Giáo trình Chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất

Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu

đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo

nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn

hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết

hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ

năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây

dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm

đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.

Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được

xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ

DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-

gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản

xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.

pdf65 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i - Máy định mức thức ăn chăn nuôi - Máy trộn thức ăn chăn nuôi - Máy tạo viên thức ăn chăn nuôi - Liên hợp máy chế biến thức ăn chăn nuôi 7.6.2. Chuẩn bị thiết bị và phƣơng tiện sản xuất. - Băng tải: - Gầu tải - Vít tải 7.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên. 7.8. Đánh giá cho điểm Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Chuẩn bị các dụng cụ điều tra - Quan sát trang thiết bị với máy móc tiêu chuẩn - Phân tích máy móc, trang thiết bị và so sánh các chỉ tiêu - Chuẩn bị máy móc, trang thiết bị đủ tiêu chuẩn B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Điều tra thu thập thông tin về các loại máy móc sản xuất thức ăn của 1 – 2 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp ở nước ta. Bài tập 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp của một cơ sở có uy tín bằng thăm quan trực tiếp. C. Ghi nhớ: 41 - Chuẩn bị nhà xưởng sản xuất. - Chuẩn bị máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất - Chuẩn bị thiết bị và phương tiện sản xuất. - Vệ sinh máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất - Chuẩn bị nhân lực sản xuất - Nghiệm thu, bàn giao 42 Bài 3. Kiểm tra máy móc, thiết bị, phƣơng tiện sản xuất. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên thực hiện các công việc kiểm tra máy móc, trang thiết bị và phương tiện sản xuất thức ăn. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Mô tả được các bước của qui trình kiểm tra máy móc, trang thiết bị và phương tiện sản xuất. - Thực hiện được việc kiểm tra máy móc, trang thiết bị và phương tiện sản xuất A. Nội dung: 1. Đọc bản vẽ thiết kế, tính năng của máy móc, thiết bị. 1.1. Đọc bản vẽ thiết kế của máy móc, thiết bị. Đây là công việc quan trọng vì có như thế mới biết được cấu tạo chi tiết của máy móc, thiết bị. 1.2. Đánh giá các tính năng của máy móc, thiết bị. Người quản lý hoặc chủ cơ sở sản xuất phải nắm được tính năng của máy móc, thiết bị để có hướng sản xuất hoặc thay đổi thành phần loại thức ăn, hoặc sản phẩm theo nhu cầu của cơ sở. 2. Kiểm tra máy móc, thiết bị, phƣơng tiện sản xuất. 2.1. Kiểm tra máy móc sản xuất. Máy móc sản xuất cần phải được kiểm tra bắt đầu từ xuất xứ, chủng loại, số lượng, loại máy, 2.2. Kiểm tra trang thiết bị, phƣơng tiện sản xuất Đây là việc cần phải làm trước khi đưa vào sử dụng xem có đủ số lượng, bố trí, sắp đặt, khoảng cách có thích hợp không và có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không, kiểm tra bảng điều khiển lắp ráp đúng kỹ thuật và an toàn không. 