Giáo dục học - Chương VI: Màu sắc

Trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta đâu đâu cũng có màu

sắc, nhờ có hình khối, màu sắc mà chúng ta nhận biết ra vật thể và cảm nhận

được chúng.

Tự thân mỗi vật thể đều mang trên mình một màu riêng biệt. Nhờ có thị

giác và ánh sáng mà ta phân biệt được màu sắc đó, nhắm mắt lại hoặc trong đêm

tối màu sắc không còn tồn tại nữa.

Màu sắc thay đổi theo không gian, thời gian. Màu sắc của vật tươi sáng

hơn ngoài ánh nắng mặt trời, phai nhạt hoặc sẫm tối khi ở trong bong râm, phong

canh buổi trưa, buổi sáng và buổi chiều cũng cho ta những sắc màu khác nhau.

Màu sắc thay đổi theo sắc thái tình cảm của con người , khi buồn ta có cảm giác

mọi vật như u xám và khi vui thì ngược lại.

pdf61 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Chương VI: Màu sắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xơ. Trong nền mĩ thuật hiện đại của nhà nước, tranh bố cục hình tròn có không nhiều, song mỗi bức chứa đựng một vẻ, một khả năng sắp đặt tài tình của các họa sĩ. Trước hết phải kế đến bức “Hòa bình hữu nghị” của Nguyễn Khang(1912- 1989) vẽ năm 1958. Bốn cô gái đại diện cho bốn màu da: trắng , vàng, đỏ và đen, hòa quyện trong một vũ điệu hòa bình. Thân thể tuyệt mĩ của cô gái da trắng, tà áo dài bay trong gió của cô gái Việt Nam, thân thể như hòa với thiên nhiên ,cây lá cảu cô gái da đen, da đỏ quay tròn trong một vũ điệu tự do, đôi cá bơi lại từ phía góc cuối tranh, đôi chim hòa bình Tất cả như muốn nói với chúng ta một thông điệp tưởng như hết sức đơn giản nhưng vô cùng cao cả: Bầu trời, trái đất và cả đại dương là của chung loài người, hãy cùng nhau vui sống trong hòa bình và hữu nghị. Màu nâu vàng trên nền da của sơn mài được chiếc nơ đỏ ở sát giữa bức tranh làm điểm nhấn càng trở nên rực rỡ, ấm áp và hội tụ. Bức tranh khắc gỗ “Tổ mây tre” của Nguyễn Xuân Cường ( 1947) vẽ năm 1982 là một bức tranh có bố cục tròn và có khá đông nhân vật. sự phong phú về tạo dáng, sự khỏe khoắn của nét khắc chu vi, sự rực rỡ của sắc màu vàng đỏ cho ta cảm giác tưng bừng, vui vẻ của một tổ đan mây tre, giữa một ngày hè nồng nhiệt. bức tranh phảng phất hơi thở của những bức tranh dân gian xưa. Trong bố cục hình tháp, sự biến thế của các hình sắp đặt không gây cho ta nhiều chú ý. Song với bổ cục hình tròn, sự biến thế đó khả rõ ràng, nhiều khi cho chúng ta nhiều điều bất ngờ và thú vị. Sự biến đối giữa hình tròn sang những hình bán nguyệt hay hình trứng, chúng không làm mất đi tính chất linh hoạt của hình tròn mà còn tạo ra nhiều dáng vẻ mới hấp dẫn đối với người thưởng thức. - BỐ CỤC HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT Bản chất của hình tròn mang tính hưởng tâm, tuần hoàn , không phân biệt trên và dưới, hình elíp còn thêm hưởng vận động về phía hai chiều không bị bóp bẹp. Còn đối với hình vuông, sự hoàn thiện ở chỗ nó chứa đựng các yếu tố ngang bằng, xô thẳng, sự cân xứng của các cạnh, các góc cho ta cảm giác nghiêm chính và tĩnh. Bố cục hình vuông còn tạo ra thế vững vàng, chắc chắn cho bố cục. Nhiều hình đồng dạng trong một bố cục ở loại hình vuông, hình chữ nhật được các họa sĩ thể hiện rõ hơn trong bố cục hình tháp và hình tròn. Bố cục hình chữ nhật không khác hình vuông là bao, bởi vì hình chữ nhật là hình vuông biến dạng mà thành, mặt