy được những chủ động sáng tạo của xã viên trong sản xuất … - Trong phát triển kinh tế, trọng tâm là kinh tế quốc doanh. + Năm 1960 đã có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí, 500 xí nghiệp do địa phương quản lí. - Văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát triển. III. Miền Nam chống chế độ Mỹ – Diệm. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới đồng khởi (1954 – 1960). 1. Đấu tranh chống chế độ Mỹ – Diệm, giữ gìn vầ phát triển lực lượng cách mạng. * Chủ trương của ta : Từ 1954, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm. - Mục đích : Đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hòa bình, gìn giữ và phát triển lực lượng * Diễn biến : - Từ tháng 8/1954, “phong trào hòa bình” của nhân dân Sài gòn – Chợ Lớn diễn ra sôi nổi lan rộng. - Phong trào bị địch khủng bố, đàn áp nhưng vẫn phát triển mở rộng và thay đổi hình thức cho phù hợp : + Vừa đòi thi hành Hiệp định, vừa chống khủng bố, đàn áp. + Từ đấu tranh chính trị, hòa bình chuyển sang dùng bạo lực, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới. 2. Phong trào đồng khởi 1959 – 1960 * Nguyên nhân : - Năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất. ® Yêu cầu phải có biện pháp đấu tranh quyết liệt để vượt qua thử thách. - Tháng 1/1959, Hội nghị Trung Ương lần 15 đã quyết định : + Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng, đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. + Phương hướng là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang. * Diễn biến : - Bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái (tháng 2/1959), Trà Bồng (tháng 8/1959), sau đó lan rộng toàn miền Nam trở thành phong trào Đồng Khởi. - Tiêu biểu nhất là ở Bến Tre. Ngày 17/1/1960, nhân dân 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày, Bến Tre đã nổi dậy, sau đó cuộc nổi dậy mau chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre. - Từ Bến Tre, cuộc nổi dậy phá chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng lan nhanh khắp miền Nam. * Kết quả : cuối 1960 ta làm chủ : 600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829 thôn trung bộ, 3200/ 721 thôn Tây Nguyên. * Ý nghĩa : - Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm. - Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - Từ trong khí thế của phong trào, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày (20/12/1960. IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965). 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/ 1960) a. Hoàn cảnh: - Giữa lúc cách mạng 2 miền có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao động Việt Nam đã tổ chức đại biểu toàn quốc lần thứ III. - Thời gian : từ 5 – 10/9/1960 tại Thủ đô Hà Nội. b. Nội dung : - Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền - Thông qua báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965). - Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ chính trị. Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất. 2/ Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 – 1965) * Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch là : ra sức phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội. Lĩnh vực Biện pháp thực hiện Kết quả đạt được Nông nghiệp - Xây dựng hợp tác xã bậc cao, áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển thủy lợi, phát động phong trào thi đua “Đại Phong”… - Công trình thủy nông Bắc – Hưng – Hải được xây dựng. - Nhiều hợp tác xã đạt, vượt 5 tấn/ha Công nghiệp - Ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ 1961 – 1964 : 48% số vốn) - Sản lượng công nghiệp năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960. - Năm 1961, 1965 hàng trăm cơ sở công nghiệp mới được xây dựng. - Công nghiệp quốc doanh chiếm 93%, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Thương nghiệp - Ưu tiên phát triển thương nghiệp quốc doanh - Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần phát triển kinh tế, ổn định cải thiện đời sống nhân dân. Giao thông - Củng cố hệ thống giao thông - Giao thông trong nước và với quốc tế thuận lợi hơn. Giáo dục - Đầu tư phát triển - Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh : 900 trường tiểu học, trung học, 18 trường chuyên nghiệp … Y tế - Đầu tư phát triển - Xây dựng được 6.000 cơ sở y tế. * Nhận xét : - Miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn, đáng kể. Nhờ đó mà miền Bắc được củng cố vững chắc, có khà năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với miền Nam. - Làm thay đổi bộ mặt miền Bắc. V. Miền nam chiến dấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961-1965). 1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam. * Hoàn cảnh ra đời : - Từ cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại ® Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965). * Âm mưu và thủ đoạn: - Âm mưu : “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của Mĩ ® Âm mưu dùng người Việt đánh người Việt. - Thủ đoạn : Thực hiện bằng kế hoạch Xtalây – Taylo. + Viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào miền Nam cố vấn quân sự, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại. + Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn. + Dồn dân lập ấp chiến lược, kìm kẹp nhân dân, bình định miền Nam. + Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng bằng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. 