3. Kiểm tra lắp đặt hệ thống sản xuất thức ăn. 3.1. Xác định công suất của hệ thống. Là việc rất quan trọng vì nó liên quan đến kế hoạch sản xuất, chuẩn bị tài chính, nhân lực, nguyên vật liệu, phương tiện vận chuyển 3.2. Kiểm tra lắp đặt theo bản thiết kế. Thiết bị, máy móc sản xuất cần được kiểm tra lắp đặt đúng theo bản thiết kế trước khi nhận bàn giao xem có đủ số lượng, bố trí, sắp đặt, khoảng cách có thích hợp không, công suất có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không, lắp ráp có đúng kỹ thuật không, kiểm tra điện có vào không 43 4. Tổng hợp kết quả kiểm tra 4.1. Kết quả kiểm tra máy móc Máy móc phải được kiểm tra đầy đủ về số lượng, chất lượng, tính năng, công suất, chất lượng sản phẩm, độ an toàn, tỷ lệ hao hụt kết quả phải ghi chép đầy đủ và chi tiết. 4.2. Kết quả kiểm tra trang thiết bị sản xuất Trang thiết bị sản xuất cần kiểm tra đầy đủ về số lượng, chất lượng, tính năng, các thông số kỹ thuật, công suất, chất lượng sản phẩm, độ an toàn, kết quả phải ghi chép đầy đủ cẩn thận. 5. Thực hành: Kiểm tra máy móc, thiết bị, phƣơng tiện sản xuất 5.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc kiểm tra máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn để phù hợp với các điều kiện sản xuất tại cơ sở. 5.2. Yêu cầu: Thực hiện được công việc kiểm tra máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn để phù hợp với các điều kiện sản xuất tại cơ sở. 5.3. Vật tƣ, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 5.4. Hình thức tổ chức Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. Các bước tiến hành 5.5. Sản phẩm ứng dụng Máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn đủ tiêu chuẩn 5.6. Nội dung thực hành 5.6.1. Kiểm tra máy móc, thiết bị, phƣơng tiện sản xuất. - Kiểm tra máy móc sản xuất - Kiểm tra trang thiết bị, phương tiện sản xuất 5.6.2. Kiểm tra lắp đặt hệ thống sản xuất thức ăn. - Xác định công suất của hệ thống - Kiểm tra lắp đặt theo bản thiết kế. 5.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên. 5.8. Đánh giá cho điểm 44 Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Chuẩn bị các dụng cụ kiểm tra - Quan sát trang thiết bị với máy móc tiêu chuẩn B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện việc kiểm tra máy móc sản xuất thức ăn chăn nuôi cho vật nuôi. Bài tập 2: Thực hiện việc kiểm tra phương tiện sản xuất thức ăn chan nuôi cho vật nuôi. C. Ghi nhớ: - Phân tích máy móc, trang thiết bị và so sánh các chỉ tiêu - Kiểm tra máy móc, trang thiết bị đủ tiêu chuẩn - Đọc bản vẽ thiết kế, tính năng của máy móc, thiết bị. - Kiểm tra máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất. - Kiểm tra lắp đặt hệ thống sản xuất thức ăn. - Tổng hợp kết quả kiểm tra - Thực hành: Bài 4. Vận hành thử máy móc, phƣơng tiện sản xuất. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên quy trình vận hành thử máy móc và trang thiết bị sản xuất. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Thực hiện được việc kiểm tra các điều kiện nguồn lực, vận hành thử nghiệm, đánh giá mức độ hư hỏng nghiệm thu bàn giao hệ thống sản xuất thức ăn đúng quy định Nội dung chính: 1. Kiểm tra các điều kiện và nguồn lực. 1.1. Kiểm tra các điều kiện của máy móc và phƣơng tiện sản xuất. Các điều kiện liên quan đến máy móc và phương tiện sản xuất cần được kiểm tra đầy đủ trước khi được bàn giao 1.2. Kiểm tra nguồn lực. Nguồn nhân lực cần phải kiểm tra về kiến thức, tay nghề, ý thức, thái độ nghề nghiệp 45 2. Chuẩn bị máy móc, phƣơng tiện sản xuất. 2.1.Chuẩn bị máy móc sản xuất Máy móc sản xuất cần được chuẩn bị đầy đủ chu đáo đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn và hiệu quả sản phẩm là ra đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. 