khác hình chữ nhật luôn đồng dạng với phần lớn khuôn khổ tranh được thể hiện từ xưa đến nay. Sự sắp đặt dàn trải, chiếm dụng hầu hết không gian trong tranh có khuôn khỏ hình vuông hay hình chữ nhật đó chính là bố cục dạng này. - Tác phẩm đầu tiên mà ta kể đến là tác phẩm “Mùa xuân” của Bô-ti- xen-li(Sandro Boticelli- 1445-1520). Như một bài ca dân dã mộc mạc mà thuần khiết, trong sáng, gợi cảm, bình yên các nhân vật hiện ra lần lượt, rải đều trong một khuôn khổ hình chữ nhật vừa chắc chắn vừa nhịp nhàng. Trong tâm bức tranh là khuôn mặt của thần vệ nữ, bay phía trên là tiểu thần ái tình có cánh mang theo bộ cung tên vàng, bàn tay thần Vệ nữ với ngang, dáng điệu như mời mọc. Thần Héc-mét đứng quay lưng, tách với đám đông, chăm chú một cách lơ đãng với công việc của mình. Phía sau kế đó là ba nữ thần duyên dáng, quyện vào nhau trong một điệu múa, những bàn tay đan vào nhau, miệng cười mỉm ,nét mặt mơ hồ, trang phục mỏng tanh dán vào thân thể gợi cảm giác trong sáng, thanh cao. Tiếp đó là thần Mùa xuân trong trang phục lễ hội mài mê rắc muôn ngàn bong hoa rực rỡ sắc màu cho cây cối và mặt đất. Trợ thủ đắc lực của nàng là cho-ri(nữ thần trông coi thời khắc của mùa xuân) miệng ngậm bong hoa đang được thần gió đưa vào không gian. Quả là mùa xuân hơn cả mùa xuân: màu sắc tươi vui, nhân vật hòa quyện, tưng bừng đường lượn của thân thể hòa vào đường lượn của những bước chân không khí tưng bừng và làm mất đicái tĩnh lặng của bố cục hình chữ nhật. Những bức tranh thuộc dạng này nhiều không kể xiết. - Dày đặc và trang nghiêm được bộc lộ trong tranh “Ma-đô-na cùng với các thiên thần và các thánh”(1509) của Giơ –ra-dơ đa-Vít (Gerard David, 1460-1523). Đức mẹ bế chúa trong long, ngồi chính giữa bức tranh. Bộ trang phục đen làm tôn thêm vẻ đẹp trong sáng của chúa hài đồng, hai bên là các thánh và các thiên thần, hòa chung một bài thánh ca trang trọng. Không gian lộ ra chút ít phía sau khối nhân vật là một màu đậm sâu thắm, phía trước lộ ra mảng sàn nhà với nền gạch hòa êm dịu, làm tôn vẽ lộng lẫy của trang phục đó, đen ,vàng ,trắng càng thêm đằm thắm. Quả là một bố cục tài tình, lối giải quyết đậm nhạt, công phu, lối diễn tả chân dung phong phú. Sự chen chặt của các nhân vật không vì thể mà thiểu đi cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng. Ở thể kỷ XX có bức tranh “ Những cô gái A-vi-nhông” của Pi-cát-xô cuốn hút sự chú ý của chúng ta hơn cả. Hình thể các cô gái A-vi-nhông được cắt gọt theo các hình khối lập thể và xếp đặt với sắc màu đỏ, vàng mạnh mẽ và quyến rũ, không gian còn lại chỉ còn vài mảnh vỡ của trời và góc bàn phía trước chứa đầy hoa quả. Xáo động tưng bừng cảu hình khối và màu sắc nhân vật nhue muốn làm vỡ tung cái khuôn khổ đặc quánh của hình vuông. Trong mĩ thuât dân tộc Việt nam xưa, cha ông ta cũng đã sử dụng khá thành công các bố cục hình vuông và hình chữ nhật trong tranh vẽ dân gian. Những bức tranh, đàn lợn, lợn ăn ráy, gà đàn đều cùng có một cách thức xếp đặt hình thể đặckín trên một khổ hình vuông. Hình chữ nhật. Trong tranh dân gian thể loại này, ta ít thấy các hình thể cắt xén, nó hoàn chính và ngay ngắn trong sắp đặt, mảng hình chứa hình thể luôn đồng dạng với bề mặt tranh, để lại xung quanh là nền giấy điệp óng ánh. Đó chính là khung tranh giả, do bức tranh tạo ra, điều này thích hợp vơi việc gián tranh trực tiếp lên tấm liếp ngăn nhà hay trên cánh cửa ra vào..dù ở đâu bức tranh cũng cho ta cái cảm giác ngay ngắn như được lồng trong khung. 