Giáo trình Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai

Bộ giáo trình được biên soạn gồm 6 quyển:

Mô đun 1. Chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai

Mô đun 2. Chuẩn bị giống hươu nai

Mô đun 3. Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai

Mô đun 4. Nuôi dưỡng hươu, nai

Mô đun 5. Chăm sóc hươu, nai

Mô đun 6. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

pdf61 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và men ở trên, sau đó đảo cho thật tơi đều, để yên như vậy trong khoảng 3 giờ. + Bốc vào thùng hoặc túi nhưng không được lèn và nén chặt, để hở miệng 4 - 5 giờ sau đó buộc hoặc đậy kín để ở nơi ấm, tránh gió lùa để ủ. Trường hợp phải ủ nhiều có thể đánh đống ủ ngay trên nền nhà, nhưng phải đậy kín và phòng ủ phải ấm. - Phương pháp lên men ướt: Trộn trước 1 kg men với 15 - 20 kg thức ăn cho đều, cho vào thùng sau đó cho vào 200 lít nước sạch khuấy đều để trong 1 - 2 giờ và đổ lượng thức ăn còn lại vào thùng có nước men cho đến hết (chú ý: trước khi đổ vào thùng phải khuấy đều nước men). Để hở miệng 4 - 5 tiếng sau đó đậy kín thùng. Thời gian ủ lên men: mùa hè 18 - 24 giờ, mùa đông 24 - 48 giờ, thức ăn có sự tăng nhiệt độ và có mùi thơm rượu mát là được. Tuy nhiên thời gian ủ dài hơn một chút thì thức ăn sẽ được làm chín tốt hơn nên tiêu hoá triệt để hơn. Thời gian ủ có thể kéo dài 4 - 5 ngày nhưng chất lượng thức ăn vẫn không thay đổi. Cho nên có thể thực hiện một lần ủ men cho nhiều ngày. Nhưng chú ý lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày phải được ủ vào một túi để cho ăn hết trong ngày, tránh mở ra nhiều lần thức ăn sẽ bị mốc. Trước khi cho ăn ta mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Mô tả các bước thực hiện kỹ thuật ủ xanh thức ăn? Liên hệ thực tế tại địa phương. 1.2. Trình bày kỹ thuật phơi thức ăn khô và cách bảo quản. 1.3. Trình bày kỹ thuật đường hóa thức ăn. 1.4. Mô tả kỹ thuật ủ men thức ăn tinh? Liên hệ thực tế tại địa phương. 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 3.3.1. Ủ xanh 20 kg thức ăn xanh. 2.2. Bài thực hành số 3.3.2. Ủ nảy mầm 5 kg hạt ngô hoặc thóc. 2.3. Bài thực hành số 3.3.3. Ủ men 10 kg thức ăn tinh. 44 C. Ghi nhớ 1. Nguyên liệu ủ xanh thức ăn phải đảm bảo sạch, hàm lượng nước không nhiều và hố ủ hoàn toàn yếm khí. 2. Khi ủ hạt nảy mầm không để mầm nảy quá dài tốt nhất độ dài mầm 6 - 8 cm. 3. Chú ý khi cho ăn cần phải tập cho ăn sau đó mới tăng dần lượng thức ăn chế biến để hươu, nai làm quen, không gây rối loạn tiêu hóa. 45 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠ MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai là mô đun cơ sở nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi hươu, nai; được giảng dạy sau mô đun chuẩn bị giống hươu, nai và trước mô đun nuôi dưỡng hươu, nai. Mô đun chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hành chuẩn bị thức ăn cho hươu nai. II. Mục tiêu - Kiến thức + Trình bày được giá trị dinh dưỡng và cách phân loại thức ăn. + Mô tả được đặc điểm các loại thức ăn, cách xác định nhu cầu dinh dưỡng, phương pháp phối hợp khẩu phần, cách chế biến và bảo quản thức ăn. - Kỹ năng + Phân loại được thức ăn theo nhóm dựa vào thành phần hóa học. + Chế biến được các loại thức ăn chất lượng và hiệu quả cao + Phối trộn thức ăn đúng chủng loại, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. - Thái độ + Cẩn thận, khách quan, trung thực + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai. + Có ý thức bảo vệ sức khỏe cho hươu, nai. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ03-01 Các loại thức ăn Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 16 4 12 46 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ03-02 Phối trộn thức ăn Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 24 4 18 2 MĐ03-03 Chế biến và bảo quản thức ăn Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 28 4 22 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 72 12 52 8 * Tổng số thời gian kiểm tra (8 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 4 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành số 3.1.1. Nhận dạng, phân loại thức ăn theo nhóm. - Mục tiêu: Nhận dạng và phân loại được các thức ăn ra từng nhóm theo giá trị dinh dưỡng. - Nguồn lực: Tiêu bản các loại thức ăn, mẫu các loại thức ăn, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên; các nhóm nhận nhiệm vụ được giao; thực hiện nhận dạng và phân loại thức ăn. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định tên và đặc điểm các loại thức ăn + Phân nhóm các loại thức ăn + Kiểm tra và điều chỉnh - Thời gian thực hiện: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: nhận dạng và phân loại được các thức ăn theo nhóm chính xác, kết quả phản ánh đúng thực trạng. 47 4.2. Bài thực hành số 3.1.2. Khảo sát các loại thức ăn cho hươu, nai tại cơ sở. - Mục tiêu: Khảo sát được các loại thức cho hươu, nai hiện có ở địa phương - Nguồn lực: Danh mục các loại thức ăn, mẫu ghi chép, bút, các loại thức ăn cho hươu, nai. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên; các nhóm nhận nhiệm vụ được giao; thực hiện khảo sát các loại thức ăn cho hươu, nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Khảo sát tên và đặc điểm dinh dưỡng các loại thức ăn thô xanh + Khảo sát tên và đặc điểm dinh dưỡng các loại thức ăn tinh + Khảo sát tên và đặc điểm dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp + Khảo sát tên và đặc điểm dinh dưỡng các loại thức ăn bổ sung - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: thu thập đúng tên, chủng loại, số lượng và đặc điểm dinh dưỡng các loại thức ăn cho hươu, nai hiện có ở địa phương. 4.3. Bài thực hành số 3.2.1. Chọn công thức và loại thức ăn cần phối trộn - Mục tiêu: Chọn được công thức và các loại thức ăn cần phối trộn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho hươu, nai hiện có ở địa phương - Nguồn lực: Danh mục các loại thức ăn, mẫu ghi chép, bút, các loại thức ăn cho hươu, nai. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên; các nhóm nhận nhiệm vụ được giao; thực hiện khảo sát các loại thức ăn cho hươu, nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định đối tượng hươu, nai + Lập công thức thức ăn hỗn hợp + Chọn loại thức ăn cần phối trộn khẩu phần + Chọn công thức phối trộn phù hợp cho từng đối tượng - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định đối tượng, chọn các loại thức ăn và công thức phối trộn với từng đối tượng hươu, nai. 4.4. Bài thực hành số 3.2.2. Thực hiện phối trộn, bao gói và bảo quản thức ăn. - Mục tiêu: Phối trộn, bao gói và bảo quản được thức ăn đúng yêu cầu. 48 - Nguồn lực: Danh mục các loại thức ăn, mẫu ghi chép, bút, các loại thức ăn cho hươu, nai, công thức phối trộn, dụng cụ phối trộn và bao gói thức ăn. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên; các nhóm nhận nhiệm vụ được giao; thực hiện phối trộn, bao gói và bảo quản thức ăn cho hươu, nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ phối trộn, bao gói thức ăn + Xác định đối tượng hươu, nai + Chọn công thức phối trộn theo yêu cầu + Chuẩn bị nguyên liệu (số lượng, chủng loại, chất lượng) + Phối trộn thức ăn + Bao gói thức ăn + Bảo quản thức ăn - Thời gian hoàn thành: 10 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định đối tượng, chọn các loại thức ăn và công thức phối trộn với từng đối tượng hươu, nai. 4.5. Bài thực hành số 3.3.1. Ủ xanh thức ăn xanh cho hươu, nai. - Mục tiêu: Tính toán và thực hiện ủ xanh thức ăn cho hươu, nai đúng quy trình kỹ thuật. - Nguồn lực: Cân thức ăn, máy băm thức ăn xanh, dao, xẻng, thúng, bao tải, túi nilon, các loại thức ăn xanh, thức ăn bổ sung (vôi, muối, rỉ mật, bột), giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện ủ xanh thức ăn. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Chuẩn bị nguyên liệu + Thực hiện ủ xanh thức ăn + Bao gói và bảo quản thức ăn - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định chính xác tỷ lệ các loại nguyên liệu, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu, thực hiện ủ xanh đúng kỹ thuật, kết quả thức ăn đủ đạt chất lượng tốt. 4.6. Bài thực hành số 3.3.2. Ủ nảy mầm các loại hạt (ngô hoặc thóc). 49 - Mục tiêu: Thực hiện ủ nảy mầm các loại hạt (ngô, thóc) cho hươu, nai đúng quy trình kỹ thuật. - Nguồn lực: Cân thức ăn, thùng ngâm, thúng, bao tải, túi nilon, lá chuối, các loại thức ăn hạt (ngô, thóc), nước ấm. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện ủ nảy mầm các loại hạt. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Chuẩn bị nguyên liệu + Thực hiện ủ nảy mầm các loại hạt + Bao gói và bảo quản thức ăn - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Xác định số lượng các loại hạt, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu, ngâm hạt (xử lý hạt) thực hiện ủ nảy mầm đúng kỹ thuật, kết quả thức ăn đủ đạt chất lượng tốt. 4.7. Bài thực hành số 3.3.3. Ủ men thức ăn tinh cho hươu, nai. - Mục tiêu: Tính toán và thực hiện thành thạo kỹ thuật ủ men thức ăn tinh - Nguồn lực: Phòng thực hành, cân, men vi sinh, bột các loại, thùng chứa, túi nilon, giấy bút. - Cách thức thực hiện: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện ủ men thức ăn tinh. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Chuẩn bị nguyên liệu + Thực hiện ủ men thức ăn tinh + Bao gói và bảo quản thức ăn - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Xác định chính xác tỷ lệ các loại nguyên liệu, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu, thực hiện ủ men thức ăn tinh đúng kỹ thuật, kết quả thức ăn đạt chất lượng tốt. V. êu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Các loại thức ăn 50 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Ghi và đọc đúng tên các loại thức ăn cho hươu nai theo nhóm; 1. Kiểm tra tên và nhóm thức ăn cho hươu, nai khảo sát; 2. Sự phù hợp của thức ăn so với đặc điểm tiêu hóa của hươu, nai; 