2.2. Chuẩn bị các phƣơng tiện sản xuất Phương tiện sản xuất thức ăn chăn nuôi nên được chuẩn bị đúng như các yêu cầu kỹ thuật về thông số, số lượng, đảm bảo an toàn chất lượng 3. Kiểm tra, vận hành thử nghiệm. 3.1. Kiểm tra máy móc và phƣơng tiện sản xuất. Máy móc và phương tiện sản xuất cần được kiểm tra trước khi sử dụng xem có đủ số lượng, bố trí, sắp đặt, khoảng cách có thích hợp không, công suất có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không, lắp ráp có đúng kỹ thuật không, kiểm tra điện có vào không 3.2. Vận hành thử nghiệm. Bật công tắc và vận hành thử, nếu máy không đạt công suất như chỉ tiêu kỹ thuật thì phải tiến hành thay thế phận hoặc hệ thông không hoạt động thì có giải pháp xử lý kịp thời. 4. Đánh giá mức độ hƣ hỏng của sản phẩm. Công việc này rất quan trọng nó liên quan đến khả năng tồn tại và phát triển của cơ sở, có nhiều phương pháp kiểm tra như: Dựa vào cảm quan hoặc máy móc để đưa ra các quyết định xử lý kịp thời. 5. Nghiệm thu và bàn giao máy móc và phƣơng tiện sản xuất Máy móc và phương tiện sản xuất sau khi lắp ráp, vận hành thử được hai bên thống nhất ngày để bàn giao hệ thống sản xuất và quy trình sử dụng. Lập biên bản bàn giao hai bên cùng ký. 6. Thực hành: Vận hành thử máy móc và trang thiết bị sản xuất 6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc vận hành thử máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn để phù hợp với các điều kiện sản xuất tại cơ sở. 6.2. Yêu cầu: Thực hiện được công việc vận hành thử máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn để phù hợp với các điều kiện sản xuất tại cơ sở. 6.3. Vật tƣ, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 6.4. Hình thức tổ chức Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. 46 Các bước tiến hành 6.5. Sản phẩm ứng dụng Máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn đủ tiêu chuẩn vận hành thử 6.6. Nội dung thực hành 6.6.1. Kiểm tra máy móc và phƣơng tiện sản xuất. Máy móc và phương tiện sản xuất cần được kiểm tra trước khi sử dụng xem có đủ số lượng, bố trí, sắp đặt, khoảng cách có thích hợp không, công suất có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không, lắp ráp có đúng kỹ thuật không, kiểm tra điện có vào không 6.6.2. Vận hành thử nghiệm. Bật công tắc và vận hành thử, nếu máy không đạt công suất như chỉ tiêu kỹ thuật thì phải tiến hành thay thế phận hoặc hệ thông không hoạt động thì có giải pháp xử lý kịp thời. 6.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên. 6.8. Đánh giá cho điểm Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Chuẩn bị máy móc, trang thiết bị vận hành - Kiểm tra máy móc, trang thiết bị đủ tiêu chuẩn - Vận hành thử máy móc và các trang thiết bị. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện việc chuẩn bị sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt Bài tập 2: Thực hiện việc chuẩn bị sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con. Bài tập 3: Thực hiện việc chuẩn bị sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gà thịt. Bài tập 4: Thực hiện việc chuẩn bị sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ chuyên trứng. C. Ghi nhớ: 47 - Kiểm tra các điều kiện và nguồn lực. - Chuẩn bị máy móc, phương tiện sản xuất. - Kiểm tra, vận hành thử nghiệm. - Đánh giá mức độ hư hỏng của sản phẩm. - Nghiệm thu và bàn giao máy móc và phương tiện sản xuất - Thực hành: Vận hành thử máy móc và trang thiết bị sản xuất 48 Bài 5. Điều chỉnh máy móc, phƣơng tiện sản xuất Giới thiệu: Bài học này trang bị cho học viên các công việc điều chỉnh máy móc và phương tiện sản xuất Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: Xác định các loại máy móc phương tiện cần điều chỉnh, chuẩn bị các điều kiện nguồn lực, điều chỉnh, nghiệm thu bàn giao máy móc phương tiện sản xuất đúng quy định. A. Nội dung: 1. Xác định các máy móc, phƣơng tiện cần điều chỉnh. 