Giáo trình Nuôi lợn nái - Nguyễn Linh

Giáo trình “Nuôi lợn nái” giới thiệu cho học viên: Biết được các giống lợn đang

nuôi ở nước ta, quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho lợn nái theo phương

thức hữu cơ.

pdf85 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nuôi lợn nái - Nguyễn Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm ăn hoặc không ăn phải xem xét tất cả các nguyên nhân có liên quan để tìm giải pháp khắc phục kịp thời. 59 - Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn để điều chỉnh khẩu phần ăn đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết. - Cách tính lượng thức ăn/ngày Bảng 4.4. Cách tính lượng thức ăn hàng ngày cho lợn Giai đoạn Cách tính lượng thức ăn/ngày Số bữa/ngày 10 - 30 kg 5 % x khối lượng của lợn 3 31 - 60 kg 4 % x khối lượng của lợn 2 > 61 kg 3 % x khối lượng của lợn 2 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Xác định được nhu cầu thức ăn tinh, thức ăn đạm và bổ sung cho lợn nái. - Trình bày cách lập khẩu phần ăn cho lợn nái. - Trình bày cách cho lợn nái ăn, uống. - Trình bày cách theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn. 2. Thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.4.1. Tổ chức thực hành lập khẩu phần ăn và chế biến thức ăn lợn nái tại cơ sở chăn nuôi lợn hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng lập khẩu phần ăn và chế biến thức ăn lợn nái - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, nguyên liệu chế biến thức ăn.... - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện lập khẩu phần và chế biến thức ăn lợn nái - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: có hỗn hợp thức ăn cân đối về dinh dưỡng cho lợn nái, phù hợp với nguyên liệu sẵn có tại cơ sở chăn nuôi 60 2.2. Bài thực hành 6.4.2. Tổ chức thực hành cho lợn ăn, uống tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho lợn nái ăn, uống - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, thức ăn, nước uống - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện cho lợn nái ăn - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: cho lợn ăn đúng lịch, đúng thao tác đúng vị trí và sử dụng đúng dụng cụ. 2.3. Bài thực hành 6.4.3. Tổ chức thực hành theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn tại trại hoặc hộ gia định nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn nái - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, thức ăn.... - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện lập khẩu phần và chế biến thức ăn lợn nái. - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Khẩu phần ăn được điều chỉnh phù hợp với tình huống giả định nêu ra cho mỗi nhóm C. Ghi nhớ: - Khẩu phần ăn cho lợn nái phải đáp ứng được nhu cầu cho lợn sinh trưởng, phát triển, nuôi con tốt đồng thời phải sử dụng các thức sẵn có ở địa phương. - Cho lợn nái ăn đúng bữa không thừa, thiếu thức ăn. 61 Bài 5: CHĂM SÓC LỢN NÁI Mã bài: MĐ 06 - 05 Mục tiêu: - Theo dõi được sự phát triển của lợn - Vệ sinh đảm bảo môi trường sạch sẽ cho vật nuôi phát triển - Tuân thủ vệ sinh môi trường A. Nội dung 1. Kiểm tra sức khỏe ban đầu 1.1. Quan sát cá thể lợn nái và con theo mẹ - Quan sát hoạt động của từng cá thể nếu có biểu hiện bất thường cần đem cách ly theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân - Quan sát trạng thái của cá thể: về màu sắc da, khả năng vận động, mức độ tinh nhanh của lợn và so sánh với ác cá thể khác trong đoàn - Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý của lợn như: đo nhiệt độ, nghe nhịp tim, nhịp hô hấp Hình 6. 5.1. Quan sát cá thể Các biều hiện của lợn khỏe Các biểu hiện của lợn ốm - Ăn uống tốt - Vận động nhanh nhẹn, hoạt bát - Mắt sáng, tinh nhanh - Thân nhiệt bình thường - Nhịp thở đều, phân thành khuôn - Lông mượt, da hồng hào. - Bỏ ăn hoặc kém ăn - Ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, lười đi lại - Mắt lờ đờ, lông sù - Sốt cao, uống nước nhiều, tai đỏ hoặc tím tái. - Ho, khó thở, thở mạnh, kêu, ỉa chảy - Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái ở vùng 62 đầu, tai, chân... 1.2. Quan sát đàn lợn con - Quan sát trong chuồng: xem mức độ co cụm hay rải ra khắp chuồng, nhằm xác định nhiệt độ chuồng nuôi và khả năng che chắn của chuồng - Quan sát ngoài môi trường: khả năng vận động, khả năng uống nước, ăn thức ăn, quan sát phân - Định kỳ lấy phân xét nghiệm, kiểm tra ký sinh trùng, vi sinh vật Hình 6.5.2. Quan sát đàn lợn con 2. Kiểm tra khối lượng cá thể 2.1. Chọn mẫu kiểm tra - Việc chọn mẫu áp dụng với những trại lợn quy mô lớn, số đầu lợn quá nhiều không có điều kiện để kiểm tra khối lượng tất cả các cá thể - Nguyên tắc chọn mẫu cần mang tính đại diện cho toàn đàn, đảm bảo tính ngẫu nhiên và đủ số lượng mẫu. - Tránh chọn mẫu mang tính chủ quan, chọn những cá thể đặc biệt (qua to hoặc quá nhỏ) do vậy có thể chọn như sau: Ví dụ đàn có 90 con cần cân 30 con ta chọn như sau: Đánh số ngẫu nhiên từ 1 – 90 sau đó cứ cách 2 số chọn 1 con: có thể chọn các con đánh số: 1; 4; 7; 10; 13...hoặc chọn các con đánh số 2; 5; 8; 11... 2.2. Cân cá thể Các cá thể lợn con được cân định kỳ (1 tuần hoặc 2 tuần một lần) nhằm theo dõi khả năng tăng trưởng của lợn đồng thời kiểm tra sức khỏe cho lợn con theo mẹ. Với lợn con có thể dùng cân đĩa cân từng cá thể, cho lợn vào lồng cân từng con, như vậy kết quả sẽ chính xác Với lợn mẹ, chúng ta kiểm tra khới lượng cá thể bằng phương pháp đo vòng ngực Bảng 5.1. Đo vòng ngực của lợn, tra bảng xác định khối lượng của lợn nái VN (cm) KL (kg) VN (cm) KL (kg) VN (cm) KL (kg) VN (cm) KL (kg) VN (cm) KL (kg) 51 14 65 28 79 46 93 70 107 100 63 52 15 66 29 80 47 94 72 108 103 53 16 67 30 81 48 95 74 109 106 54 17 68 31 82 50 96 76 110 108 55 18 69 32 83 52 97 78 111 111 56 19 70 34 84 54 98 80 112 114 57 20 71 36 85 55 99 82 113 117 58 21 72 38 86 57 100 84 114 120 59 22 73 40 87 58 101 86 115 123 60 23 74 41 88 60 102 88 116 126 61 24 75 42 89 62 103 90 117 129 62 25 76 43 90 64 104 92 118 132 63 26 77 44 91 66 