Một số bệnh thường gặp ở gà

b) Triệu chứng và bệnh tích

- Gà con và gà dò đều thở khó, khò khè, kém ăn, gấy sút; gà lớn khó thở; gà phải há mồm ra để thở, chảy nước mắt, nước mũi, gà hay vẩy mỏ, kêu toóc toóc, đầu sưng. Gà đẻ giảm đẻ, tỉ lệ đẻ 20 – 30%, trứng ấp tỉ lệ chết phôi trước khi nở tăng.

- Xác gà gầy và nhợt nhạt do thiếu máu, khí quản viêm đỏ, niêm mạc mũi và các xoang mũi sưng phù chứa đầy dịch nhớt màu vàng hay vàng xám. Phổi phù thũng, mặt phổi phủ fibrin.

 

docx15 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Một số bệnh thường gặp ở gà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ Trong thời tiết giao mùa hiện nay, đã xuất hiện khá nhiều bệnh trên gia súc và gia cầm, đặc biệt các bệnh của gà khiến cho bà con nông dân không khỏi lo lắng, hoang mang. 1. Bệnh dịch tả hay bệnh gà rù (Newcastle) a) Nguyên nhân: Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1. Bệnh Newcastle còn được gọi là dịch tả hay bệnh rù. Là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên. b) Triệu chứng: - Thể quá cấp tính: Con vật ủ rũ, chết ngay sau vài giờ - Thể cấp tính: + Gà ủ rũ, sã cánh như khoác áo tơi. Gà chậm chạp, thường tụ lại thành từng đám, gà lớn đứng 1 mình. + Gà sốt cao 42,5 – 430C. Gà hắt hơi, vẩy mỏ liên tục, vươn cổ, há mỏ để thở, thường kêu thành tiếng toác toác. + Trên nền chuồng xuất hiện nhiều bãi phân trắng như phân cò. + Xung quanh mắt và đầu thường bị phù thũng. + Gà bị rối loạn tiêu hóa (sờ tay vào diều như sờ túi bột). Cầm chân dốc ngược lên từ mồm sẽ chảy ra một chất nước nhớt, mùi chua khắm. + Niêm mạc hậu môn xuất hiện tia màu đỏ + Mào, yếm tím bầm rồi chuyển sang tái. Run cơ, cổ ngoẹo, liệt chân và cánh, biểu hiện tư thế opisthotonus. Gà chết sau 2 – 3 ngày. Tỷ lệ 100% - Thể mãn tính: + Gà có những biểu hiện bất thường: vặn đầu ra sau, đi giật lùi, đi vòng tròn… Mổ nhiều lần không trúng thức ăn. Lên cơn động kinh, co giật khi bị kích thích bởi tiếng động hay va chạm. Gà chết do đói và kiệt sức. + Gà nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng… Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, liệt chân, cánh. Đối với gà đẻ, thì sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt. c) Phòng bệnh - Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống… định kỳ - Làm vacxin ND LASOTA lần 1 cho gà ở 4 ngày tuổi lần 2 cho gà 18 ngày tuổi, nhỏ mắt, nhỏ mũi, phun sương hoặc cho hòa nước cho uống. Lần 3 lúc gà 28 ngày tuổi tiêm bắp thịt hoặc dưới da. - Nâng cao sức đề kháng cho gia cầm bằng 1 trong số các chế phẩm sau: ĐIỆN GIẢI K – C - VIT, ĐIỆN GIẢI GLUCO K-C – HDH, LACTO VIT, LACTO HDH - Định kỳ trộn kháng sinh theo liều phòng khuyến cáo của nhà sản xuất một số loại kháng sinh sau: DOXY HENCOLI HDH….. d) Điều trị bệnh: khi bệnh xảy ra thì thực hiện đúng theo các bước sau + Bước 1: Dùng ngay vaccine ND LASOTA tiêm dưới da cổ hoặc bắp thịt với liều gấp đôi. + Bước 2: Hòa ĐIỆN GIẢI K – C – VIT hoặc ĐIỆN GIẢI GLUCO K-C – HDH liều 2g/lít nước cho gà uống để nâng cao sức đề kháng, bù điện giải. + Bước 3: Trộn DOXY HENCOLI HDH để phòng bệnh kế phát + Bước 4: Sát trùng chuồng trại để ngăn chặn mầm bệnh phát triển. 2. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) a) Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại… b) Triệu chứng: - Thời gian ủ bệnh từ 6-12 ngày. - Tỷ lệ chết khoảng 30%. + Ở gà con: Khi mới nhiễm bệnh gà thường biểu hiện dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu dịch trong và sau đó đặc và nhày trắng. Gà con ho, thở khó và khò khè về sáng và ban đêm, ăn ít, chậm lớn. Nếu ghép với E.coli thì gà sốt cao, rất khó thở và tỷ lệ chết lên tới 30%. + Ở gà lớn: Tăng trọng chậm, kém ăn, thở khò khè, hắt hơi, một số con chảy nước mũi. + Đối với gà đẻ: những ngày đầu giảm ăn, mất cân, giảm đẻ trứng. Sau đó chảy nước mắt, nước mũi, hắc hơi, sưng mặt, viêm kết mạc mắt, thở khò khè, trứng đổi màu, xù xì. Nếu ghép với E.coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt đỏ lấm tấm. c) Bệnh tích: - Mặt sưng, thủy thủng, viêm mắt, phù đầu. - Khi bệnh cấp tính: Xoang mũi viêm và lồi lên, khí quản tích nhiều dịch viêm keo nhày màu trắng hơi vàng, màng túi khí màu trắng đục, viêm phổi. - Khi bệnh trong giai đoại mãn tính: Màng túi khí dày đục trắng bã đậu. Nếu có kế phát với E. coli thì thấy màng bao quanh tim và màng bao phúc mạc đều tăng sinh trắng đục hoặc viêm dính vào tim, gan, ruột. Phôi chết trước khi nở và túi khí phôi có những chất dịch nhày như bã đậu màu trắng. d) Cách phòng bệnh + Điều quan trọng hàng đầu là phải mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỷ lệ nhiễm CRD thấp. + Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ kết hợp sát trùng bằng Vimekon (10gr pha với 2 lít nước) hoặcVime–Iodine (15ml pha với 4 lít nước). + Vệ sinh, sát trùng trứng, máy ấp và máy nở trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng. + MG rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất 3 ngày ngoài môi trường, vì thế cần thành lập quy trình chăn nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào-cùng ra” để loại mầm bệnh. + Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày). + Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD; EST; Genta – Tylo; Vimenro. + Tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho gia cầm bằng: Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD… c) Điều trị: Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh thuộc các nhóm Tetracycline, Macrolide, Quinolone… pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chất điện giải. 3. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis-IB) a) Nguyên nhân: Gây ra bởi virus họ Coronaviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với gà bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa tuổi, nhưng nặng nhất là gà con. b) Triệu chứng + Thời gian ủ bệnh từ 18-36 giờ. + Gà hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác + Ở gà con: Ho, thở hổn hển, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%. + Ở gà đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, giảm đẻ và chất lượng trứng giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó. c) Cách phòng + Bệnh không có thuốc đặc trị do đó phòng bệnh là chủ yếu. Có thể phòng bệnh bằng cách dùng vaccin Biral H120… + Tiêm vaccin cho gia cầm theo lịch. + Cách ly gia cầm bệnh, đối với gia cầm đẻ thì nên loại thải. + Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm Pividine hoặc Antivirus-FMB + Thường xuyên bổ sung ADE Solution: 2g/1-2 lít nước uống hoặc Amilyte 1 g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng… 4. Bệnh tụ huyết trùng a) Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, cơ thể gà giảm sức đề kháng; thường lây qua đường hô hấp, tiêu hoá, vết thương ngoài da hoặc tiếp xúc với gà bệnh. b) Triệu chứng: ở thể quá cấp tính, triệu chứng lâm sàng không rõ, một số gia cầm mạnh khoẻ tự nhiên bị chết. + Thể cấp tính, gia cầm có những biểu hiện sau: Sốt cao (42-43 độ C), ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy, phân có mùi thối, tím tái ở mắt, mũi, miệng có dịch nhầy. + Bệnh mạn tính xảy ra ở gia cầm sống sót qua thể cấp tính hay bị nhiễm các chủng vi -rút yếu hơn. Triệu chứng: ủ rũ, viêm kết mạc mắt và thở khó. Trong một vài trường hợp, gia cầm có thể bị què, ngoẹo cổ… + Khi mổ khám bệnh tích gia cầm chết thấy xác xung huyết nặng, nội tạng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm, gan bị hoại tử nhỏ. Trường hợp ít cấp tính hơn có thể thấy phù phổi, viêm phổi và viêm gan. Trường hợp mạn tính có thể thấy viêm khớp cổ chân, khớp bàn chân, có dịch viêm ở tai giữa. c) Cách lây lan: Có ít nhất 16 tuýp Pasteurella multocida khác nhau về độc lực. Vi khuẩn lây từ con này sang con khác do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp qua máng ăn, nước uống. Gia cầm có thể nhiễm bệnh do hít, ăn phải và qua kết mạc hoặc vết thương. d) Điều trị: Thể quá cấp tính thường xảy ra nhanh nên điều trị không hiệu quả. Điều trị bằng Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống hay tiêm có thể có kết quả trong ổ dịch. Thông thường phải duy trì điều trị trong 1 tuần. e) Cách phòng: Nước ta đã sản xuất được vắc-xin vô hoạt có tác dụng bảo vệ gia cầm. Tốt nhất nên dùng vắc-xin chế từ chủng P. multocida địa phương. Tiêu chuẩn vệ sinh tốt và an toàn dịch bệnh là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nổ ra dịch tụ huyết trùng gia cầm. Để thanh toán bệnh, phải để trống chuồng hoàn toàn, vệ sinh và tiêu độc triệt để, diệt chuột… 5. Bệnh Gumboro a) Nguyên nhân: Do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype 1. b) Đặc điểm bệnh - Bệnh thường xảy ra trên gà ở giai đoạn 1-12 tuần tuổi, rõ nhất là giai đoạn 3-6 tuần tuổi. - Tất cả các giống gà đều mắc bệnh. Gà nhỏ hơn 3 tuần tuổi mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng sẽ làm gà suy giảm miễn dịch. Tỷ lệ mắc bệnh là 100%, tỷ lệ chết từ 10-50% hoặc cao hơn nếu kết hợp với các bệnh khác. c) Triệu chứng bệnh - Gà