3.1.2. Bố cục kết hợp Sự sắp đặt cùng một lúc kết hợp nhiều dạng hình trang trí trên một bề mặt đó chính là bố cục kết hợp. Lối bố cục này thường được dùng phố thông nó không phải tính toán, nghiên cửu quá mức, để giải quyết về hình khối nhân vật, đồ vật trên tranh trong quá trình sắp đặt. Người vé hình dung, tưởng tượng trong đầu, dựa vào hình dạng , kết cấu ban đầu của nhóm nhân vật mà đưa ra hình thức bố cục. Trong lối bố cục này, việc phân định nhóm chính thường nói lên nọi dung tác phẩm, các nhóm phụ trợ hộ trợ mà thôi. Nhóm chính trong bố cục kết hợp là trọng tâm bức tranh, bởi vậy cách diễn đạt và màu sắc cũng được quan tâm chú ý nhiều hơn.Không gian trong bố cục kết hợp thường rộng, đường tầm mắt cao, tạo điều kiện cho sắp đặt các nhân vật được tiến hành thuận lợi. - Bức tranh “thần tự do trên chiến lũy” của Đơ-la-croa(Eugene Delacroix). Hình ảnh thần tự do được tác giả xây dựng là một phụ nữ, ngực trần , một tay cầm súng, một tay dương cao lá cờ tổ quốc, khuôn mặt nhìn sang bên như kêu gọi, khích lệ những người khới nghĩa vùng lên dành tự do. Đi bên cạnh nữ thần là một chú bé , hai tay cầm sung với những bước đi dũng mãnh, nhân vật cho ta hình ảnh chú bé Ga-vơ-rốt trong “những người khốn khổ” của Vích-to- Huy-gô, phía dưới là một người khởi nghĩa bị thương đang chồm lên, hướng nhìn về phía nữ thần. Đó là toàn bộ nhóm chính, được sắp đặt trong một hình tháp, với màu sắc trong sáng của cơ thể của cơ thể để trần của nữ thần, màu xanh của áo người khởi nghĩa bị thương và nhất là lá cờ ba màu của nước pháp lại càng làm cho nhóm chính nối lên và hoàn thiện. Nhóm phụ phía trước là những người khới nghĩa đã ngã xuống nằm ngốn ngang trong một khuôn hình chữ nhật, phía trái nữ thần là hai người khới nghĩa đang cầm sung lao lên, cũng được đặt trong một hình chữ nhật. Khoảng trống phía trước phải nhường cho hình ảnh thành phố Pa-ri mờ nhòa phía xa. Màu đen xám là chủ đạo, màu đỏ của lá cờ phía trên là một điểm nhấn được sắp đặt tài tình. Toàn bộ cuộc khới nghĩa lịch sử như được ghi lại, chép lại và biểu đạt trên một bức tranh hào hùng và sinh động. - Bức tranh “ Xưởng cơ khí” của Nguyễn Đỗ Cung là một bố cục kết hợp, ba người nhóm chính được sắp đặt làm trọng tâm, trong một khuôn hình chữ nhật, phía sau , xa của bức tranh là các nhóm phụ, không gian thoáng rộng, màu sắc tươi sáng; bức tranh cuốn hút người xem bởi lối vẽ đơn giản và chân thực. - Bức tranh “ Tổ giữ trẻ” của Nguyễn Phan Chánh được sắp đặt với ba nhóm nhân vật, nhóm chính được sắp đặt trong hình tháp ở bên trái tranh, các nhóm phụ đều nằm sang phía bên phải nhưng vẫn tạo được vẻ cân xứng và hài hòa. 3.1.3.Bố cục tự do Trong các sáng tác từ xưa đến nay, lối bố cục theo kiểu sắp đặt tự do luôn chiếm một phần quan trọng, nó không câu nệ bất cử một lối bố cục cụ thể nào,miễn là tạo ra sự hài hòa cân đối cho tác phẩm và gây được một hiệu quả như mong muốn. Đây là dạng bố cục chỉ hình thành một cách mờ nhạt theo các lối bố cục khác nhau thôi. Để làm được họa sĩ cần thiết có một kiến trúc vững vàng và một tay nghề chắc chắn. Tào năng và sự cảm nhận trong sắp đặt là sự điều chỉnh