105 95 119 135 64 27 78 45 92 68 106 98 120 138 Chú thích: VN (cm): vòng ngực của lợn đo ở vị trí sau nách được tính bằng cm KL (kg): Khối lượng lợn được tính bằng kg * Cách tính 2: Tính khối lượng theo công thức Khối lượng lợn (kg) = VN (m) x VN (m) x Dài thân (m) x 87,5 3. Ghi sổ sách theo dõi Sổ sách theo dõi được thiết kế sao cho tiện cho việc nhập thông tin và lấy thông tin, trong đó cần có đủ các thông tin về lợn nái như sau: giống lợn, nguồn gốc, ngày nhập chuồng, khối lượng, tiêm vacxin: chủng loại, thời gian, các thông tin về sức khỏe, số lứa đẻ, số con... Bảng 5.2. Ghi chép các khoản chi phí trong chăn nuôi lợn nái Ngày tháng Số hiệu Chi phí (đồng) Ghi chú Giống Thức ăn Vắc- xin Khấu hao chuồng Thiết bị chăn nuôi Chi phí khác 64 Cộng Lưu ý: + Có sổ riêng cho mỗi nái lứa nuôi + Các khoản chi hàng ngày nên cộng dồn vào cuối tháng ghi 1 lần + Ghi cả thức ăn trại tự sản xuất và thức ăn mua với đơn giá tại thời điểm đó. + Ghi cả công lao động và chi phí khấu hao. - Trên cơ sở số liệu ghi chép chi tiết sau mỗi lứa nuôi cần hạch toán kinh tế để xác định lỗ lãi và điều chỉnh cho lứa tiếp theo. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Trình bày cách kiểm tra sức khỏe ban đầu cho đàn lợn. - Trình bày cách chọn mẫu - Trình bày cách ghi chép sổ sách theo dõi. 2. Thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.5.1. Tổ chức thực hành kiểm tra sức khẻo ban đầu đàn lợn con tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng kiểm tra sức khỏe lợn nái - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0 - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện kiểm tra sức khỏe lợn - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: đánh giá chính xác sức khỏe lợn qua các tiêu chí 2.2. Bài thực hành 6.5.2. Tổ chức thực hành chọn mẫu, cân và đo khối lượng lợn tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ chọn mẫu và cân khối lượng lợn nái - Nguồn lực: trang trại chăn nuôi, giấy A0, cân... - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện cân khối lượng lợn nái 65 - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: chọn mẫu đảm bảo tính đại diện, cân chính xác 2.3. Bài thực hành 6.5.3. Tổ chức thực hành ghi chép sổ sách theo dõi tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ghi chép số sách - Nguồn lực: giấy A0, bút dạ - Cách thức tiến hành: thực hiện theo nhóm - Nhiệm vụ của tứng nhóm: nhóm thực hiện ghi chép sổ sách theo dõi - Thời gian hoàn thành: 180 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, Đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: ghi chép chính xác và đầy đủ C. Ghi nhớ: - Phân biệt được các biểu hiện của lợn bệnh và lợn khỏe - Mẫu lựa chọn phải mang tính đại diện - Ghi chép chính xác, đúng sự thật. 66 Bài 6: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI Mã bài: MĐ 06 - 06 Mục tiêu: - Phát hiện được một số bệnh trên lợn con - Đưa ra được biện pháp phòng và điều trị một số bệnh A. Nội dung 1. Phòng và điều trị bệnh phó