Giáo dục giá trị đạo đức nhân văn cho học sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long qua môn Giáo dục công dân

Giáo dục là vấn đề luôn được quan tâm ở mọi thời đại, mỗi quốc gia.

Phát triển giáo dục được xem như viên gạch ban đầu làm nền tảng hình thành nhân

cách con người. Giáo dục thường gắn với những giá trị tốt đẹp, những phẩm chất cần

thiết để mỗi cá nhân tự cải thiện và điều chỉnh hành vi của bản thân theo hướng tích

cực, mang tính nhân văn và tiến bộ. Muốn vậy giáo dục phải luôn vận động, đổi mới

trên cơ sở phản ánh và khai thác các giá trị tốt đẹp từ đời sống, tạo nên sức thuyết

phục cho việc giáo dục đạo đức ở con người. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tuy là

một vùng đất mới, có lịch sử khai phá hơn 300 năm nhưng nơi đây chứa đựng nhiều

giá trị truyền thống văn hóa như: con người có những phẩm chất tốt đẹp như thật thà,

trung thực, phóng khoáng, trọng tình nghĩa, và đặc biệt là có lòng yêu nước sâu sắc,

sống hiếu thảo, cần mẫn giản dị, tổ chức đoàn kết cộng đồng cao Tất cả những giá

trị, đều có tầm quan trọng to lớn cho việc giáo dục thế hệ trẻ - học sinh THPT ở Đồng

bằng Sông Cửu Long, hình thành ý thức đối với bản thân, gia đình, người xung quanh,

bạn bè thầy cô, với thiên nhiên, với cộng đồng xã hội bao gồm cả những di sản văn

hóa quê hương, địa phương nơi mình đang sống và học tập dưới hình thức tổ chức dạy