và cân bằng, quyết định sự thành công của tác phẩm. - Lối bố cục dàn hàng ngang một lớp như tác phẩm “ Bữa tiệc cuối cùng” của Lê-ô-na Đơ vanh-xi, hàng ngang hai lớp như bức tranh tương tự của Duy-xi-ô (Duccio). Bức tranh dân gian đám cưới chuột của ta cũng vẽ theo lối bố cục đó. - Bố cục đối lập: như bức tranh “Lễ truyền tin” của Pút –xanh “ Cô gái trên quả cầu” của Pi-cát-xô, bức “Bát nước” của Nguyễn Sĩ Ngọc - Bố cục theo lối phối cảnh như: “ Tát nước đồng chiêm” của Trần Văn Cẩn, “ Du kích tập bắn” của Nguyễn đỗ Cung hay “ Nhớ một chiều tây Bắc” của Phan kế An. - Bố cục theo lối ước lệ: không phụ thuộc vào không gian, thời gian. Các nhân vật được sắp đặt ước lệ trên một bề mặt phẳng như bức: “Kéo lưới” của Kim Đồng, “trẻ vui chơi” của Nguyễn tư Nghiêm hay “ Bà cháu” của Mai anh. Lối diễn tả rất phù hợp với phương pháp biểu hiện của các họa sĩ hiện đại, ít quan tâm đến diễn tả không gian và thời gian. Để xây dựng một bố cục tranh, việc tìm kiếm một hình thức bố cục là vô cùng quan trọng, giúp cho các tác phẩm nói được tiếng nói của nội dung một cách cơ bản nhất. Song để có một tác phẩm đẹp còn đòi hỏi ở phương pháp dựng hình, việc phân phối màu sắc và cả khả năng diễn đạt của họa sĩ. Không có phương pháp hoặc bỏ qua phương pháp hoặc bỏ qua phương pháp thì sự thành công của tác phẩm chỉ là mong manh, nếu không muốn nói đến đỗ vỡ và thất bại. 3.1.4.Những yêu cầu chung cho các hình thức bố cục - Trọng tâm đó là phần quan trọng nhất bộc lộ nội dung tác phẩm. Nó không nhất thiết nằm ở chính giữa bức tranh, nhưng lại là tâm điểm chú ý của người thưởng thức, nhân vật trọng tâm thường được diễn tả kỹ lượng, màu tươi sáng, bắt mắt hoặc mang một sắc thái đặc biệt. Nhờ có trọng tâm mà tác phẩm cân bằng, có tầng thứ, trật tự và ổn định. Có nhiều cách xác định trọng tâm cho một bố cục, điều đó phụ thuộc vào yêu cầu của nội dung và ý đồ sáng tác của tác giả. - Nhịp điệu đường lượn. Những đường lượn của hình, của đậm nhạt, của màu sắc ở trên tranh, cho ta cảm giác về nhịp điệu. Giống như giai điệu, nhịp điệu của một bài hát, nhịp điệu trong hội họa tạo ra sự thay đối trong qúa trình ghi nhận của thị giác, nó là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra cảm giác sống động cho tác phẩm, làm mất đi cái cảm giác đông đặc, nặng nề, buồn tẻ của các khối hình gây lên. Hai yêu cầu trên đây góp phần giải quyết những yếu điểm của các hình thức bố cục, mang lại sự ổn định, cân bằng, sự hài hòa duyên dáng và sự sống động cho tác phẩm hội họa. 3.2. Phương pháp xây dựng bố cục tranh đơn giản 3.2.1. Nghiên cửu lựa chọn nội dung đề tài Đề tài mà hội họa quan tâm đến là cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp trong mối quan hệ cộng đồng, xã hội. Đối tượng trọng tâm của hội họa chính là con người. Bởi vậy muốn xây dựng bố cục tranh trước tiên cần chú ý đến việc lựa chọn nội dung đề tài. Phần đông các họa sĩ Việt nam chọn đề tài chiến tranh cách mạng để xây dựng các tác phẩm. Trong nền mĩ thuật đương đại việt nam nối lên những tên tuổi và những tác phẩm như “ Nhớ một chiều Tây Bắc”của Phan Kế An, “Du kích tập bắn” của Nguyễn đỗ Cung, “Giặc đốt làng tôi” của Nguyễn Sáng, “ Bát Nước” của Nguyễn sĩ Ngọc Kế đó là đề tài lao động sản xuất, nó gắn bó với cuộc sống của người lao động trong mọi thời đại và