thương hàn 1.1. Đặc điểm của bệnh Bệnh phó thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây nên ở lợn con. Bình thường, vi khuẩn Salmonella sống ký sinh ở Amidal (tonsily), hạch lâm ba ở hầu và một số ở trong đường ruột, đường ống mật và mật. - Trong thiên nhiên, Salmonella tương đối bền vững và có thể sinh sản bình thường. Nó có thể sống qua băng giá 3- 4 tháng, dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời 150 ngày, trong xác lợn chết 160 ngày và hàng tháng trong chất thải của gia súc (trong phân và trong nước). Nếu dùng phương pháp ủ phân, Salmonella sẽ chết sau 3 tuần. Đun sôi ở 70 - 75oC Salmonella chết sau 15- 30 phút. 1.2. Triệu chứng Bệnh phổ biến ở lợn sau cai sữa, tỷ lệ ốm và chết rất cao. Những triệu chứng đầu tiên rất giống ở bệnh dịch tả lợn gồm: giảm ăn từ từ, thân nhiệt tăng cao lên 41oC (thông thường thân nhiệt giữ ở mức 40 - 41oC). Các triệu chứng tập trung ở đường ruột: tiêu hoá bị rối loạn, tiêu chảy liên tục, thỉnh thoảng xen kẽ táo bón, phân có màu vàng đến màu đất sét, lẫn bọt khí, mùi thối khắm. Hiện tượng tiêu chảy có thể bị tái phát nhiều lần, thể trạng suy sụp nhanh. Dần về sau lợn gầy, da nhợt nhạt. Sau đó thấy da ở bụng, bẹn viêm xuất huyết tạo vảy nâu, loét ở da tai và đuôi. Đôi khi gặp trường hợp chỏm tai và đuôi bị hoại tử và rụng ra. Trong ngày, nhất là về đêm, thỉnh thoảng lợn ho do viêm phổi, viêm phế quản phổi, ho kéo dài thành cơn, khản tiếng và rõ nhất sau khi xua đuổi hoặc vận chuyển. Lợn sẽ chết sau vài tuần do nhiễm độc và suy nhược cấp. 67 Lợn bệnh tiêu chảy phân vàng sệt Da lợn bệnh bị xuất huyết điểm Hình 6.6.1. Triệu chứng lợn bị phó thương hàn 1.3. Phòng bệnh Tăng cường công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để ý đến chất lượng của bột cá, bột xương, bột xương thịt, không dùng các loại đã bị thối, mốc, kém chất lượng để sản xuất thức ăn. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh thực hiện tốt quy trình tiêm phòng vacxin phó thương hàn theo lịch sau: - Đối với lợn con theo mẹ: Tiêm mũi thứ nhất vào lúc 21 – 25 ngày tuổi, mũi thứ 2 nhắc lại sau 7 - 10 ngày. Vacxin đông khô chỉ cần tiêm 1 mũi đối với lợn nuôi thịt. - Đối với đàn nái: Tiêm 2 lần/lứa: + Lần 1: Sau khi lợn chửa được 45 - 50 ngày + Lần 2: Sau khi lợn đẻ 21 - 25 ngày. Hình 6.6.2. Vacxin phó thương hàn lợn 68 1.4. Điều trị Cần cách ly càng sớm càng tốt các cá thể bị bệnh - Thuốc kháng khuẩn: Dùng tỏi và gừng cho lợn uống - Chất chống tiêu chảy: Lá sim, lá ổi, lá phân xanh, hoặc chè khổng lồ... Hoặc dùng sâm đại hành phối với cỏ sữa đất (vú sữa đất) - Kết hợp dùng cây nhọ nồi để chống xuất huyết. - Mất nước truyền nước muối sinh lý vào xoang bụng. Chú ý: Sử dụng biện pháp trên nếu không khỏi thì mới dùng kháng sinh 2. Phòng và điều trị bệnh dịch tả 2.1. Triệu chứng - Triệu chứng sốt dần dần giảm và duy trì ở mức 40,5 - 40,8oC, lợn ốm ăn uống thất thường, lúc ăn lúc không, uống nhiều nước. - Lợn bị táo bón nặng có màng nhầy hoặc lúc táo lúc ỉa chảy - Chảy nhiều