có hiện tượng bay nhảy lung tung, bứt rứt khó chịu, mổ cắn nhau vào khu vực hậu môn. - Giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, xã cánh, diều căng đầy hơi, tiêu chảy phân loãng trắng. - Mổ gà bệnh xẽ phát hiện ở vùng ngực, đùi có những vệt xuất huyết bầm đen, túi Fabricius sưng to, bên trong có dạng như múi khế chứa nhiều dịch nhầy hoặc xuất huyết đỏ. d) Biện pháp phòng trị - Định kỳ sát trùng chuồng và dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng: Biodin 0,33% hoặc Virkon 0.5%. - Gà 1 – 3 ngày tuổi dùng vaccin Gumboro của xí nghiệp hoặc vaccin Bur 706 (nhập) nhỏ mắt mỗi con 2 giọt và lặp lại lần 2 lúc gà 15 – 18 ngày tuổi. Hoặc phòng theo lịch phòng tùy địa phương và hãng thuốc khuyến cáo. - Cách ly ngay các con bệnh ra khỏi đàn. - Hiện nay chưa có kháng sinh đặc trị bệnh này, chỉ dùng thuốc trợ sức và cầm máu để tăng cường khả năng kháng bệnh cho gà. + Catosal hoặc Bcomplex 4 ml + Vitamin B12 2 ống + Vitamin K 2 ống + Vitamin C 1000 mg 2 ống + Kết hợp với nước sinh lý ngọt chích cho 20 kg gà/lần/ngày, chích liên tục 2 ngày. + Sử dụng Anti – Gumboro, Vitamin C, đường Glucoza pha nước cho uống liên tục 4 – 5 ngày. - Trường hợp có phụ nhiễm bệnh khác, thì dùng kháng sinh đặc trị bệnh đó, sử dụng liều thấp ban đầu rồi tăng dần lên. 6. Bệnh tụ huyết trùng a) Đặc điểm bệnh - Bệnh thường xảy ra ở gà giò và gà lớn và cũng phát triển mạnh vào những lúc giao mùa (từ mưa chuyển sang nắng hay ngược lại). - Bệnh xảy ra đột ngột, lây lan nhanh và thường gây chết nhiều về đêm, có trường hợp gà đang ấp nằm chết trên ổ. b) Triệu chứng bệnh - Gà ủ rũ, kém hoặc bỏ ăn, mồng tím tái, miệng chảy nhiều dịch nhờn, thức ăn không tiêu, tiêu chảy phân trắng đôi khi có lẫn máu, thở khò khè, bại liệt rồi chết. - Bệnh kéo dài, mào và yếm sưng, gà tiêu chảy, sưng khớp. - Mổ gà thấy: tích nước màng bao tim, xuất huyết mỡ vành tim, bao tim; gan sưng, có những nốt hoại tử màu trắng như hạt phấn. c) Biện pháp phòng trị - Gà mới mua về hoặc lúc thời tiết thay đổi, lúc chuyển chuồng nên trộn kháng sinh như Tetra-Mutin hay Neotesol… và vitamin C cho gà uống liên tục 3 – 5 ngày. - Phòng bệnh bằng vaccin Tụ huyết trùng cho gà lúc 30 – 40 ngày tuổi, mỗi con 0,5cc. Chích lặp lại khi gà 2 tháng tuổi mỗi con 1 ml. - Nuôi gà đẻ: trước khi đẻ và sau 4 tháng chích lặp lại 1 lần, 1ml/con, chích dưới da cổ. - Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây: + Kanamycin 1g/15 kg thể trọng, ngày chích 1 lần. + Enrofloxacin (5%) 1cc/5 kg thể trọng, ngày chích 1 lần. + Septotrim (24%) 1cc/3 kg thể trọng, ngày chích 1 lần. + Kết hợp Dexamethasone với Analgin, chích liên tục 2 ngày và cho uống kháng sinh như phần phòng bệnh trên với liều gấp đôi, liên tục 3 – 5 ngày. + Quét dọn chuồng trại sạch sẽ và sát trùng bằng Virkon 0.5% hoặc Biodin 0.33%. 