1.1. Thống kê các loại máy móc. Các loại máy móc sản xuất thức ăn chăn nuôi được liệt kê chi tiết theo từng chủng loại, loại nào cần được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. 1.2. Thống kê các loại phƣơng tiện. Các loại phương tiện được điều chỉnh để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật 2. Xác định các chi tiết cần điều chỉnh. 2.1. Danh sách các bộ phận Các bộ phận cần điều chỉnh được thống kê chi tiết và đầy đủ 2.2. Danh sách các chi tiết máy. Các chi tiết máy cần điều chỉnh được liệt kê chi tiết và kịp thời 3. Chuẩn bị các điều kiện và nguồn lực 3.1. Chuẩn bị các điều kiện của máy móc và phƣơng tiện sản xuất. Điều kiện về máy móc và phương tiện sản xuất điều chỉnh được thống kê chi tiết. 3.2. Chuẩn bị nguồn lực. Các nguồn lực như: Cơ sở vật chất, kho bãi, nhà xưởng, nguyên vật liệu, công nhân, kỹ sư, đã đựơc chuẩn bị và điều chỉnh cho phù hợp với sản xuất. 4. Điều chỉnh máy móc, phƣơng tiện sản xuất 4.1. Điều chỉnh máy móc sản xuất Máy móc sản xuất cần được được điều chỉnh cho phù hợp công suất có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không, lắp ráp có đúng kỹ thuật không. 4.2. Điều chỉnh phƣơng tiện sản xuất Phương tiện sản xuất cần được được điều chỉnh cho phù hợp công suất có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không, lắp ráp có đúng kỹ thuật không. 49 5. Nghiệm thu và bàn giao Máy móc và phương tiện sản xuất sau khi lắp ráp, vận hành thử và điều chỉnh cho phù hợp với các thông số kỹ thuật, sản phẩm đạt tiêu chuẩn cơ sở được hai bên thống nhất ngày để bàn giao hệ thống sản xuất và quy trình sử dụng. Biên bản bàn giao được lập hai bên cùng ký. 6. Thực hành: Điều chỉnh máy móc, trang thiết bị sản xuất 6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc điều chỉnh máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn để phù hợp với các điều kiện sản xuất tại cơ sở. 6.2. Yêu cầu: Thực hiện được công việc điều chỉnh máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn để phù hợp với các điều kiện sản xuất tại cơ sở. 6.3. Vật tƣ, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 6.4. Hình thức tổ chức Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. Các bước tiến hành 6.5. Sản phẩm ứng dụng Máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn được điều chỉnh 6.6. Nội dung thực hành 6.6.1. Điều chỉnh máy móc sản xuất Máy móc sản xuất cần được được điều chỉnh cho phù hợp công suất có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không, lắp ráp có đúng kỹ thuật không. 6.6.2. Điều chỉnh phƣơng tiện sản xuất Phương tiện sản xuất cần được được điều chỉnh cho phù hợp công suất có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật không, lắp ráp có đúng kỹ thuật không. 6.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên. 6.8. Đánh giá cho điểm Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Chuẩn bị máy móc, trang thiết bị điều chỉnh - Kiểm tra máy móc, trang thiết bị đủ tiêu chuẩn - Điều chỉnh máy móc và các trang thiết bị. 50 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện điều chỉnh khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt Bài tập 2: Thực hiện điều chỉnh khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con. Bài tập 3: Thực hiện điều chỉnh khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho gà thịt. Bài tập 4: Thực hiện điều chỉnh khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ chuyên trứng. C. Ghi nhớ: - Xác định các máy móc, phương tiện cần điều chỉnh. - Xác định các chi tiết cần điều chỉnh. - Chuẩn bị các điều kiện và nguồn lực - Điều chỉnh máy móc, phương tiện sản xuất - Nghiệm thu và bàn giao - Thực hành: Điều chỉnh máy móc, trang thiết bị sản xuất 51 Bài 6. Bảo trì máy móc sản xuất. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên kiến thức về bảo trì các loại máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: Thực hiện được các công việc chuẩn bị, vệ sinh, kiểm tra, đánh giá mức độ hư hỏng, thay thế, bảo dưỡng định kỳ và bảo quản trong kho. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị vệ sinh. 1.1. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh. Dụng cụ vệ sinh máy móc sản xuất thức ăn đều được chuẩn bị chu đáo có như vậy mới đảm bảo an toàn thức ăn. 1.2. Chuẩn bị trang thiết bị vệ sinh Trang thiết bị vệ sinh máy móc sản xuất thức ăn cần chuẩn bị tốt nhất 2. Vệ sinh máy móc và thiết bị 2.1. Vệ sinh máy sản xuất thức ăn. Máy móc sản xuất thức ăn bất luận là loại máy gì đều phải tiến hành vệ sinh một cách nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho thức ăn. 2.2. Vệ sinh trang thiết bị. Các thiết bị và phương tiện sản xuát thức ăn ở nhà máy sản xuất cũng như ở cơ sở sản xuất luôn chú y khâu vệ sinh nhằm đảm bảo điều kiện lúc vận hành, sử dụng tránh ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân lúc vận hành, đảm bảo vệ sinh an toàn thức ăn. Cứ mỗi lần phối trộn sản xuất xong một mẻ thức ăn đều phải tiến hành vệ sinh dây truyền và máy nghiền, trộn và san chiết. 3. Kiểm tra, đánh giá hƣ hỏng 3.1. Kiểm tra máy móc và trang thiết bị Máy móc và trang thiết bị được kiểm tra kỹ lưỡng và chi tiết để phân loại và có kế hoạch sữa chữa và thay thế kịp thời. 3.2. Đánh giá mức độ hƣ hỏng của máy móc và trang thiết bị Máy móc và trang thiết bị được đánh giá theo mức độ hư hỏng, nếu phát hiện có những sự cố như trục trặc kỹ thuật cần điều chỉnh sữa chữa ngay hoặc cho thay thế kịp thời. 52 4. Bảo dƣỡng, thay thế các bộ phận hƣ hỏng 4.1. Bảo dƣỡng Máy móc và trang thiết bị cần được bảo dưỡng để đảm bảo tuổi thọ kéo dài của máy. 4.2. Thay thế các bộ phận hƣ hỏng Các bộ phận, chi tiết máy hư hỏng đều được ghi chép đầy đủ báo cáo kịp thời để thay thế kịp thời không ảnh hưởng đến sản xuất. 5. Kiểm tra và bảo dƣỡng định kỳ 5.1. Kiểm tra định kỳ Cần định kỳ kiểm tra máy móc thiết bị sản xuất thức ăn để phát hiện hỏng hóc 5.2. Bảo dƣỡng định kỳ Định kỳ bảo dưỡng để duy trì tuổi thọ của máy sản xuất thức ăn 6. Bảo quản trong kho 6.1. Dụng cụ sản xuất Cần bảo quản dụng cụ sản xuất trong kho ở điều kiện tốt nhất để khi lấy ra sử dụng hoặc thay thế đạt yêu cầu các thông số kỹ thuật 6.2. Trang thiết bị sản xuất Các trang thiết bị sản xuất được bảo quản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 7. Thực hành: Bảo trì máy móc và trang thiết bị sản xuất thức ăn 7.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc bảo trì máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn để phù hợp với các điều kiện sản xuất tại cơ sở. 7.2. Yêu cầu: Thực hiện được công việc bảo trì máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn để phù hợp với các điều kiện sản xuất tại cơ sở. 7.3. Vật tƣ, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 7.4. Hình thức tổ chức Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. Các bước tiến hành 7.5. Sản phẩm ứng dụng Máy móc, trang thiết bị sản xuất thức ăn được bảo trì 53 7.6. Nội dung thực hành 7.6.1. Kiểm tra, đánh giá hƣ hỏng - Kiểm tra máy móc và trang thiết bị - Đánh giá mức độ hư hỏng của máy móc và trang thiết bị 7.6.2. Bảo dƣỡng, thay thế các bộ phận hƣ hỏng - Bảo dưỡng - Thay thế các bộ phận hư hỏng: 7.6.3. Kiểm tra và bảo dƣỡng định kỳ - Kiểm tra định kỳ - Bảo dưỡng định kỳ 7.