Giáo trình Bán rắn, kỳ đà, tắc kè

Giáo trình Bán sản phẩm có 05 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm thu hoạch sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm, tính hiệu quả kinh tế.

doc49 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Bán rắn, kỳ đà, tắc kè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của các kỹ năng bán hàng. Bài tập 3: Thực hiện chăm sóc khách hàng . - Nguồn lực: Các chương trình chăm sóc khách hàng. - Cách thức: Học viên nghiên cứu các chương trình chăm sóc khách hàng mà các nhà kinh doanh thường áp dụng - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được các chương trình chăm sóc khách hàng khi bán sản phẩm rắn, kỳ đà, tắc kè. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết đặc điểm tâm lý khách hàng khi đến mua sản phẩm rắn, kỳ đà, tắc kè - Sản phẩm nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè là sản phẩm sinh học có giá trị dinh dưỡng cao không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi người. Bài 5: TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ Mục tiêu - Xác định được các khoản thu chi phí cho sản phẩm chăn nuôi; - Định khoản các khoản mục trong quá trình sản xuất; - Tính toán được chi phí và phân tích được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh; A. Nội dung 1.Tính chi phí trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè 1.1. Xác định các khoản chi trong chăn nuôi Để tính được hiệu quả trong chăn nuôi, công việc đầu tiên của người chăn nuôi phải tính được các khoản chi cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Chi phí đầu vào gồm hai dạng sau: + Chi phí trực tiếp: Là những chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô sản xuất chăn nuôi bao gồm: - Nguyên,vật liệu: giống, thức ăn, thuốc thú y - Công lao động: Công lao động trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng - Tài sản: dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi - Chi khác: dụng cụ vệ sinh, và các khoản chi phát sinh trong quá trình chăn nuôi Lưu ý: Chi phí trực tiếp thay đổi theo sản lượng các loại chăn nuôi được sản xuất ra. + Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thay đổi theo chi phí sản xuất hay doanh thu gồm: - Chi phí quản lý, - Chi phí thuê mặt bằng, thuê đất, khấu hao chuồng trại, máy móc phục vụ chăn nuôi 1.2. Tính tổng chi phí trong chăn nuôi: Tổng chi là tổng số chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp mà người chăn nuôi đầu tư để sản xuất chăn nuôi. Tổng chi phí được tính theo công thức: Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp + Chi trực tiếp - Chi mua giống - Chi mua thức ăn - Chi thuốc thú y - Chi công lao động - Chi khác: (vật dẻ tiền nhanh hỏng, bóng điện, tiền điện) - Chi dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi (máng ăn, máng uống, rèm che) Tổng chi + Chi gián tiếp Khấu hao chuồng trại + Tổng chi= Chi trực tiếp + Chi gián tiếp 2. Tính nguồn thu nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè 2.1. Xác định các nguồn thu trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè + Nguồn thu từ các sản phẩm chính gồm: - Rắn, kỳ đà, tắc kè giống - Rắn, kỳ đà, tắc kè thịt + Nguồn thu từ các sản phẩm phụ 2.2. Tính tổng thu Tổng thu là giá trị tính bằng tiền sau khi bán các sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi và được tính bằng công thức sau: Tổng thu = Lượng các sản phẩm thu được x giá bán Trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè, người ta thường dự tính tổng thu để đầu tư, theo công thức sau: Tổng thu dự tính = Sản lượng dự tính x giá bán dự tính Việc dự tính sản lượng và giá cả của các loại chăn nuôi phải căn cứ vào rất nhiều thông tin sau: + Thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường, + Nhu cầu của người tiêu dùng.... + Năng suất và sản lượng của các loại sản phẩm cho năm tới dựa trên số liệu giá cả và sản lượng của năm trước nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể. + Xác định giá cả cho các loại sản phẩm chăn nuôi nên căn cứ vào: - Các loại chi phí đầu vào. - Mục đích, phương hướng chăn nuôi của người sản xuất để xác định cho phù hợp. 3. Tính lỗ, lãi trong nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. 