luôn được các họa sĩ qua tâm phán ánh : “ Tát nước đồng chiêm” của Trần Văn Cẩn”, “Bình minh nông trang” của Nguyễn Đức Nùng, “ Tổ đổi công cấy lúa” của Hoàng Tích Chủ , “ Côn nhân cơ khí” của Nguyễn Đỗ Cung Những đề tài về sinh hoạt đời sống xã hội, về thiếu nhi mà các họa sĩ nghiên cứu, phán ảnh đã trở thành các tác phẩm hội họa xuất sắc cho nền mĩ thuật việt nam. 3.2.2. Nghiên cứu tư liệu và xây dựng hình tượng nhân vật Có hoạ sĩ phác thảo bố cục để lựa chọn hình thức bố cục và tinh thần khái quát cho tác phẩm, sau mới dựa vào đó để nghiên cứu, kí họa phục vụ cho tác phẩm đó, có nguời lại làm ngược lại, từ những kí họa ghi chép được, từ những nắm bắt và hiểu cuộc sống mới nghiên cứu và xây dựng hình tượng nhân vật,cả hai cách đều hợp lí và kết quả như nhau. 3.2.3. Phác thảo bố cục đen trắng và màu Dành thời gian cho công sức tìm tòi và phác thảo, bắt đàu trên diện tích nhỏ, sau đó phác thảo lớn hơn khi đã ổn định về dựng hình cho bố cục. Việc tìm đậm nhạt và màu cho tác phẩm cũng không kém phần quan trọng, người vẽ phải vận dụng hết những biểu hiện của mình về các quy luật trang trí, điều tiết hình mảng bằng đậm nhạt để nêu rõ tâm trạng và thõa mạn các yêu cầu của mĩ thuật. Tìm màu ,gam màu cho thích ứng với nội dung, tìm cách phối màu sao cho hài hòa và thõa mãn tình cảm và suy nghĩ của mình về tác phẩm. tìm nhiều phác thảo rồi lựa chọn lấy một cho thể hiện sau này. 2.4.Vẽ tranh - Phóng tranh ,tìm hình chi tiết: Quá trình này đòi hỏi người vẽ phải làm chủ vê phong cách xây dựng tác phẩm,sao cho hình vẽ thống nhất với nhau về quan niệm, cách diễn hình, diễn khối. - Thể hiện: nếu đã có một phác thảo màu chuẩn, người vẽ nên trung thành với phác thảo. Vẽ tranh mang tính chất đồng bộ, vẽ nhanh bằng những mảng màu chủ đạo cho kín bức tranh, sau đó vẽ lại nâng dần mức phức tạp và chi tiết lên. Có vẽ toàn bộ mới có điều kiện so sánh, quan sát, điều chính đảm bảo cho sự thống nhất của cả bức tranh. Khi vẽ đẩy sâu , vẽ chi tiết mootjphami vi nào đó, phải luôn so sánh nó với xung quanh, với cái chung sao cho hài hòa và thống nhất. Sự quán xuyến toàn bộ bức tranh là vô cùng quan trọng, sẽ tránh cho ta sự sa đà vào chi tiết làm mất đi tính hài hòa chung. - Thể hiện tranh dù bằng chất liệu gì thì người vẽ cũng phải chủ động nắm bắt chất liệu, những ưu nhược điểm của chất liệu mà có cách giải quyết, bút pháp thể hiện là của riêng từng người, nó bộc lộ trong từng bức tranh, bút pháp phải được rèn luyện . Thử nghiệm và tìm ra bút pháp cho riêng mình. Đó chính là nét riêng biệt của từng họa sĩ. - Đứng xa ngắm tranh một cách bao quát, sữa chữa những khiếm khuyết trước khi kết thúc vẽ tranh. Thực hành bài tập Vẽ tranh sinh hoạt đề tài đơn giản. Tranh sinh hoạt đề tài đơn giản, là những tranh vẽ sinh hoạt gia đình: làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, du ngoại, những tranh vẽ về cảnh sinh hoạt, học tập của các em học sinh: học tổ, học nhóm, vui chơi, ca hát, sinh hoạt hè, sinh hoạt đội, làm việc phong tràolà những tranh vẽ về các cháu mẫu giáo với mọi hoạt động của chúng v.v Đó là những đề tài gần gũi hàng ngày với chúng ta, chúng ta đang được chứng kiến, hay đã từng tham gia vào chứng kiến. khi xây dựng bố cục, người vẽ thường ghi chép, kí họa hay nhớ lại rồi từ đó xây dựng nhân vật, phong cảnh ,đồ vật và cách sắp đặt vào bố cục của mình. Vận dụng các kiến thức đã học trong khi thực hành bài tập. Các bước tiến hành: 1. Từ các kí họa ghi chép thực tế, hay nhớ lại một đề tài nào đó mà mình định thể hiện tìm ý đồ cho bức tranh. 