và học môn GDCD ở tất cả các trường THPT trong vùng.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo dục giá trị đạo đức nhân văn cho học sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long qua môn Giáo dục công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan hệ với cộng đồng học sinh cần phải sống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, bên cạnh đó cần có ý thức bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, có tinh thần bảo vệ di sản văn hóa và các loại hình văn hóa dân gian Vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Hai là, bên cạnh việc chỉ ra những phương hướng giáo dục một cách toàn diện, hiệu quả từ chủ quan đến khách quan cho học sinh. Thì việc kết hợp phương pháp lồng ghép giảng dạy hợp lý, liên hệ thực tiễn của giáo viên có vai trò quyết định đến việc hình thành nhân cách của học sinh với liên hệ thực tiễn địa phương nơi học sinh được sinh ra và lớn lên, dựa trên sự gợi mở của giáo viên sẽ giúp các em suy nghĩ trình bày vấn đề về làng xóm quê hương mình theo tựa đề của bài học. Chẳng hạn, để dạy cho học sinh về Hiếu thảo và vai trò của hiếu thảo trong cuộc sống, bên cạnh việc người giáo viên đưa ra định nghĩa về lòng hiếu thảo, và kể ra những mẩu chuyện hiếu thảo trong cuộc sống hoặc trong sách vở để học sinh hiểu được vấn đề thì việc vận dụng đưa thêm vào bài giảng những biểu hiện của lòng hiếu thảo của con ngưởi vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ thời xưa cho đến hôm nay là chăm sóc phụng dưỡng ông bà cha mẹ lúc sinh thời, và thờ cúng ông bà tổ tiên bằng tấm lòng thành kính nhất. Học sinh sẽ tưởng nhớ về gia đình về ông bà của mình, nhớ về những kỉ niệm lúc nhỏ sống bên ông bà cha mẹ được họ yêu thương, chăm sóc mình như thế nào. Từ đó bản thân học sinh sẽ nhận ra tình cảm của mình đối với gia đình sâu nặng như thế nào, sau đó là tự nhận xét đánh giá mình sống có hiếu thảo chưa? và sau bài học này mình cần phải làm gì ? Nếu dạy cho học sinh bài học Đoàn kết tương trợ. Biểu hiện của đoàn kết tương trợ trong cuộc sống, thì chính bản thân học sinh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có thể nhận thấy quê hương mình là một ví dụ cụ thể, vì nơi đây có sự chung sống của nhiều dân tộc khác nhau như (Việt, Khơme, Hoa, Chăm) nhưng dân cư các dân tộc vẫn chung sống hòa hợp, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sản xuất, sinh hoạt thường ngày. “Ở những địa phương người Khơme sống xen kẽ với người Việt, từ xa xưa vốn có những tập tục kết bạn và tương trợ lẫn nhau. Khi gặp thú dữ, như cọp, cá sấu lớn, dân Khơme thường tìm đến các làng người Việt nhờ giúp đỡ để tiêu diệt chúng. Ngược lại, người Khơme giúp đỡ người Việt cách trị rắn độc, kinh nghiệm làm thủy lợi, mở đường nước”[10,tr369]. Có thể nói,đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống là những hành động cao đẹp, từ lâu đã được chính người dân quê hương mình gìn giữ và phát huy, bởi thế nên học sinh – thế hệ trẻ vùng Đồng bằng Sông 393 Cửu Long cần phải phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống để làm tốt đẹp thêm mối quan hệ giữa người với người khi chung sống trên một cộng đồng, quê hương.Và rút ra được những kinh nghiệm sống quý báu cho bản thân mình qua nội dung bài học. Xuất phát từ thực tiễn của quê hương, học sinh cũng có thể tự mở rộng khái quát vấn đề đoàn kết tương trợ là một biểu hiện tập trung nhất của tinh thần đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam, vì đoàn kết tạo nên sức mạnh của dân tộc của thời đại. Qua đó, học sinh rút ra ý nghĩa của đoàn kết vì đoàn kết là động lực để con người cố gắng vươn lên trong cuộc sống, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh qua môn học GDCD là một việc làm luôn được thực hiện xuyên suốt, là mối quan tâm hàng đầu của xã hội ta hiện nay, lại vì đứng trước tình tình một bộ phận giới trẻ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã quên đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương mình, sống thờ ơ, lãnh đạm, sống theo khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân, chạy theo những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, lai căn mất gốc đua đòi theo những mốt quần áo không phù hợp với thuần phong mỹ tục của quê nhà. Đứng trước sự hụt hẫng nhiều giá trị đạo đức nhân văn nơi người trẻ hôm nay, việc lồng ghép đưa vào chương trình giảng dạy môn GDCD những bài học về Lòng bao dung hay Tình nghĩa trong xã hội ngày nay hoặc Nét đẹp văn hóa con người qua trangphục truyền thống đều có những tác động không nhỏ đến nhận thức của giới trẻ, với những giải pháp là làm sao để giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người miền Tây trong thời đại phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, quê hương ta ngày nay. Cần học hỏi theo tinh thần người dân miền Tây luôn xem trọng tình nghĩa trong quan hệ kết giao bạn bè, tình nghĩa đã làm cho bộ mặt đời sống tinh thần của con người nơi đây thêm phần sâu sắc. Từ xưa, người dân nơi đây đã xem tình nghĩa như một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, đó là những tình cảm san sẻ, cảm thông nhau lúc thành công, may mắn cũng như khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Tình nghĩa lại còn giữ một vị trí đặc biệt trong mối quan hệ bạn bè, qua lại, giúp đỡ nhau chí tình “Chòm xóm đến thăm tôi/Đó là điều may mắn/Lỗi lầm tôi xin nhận/Nếu có chi thiếu sót/Tình bè bạn xin thứ tha/Đừng chấp người sơ ý” [11]. Sống tình nghĩa không những là một lối sống cao đẹp, mà còn giúp con người có thêm niềm tin, lạc quan yêu đời, cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, ấm áp hơn. Một khi, học sinh biết áp dụng và phát huy cách sống tình nghĩa của ông cha vào hoạt ðộng giao tiếp ứng xử của mình với những người xung quanh như bè bạn, xóm giềng sẽ làm tốt đẹp hơn mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Bên cạnh đó, giáo dục nếp sống, cách ăn mặc cho học sinh cũng là một việc làm quan trọng và cấp thiết luôn được xã hội quan tâm. Vì thế, nên nội dung bài học môn GDCD nói về vấn đề giáo dục giá trị đạo đức nhân văn cho học sinh qua trang phục truyền thống, không nhất thiết là bắt buộc giới trẻ phải trở về với cách ăn mặc của quá khứ vì mỗi thời đại mỗi khác, vì cái đẹp luôn vận động theo thời gian. Xong, nhìn nhận về vẻ đẹp của áo bà ba, chiếc khăn rằn của cư dân miền Tây là nhìn nhận về vẻ đẹp bình dị, kín đáo, duyên dáng của con người qua sự tinh tế trong việc lựa chọn trang phục, sao cho phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh sống. Thông qua đó để học sinh biết trân trọng nét đẹp truyền thống văn hóa địa phương mình, biết tự điều chỉnh lựa chọn cho mình một phong cách sống, cách ăn mặc phù hợp với thời đại mà không phản cái đẹp của văn hóa quê hương. Lòng yêu nước, yêu quê hương xóm làng cũng là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nên đời sống tinh thần của người dân miền Tây Nam Bộ. Nó phản ánh tâm lý của con người biết đấu tranh với những bất công của xã hội, thể hiện tính khí khẳng khái, không chịu khuất phục trước cái xấu cái ác để xây dựng nên một giá trị đạo đức cao đẹp đáng được ca ngợi, tôn vinh. 394 3. Kết luận Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp. Việc vận dụng những giá trị đạo đức nhân văn này vào việc dạy và học môn GDCD sẽ mang lại một số hiệu quả nhất định giúp học sinh có cách tiếp cận bài học một cách tích cực và hiệu quả hơn. Phương pháp này có sự kết hợp giữa nội dung và thực tiễn. Những bài học đắt giá từ thực tiễn cuộc sống quê hương mình sẽ kích thích sự tư duy, sáng tạo tìm hiểu của học sinh. Bài học không phải xa lạ mà trở nên quen thuộc, lịch sử truyền thống văn hóa của quê hương được nhắc nhớ qua bài giảng của thầy cô góp phần củng cố tình yêu, lòng tự hào về quê hương dân tộc ở học sinh. Từ đó việc truyền đạt kiến thức của giáo viên sẽ dễ dàng hơn, học sinh hứng thú sâu sắc với bài học, và nhớ bài lâu hơn. Gíao dục giá trị đạo đức nhân văn cho học sinh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long qua môn học GDCD, chính là phương pháp giúp các em nhìn nhận về những giá trị truyền thống quê hương mình bởi các em là – thế hệ măng non của đất nước nhận thức được nhiệm vụ của mình chính là không ngừng tự hoàn thiện bản thân, luôn sống phấn đấu để xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp văn minh, hiện đại. Tài liệu tham khảo [1]. Theo Minh Tân – Thanh Nghi – Xuân lãm, 1999 [2]. Theo TS. Huỳnh Văn Sơn, hụt hẫng nhiều giá trị đạo đức nhân văn, báo Lao Động cuối tuần, 2008 [3]. Dân ca Nam Bộ [4]. Vè dạy con, dân ca Bến Tre [5]. Theo Viện Khoa học xã hội tại TP Hồ Chí Minh, Văn hóa & cư dân đồng bằng Sông Cửu Long, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1990, tr384 [6]. Vè dạy con, dân ca Bến Tre [7]. Dân ca Nam Bộ [8]. Dân ca Đồng Tháp [9]. Theo Đặng Duy Khôi, báo điện tử Cần Thơ [10]. Theo Viện Khoa học xã hội tại TP Hồ Chí Minh, Văn hoá & cư dân đồng bằng Sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, 1990, tr369 [11]. Mê Trơay, Dân ca Khơme. [12]. Hồ Chí Minh, bài thơ “Nửa đêm”, trích Nhật ký trong tù.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_gia_tri_dao_duc_nhan_van_cho_hoc_sinh_vung_dong_ban.pdf
Tài liệu liên quan