3.1. Xác định phương pháp tính - Lỗ, lãi là phần chênh lệch giữa tổng thu và chi phí trong chăn nuôi. - Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ. - Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lời. - Công thức tính lỗ, lãi (Lợi nhuận) trong chăn nuôi Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí + Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điêu kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các nhà chăn nuôi. + Để cung ứng các loại sản phẩm chăn nuôi cho thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh chăn nuôi phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. + Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. + Như vậy việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận. 3.2. Thực hiện tính lỗ, lãi cho một chu kỳ nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè 3.2.1. Tính tổng chi phí + Chi phí về khấu hao tài sản cố định: - Khấu hao là một phần giá trị của TSCĐ (tài sản được dùng nhiều lần trong quá trình chăn nuôi như chuồng trại, máy móc, trang thiết bị..) đầu tư ban đầu được tính vào chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm hao. - Công thức tính khấu hao như sau: Khấu hao hàng năm = Giá trị ban đầu - Giá trị thu hồi Thời gian sử dụng Ví dụ: Giá trị của đầu tư để xây chuồng trại là 100.000.000đ, giá trị thu hồi ấn định là 5.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Hãy tính khấu hao hàng năm? Khấu hao hàng năm = (100.000.000 – 5.000.000)/10 = 9.500.000 đồng - Lập bảng chi phí khấu hao tài sản cố định theo mẫu sau Bảng 1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định TT Tên Tài sản Số lượng Giá trị Thành tiền Thời gian sử dụng Khấu hao năm 1 Chuồng trại 2 Máy nghiền trộn thức ăn 3 ... Tổng cộng + Chí phí cho nguyên vật liệu: Là chi phí mua vật tư, nguyên vật liệu để sử dụng nuôi dưỡng và chăn sóc vạt nuôi được ghi bảng theo dõi sau: Bảng 2: Chi phí cho nguyên vật liệu TT Tên vật tư Số lượng (kg) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Giống 2 Thức ăn 3 Thuốc chữa bệnh 4 ... 5 Khác Tổng cộng + Chi phí nhân công Chi phí công lao động cho toàn bộ quá trình chăm nuôi được ghi trong bảng sau: Bảng 3: Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền Chăm sóc nuôi dưỡng. Phối trộn, chế biến thức ăn Tổng cộng +Chi phí bán sản phẩm Chi phí cho việc bán sản phẩm bao gồm, vận chuyển, bốc xếp, thuê địa điểm bán hàng, quản lý bán sản phẩm...Chi phí này được ghi bảng theo dõi sau: Bảng 4: Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ kinh doanh Các công việc phục vụ tiêu thụ sản phẩm Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung - Vận chuyển - Bốc xếp - Quảng bá sản phẩm Tổng cộng + Chi phí tiền vay Chi phí tiền vay phụ thuộc vào khả năng tài chính và quy mô chăn nuôi của từng hộ, có hộ phải vay vốn từ ngân hàng, có hộ không vay. Tuy nhiên chi phí này được ghi bảng theo dõi theo mẫu sau: Bảng 5: Thanh toán tiền vay một chu kỳ chăn nuôi Loại vốn vay Tổng tiền vay Tiền lãi phải trả Tiền gốc phải trả Tổng số tiền phải trả - Vay ngắn hạn - Vay trung hạn - Vay dài han Tổng cộng + Tính tổng chi phí cho một chu kỳ chăn nuôi Tổng chi phí chăn nuôi được ghi trong bảng theo dõi theo mẫu sau: Bảng 6: Tổng chi phí cho một chu kỳ chăn nuôi TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 1 Chi phí cho nguyên vật liệu 2 Chi phí về nhân công 3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 4 Thanh toán tiền vay 5 Khấu hao tài sản Tổng 3.2. Tính tổng thu cho một chu kỳ chăn nuôi Tổng thu trong chăn nuôi bao gồm tiền thu từ sản phẩm chính, tiền thu từ sản phẩm phụ và được ghi bảng theo dõi theo mẫu sau: Bảng 7. Tổng thu trong một chu kỳ chăn nuôi TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 1 Thu bán rắn, kỳ đà, tắc kè giống 2 Thu bán rắn, kỳ đà, tắc kè thịt 3 Thu bán sản phẩm phụ 4 Thu khác Tổng cộng 3.3. Tính hiệu quả kinh tế cho một chu kỳ chăn nuôi a. Hiệu quả kinh tế tuyệt đối: Là hiệu số so sánh giữa lợi nhuận của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác trên cùng một quy mô sản xuất (cùng diện tích đất, cùng số lao động, cùng số vốn); Công thức tính: hiệu