nước mắt, gương mũi khô, tai và đuôi tím ngắt - Lợn ho và khó thở, lưng cong và đau khi thở hoặc đau khi chúng ta sờ nắn. - Da khô và quăn, lông xù, lợn gầy sút trông thấy - Trên da thấy các đám xuất huyết chuyển thành vảy màu nâu - Nếu ghép với phó thương hàn thì da tím tái, mép và rìa tai hoại tử. Lợn chết với da tím vì xuất huyết Lợn chết có nhiều vết xuất huyết trên da Hình 6.6.3. Triệu chứng bệnh dịch tả lợn 2.2. Phòng bệnh Phòng bệnh dịch tả lợn gồm các bước sau đây 69 - Vệ sinh thú y chặt chẽ - Cách ly, theo dõi, tiêm phòng dịch tả lợn đối với lợn mới mua về ít nhất 15 ngày trước khi nhập đàn, chỉ nhập lợn khoẻ, không sốt, không có dử mắt, không bị viêm phổi, - Tổ chức chăn nuôi trong trại hợp lý theo lứa tuổi và theo hướng chăn nuôi đã định, không nuôi chung lợn với các lứa tuổi khác nhau. - Tiêm phòng vacxin dịch tả lần 1 cho tất cả lợn sau 1 tháng tuổi (tốt nhất khi chúng đạt 35 - 40 ngày tuổi) tiêm nhắc lại lần 2 lúc 55 - 60 ngày tuổi Hình 6.6.4. Vacxin dịch tả lợn Chú ý: + Lợn nái sau khi phối giống 50-55 ngày phải tiêm bắt buộc vacxin dịch tả lợn nhằm không những bảo hộ cho đàn con sinh ra mà con bảo hộ cho bản thân nái đẻ. + Mỗi con phải dùng riêng 1 mũi kim + Vacxin dịch tả lợn là vacxin nhược độc được sản xuất từ chủng C của Trung Quốc tiêm qua thỏ hoặc trên tế bào xơ phôi hoặc tế bào cơ của thai cừu. + Chỉ cần dùng vacxin do Việt Nam sản xuất là đã đảm bảo và yên tâm về chất lượng không nhất thiết phải dùng vacxin ngoại (vì vacxin ngoại quá đắt và không tốt hơn vacxin nội). + Không nên tiêm vacxin cho lợn con trước 28 - 30 ngày tuổi vì không tạo được miễn dịch chắc chắn. Hơn thế nữa, khi tiêm phòng nhắc lại lúc 55 - 60 ngày tuổi không những không tăng sự đáp ứng miễn dịch mà còn ức chế sự phát triển hệ thống miễn dịch của lợn. Trường hợp đã dập được dịch ở trại thì những nái chửa sẽ mang trùng trong một thời gian dài. Do đó, phải nhất thiết tiêm vacxin dịch tả cho nái 15 - 30 ngày trước khi đẻ, đồng thời lợn con sinh ra từ những lợn nái đó phải được tiêm một liều vacxin dịch tả lợn vào xoang bụng (tiêm phúc mạc) trước khi bú sữa đầu 1 giờ. Sau đó, đến 35 – 40 ngày tuổi thì tiêm nhắc lại lần hai và lúc 55 - 70 60 ngày tuổi tiêm lại lần 3. Làm như thế mới chắc chắn loại bỏ tận gốc virut dịch tả lợn ra khỏi trại lợn. - Các vacxin ngoại đang bán rộng rãi ở nước ta là: + Coglapest của Canada: 2ml/liều, tiêm lần đầu cho lợn 35- 40 ngày tuổi, và tiêm nhắc lại lúc 90 ngày tuổi. Hình 6.6.5. Vacxin Coglapest + Pestiffa của Pháp: nếu là lợn con từ nái không có đáp ứng miễn dịch tốt thì tiêm ở mọi lứa tuổi. Nếu là lợn con từ nái đã được tiêm phòng cẩn thận thì tiêm lúc 30- 35 ngày tuổi. Sau 2-3 tháng phải tiêm nhắc lại. Đối với trại chăn nuôi lợn phải tiêm định kỳ đại trà 2 lần/năm và không quên tiêm bổ sung. + Himmvac Hog clolera – Vacxin sống nhược độc của Hàn Quốc chứa chủng Lom (Strain) và cũng được sử dụng như các loại vacxin trên. + Vacxin dịch tả lợn của Trung quốc cũng đã xuất hiện trên thị trường