2. vân dụng từng bước làm bố cục đã học, tiến hành vẽ phác thảo. 3. phóng phác thảo lên khổ giấy A4. 4. vẽ bài tập bằng các chất liệu mình có. Câu hỏi: 1.Phân tích đặc điểm của hình thức bố cục tranh. 2. Các phương pháp xây dựng bố cục tranh đơn giản. 3. Thể nào là trọng tâm nhịp điệu trên một bố cục tranh, ý nghĩa và tác dụng. MỤC LỤC Trang Lời mở đầu .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I ............................................................................................................................. 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ................................................ 4 CHƯƠNG II.......................................................................................................................... 25 NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH – VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ............................................................................................................. 25 CHƯƠNG III VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT VIỆT NAM ........................................... 47 CHƯƠNG IV ........................................................................................................................ 66 CÁC THỂ LOẠI HỘI HỌA – ĐỒ HỌA ............................................................................... 66 CHƯƠNG V ......................................................................................................................... 84 LUẬT XA GẦN .................................................................................................................... 84 CHƯƠNG VI ...................................................................................................................... 100 MÀU SẮC .......................................................................................................................... 100 CHƯƠNG VII. TRANG TRÍ CƠ BẢN ............................................................................... 111 CHƯƠNG VIII ................................................................................................................... 130 CHỮ MĨ THUẬT VÀ MĨ THUẬT TRANG TRÍ ................................................................ 130 CHƯƠNG IX ...................................................................................................................... 138 BỐ CỤC ............................................................................................................................. 138 Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO Tổng biên tập LÊ A Chịu trách nhiệm nội dung và bản quyền TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - ĐẠI HỌC HUẾ Biên tập nội dung ĐẶNG MINH THUÝ Bìa và trình bày PHẠM VIỆT QUANG GIÁO TRÌNH MĨ THUẬT - TẬP MỘT In 1000 cuốn, khổ 16x24 cm, tại Xí nghiệp in Tổng cục CNQP Đăng ký KHXB số: 18 – 2009/CXB/637 – 47/ĐHSP ngày 29/12/2008 In xong và nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftkmn0008_p2_6554.pdf
Tài liệu liên quan