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên. 7.8. Đánh giá cho điểm Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Chuẩn bị máy móc, trang thiết bị bảo trì - Kiểm tra máy móc, trang thiết bị đủ tiêu chuẩn - Bảo trì máy móc và các trang thiết bị. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện việc chuẩn bị máy móc, trang thiết bị bảo trì máy móc sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hiện kiểm tra máy móc sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bài tập 3: Thực hiện bảo trì máy móc và các trang thiết bị máy móc sản xuất thức ăn chăn nuôi. C. Ghi nhớ: 54 - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị vệ sinh. - Vệ sinh máy móc và thiết bị - Kiểm tra, đánh giá hư hỏng - Bảo dưỡng, thay thế các bộ phận hư hỏng - Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ - Bảo quản trong kho - Thực hành: Bảo trì máy móc và trang thiết bị sản xuất thức ăn 55 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun Là đơn vị học tập mà học viên được trang bị sau khi học xong những mô đun; Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề, nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Mô đun được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp học viên nghề có năng lực thực hành chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất. II. Mục tiêu Học xong mô đun này học viên có khả năng: 1. Kiến thức: - Lựa chọn máy móc phù hợp với quy mô sản xuất; - Chuẩn bị máy móc và thiết bị sản xuất; - Kiểm tra, vận hành thử và điều chỉnh máy móc thiết bị phương tiện sản xuất; - Bảo trì máy móc sản xuất. 2. Kỹ năng: - Thực hiện được lựa chọn máy móc phù hợp với quy mô sản xuất; - Thực hiện được chuẩn bị máy móc và thiết bị sản xuất; - Thực hiện được việc kiểm tra, vận hành thử và điều chỉnh máy móc thiết bị phương tiện sản xuất; - Thực hiện được bảo trì máy móc sản xuất. 3. Thái độ: - Làm việc nghiêm túc, sáng tạo và tiết kiệm vật tư, máy móc... - Cẩn thận, chu đáo tỷ mỷ khi thực hiện công việc chuẩn bị máy móc, phương tiện sản xuất. 56 III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài/chƣơng mục Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * MĐ3-01 Lựa chọn máy móc phù hợp với quy mô sản xuất Tích hợp Phòng học thực hành 16 4 12 MĐ3-02 Chuẩn bị máy móc và thiết bị sản xuất Tích hợp Xưởng sản xuất 16 4 10 2 MĐ3-03 Kiểm tra máy móc thiết bị phương tiện sản xuất Tích hợp Xưởng sản xuất 12 4 8 MĐ3-04 Vận hành thử máy móc, phương tiện sản xuất Tích hợp Xưởng sản xuất 16 4 10 2 MĐ3-05 Điều chỉnh máy móc, phương tiện sản xuất Tích hợp Xưởng sản xuất 10 4 6 MĐ3-06 Bảo trì máy móc sản xuất Tích hợp Xưởng sản xuất 10 4 6 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 84 24 56 4 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 1. Nguyên vật liệu: - Địa điểm thực hành: Tại phòng học - Thiết bị, dụng cụ: Máy tính tay, máy vi tính, projecter, bảng tiêu chuẩn, bảng thành phần hoá học của thức ăn, giấy A4, A0, bút bi, bút chì, bút dạ, băng dính giấy. 57 2. Cách thức tổ chức - Giáo viên làm mẫu (Hướng dẫn phần lý thuyết) - Học viên xây dựng các bước thực hiện công việc - Học viên thực hiện làm bài tập - Học viên báo cáo kết quả và giáo viên cùng lớp đánh giá kết quả - Rút ra bài học kinh nghiệm 