2. So sánh các loại thức ăn khảo sát với đặc điểm điểm tiêu hóa của hươu, nai; 3. Xác định đúng đặc điểm của từng nhóm thức ăn cho hươu, nai; 3. Kiểm tra kết quả đánh giá của từng nhóm thức ăn; 4. Sự phù hợp về đặc điểm dinh dưỡng của các nhóm thức ăn; 4. So sánh với tiêu chuẩn của từng nhóm thức ăn; 5. Đọc đúng tên và giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn; 5. Kiểm tra đọc tên tên và giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn; 6. Sự phù hợp của các loại thức ăn so với đặc điểm dinh dưỡng chung của nhóm; 6. Kiểm tra từng loại thức ăn được xếp vào nhóm chung; 7. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 7. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 8. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc; 8. Theo dõi quá thực hiện công việc; 9. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm. 9. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.2. Bài 2: Phối trộn thức ăn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp của nhu cầu dinh dưỡng với từng đối tượng; 1. So sánh với tiêu chuẩn ăn của hươu, nai; 2. Sự phù hợp của các loại thức ăn lựa chọn; 2. Kiểm tra kết quả lựa chọn các loại thức ăn cần phối hơp; 3. Công thức hỗn hợp thức ăn phù hợp với từng đối tượng; 3. Kiểm tra kết quả xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp và so với tiêu chuẩn ăn; 4. Sự chuẩn chuẩn bị đầy đủ các dụng 4. Kiểm tra số lượng và chủng loại các 51 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá cụ phối trộn dụng cụ cần thiết. 5. Sự chuẩn bị đầy đủ số lượng và chất lượng của các loại thức ăn đem phối trộn 5. Kiểm tra số lượng và chất lượng từng loại thức ăn đem phối trộn. 6. Tỷ lệ các loại thức ăn trong hỗn hợp đảm bảo đúng yêu cầu 6. So sánh với bảng tỷ lệ hỗn hợp yêu cầu. 7. Hỗn hợp được trộn đều 7. Kiểm tra độ đồng đều của hỗn hợp đã phối trộn. 8. Trình tự và thời gian thực hiện công việc 8. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn. 9. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc 9. Theo dõi quá thực hiện công việc. 10. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm 10. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.3. Bài 3: Chế biến và bảo quản thức ăn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định đúng tỷ lệ các loại nguyên liệu ủ xanh, ủ nảy mầm hạt và ủ men thức ăn tinh; 1. Kiểm tra bảng tỷ lệ các loại nguyên liệu ủ xanh, ủ nảy mầm hạt và ủ men thức ăn tinh; 2. Chuẩn bị đầy đủ số lượng chủng loại các dụng cụ cần thiết; 2. Kiểm tra số lượng và chủng loại các dụng cụ cần thiết để ủ xanh, ủ nảy mầm hạt và ủ men thức ăn tinh; 3. Chuẩn bị đầy đủ số lượng và chất lượng các loại nguyên liệu ủ xanh, ủ nảy mầm hạt và ủ men thức ăn tinh; 3. Kiểm tra số lượng và chất lượng nguyên liệu đem ủ xanh, ủ nảy mầm hạt và ủ men thức ăn tinh; 4. Thức ăn được ủ đúng quy trình kỹ thuật 4. Theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện công việc 5. Thức ăn sau khi ủ xanh, ủ nảy mầm hạt và ủ men thức ăn tinh đảm 5. So sánh với chất lượng thức ăn ủ xanh, ủ nảy mầm hạt và ủ men thức ăn tinh 52 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá bảo chất lượng tốt, thơm ngon. chuẩn. 6. Trình tự và thời gian thực hiện công việc 6. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn. 7. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc 7. Theo dõi quá thực hiện công việc. 8. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm 8. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. VI. Tài liệu cần tham khảo - Võ Văn Sự, Vũ Ngọc Quý, Hồ Nghĩa Bính, Phạm Trọng Tuệ (2005, 2004). Kỹ thuật chăn nuôi hươu sao. Dự án đa dạng sinh học Việt Nam - Biodiva. - Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cở Ba Vì (2004), Quy trình kỹ thuật chăn nuôi hươu. - Nguyễn Quỳnh Anh(1998), Hươu sao Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội - Trần Quốc Bảo (1992), Nuôi Hươu sao,Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. - Tô Du (1993), Nuôi Hươu lấy lộc và sinh sản ở gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội - Đặng Huy Huỳnh, Đặng Ngọc Cần, Trần Văn Đức, Phạm Trọng Ảnh (1992), Nuôi Hươu sao ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nghệ An. - Cẩm nang nuôi nai, hươu sao, trăn - Nguyễn Xuân Trạch (2003), Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại - (Nhà xuất bản nông nghiệp, 2003). - New Zealand deer farmers’ landcare manual 2012 - - - - 53 PHẦN PHỤ LỤC Bảng 3.2.7. Giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cho hươu, nai STT Tên thức ăn Thành phần hoá học (%) Vật chất khô Protein thô Lipid thô Xơ thô Dẫn xuất không đạm I. Thức ăn thô xanh 1.Các loại rau, cỏ 1 Cỏ chỉ 27.00 3.10 0.60 7.50 13.30 2 Cỏ gà 26.37 3.24 0.60 7.11 12.13 3 Cỏ gừng 23.00 2.50 0.90 8.00 9.40 4 Cỏ lá tre 25.10 3.30 1.10 9.40 9.10 5 Cỏ tranh 27.90 1.70 0.90 10.00 13.70 6 Cỏ tự nhiên hỗn hợp 24.10 2.60 0.70 6.90 11.60 7 Cây đậu ma - thân lá 15.90 2.30 0.30 2.50 8.50 8 Cây keo dậu rừng - cành lá 25.30 7.20 0.90 4.30 11.50 9 Rau lấp 8.30 1.20 0.30 1.50 4.10 10 Rau muống 10.60 2.10 0.70 1.60 4.70 11 Cây đu đủ - lá 26.70 5.40 2.10 4.90 12.00 12 Cây gai - lá 12.60 3.90 0.70 2.40 3.50 13 Cây mít - lá 43.00 7.40 1.90 9.10 19.90 14 Cây sung - lá 25.00 3.40 1.40 4.80 12.30 15 Cây tre - lá 38.60 6.10 1.60 10.80 14.70 16 Cây vông - lá 15.80 3.84 0.51 4.23 5.78 17 Cây cao lương - thân lá 14.33 1.79 0.47 4.20 6.67 18 Cây ngô non - thân lá 13.06 1.40 0.40 3.38 6.68 19 Cây ngô trổ cờ 15.22 1.69 0.53 4.36 7.49 20 Cỏ Ghi nê 23.30 2.47 0.51 7.30 10.62 54 STT Tên thức ăn Thành phần hoá học (%) Vật chất khô Protein thô Lipid thô Xơ thô Dẫn xuất không đạm 21 Cỏ Mộc Châu 14.00 1.50 1.10 5.10 5.10 22 Cỏ Pangôla 25.34 1.79 0.50 8.59 12.94 23 Cỏ Ruzi 22.43 2.91 0.32 7.11 10.73 24 Cỏ voi 28 ngày 15.80 2.00 0.40 5.20 6.20 25 Cỏ voi 30 ngày 15.80 3.23 0.66 4.66 5.36 26 Cỏ voi 40 ngày 17.50 2.45 0.65 5.42 7.65 27 Cỏ voi 45 ngày 18.00 1.98 0.68 6.17 7.39 28 Cỏ voi 49 ngày 17.50 1.80 0.40 6.10 7.10 29 Cỏ voi 70 ngày 20.00 1.90 0.40 7.20 8.30 30 Cỏ voi non 11.80 2.20 0.40 3.20 4.30 31 Cây điền thanh - lá 21.00 4.80 1.40 3.80 9.40 32 Cây keo dậu - cành lá 23.90 6.27 1.19 5.22 9.55 33 Cây sắn dây - lá 19.47 4.48 0.73 3.54 8.34 34 Cây sắn dây - thân lá 26.30 4.52 0.89 9.13 9.79 35 Cỏ Stylo - lá 20.10 4.10 0.40 3.30 10.70 36 Cỏ Stylo - thân lá 22.30 3.50 0.50 6.10 10.70 2. Thức ăn củ quả 37 Củ cà rốt 13.80 0.90 0.10 1.00 10.90 Củ khoai lang 26.51 0.91 0.50 0.90 23.69 38 Củ khoai tây 21.50 1.80 0.30 0.90 17.50 39 Củ sắn bỏ vỏ 31.50 0.90 0.60 0.70 28.60 40 Củ sắn bỏ vỏ khô 90.08 2.72 1.87 2.08 81.94 