7. Bệnh cúm gia cầm (H5N1) a) Đặc điểm bệnh - Là một bệnh cấp tính do virus gây nên có biểu hiện chủ yếu ở đường hô hấp của động vật với các triệu chứng như sốt cao, ho, mệt mỏi tòan thân, đau đầu, đau cơ, động vật non kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy. - Bệnh có tính lây lan nhanh trên phạm vi rộng và thường gây thành dịch và tử vong nhiều ở động vật non và già, lây nhiễm từ lòai này sang lòai khác và cả người. - Do virus cúm A gây ra cho hầu hết các lòai gia thủy cầm, bệnh thường xuất hiện thể cấp tính , tỉ lệ chết cao, cúm týp A do virus H5N1 gây ra cho gà, có thể gây bệnh và làm chết người. b) Tác nhân gây bệnh - Virus cúm là một lọai virus có khả năng tồn tại khá lâu trong nhiều điều kiện khác nhau, nhất là ở nhiệt độ thấp, vì vậy dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. - Trong điều kiện đông lạnh virus tồn tại khá lâu. - Ở 22 độ C virus sống được 2 – 6 tháng. - Trong không khí 33 độ C virus sống được 4 giờ. - Ở nhiệt độ 60 độ C virus chết trong vòng 5 phút. - Virus khá mẫn cảm với các lọai thuốc sát trùng gốc clo và iod cũng như chịu đựng kém với chất sát trùng mạnh như Fomol. c) Cách lây truyền, thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ lây lan, tính cảm nhiểm và đề kháng - Đến nay chưa xác định được tất cả các đường lây truyền của virus cúm, nhiều khả năng virus lây gián tiếp qua đường không khí do hít phải virus dưới dạng khí dung hoặc do tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi hay người có bệnh. - Một nguồn lây rất quan trọng đó là các lòai chim di trú , thức ăn gia súc công ngiệp nhiễm virus cũng là nguồn lây truyền khá nguy hiểm cho các trại chăn nuôi. Thời kì ủ bệnh cúm từ 1 – 3 ngày. - Thú mang bệnh có thể lây truyền bệnh cho thú khác từ 3 – 5 ngày sau khi có triệu chứng bệnh cho đến khi chết hoặc nhiều ngày sau khi hết bệnh. - Mức độ bệnh thay đổi từ khi có triệu chứng đường hô hấp đến nhẹ , trầm trọng hay dẩn đến tử vong tùy vào lòai cảm nhiễm và các yếu tố khác như tuổi, giới tính, liều gây nhiễm, môi trường hay sự cộng nhiễm của các bệnh khác. d) Triệu chứng và bệnh tích Ở gia cầm giảm đẻ trứng, xuất hiện triệu chứng hô hấp như thở khó , có tiếng ran, chảy nhiều nước mắt, viêm xoang, xanh tím dưới da, đặc biệt là da cổ, và mào xuất huyết, phù đầu và mặt, xù lông, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, tỉ lệ chết cao đến 100%. Trường hợp cấp tính gà bệnh chết mà không có triệu chứng điển hình. Bệnh tích đặc trưng ở gia cầm là phổi sưng , xuất huyết và họai tử. Buồng trứng và ruột viêm, xuất huyết não và cơ tim. e) Chuẩn đoán bệnh và biện pháp phòng bệnh - Chẩn đóan lâm sàng chỉ là phỏng đóan. Chần đoán xác định phải phân lập virus từ dịch tiết hay phân của thú bệnh qua nuôi cấy trên phôi trứng. - Về phương diện thú y do bệnh không có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là biện pháp chủ yếu để giảm thiệt hại. - Phòng bệnh bằng cách tiêu độc và cách ly là biện pháp duy nhất để giảm thiệt hại. Trước mùa dịch các biện pháp vệ sinh tiêu độc chuồng trại là rất cần thiết để hạn chế mật số của virus gây bệnh. Tăng sức đề kháng bằng cách giảm mật độ cho gia súc uống hoặc trộn thức ăn