3. Thời gian: - Tuân thủ theo quy phân phối chương trình của môđun 4. Số lƣợng - Đảm bảo đủ số lượng bài tập thực hành đáp ứng theo bài đề ra 5. Tiêu chuẩn sản phẩm - Đúng trình tự quy định - Kết quả đảm bảo chính xác - Thời gian thực hiện đúng quy định V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Lựa chọn máy móc phù hợp với quy mô sản xuất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định quy mô sản xuất của cơ sở Đánh giá độ chính xác của học viên về xác định quy mô sản xuất - Xác định các loại máy móc, thiết bị Đánh giá độ chính xác của học viên về xác định các loại máy móc, thiết bị 58 - Lựa chọn các loại máy móc, thiết bị sản xuất - Đánh giá độ chính xác của học viên về lựa chọn các loại máy móc, thiết bị sản xuất - Kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung các loại máy móc, thiết bị sản xuất - Đánh giá độ chính xác của học viên về kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung các loại máy móc, thiết bị sản xuất - Nhập, xuất kho. - Đánh giá độ chính xác của học viên về nhập và xuất kho - Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Báo cáo thu hoạch sau khi lựa chọn các loại máy móc, thiết bị sản xuất của mỗi học viên. + Kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung máy móc và trang thiết bị. + Thực hiện được công việc nhập, xuất kho. 59 5.2. Bài 2: Chuẩn bị máy móc và thiết bị sản xuất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị nhà xưởng sản xuất. Đánh giá độ chính xác của học viên về chuẩn bị nhà xưởng sản xuất - Chuẩn bị máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất Đánh giá độ chính xác của học viên về chuẩn bị máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất - Vệ sinh máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất - Đánh giá độ chính xác của học viên về vệ sinh máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất - Chuẩn bị nhân lực sản xuất - Đánh giá độ chính xác của học viên về việc chuẩn bị và sắp xếp các vị trí cho phù hợp với sản xuất - Nghiệm thu và bàn giao. - Đánh giá độ chính xác của học viên về nghiệm thu và bàn giao nhà xưởng, phương tiện máy móc - Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Báo cáo thu hoạch sau khi chuẩn bị nhà xưởng, các loại máy móc, thiết bị sản xuất của mỗi học viên. + Vệ sinh máy móc và trang thiết bị. + Công tác chuẩn bị và sắp xếp nhân lực + Thực hiện được công việc nghiệm thu và bàn giao. 60 5.3. Bài 3: Kiểm tra máy móc thiết bị phƣơng tiện sản xuất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đọc bản vẽ thiết kế, tính năng của máy móc, thiết bị. Đánh giá độ chính xác của học viên về khả năng đọc bản vẽ thiết kế, hiểu, phân tích được các tính năng của máy móc, thiết bị. - Kiểm tra máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất. Đánh giá độ chính xác của học viên về kiểm tra máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất. - Kiểm tra lắp đặt hệ thống sản xuất thức ăn. - Đánh giá độ chính xác của học viên về kiểm tra lắp đặt hệ thống sản xuất thức ăn. - Tổng hợp kết quả kiểm tra - Đánh giá độ chính xác của học viên về việc tổng hợp kết quả kiểm tra - Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Báo cáo thu hoạch về khả năng đọc bản vẽ thiết kế, hiểu, phân tích được các tính năng của máy móc, thiết bị của mỗi học viên. + Kiểm tra máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất. + Kiểm tra lắp đặt hệ thống sản xuất thức ăn. + Thực hiện được công việc tổng h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_may_moc_thiet_bi_phuong_tien_san_xuat.pdf
Tài liệu liên quan