41 Củ sắn cả vỏ 27.70 0.90 0.40 1.00 24.70 42 Củ su hào 9.30 2.00 0.10 1.70 4.00 43 Quả bầu 11.00 0.50 0.10 0.80 9.20 55 STT Tên thức ăn Thành phần hoá học (%) Vật chất khô Protein thô Lipid thô Xơ thô Dẫn xuất không đạm 44 Quả bí đỏ 11.79 1.17 0.70 1.28 7.48 45 Quả đu đủ xanh 7.90 0.90 0.40 0.60 5.30 46 Quả mít mật 27.40 2.60 0.70 2.90 20.10 3. Phụ phẩm ngành trồng trọt 47 Cây chuối - lá 22.50 2.90 1.70 5.40 10.40 48 Cây chuối - thân đã lấy buồng 5.70 0.60 0.20 2.00 2.30 49 Cây khoai lang - thân lá già 20.00 2.20 0.90 4.90 9.40 50 Cây khoai lang - thân lá non 13.30 2.33 0.65 2.31 6.65 51 Cây lạc - lá 24.12 4.55 0.99 4.78 10.77 52 Cây lạc - lá già 34.18 6.60 1.22 6.25 16.85 53 Cây mía - ngọn 22.20 0.75 0.56 6.92 12.71 54 Cây ngô - bắp chín sáp 37.40 3.50 2.10 3.60 27.40 55 Cây ngô đã thu bắp - thân lá 61.60 4.70 1.20 19.40 31.90 56 Cây sắn - lá 24.77 6.37 1.64 2.39 12.95 57 Cây su hào - thân lá 14.50 1.70 2.10 1.80 6.80 4. Cỏ khô, bột cỏ, rơm rạ 58 Bột lá sắn 89.50 20.40 8.40 13.90 39.70 59 Cây lạc - thân lá khô 90.89 11.40 3.60 30.34 34.65 60 Cây mía - ngọn khô 93.25 3.80 1.30 22.81 62.24 61 Cây ngô đã thu bắp - thân lá khô 88.78 6.02 1.61 28.68 46.16 62 Cây ngô có bắp - khô 91.80 7.95 2.72 23.27 51.94 63 Cây ngô non - thân lá khô 91.50 - 2.98 18.65 - 64 Cây sắn - lá khô 92.46 23.81 7.73 15.84 37.73 56 STT Tên thức ăn Thành phần hoá học (%) Vật chất khô Protein thô Lipid thô Xơ thô Dẫn xuất không đạm 65 Cỏ chỉ khô 93.88 11.11 2.94 26.64 42.88 66 Cỏ lá tre khô 88.45 10.13 1.37 19.43 39.60 67 Cỏ lông Para khô 83.30 7.40 2.30 22.90 42.30 68 Cỏ Pangola khô 88.14 7.68 2.48 31.33 39.83 69 Cỏ Stylo khô 87.40 16.50 1.90 24.30 38.20 70 Cỏ voi khô 91.54 10.17 3.22 26.18 36.02 71 Rơm cao lương 80.00 4.60 1.80 24.70 40.90 72 Rơm lúa chiêm 90.85 4.65 1.49 31.18 40.91 73 Rơm lúa mùa 90.81 5.06 1.67 30.61 37.23 5. Thức ăn ủ chua 74 Cây lạc - thân lá ủ héo 35.10 3.88 6.00 11.01 8.94 75 Cây lạc - thân lá lạc ủ tơi 18.93 2.96 1.12 4.41 7.68 76 Cây Međicago - thân lá ủ 23.20 4.10 0.70 6.60 7.90 77 Cây ngô non - thân lá ủ 22.99 1.40 0.80 6.65 11.27 78 Cỏ tự nhiên hỗn hợp non ủ 19.00 3.30 0.10 4.00 7.70 79 Cỏ mọc tự nhiên ủ chua 19.00 1.46 0.56 7.18 7.92 80 Cỏ voi ủ chua 30.97 2.01 0.68 12.55 12.98 81 Cỏ voi 45 ngày - ủ chua 24.20 1.60 0.75 9.85 10.28 82 Củ khoai lang ủ 25.40 1.10 0.90 0.70 20.10 83 Củ khoai tây ủ 20.70 2.40 0.50 0.90 15.70 II. Thức ăn hạt 1. Hạt hoà thảo 84 Hạt cao lơng 87.40 10.10 2.70 2.70 69.80 85 Hạt đại mạch 88.70 10.80 2.30 2.90 70.90 86 Hạt gạo tẻ 87.28 8.38 1.50 0.60 75.80 57 STT Tên thức ăn Thành phần hoá học (%) Vật chất khô Protein thô Lipid thô Xơ thô Dẫn xuất không đạm 87 Hạt gạo tẻ lức 85.14 7.64 - 1.14 - 88 Hạt ngô tẻ đỏ 88.10 9.28 4.21 3.05 70.06 89 Hạt ngô tẻ trắng 86.70 8.88 4.20 2.32 69.99 90 Hạt ngô tẻ vàng 87.30 8.90 4.40 2.70 69.90 91 Hạt thóc nơng 88.80 8.20 2.40 11.90 62.20 92 Hạt thóc tẻ 88.24 7.41 2.20 10.49 63.05 93 Hạt thóc tẻ lép 88.50 5.30 2.00 22.50 41.00 94 Hạt thóc tẻ lửng 87.20 7.30 3.00 15.00 52.70 2. Hạt bộ đậu 95 Hạt đậu mèo ngồi 84.40 22.00 6.50 9.60 41.60 96 Hạt đậu mèo vằn 93.80 24.60 5.40 10.40 49.90 97 Hạt đậu tương 88.49 37.02 16.30 6.39 23.87 98 Hạt đậu tương lép 90.40 32.70 11.80 12.70 27.10 99 Hạt đậu tương loại 1 92.36 38.71 15.95 6.98 25.92 100 Hạt đậu