Giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Giáo dục văn hóa học đường là nhiệm vụ quan trọng trong các nhà

trường hiện nay, đặc biệt trong các trường đại học, nơi đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao cho xã hội. Dưới tiếp cận giáo dục học, bài viết đưa ra các khái

niệm về văn hóa, văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường, đồng

thời tập trung phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục văn hóa học đường của

sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Từ kết quả này, làm cơ sở đề xuất các

biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng môi trường học đường có văn hóa, lành mạnh là trách nhiệm của mỗi giảng viên và SV. Giảng viên phải có trình độ chuyên môn cao, có lương tâm, trách nhiệm, lao động hết mình để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Muốn làm được điều này thì giảng viên phải là những người có bề dày kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giảng dạy, gương mẫu trong thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường và được SV kính phục. Giảng viên phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân thành. Giảng viên phải xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc dạy chữ và dạy người. 2.3.3. Đối với sinh viên - Mỗi SV cần có thái độ và sự nhận thức đúng đắn, tích cực về tầm quan trọng của VHHĐ và có ý thức tự giác thực hiện VHHĐ. Mặt khác, SV phải tích cực tham gia các hoạt động lành mạnh của Đoàn Thanh niên, Hội SV và các câu lạc bộ SV. - Không ngừng nâng cao nhận thức về chính trị XH, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của SV với nhà trường, Tổ quốc, gia đình và với chính bản thân. - Nhận thức được kiến thức văn hoá, khoa học kĩ thuật, kĩ năng nghề nghiệp mà họ đang được đào tạo ở trường là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cho sự phát triển của cá nhân và XH. - Nhận thức được các phẩm chất nhân cách: Tự chủ, sáng tạo, kỉ luật, giàu lòng nhân ái, dấn thân, yêu nước, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng phát triển, ổn định và hội nhập tốt, có nếp sống lành mạnh, chuẩn mực, phù hợplà những giá trị cao quý của con người mà XH đang đòi hỏi. - Làm cho mỗi SV nhận thức và nắm chắc nội dung của VHHĐ và xem đó là điều kiện không thể thiếu khi đã là SV của nhà trường. Có thể tổ chức các buổi hội thảo cho SV về VHHĐ để nâng cao nhận thức cho mỗi SV. - Cần có biện pháp mạnh, có quy định thưởng, phạt rõ ràng, nghiêm minh cho những hành vi tích cực cũng như tiêu cực của SV trong quá trình thực hiện. - Cần phát động phong trào thi đua giữa các lớp, các chi đoàn trong việc thực hiện VHHĐ. Tổ chức các họat động có nội dung giáo dục VHHĐ cho SV như thi thời trang SV, thi ứng xử, thi phòng ở kiểu mẫu... Giáo dục VHHĐ cho SV phải được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá SV trong quá trình học tập, rèn luyện. Hoạt động này cần được công khai, dân chủ trong sinh hoạt lớp. 2.3.4. Tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Đoàn Thanh niên, Hội SV chú trọng công tác tổ chức xây dựng và thực hiện VHHĐ lồng ghép vào các hoạt động, phong trào tập thể: Tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề, những trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cho SV, tạo điều kiện cho SV có thông tin nghề nghiệp, việc làm và chọn nơi dự tuyển nhằm khắc phục khó khăn cho SV khi ra trường kiếm việc làm, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, phong trào SV tình nguyện,... trong những buổi học tập, sinh hoạt ngoại khóa của các lớp SV. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể cần tích cực tuyên truyền VHHĐ trên website, diễn đàn SV, bản tin Đoàn Thanh niên, Hội SV... Đồng thời, Đoàn Thanh niên, Hội SV tiếp tục đổi mới các hoạt động phong trào mang tính định hướng, giáo dục để thu hút SV tham gia các hoạt động lành mạnh, tránh xa tệ nạn XH. Tổ chức phát động các phong trào thi đua thực hiện tốt VHHĐ trong đoàn viên, thanh niên và kịp thời tuyên dương những gương sáng điển hình. 2.3.5. Phòng công tác sinh viên Phòng công tác SV, Đoàn Thanh niên, Hội SV, các khoa chủ quản trong việc giáo dục VHHĐ cho SV như: Thành lập đội thanh niên xung kích giám sát, nhắc nhở các đoàn viên, thanh niên của nhà trường thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường. Tạo cơ chế cho SV được tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn VHHĐ của nhà trường. SV có thể đánh giá, góp ý xây dựng các mặt hoạt động của nhà trường. Phòng cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện VHHĐ của các lớp và cá nhân SV, góp ý xây dựng các mặt hoạt động của nhà trường, đề nghị với Nhà trường xử lí cá nhân SV không thực hiện tốt về VHHĐ, định kì hàng năm tổ chức tổng kết việc thực hiện VHHĐ của SV. Kịp thời khen thưởng những tập thể lớp và cá nhân thực hiện tốt VHHĐ. Đồng thời, Phòng công tác SV cũng cần phải cải tiến cách đánh giá điểm rèn luyện của SV, trong đó tăng dần điểm số các tiêu chí về VHHĐ. 2.3.6. Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và XH trong việc giáo dục cho học sinh, SV, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài XH và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài XH thì kết quả cũng không hoàn toàn” [7, tr.168]. - Trong quá trình định hướng và phát triển nhân cách SV, mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội là môi trường sống, môi trường giáo dục suốt đời đối với SV, nếu phối hợp tốt thì giáo dục đạo đức cho SV sẽ đạt hiệu quả tốt. Gia đình là môi trường đầu tiên vào đời của mỗi con người. Đỗ Khánh Năm NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC 94 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM - Đối với tuổi trẻ đặc biệt là SV, giáo dục nhà trường là sự tiếp tục của giáo dục gia đình. Ở đó, giáo dục đạo đức được kết hợp với nhiều loại hình giáo dục khác nhau nhằm phát triển hoàn thiện nhân cách. Giáo dục nhà trường là giáo dục có bài bản, hệ thống được chọn lọc và đạt chuẩn mực vì thế đây được xem là con đường ngắn nhất, trực tiếp nhất để giáo dục những giá trị nhân văn, giáo dục nhân cách, lối sống cho SV phù hợp với yêu cầu của XH. - Giáo dục XH là sự tiếp tục của giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, nó sẽ củng cố và làm phong phú thêm những điều con người học được ở nhà trường và gia đình. Giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục XH là những lĩnh vực không đứng biệt lập mà là những vòng quay đồng tâm kế tiếp và giao thoa nhau của sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ, đặc biệt là cho thế hệ trẻ thanh niên, SV. - Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường thể hiện ở việc cùng hợp tác, cùng trao đổi thông tin để nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống của SV từ đó tìm ra phương pháp tác động vào họ phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất. Gia đình phải thường xuyên quan tâm đến tâm tư, tình cảm hay việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ứng xử trong các mối quan hệ của con em mình, có liên hệ thường xuyên với nhà trường để kết hợp với nhà trường uốn nắn những biểu hiện lệch chuẩn của con, em mình cũng như của giảng viên, cán bộ công nhân viên. Đồng thời, tôn trọng nội quy quy chế của các ban ngành, của nhà trường, có thái độ đúng mực trong quan hệ với nhà trường với giảng viên, giữ chữ tín cho thầy cô, theo truyền thống tôn sư trọng đạo để làm gương cho con em mình. - Cần giáo dục thuần phong mĩ tục của cộng đồng cho SV; tổ chức việc đi tham quan thực tế, tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán tốt để tăng thêm tình yêu quê hương đất nước. 3. Kết luận Việc giáo dục VHHĐ trong các nhà trường là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. VHHĐ lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo điều kiện khuyến khích SV nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp cho SV có kĩ năng tự xây dựng một hệ giá trị lành mạnh, đúng hướng cho cuộc sống tương lai của mình, xác lập cho mình một lẽ sống, lí tưởng sống đúng đắn. Qua đó, SV sẽ có bản lĩnh, biết làm chủ bản thân, làm chủ về khoa học, kĩ thuật và lĩnh hội những văn hóa tiên tiến để trở thành những công dân tốt, phục vụ cho sự phát triển, hội nhập bền vững của đất nước. Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Hồ Chí Minh, (2000), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Trần Quốc Vượng (chủ biên), (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Khắc Hùng (chủ biên) - Phạm Minh Hạc, (2012), Văn hóa và văn hóa học đường: Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường, NXB Thanh niên. [5] Thái Duy Tuyên, (2010), Tìm hiểu tư tưởng ở đời và làm người của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [6] Phạm Ngọc Trung, (2011), Văn hóa và phát triển từ lí luận đến thực tiễn, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội. [7] Sách Hồ Chủ tịch bàn về giáo dục, (1962), NXB Giáo dục, Hà Nội. EDUCATION ON SCHOOL CULTURE FOR STUDENTS AT HANOI UNIVERSITY OF HOME AFFAIRS Do Khanh Nam Hanoi University of Home Affairs 36 Xuân La, Tay Ho, Hanoi, Vietnam Email: dokhanhnampgdbt@gmail.com ABSTRACT: School culture education is an important task in schools today, especially in universities, which train high quality human resources for society. Under the educational approach, the article introduces the concepts of culture, school culture, and school cultural education. At the same time, the article focuses on analyzing and assessing the status of school cultural education for students at Hanoi University of Home Affairs. This result is the basis for proposing measures of school cultural education for students in the current period. KEYWORDS: School culture; school culture education; lecturers; students.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_van_hoa_hoc_duong_cho_sinh_vien_truong_dai_hoc_noi.pdf
Tài liệu liên quan