nước ta. Tóm lại, việc khống chế dịch tả lợn sẽ thành công nếu chúng ta áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh thú y và tiêm phòng chống dịch tả đúng quy trình cho mỗi đối tượng lợn. 2.3. Xử lý Đây là bệnh do virus gây nên, do vậy rất khó khăn trong quá trình điều trị đặc biệt trong chăn nuôi hữu cơ. Nếu phát hiện cá thể nào mắc bệnh này cần cách ly ngay lập tức, đưa ra khỏi khu vực chăn nuôi đồng thời theo dõi chặt chẽ toàn đàn. Tránh việc, tạo nên ổ dịch sẽ rất bất lợi cho những lứa lợn sau. Nếu cần thiết có thể tiêu hủy lợn bệnh cách ly đàn có lợn bệnh ra khỏi đàn khác để tránh ảnh hưởng đến dàn lớn 3. Phòng bệnh tai xanh 3.1. Đặc điểm của bệnh Tai xanh là bệnh lây lan nhanh và rộng qua nhiều con đường khác nhau, hiện nay tại Việt Nam dù là nuôi tập trung hay chăn nuôi lợn hữu cơ nếu không phòng được bênh tai xanh coi như thất bại trong chăn nuôi. 71 Bệnh xảy ra ở lợn con với các triệu chứng: - Sốt cao 40- 41,5oC, mũi khô, lờ đờ, mệt mỏi, hay nằm. - Phát ban đỏ phần da mềm nhất là mõm, tai, bụng, bẹn đặc biệt là ở rìa tai bị tím tái - tai xanh. Ban đầu lợn bệnh sốt đỏ ửng toàn thân Sau đó lợn bị bầm xanh ở vành tai, chót mõm, đầu mút bốn chân Hình 6.6.6. Triệu chứng lợn mắc bệnh tai xanh - Lợn bệnh nằm tụm đống, thở dốc, ho đau từng cơn và rất dễ mệt khi xua đuổi do viêm phổi nặng, thậm chí thấy một số con ngồi thở như chó ngồi (thở thể bụng) giống hệt như bệnh suyễn, tim đập nhanh, lợn dễ bị đột quỵ và chết do truỵ hô hấp. - Đa phần lợn ốm đều bị sưng tấy đỏ mí mắt, sau vài ngày chuyển thành màu thâm, mắt lõm sâu tạo cảm giác như lợn đeo kính, từ đây bệnh còn có tên là Bệnh lợn đeo kính. - Nhiều trường hợp chúng đứng lên nằm xuống khó khăn hoặc do bị bại mông, yếu chân sau. - Lợn rất muốn ăn nhưng ăn kém, nhiều con bị táo bón, song cũng có nhiều trường hợp bị tiêu chảy. - Bệnh kéo dài hàng tuần. Tỷ lệ chết không đáng kể, nhưng do PRRS rất dễ bị bệnh thứ phát và phụ thuộc vào bệnh thứ phát để có thêm các nét đặc thù về lâm sàng và bệnh tích, khi đó tỷ lệ chết khá cao. 3.2. Phòng bệnh - Biện pháp tổng hợp vệ sinh thú y phải luôn được chú trọng, thường xuyên phải khử trùng tiêu độc bằng Vinadin và diệt côn trùng, chuột. 72 - Nếu bệnh nổ ra ở quy mô cục bộ trong một gia đình, một trại, một thôn thì cần tiến hành tiêu huỷ, bao vây dập dịch một cách nghiêm ngặt nhất. - Lợn khoẻ trong khu vực ngoài ổ dịch phải tiêm ngay vacxin. - Lợn nái, lợn hậu bị tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi phối giống - Lợn con tiêm lúc 3 tuần tuổi và nhắc lại ở 8 tuần tuổi. - Đối với nái chửa thì tiêm vacxin 30 ngày trước khi đẻ. - Đối với lợn đực giống cũng phải tiêm vacxin 30 ngày trước khi lấy tinh hoặc nhảy đực trực tiếp. - Các loại vắc xin hiện đang được sử dụng tại Việt Nam: + Vắc xin BLS - PS.100 của Singapore hoặc vacxin PRRS/Repro hay PRRS.MLV/pac PRRS với liều 2ml/con. + Vắc xin Ingelvac PRS.KV - vacxin vô hoạt + Vắc xin Ingelvac PRS.KV - vacxin sống nhược độc: 2ml/con lúc 3 tuần tuổi