Vitamin C và B12 để chống Stress do thức ăn và thời tiết là biện pháp tốt để giảm khả năng nhiễm bệnh của gia cầm. - Trong mùa dịch không cho vật nuôi tiếp xúc với vật nuôi bệnh. Thường xuyên tiêu độc chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng trong thời gian nuôi, giữa hai đợt nuôi chuồng phải được tiêu độc đúng kỹ thuật và bỏ trống, khô ít nhất 2 tuần. Tiêu độc kỷ các phương tiện ra vào trại chăn nuôi, hạn chế công nhân đi lại từ chuồng này sang chuồng khác. Hạn chế tối đa việc tham quan. - Chống dịch: nếu xác định có nguy cơ lây nhiễm cho người thì phải tiêu diệt các vật nuôi nhiễm bệnh hay có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Để dập tắt dịch cúm gia cầm bán kính 3 km tính từ ổ dịch được áp dụng để hủy các đàn trong khu vực. Ngưng vận chuyển, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ gia cầm ngay trong vùng dịch. Tiêu độc, tẩy uế và vệ sinh nơi có dịch. 8. Bệnh bạch lỵ a) Đặc điểm bệnh - Bệnh Bạch lỵ còn gọi là bệnh trỉnh đích ở gà, bệnh có thể truyền qua trứng. Thông thường gà nhiễm qua đường tiêu hóa và hô hấp. - Gà con bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi. b) Triệu chứng -Gà con ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm nửa mở, cánh sã, bỏ ăn, uống nước nhiều, ỉa chảy phân hôi khắm, có bọt màu trắng, có khi có lẫn máu, phân bết quanh hậu môn. Mổ khám thấy xuất huyết ở tim gan, phổi, lách. - Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn, triệu chứng không rỏ rệt, thường chỉ thấy ỉa chảy, phân bết đích, đẻ ít, trứng méo mó. - Trứng ấp bị nhiễm bệnh thì tỉ lệ chết phôi cao, gà con nở ra yếu, hở rốn nhiều, lòng đỏ không tiêu hết… c) Biện pháp phòng trị - Cần giử ấm cho gà trong 3 tuần đầu, nhất là đàn gà không có mẹ. Ta dùng bóng đèn điện 75W hoặc đèn bảo để sưởi ấm cho gà. - Ngày đầu không cho gà ăn chỉ cho uống nước có pha Vitamin C 1g/1lít nước sạch. - Ngày thứ 2 – 5 cho ăn thức ăn dễ tiêu như tấm nhuyễn, bột bắp trộn với hành lá hoặc tỏi bầm nhỏ, sau đó cho gà ăn thức ăn hổn hợp. - Cho gà uống nước sạch pha kháng sinh như Ampicoli hay Enrocolistin liều 1 muỗng cà phê pha 2 lít nước cho uống liên tục 3 – 5 ngày. - Dùng kháng sinh như Oxolinic hoặc Colitetravet liều 2 gr pha/1lít nước cho uống, đồng thời trộn ăn 4gr thuốc/1 kg thức ăn cho cả đàn ăn, liên tục 3 – 5 ngày. Những con bị bệnh tách riêng ra dùng một trong những thuốc trên pha nước bơm trực tiếp ngày 2 lần, liên tục 3 ngày. 9. Bệnh cầu trùng a) Đặc điểm bệnh - Chăn nuôi gà trong một thời gian dài mầm bệnh sẽ có điều kiện phát triển mạnh. - Bệnh thường tập trung và gây thiệt hại nhiều ở gà con từ 20 – 30 ngày tuổi. Gà trưởng thành kháng bệnh tốt hơn nên thiệt hại ít hơn. - Gà đang mắc bệnh hoặc đã lành bệnh đều thường xuyên bài thải trứng qua phân, từ đó nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và gây bệnh cho con khác. Trứng bài thải sau 2 – 4 ngày mới có khã năng gây nhiễm và khó bị diệt bằng các loại thuốc sát trùng thông thường. b) Triệu chứng bệnh - Gà ủ rũ bỏ ăn uống nhiều nước, xệ cánh, xù lông, đi đứng không vững, ngoẹo đầu trên lưng, phân loãng lúc đầu màu xanh chuyển dần sang màu nâu có lẫn máu, tỉ lệ chết cao. Gà kém ăn, gầy ốm dần, đẻ giảm, rất dễ kế phát các bệnh đường ruột khác. - Manh tràng sưng to và xuất huyết. c) Biện pháp phòng trị - Hằng ngày quét dọn chuồng trại sạch sẽ. Thức ăn nước uống phải sạch và đầy đủ dưỡng chất, không bị hôi, mốc. - Trước khi nuôi cần vệ sinh thật kỹ các dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại bằng nước sôi và để chuồng trống 1 – 2 tuần. - Trộn vào thức ăn các loại thuốc như Anticoc, Baycox, Rigecoccin, … cho gà ăn lúc gà 10 – 12 ngày tuổi, 20 -22 ngày và sau 2 tháng. Mỗi đợt dùng thuốc trong 3 ngày liền, theo liều hướng dẫn trên bao bì. - Dùng một trong các loại thuốc phòng trên, nhưng phải tăng liều gấp đôi, pha nước cho uống hoặc trộn vào thức ăn cho ăn liên tục 3-5 ngày. - Khi điều trị nên kết hợp với Vitamin K và một số Vitamin nhóm B. 10. Bệnh giun đũa Bệnh xảy ra mọi lứa tuổi gà nhất là ở gà con và gà dò và gây thiệt hại lớn nhất cho đàn gà nuôi gia đình. a) Nguyên nhân Trứng do giun cái sống trong ruột đẻ ra và được bài tiết theo phân ra ngoài, có khã năng hình thành ấu trùng cảm nhiễm là 5 – 25 ngày. Gà ăn phải trứng giun ở giai đoạn cảm nhiễm có lẫn trong thức ăn, nước uống vào cơ thể hoặc gà ăn giun đất có nhiễm trứng giun đũa. b) Triệu chứng - Gà kém ăn hoặc ăn chậm lớn hay tiêu phân lỏng, sau đó có hiện tượng thiếu máu, mào nhợt. - Mổ khám: thấy giun trong ruột, niêm mạc sưng, tụ huyết và xuất huyết. c) Biện pháp phòng trị - Gà nuôi nhốt cần giữ chuồng luôn khô sạch, hàng ngày phải dọn phân cho vào hố ủ. Cần cho gà ăn uống đầy đủ, máng ăn, máng uống rửa sạch. - Sử dụng mốt số loại thuốc sau để trị bênh cho gà: + Piperazin liều 200-250 mg/kg thể trọng, liên tục 2-3 ngày. + Tetramisol liều 40 mg/kg thể trọng. + Levamisol liều 20-30 mg/kg thể trọng. + Mebendazol liều 40 mg/kg thể trọng. 11. Bệnh hô hấp mãn tính a) Nguyên nhân - Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên, bệnh kế phát từ những bệnh khác Khi thời tiết thay đổi như quá nóng, lạnh, gió rét, ẩm độ cao, thông thoáng kém, dinh dưỡng kém, vận chuyển gà. - Sự truyền bệnh qua trứng từ gà mẹ. b) Triệu chứng và bệnh tích - Gà con và gà dò đều thở khó, khò khè, kém ăn, gấy sút; gà lớn khó thở; gà phải há mồm ra để thở, chảy nước mắt, nước mũi, gà hay vẩy mỏ, kêu toóc toóc, đầu sưng. Gà đẻ giảm đẻ, tỉ lệ đẻ 20 – 30%, trứng ấp tỉ lệ chết phôi trước khi nở tăng. - Xác gà gầy và nhợt nhạt do thiếu máu, khí quản viêm đỏ, niêm mạc mũi và các xoang mũi sưng phù chứa đầy dịch nhớt màu vàng hay vàng xám. Phổi phù thũng, mặt phổi phủ fibrin. c) Biện pháp phòng trị - Cách phồng: Mua giống gà ở những cơ sở chăn nuoi tốt, vệ sinh chuồng trại tốt, thông thoáng. Dùng Tylosin, Genta-tylo, Tylosulfa, Tiamulin, CRD-Stop, một tháng sử dụng 2 lần, mỗi lần 3 ngày. - Sử dụng một số thuốc sau để trị bênh cho gà: + Vaccin Nobi-vac MG (Hãng Intervet-Hà Lan): tiêm dưới da cho gà con liều 0.5 ml/con vào lúc 15 -18 ngày tuổi. Thường vaccin chỉ dùng cho đàn bố mẹ và gà đẻ vì giá đắt. + Tylosin, Tiamulin, Genta-tylo. + Genta-costrim, Tylosulfa pha nước cho uống. Cần kết hợp sử dụng Streptomycin + Penicillin. 