quả kinh tế tuyệt đối = lợi nhuận của mô hình 1 – lợi nhuận của mô hình 2. - Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối lớn hơn 0 (>0) thì mô hình 1 sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2, ta nên chọn mô hình 1 để sản xuất. - Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối bằng 0 (=0) thì mô hình 1 và mô hình 2 có hiệu quả kinh tế như nhau, nên ta lựa chọn mô hình nào để sản xuất cũng được. - Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối nhỏ hơn 0 (<0) thì mô hình 2 có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 1, ta nên chọn mô hình 2 để sản xuất. b. Hiệu quả kinh tế tương đối: Là thương số so sánh giữa lợi nhuận của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác trên cùng một quy mô sản xuất (cùng diện tích đất, cùng số lao động, cùng số vốn); Công thức tính: Hiệu quả kinh tế tương đối = lợi nhuận của mô hình 1/lợi nhuận của mô hình 2. - Nếu hiệu quả kinh tế tương đối lớn hơn 1 (>1) thì mô hình 1 sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2, ta nên chọn mô hình 1 để sản xuất. - Nếu hiệu quả kinh tế tương đối bằng 1 (=1) thì mô hình 1 và mô hình 2 có hiệu quả kinh tế như nhau, nên ta lựa chọn mô hình nào để sản xuất cũng được. - Nếu hiệu quả kinh tế tương đối nhỏ hơn 1 (<1) thì mô hình 2 có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 1, ta nên chọn mô hình 2 để sản xuất. c. Hiệu quả kinh tế tăng thêm: Là hiệu số so sánh của lợi nhuận cùng một mô hình ở các thời kì khác nhau: Công thức tính: Hiệu quả kinh tế tăng thêm = lợi nhuận thời kì sau – lợi nhuận thời kì trước. - Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm lớn hơn 0 (>0) thì năm sau sản xuất đạt hiệu quả cao hơn năm trước. - Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm bằng 0 (=0) thì năm sau sản xuất đạt hiệu quả bằng hơn năm trước. - Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm nhỏ hơn 0 (<0) thì năm sau sản xuất đạt hiệu quả thấp hơn năm trước. d. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích: Là thương số so sánh giữa lợi nhuận và số diện tích mà người nông dân sử dụng trồng trái cây. Công thức tính: Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích = Lợi nhuận/diện tích đất trồng cây ăn trái. Thông thường, chỉ tiêu này được tính trên một hecta (ha). Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích càng lớn thì hiệu quả sản xuất của người nông dân càng cao. e. Hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn: Là thương số giữa lợi nhuận và chi phí. Công thức tính: hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn = lợi nhuận/chi phí Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sản xuất của người nông dân càng cao. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Liệt kê các loại chi phí trong sản xuất rắn, kỳ đà, tắc kè? Câu 2: Xác định các loại thu nhập trong sản xuất rắn, kỳ đà, tắc kè? Câu 3: Trình bày cách tính lợi nhuận và hiệu quả kinh tế? 2. Bài tập thực hành Bài tập 1: Lập bảng dự toán chi phí trong nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè thịt. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè thịt quy mô 100 con, các thông tin về giá nguyên liệu đầu vào (chuồng trại, máng ăn, máng uống, thức ăn chăn nuôi, giống , thuốc thú y...) - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm lập bảng chi theo sự phân công của giáo viên . - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được phương pháp lập bản chi phí trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè thịt. Bài tập 2: Lập bảng chi phí trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè sinh sản. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè sinh sản quy mô 50 con, các thông tin về giá nguyên liệu đầu vào (chuồng trại, máng ăn, máng uống, thức ăn chăn nuôi, giống, thuốc thú y...) - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm lập bảng chi theo sự phân công của giáo viên . - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được phương pháp lập bản chi phí trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè sinh sản.. Bài tập 3: Lập bảng chi phí trong nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè thịt quy mô 100 con, các thông tin về giá nguyên liệu đầu vào (chuồng trại, máng ăn, máng uống, thức ăn chăn nuôi, giống, thuốc thú y...) - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm lập bảng chi theo sự phân công của giáo viên . - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được phương pháp lập bản chi phí trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè thịt. Bài tập 4: Lập bảng chi, thu và tính hiệu quả kinh tế trong nuôi rắn kỳ đà, tắc kè sinh sản - Nguồn lực: Trại chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè sinh sản quy mô 50 con, các thông tin về giá nguyên liệu đầu vào (chuồng trại, máng ăn, máng uống, thức ăn chăn nuôi, giống, thuốc thú y...), thông tin về giá bán rắn, kỳ đà, tắc kè giống - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm lập bảng chi, thu và tính hiệu quả kinh tế theo sự phân công của giáo viên - Thời gian hoàn thành: 1giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: học viên được phát và điền vào ô trả lời của mình trong phiếu trắc nghiệm, Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện thông qua đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận biết được phương pháp lập bản chi phí, tổng thu và tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè sinh sản. C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết được các chi phí, cách tính và lập bảng trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè - Nhận biết các khoản thu, cách tính và lập bản thu trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè - Xác định các tài sản cần được tính khấu hao trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun 1. Vị trí: Mô đun bán sản phẩm nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè, được giảng dạy cuối cùng khi học viên đã học xong các mô đun khác trong chương trình. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất: Mô đun bán sản phẩm chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM gồm các công việc: Thu hoạch sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm, tính hiệu quả kinh tế và là mô đun tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề. Vì vậy nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở chăn nuôi. II. Mục tiêu - Trình bày được nội dung cơ bản các công việc thu hoạch sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế trong nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè - Thực hiện được việc tổ chức bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè theo yêu cầu kỹ thuật III. Nội dung Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra LT hoặc TH MĐ7-01 Bài 1. Thu sản phẩm Tích hợp Phòng học, cơ sở sản xuất 8 2 6 MĐ7-02 Bài 2. Giới thiệu sản phẩm Tích hợp Phòng học, cơ sở kinh doanh 6 1 4 1 MĐ7-03 Bài 3. Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm Tích hợp Phòng học, cơ sở kinh doanh 10 2 6 2 MĐ7-04 Bài 4. Thực hiện bán sản phẩm Tích hợp Phòng học, cơ sở kinh doanh 6 1 4 1 MĐ7-05 Bài 5. Tính hiệu quả kinh tế Tích hợp Phòng học 12 2 8 2 Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 44 12 24 8 Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 1. Nguồn lực cần thiết: - Mô hình, tranh, ảnh về sản phẩm nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè mỗi loại 5 bộ. - Băng video về thu hoạch rắn, kỳ đà, tắc kè, số lượng 2. - Băng hình về địa điểm bán sản phẩm, cách trưng bày sản phẩm, số lượng 1 - Băng hình về các hình thức giới thiệu sản phẩm, số lượng 1 - Thiết bị dụng cụ dạy học + Máy tính xách tay, số lượng 1 + Projecter, số lượng 1. - Bảo hộ lao động: ủng , găng tay cao su, quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ, kính bảo hộ, số lượng 30 bộ - Cơ sở nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè quy mô hộ gia đình, số lượng 3 - Cửa hàng bán sản phẩm rắn, kỳ đà, tắc kè, số lượng 3 2. Cách tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: Giáo viên giới thiệu nội dung và phương pháp thực hiện bài tập. - Hướng dẫn thường xuyên: chia lớp thành những nhóm nhỏ từ 3-5 người, mỗi nhóm được thực hiện những nội dung trong bài tập. Giáo viên theo dõi và sửa lỗi trong quá trình thực hiện của học viên - Hướng dẫn kết thúc: Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc cá nhân học viên theo mục tiêu của bài. 3. Thời gian: - Thời gian thực hành nên bố trí 4 giờ cho một bài tập và xen kẽ với các bài lý thuyết. 