2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. a. Chủ trương của ta : Đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tấn công địch trên cả 3 vùng chiến lược, phối hợp 3 mũi giáp công. b. Thắng lợi: * Trên mặt trận chống “Bình định”: - Diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch giữa việc lập và phá ấp chiến lược ÚCuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70% dân vẫn do cách mạng kiểm soát. * Trên mặt trận quân sự : - 2-1-1963 quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho). - Đông xuân 1964-1965 ta mở các chiến dịch tấn công địch ở miền Đông Nam bộ với chiến thắng : Bình Giã (Bà Rịa ngày 2/1/1963). Tiếp đó giành tháng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài -> Làm phá sản hoàn toàn chiến lược CTĐB của Mỹ. * Trên mặt trận chính trị : Phong trào đấu tranh của nhân diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như : Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, . Nổi bật là phong trào của đội quân “Tóc dài”, các tín đồ Phật giáo® làm chính quyền Diệm bị lung lay tận gốc. + Ngày 1/11/1963, Đảo chính lật đổ Diệm – Nhu. 4. Sơ kết bài học: * Củng cố bài: GV đặt câu hỏi hệ thống các kiến thức cơ bản của bài. -Vì sao sau hiệp định Giơnevơ nước ta bị chia cắt làm hai miền với 2 chế độ chính trị- xã hội khác nhau? -Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội(1954-1957). -Thành tựu và hạn chế trong công cuộc cải tạo XHCN ở Miền Bắc 1958-1960. - Cách mạng miền Nam : (1954 – 1965), phong trào đồng khởi (diễn biến, kết quả, ý nghĩa) - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc. (thành tựu, ý nghĩa) * Dặn dò: Học sinh chuẩn bị bài 22. =============================== Bài 22 NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965-1973) * Tiết 38, 39, 40 - PPCT: I.Mục tiêu bài học : 1/ Kiến thức : Học sinh nắm các nội dung cơ bản là : - Hoàn cảnh ra đời, âm mưu và thủ đoạn trong “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ những năm 1965-1968. - Quân và dân Miền nam chiến đấu chống CTCB, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ. - Hoàn cảnh hội nghị Pari, tiến trình hội nghị từ 13-5-1968 đến tháng 1-1973. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định. 2/ Tư tưởng : Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó Bắc – Nam. Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch. 3/ Kỹ năng : Phân tích, so sánh, xử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh tư liệu. II. Đồ dùng và tư liệu dạy học : Lược đồ chiến sự tổng tiến công nổi dậy Mậu thân 1968, và các tư liệu có liên quan. III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học : 1/ Kiểm tra bài cũ : 2/ Bài mới : Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV giới thiệu về “CL CTCB”của Mỹ ở MN VN. GV hỏi: Vì sao Mỹ chuyển sang CL CTCB ở MN VN? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hỏi: Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong CTCB ở MN là gì? So sánh những điểm giống và khác nhau giữa 2 chiến lược CTĐB và CTCB. - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV sử dụng lược đồ trận Vạn Tường ở để tường thuật về trận Vạn Tường - HS theo dõi SGK và phần giới thiệu của GV ghi nhớ. - GV hỏi: Theo em, chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa như thế nào? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. - GV hỏi: Tiếp sau chiến thắng Vạn Tường, quân dân MN đã đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-66, 1966-67 như thế nào? - HS dựa vào SGK trình bày 2 cuộc phản công mùa khô. - GV chốt lại ngắn gọn về chiến thắng 2 mùa khô. - GV hướng dẫn HS khai thác H.71 SGK để thấy rõ khí thế đấu tranh chính trị của nhân dân ta. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Vì sao ta quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào đầu 1968? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý. - GV trình bày diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy. Nêu và phân tích những hạn chế của ta. - GV hỏi: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 có ý nghĩa như thế nào? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Mỹ tiến hành chién tranh phá hoại MB nhằm thực hiện âm mưu gì? Em biết gì về thủ đoạn của Mỹ khi tiến hành chiến tranh phá hoạ Miền Bắc? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: MB đã lập được những thành tích gì trong sản xuất, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ từ 1965-1968? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Vì sao Mỹ chuyến sang CL VNHCT và ĐDHCT? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hỏi: Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong thực hiện chiến lược VNHCT và ĐDHCT là gì? Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Hãy nêu những thắng lợi chung cuả nước ĐD trong chiến đấu chống VNHCT và ĐDHCT của Mỹ? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân - GV trình bày về diễn biến, kết qủa của cuộc tiến công chiến lược 1972. - GV hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược 1972? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Trong khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân MB đã thu được kết quả gì? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hỏi: Theo em những kết quả đạt được trong khôi phục phát triển kinh tế - xã hội ở MB có ý nghĩa tác dụng gì? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ nhằm mục đích gì? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hỏi: Trong cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, quân dân MB đã lập được những chiến công nổi bật như thế nào trong sản xuất và chiến đấu và làm nghĩa vụ hậu phương? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hướng dẫn HS khai thác H.75 SGK để khắc hoạ cho HS về chiến thắng ĐBP trên không. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV hỏi: Vì sao Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng với ta ? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hỏi: Vì sao cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị Pari diễn ra căng thẳng và găy gắt ? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý - GV hướng dẫn HS khai thác H.76 SGK về lễ kí chính thức HĐ Pari. - GV hướng dẫn HS nghiên cứu những nội dung cơ bản của hiệp định Pari theo SGK. - GV hỏi: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung của HĐ Pari, em đánh giá như thế nào về ý nghĩa lịch sử của HĐ quốc tế quan trọng này? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý I.Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam (1965-1968). 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_su_12_sua_thang_8_7531.doc