và 18 tuần tuổi. + Porcillis PRRS chủng DV Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất vacxin sống nhược độc chống bệnh Tai xanh rất hiệu quả. Vacxin tiêm lần 1 lúc lợn đang theo mẹ, lần 2 sau ba tháng tuổi thì tiêm nhắc lại. Tuy nhiên việc triển khai áp dụng vacxin chống PRRS phải được hiểu chỉ là một giải pháp dập dịch. 4. Phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng Trong chăn nuôi hữu cơ việc lợn mắc phải giun sán là không tránh khỏi. Vì vậy việc cần thiêt nhất là phải vệ sinh khu vực chăn nuôi, giữ cho khu vực chăn nuôi luôn khô ráo sạch sẽ, không có chỗ cho ký sinh trùng lưu cữu. - Thuốc thảo mộc được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Một số cộng đồng canh tác truyền thống có một lượng kiến thức khổng lồ về các loại cây trồng của địa phương và những đặc tính chữa bệnh của chúng. Cây trồng có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh rõ ràng, cho dù chúng không loại bỏ các mầm bệnh một cách trực tiếp. Dù vậy, nông dân không nên quên xác định nguyên nhân của bệnh hại và cũng phải cân nhắc các biện pháp quản lý của mình. - Đối với các vấn đề về ký sinh trùng, thay đổi điều kiện sống hoặc cách quản lý đồng cỏ sẽ đem lại hiệu quản hiều hơn trong thời gian dài hơn so với bất kỳ cách chữa trị nào: Ví dụ 1: Dùng cây thủy xương bồ chống ký sinh trùng 73 Một ví dụ về sử dụng thảo mộc từ cây thủy xương bồ để chữa ký sinh trùng (Acorus calamus). Cây này mọc cả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và được tìm thấy ở bờ sông, hồ và trong các rãnh lầy lội hoặc đầm lầy. Bột rễ khô (phần rễ dày) có tác dụng như là một loại thuốc trừ sâu hiệu quả chống rận, bọ chét và ruồi nhà. Bột thủy xương bồ cũng được báo cáo là có hiệu quả chống ruồi nhà khi rắc chúng lên trên đống phân bò tươi bị nhiễm giòi ruồi. Hơn nữa nó có thể bảo vệ bò con mới sinh không bị nhiễm bọ nếu rửa chúng bằng nước có pha bột này. Ví dụ 2: Dùng chiết xuất thực vật chống tuyến trùng ký sinh Ở Việt Nam, các nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm về sử dụng chiết xuất thực vật chống lại tuyến trùng ký sinh như muồng pháo (Caliandra spp), Keo dậu (Leucaena glauca) và Keo ta (Acacia farnesiana) đã ngăn chặn được hơn 80% loại ký sinh trùng này. Chiết xuất cây trồng này thực hiện tốt gần như Levamisole đã được dùng làm biện pháp kiểm soát. - Một số loại thảo mộc khác dung để trị ký sinh trùng như: + Vỏ và rễ cây lựu dùng để tảy sán. Hình 6.5.8. Cây, hoa và quả lựu - Cây cau: Hạt chữa sán dây, kết hợp hạt cau + hạt bí + MgSO4 74 Hình 6.6.9. Cây và quả cau - Cây Bách Bộ Hình 6.10. Cây Bách Bộ Dịch chiết rễ bách bộ 2/1làm giảm hoạt động của giun đũa lợn, làm liệt hoàn toàn và chết giun đũa lợn sau 3 giờ - Cây dầu giun: Tác dụng chữa giun đũa và giun kim 75 Hình 6.6.11. Cây giầu giun 5. Vệ sinh môi trường chăn nuôi - Chăn nuôi hữu cơ nhấn mạnh đến các biện pháp phòng ngừa để giữ vật nuôi khỏe mạnh hơn là các biện pháp cứu chữa. Công việc này bắt đầu từ việc giữ cho nòi giống