4. Số lượng khoảng 18 – 20 học viên. 5.Tiêu chuẩn sản phẩm - Học viên thực hiện được công việc thu sản phẩm nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè - Thực hiện được việc giới thiệu sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật - Chuẩn bị được địa điểm bán sản phẩm - Thực hiện được việc bán sản phẩm - Thực hiện được việc tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 5.1. Bài 1: Thu hoạch sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng sản phẩm nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Thực hiện được việc thu hoạch sản phẩm rắn, kỳ đà, tắc kè Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Thực hiện được việc thu hoạch sản phẩm nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè Trắc nghiệm, vấn đáp học tự luận 5.2. Bài 2: Giới thiệu sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng nội dung giới thiệu sản phẩm chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Xác định đúng phương pháp giới thiệu sản phẩm Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Tìm được thị trường bán sản phẩm Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Thực hiện được việc định giá sản phẩm Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 5.3. Bài 3:Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận biết đúng các căn cứ để chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Chọn được địa điểm bán sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Trình bày được các sản phẩm nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè theo yêu cầu kỹ thuật Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 5.4. Bài 4: Thực hiện bán sản phẩm nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng các hình thức bán sản phẩm nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Nhận biết được quy trình bán sản phẩm Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Nhận biết đúng tâm lý khách hàng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Thực hiện đúng quy trình bán sản phẩm Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Thực hiện được việc chăm sóc khách hàng Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 5.5. Bài 5: Tính hiệu quả kinh tế Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tính đủ, đúng các chi phí trong chăn nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Tính đúng, đủ các khoản thu trong nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Tính lỗ lãi cho một chu kỳ nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận VI. Tài liệu tham khảo [1]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Nhà xuất bàn Lao động xã hội. [2]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị trường. Nhà xuất bàn Lao động xã hội. [3]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo “ Giải pháp bán hàng – Bí quyết tạo khách hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm. NXB Tổng hợp TP HCM 2010. [4]. Lê Minh Cẩn. Huấn luyện kỹ năng bán hàng. NXB Thanh niên. [5]. Nguyễn lân Hùng, 2010. Nghề nuôi rắn ri voi. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. [6]. Nguyễn văn Tuyến, 2012. Kỹ thuật nuôi rắn. Nhà xuất bản thanh niên. [7].Việt Chương, 2010. Kỹ thuật nuôi nhím và kỳ đà. Nhà xuất bản Mỹ thuật DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB – ngày 5 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Nguyễn Tiến Huyền 2. Ông Vũ Trọng Hội 3. Ông Phan Văn Đầy 4. Bà Phạm Chúc Trinh Bạch 5. Ông Vũ Ngọc Lương 6. Ông Lê Khánh Đức 7. Ông Trần Văn Lên Chủ tịch Phó chủ tịch Thư ký Ủy viên Ủy viên Ủy viên Ủy viên 8.Ông Lâm Trường Khanh Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1374 / BNN-TCCB - ngày 17 tháng 06 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông: Nguyễn Đức Dương 2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh 3. Bà Nguyễn Thị Chúc 4. Ông Phạm Vĩnh Trường Chủ tịch Thư ký Ủy viên Ủy viên 5.Ông Nguyễn Việt Hùng Ủy viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_ban_ran_ky_da_tac_ke.doc
Tài liệu liên quan