12. Bệnh nấm phổi a) Nguyên nhân Bệnh gây ra do nấm Aspergillus fumigatus, do hít phải bào tử nấm từ chất độn chuồng, thức ăn. Do gà mái đẻ mắc ở thể mãn tính co thể truyền bào tử nấm sang trứng. b) Triệu chứng - Gà con mắc bệnh thường mệt mỏi, kém ăn, mắt lim dim, đứng tách đàn dần dần khó thở, mũi chảy ra nước nhờn, trúng độc co giật rồi chết. - Gà lớn bệnh gầy yếu giảm cân, khát nước, gà thở nặng nhọc kho khăn, há mỏ để thở. Phổi và túi khí có những chấm tổn thương màu trắng, vàng, xanh lá cây.Nhiều khuẩn lạt nấm hình hạt nhỏ vàng, xanh lá cây. c) Biện pháp phòng trị - Cách phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, chất độn chuồng, thức ăn… tránh ẩm ướt để nấm không nhiễm và phát triển. Sát trùng chuồng trại bằng dung dịch CuSO4 0,5%. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt. - Điều trị: Chưa có thuốc đặc trị, có thể điều trị bằng một trong các loại thuốc sau: + CuSO4 pha nước cho uống, liều 0,3 – 0,5g/lít nước. + Iodua-kali pha nước uống, liều 1%. + Mycostatin 2 gram/100 kg thức ăn. + Nystatin 6 gram/100 kg thức ăn. + Vitamin A, C, B-Complex. 13. Hội chứng giảm đẻ a) Nguyên nhân - Bệnh do một loại virus Adenovirus. - Bệnh lan truyền qua trứng do gà mẹ mang trùng thải virus làm lây lan phân tán bệnh. b) Triệu chứng Gà đang đẻ bình thường tự nhiên giảm đẻ đột ngột, tỷ lệ giảm trứng 20-30% so với bình thường, kéo dài và liên tục. Gà vẫn ăn uống bình thường không gầy ốm, chết. Vỏ trứng sần sùi, chất lượng vỏ kém. c) Biện pháp phòng trị Không có thuốc phòng trị đặc hiệu. Dùng vitamin, chất khoáng và chăm sóc nuôi dưỡng tốt: B-Complex, Multivit tiêm liên tục 2 – 3 ngày, Vitamin ADE, tăng cường vệ sinh chuồng trại. 14. Bệnh thiếu Vitaminn a) Nguyên nhân Do khẩu phần thức ăn thiếu vitamine b) Triệu chứng - Gà thiếu vitamin A sẽ chậm phát triển, giảm đẻ tỷ lệ nở phôi thấp. Mắt mờ, chân, da, mào khô, sừng hóa. - Gà thiếu vitamin B1 chân yếu, đầu nghẹo, không đi được, ăn kém, gầy còm. - Thiếu vitamin B2 hấp thụ thức ăn kém, gà chậm lớn. - Thiếu vitamin PP (axít Nicotinic hay Nicotinamid) miệnh loét, viêm khớp, viêm ruột. - Thiếu vitamin B12 gà thiếu máu, chậm lớn. - Thiếu vitamin C sức đề kháng gà yếu, kém chịu nóng. - Thiếu vitamin D xương mềm, gà đi tập tễnh, khớp xương biến dạng, gà đẻ xượng rỗng, vỏ trứng mỏng, giảm tỷ lệ đẻ. - Thiếu vitamin E gà phù đầu, sưng xuất huyết não, gà con đi lại khó khăn, đi hay ngã hoặc đầu hay cúi giữa 2 bàn chân. Gà trống kém hoạt động, tỷ lệ nở thấp. c) Biện pháp điều trị - Bổ sung vitamin vào thức ăn, cho uống liên tục 3 – 5ngày hay Multivit 1g/1lít nước hoặc 0,5 kg thức ăn - Bổ sung Vitamin ADE, B-complex,…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx1_so_benh_thuong_gap_o_ga_4141.docx