vật nuôi khỏe mạnh hơn là trình diễn vật nuôi cao độ nhưng chúng lại rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận. Tiếp theo là, các điều kiện chăm sóc vật nuôi phải là tối ưu: đủ không gian, ánh sáng và không khí, ổ nằm khô ráo và sạch sẽ, vận động thường xuyên (chăn thả tự nhiên) và vệ sinh thích hợp v.v Liên quan đến chăn thả tự nhiên, nên tiến hành chăn thả luân phiên càng nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa là diện tích đất chăn thả được chia thành các lô và vật nuôi được di chuyển từ lô này sang lô khác theo những khoảng thời gian đều đặn. Không phải tất cả các ký sinh trùng được loại bỏ trong cách này mà chúng vẫn còn tồn tại nhưng ở mức độ thấp (không phải là một bất lợi vì nó sẽ đặt vật nuôi vào một sức ép lây nhiễm nhẹ nhàng giúp cho nó có khả năng tạo ra sức đề kháng). Khi tạm ngừng chăn thả trong vòng 1,5 đến 2 tháng, hầu hết các ký sinh bị mất hiệu lực và đó cũng là khoảng thời gian để cỏ hồi phục lại. - Chất lượng và số lượng thức ăn chăn nuôi có một tầm quan trọng quyết định đối với sức khỏe của vật nuôi. Thay vì cho vật nuôi ăn các thức ăn thương phẩm dạng cô đặc làm cho vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn và sinh sản nhiều hơn, cần phải có một thực đơn tự nhiên phù hợp với những đòi hỏi của vật nuôi. - Bốn bước chăm sóc sức khỏe vật nuôi Bước 1: Giữ những con giống khỏe mạnh và sử dụng con giống thích nghi với điều kiện khí hậu và thức ăn sẵn có ở địa phương. 76 Bước 2: Vệ sinh, khẩu phần thích hợp, đủ nước sạch, hệ thống chuồng trại hợp lý, đủ chỗ di chuyển... Bước 3: chọn cách điều trị khác, thuốc thảo mộc, vi lượng đồng cân, thuốc truyền thống. Bước 4: Nếu không có biện pháp giúp đỡ nào nữa: Phương thuốc hoă học (kháng sinh) có thể được dùng. - Ở đâu mà tất cả các biện pháp phòng ngừa này được thực hiện thì vật nuôi sẽ rất hiếm khi bị đổ bệnh. Vì thế điều trị thú y chỉ đóng vai trò thứ yếu trong canh tác hữu cơ. Nếu cần thiết phải xử lý, nên dùng các thuốc thay thế có nguồn gốc thảo mộc và các phương thuốc chữa trị truyền thống. Chỉ khi những xử lý này thất bại hoặc không đầy đủ, các loại thuốc tổng hợp (kháng sinh) mới được sử dụng. 6. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi - Dụng cụ chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch sau đó đem phơi khô dưới ánh sáng mặt trời, tuyệt đối không dùng thuốc sát trùng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: - Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và biện pháp phòng trị một số bệnh cho lợn con. - Trình bày biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho lợn theo tiêu chuẩn hữu cơ. - Trình bày biện pháp vệ sinh môi trường và dụng cụ chăn nuôi lợn con hữu cơ. 2. Thực hành: 2.1. Bài thực hành 6.6.1. Tổ chức thực hành chẩn đoán và phòng, trị bệnh cho lợn nái tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn nái hữu cơ nơi tổ chức lớp học. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_lon_nai_nguyen_linh.pdf
Tài liệu liên quan