tương loại 2 87.55 32.04 17.41 8.80 24.24 III. Phụ phẩm chế biến nông sản 1. Các loại khô dầu 102 Khô dầu cọ dầu chiết ly 89.60 18.50 3.50 11.00 52.10 103 Khô dầu cọ dầu ép 89.50 17.50 8.50 11.20 47.70 104 Khô dầu dừa chiết ly 89.10 20.60 3.40 10.30 49.70 105 Khô dầu dừa ép máy 90.80 19.38 6.66 12.38 45.55 106 Khô dầu dừa ép máy 92.78 20.88 - 14.48 - 107 Khô dầu dừa ép thủ công 91.14 17.08 10.60 14.71 42.46 108 Khô dầu đậu tơng chiết ly 89.00 44.70 1.50 5.10 31.20 58 STT Tên thức ăn Thành phần hoá học (%) Vật chất khô Protein thô Lipid thô Xơ thô Dẫn xuất không đạm 109 Khô dầu lạc nhân chiết ly 90.80 51.10 1.00 5.80 27.20 110 Khô dầu lạc nhân ép máy 90.19 45.54 6.96 5.25 26.70 111 Khô dầu vừng ép 91.70 38.12 11.28 10.87 18.49 2. Các loại cám 112 Cám bổi 89.01 7.96 7.61 31.39 31.51 113 Cám đại mạch 88.90 13.10 6.50 7.70 52.40 114 Cám gạo tẻ xát máy loại 1 87.57 13.00 12.03 7.77 46.40 115 Cám mạch hoa 87.50 14.20 4.20 17.10 46.60 116 Cám mỳ 87.70 14.70 4.30 9.90 54.50 117 Cám ngô 84.60 9.80 5.10 2.20 65.10 IV. Các loại bã, bỗng và nấm men 118 Bã sắn khô 86.16 1.99 1.32 3.83 77.88 119 Bã sắn tơi 10.00 0.18 0.03 1.29 8.34 120 Bỗng bia khô 88.00 10.40 10.30 10.40 51.70 121 Bỗng bia ớt 14.60 2.70 1.80 2.70 6.40 122 Bỗng rượu khô 92.16 33.23 7.15 10.44 38.41 123 Bỗng rượu rỉ mật khô 77.10 9.90 - - 59.70 124 Bỗng rượu rỉ mật ớt 8.30 2.30 - - 36.00 125 Bã mía 65.00 1.56 0.78 23.86 37.30 126 Rỉ mật mía 78.00 11.00 - 0.00 59.50 127 Rỉ mật mía đặc 85.13 12.43 2.12 0.00 61.80 128 Rỉ mật mía loãng 63.06 1.58 0.75 0.00 58.18 129 Nấm men bia khô 89.10 44.50 1.20 1.30 34.50 130 Nấm men gia súc khô 90.50 48.00 3.10 0.80 31.40 59 STT Tên thức ăn Thành phần hoá học (%) Vật chất khô Protein thô Lipid thô Xơ thô Dẫn xuất không đạm 131 Nấm men rượu khô 87.90 40.90 3.20 0.10 36.80 V. Thức ăn động vật 132 Bột cá lợ 30 % Protein 87.55 30.81 2.00 4.77 7.10 133 Bột cá lợ 35 % Protein 89.70 35.50 6.00 - 1.10 134 Bột cá lợ 45 % Protein 88.00 43.90 3.90 - 4.80 135 Bột cá lợ 45 % Protein 82.63 43.38 3.97 1.41 1.57 136 Bột cá lợ 50 % Protein 89.00 52.80 6.10 1.80 0.10 137 Bột cá mặn 20 % Protein 86.60 20.80 2.70 3.10 - 138 Bột cá mặn 35 % Protein 84.50 36.30 2.70 3.40 0.10 VI. Thức ăn khoáng 84.37 30.55 7.59 - - 139 Bột xương 91.16 21.13 3.78 1.55 8.22 140 Bột xương 93.89 22.82 4.39 0.45 5.88 141 Bột xương thịt (Mông Cổ) 93.30 43.00 3.80 - - 142 Bột xác mắm 84.37 30.55 7.59 - - 143 Bột xương 92.00 22.43 3.87 1.75 4.09 Nguồn: Viện chăn nuôi 60 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂ DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BI N SOẠN GIÁO TRÌNH DẠ NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Phạm Thanh Hải Chủ nhiệm 2. Bà Đào Thị Hương Lan Phó chủ nhiệm 3. Ông Lê Công Hùng Thư ký 4. Ông Nguyễn Linh Thành viên 5. Ông Nguyễn Ngọc Điểm Thành viên 6. Bà Đỗ Thị Quý Thành viên 7. Ông Nguyễn Hồng Tuấn Thành viên 8. Ông Nguyễn Kiều Hưng Thành viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠ NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Nguyễn Quang Rạng Chủ nhiệm 2. Bà Trần Thị Anh Thư Thư ký 3. Bà Đoàn Thị Phương Thúy Thành viên 4. Ông Trần Quang Hùng Thành viên 5. Ông Vương Tuấn Thực Thành viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_thuc_an_cho_huou_nai.pdf
Tài liệu liên quan