Giáo trình Kế toán xây dựng - Ngành/nghề: Kế toán doanh nghiệp

BÀI 1:

KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.

Mã bài: MĐ23-01

Giới thiệu:

Hiện nay cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của các DN. Phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN và nâng cao thu nhập của người lao động . Do đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi DN. Muốn vậy phải xác định đối tượng tính giá thành, vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý và giá thành tính trên cơ sở số liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác.

Mục tiêu:

- Trình bày được các khái niệm về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây dựng.

- Trình bày được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng.

- Xác định được các loại chi phí sản xuất và các đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành.

Nội dung:

1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng.

1.1. Khái niệm chi phí sản xuất:

 Chi phí sản xuất là tổng số các bao phí lao động và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

 Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây dựng bao gồm chi phí sản xuất xây dựng và chi phí sản xuất ngòai xây dựng. Các chi phí sản xuất xây dựng cấu thành giá thành sản phẩm xây dựng.

 Chi phí sản xuất xây dựng là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất xây dựng, nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây dựng.

1.2. Khái niệm về giá thành sản phẩm xây dựng:

 Giá thành sản phẩm xây dựng là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây dựng theo quy định, sản phẩm xây dựng có thể là kết cấu công việc hoặc giao lại công việc có thiết kế và dự toán riêng có thể là hạng mục công trình, công trình hoàn thành toàn bộ.

 Giá thành hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản xuất xây dựng.

 Trong sản xuất xây dựng cần phân biệt các loại giá thành công tác xây dựng: Giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.

 Giá thành dự toán: Là tổng các chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây dựng công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức, qui định của Nhà nước và khung giá quy định áp dụng theo từng vùng lành thổ.

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lợi nhuận định mức

 Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở một doanh nghiệp xây dựng nhất định trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp.

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành

 Giá thành thực tế: Phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây dựng mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành thực tế bao gồm các chi phí theo định mức, vượt định mức và không định mức như các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi, lãng phí về trật tự, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lý của doanh nghiệp được phép tính vào giá thành.

 Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán.

 

doc95 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán xây dựng - Ngành/nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm xây dựng, sản phẩm khác (cầu kiện, panen...) hàng hoá, dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành công trình xây dựng,... Chi phí bán hàng liên quan tới hoạt động xây dựng có thể được phân bổ để tính giá thành toàn bộ sản phẩm xây dựng công trình (dặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng kinh doanh xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc để bán). Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng Bên Nợ: Tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm xây dựng, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ ở đơn vị xây dựng. Bên Có: - Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 - xác định kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác 2.2.Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp xây dựng, gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (lương chính, lương phụ, phụ cấp lương...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; Thuế đất, Thuế môn bài; khoản lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...) (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT). Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Bên Nợ: Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp; - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và số chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh, để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng vân phòng Tài khoản 6424 - Chiphí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6425 - Thuế, phí, lệ phí Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác 3. Phương pháp kế toán: 3.1. Phương pháp kế toán chi phí bán hàng: Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện...) cho nhân viên phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có các TK 334, 338 Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có các TK 152, 153, 242 Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax...) phải trả bưu điện, chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT) Có các TK 331, 111, 112, 141 Trường hợp chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm xây dựng trong nhiều kỳ hạch toán: Khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trước Có các TK 111, 112, 241,331,... Định kỳ tính vào Chi phí bán hàng từng phần chi phí sửa chữa TSCĐ đã phát sinh, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 242 - Chi phí trả trước. Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân bảng Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 641 - Chi phí bán hàng Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 - Chi phí bán hàng Đối với các công trình xây dựng không thực hiện hạch toán xác định kết quả theo từng giai đoạn, cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 242 - Chi phí trả trước, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (2421) Có TK 641 - Chi phí bán hàng Ở kỳ hạch toán sau, khi công trình được hoàn thành và đã được thanh quyết toán, chi phí bán hnàg đã kết chuyển sang TK 242 (2421) sẽ được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 242 - Chi phí trả trước (2421) 3.2. Phương pháp kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Tiền lương, các khoản phụ cấp (nếu có) phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (lương chính, lương phụ, phụ cấp lương...); trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có các TK 334, 338 Giá trị vật liệu xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mò để chạy xe, vât liệu dùng cho sửa chữa lớn TSCĐ chung của DN..., ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422) Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Trị giá dụng cụ, dồ dùng văn phòng xuất dùng cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423) Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331,... Trích khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫnghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ Thuế môn bài, thuế nhà đất,... phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phà phải nộp, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có các TK 111, 112 Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ với giá trị nhỏ: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427) Nợ TK 133 - (nếu được khấu trừ thuế GTGT) Có các TK 111,112, 331, 335... Chi phí về hội nghị, tiếp khách phải trả hoặc đã trả trong kỳ, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có cácTK 111, 112,331, 335... Cuối kỳ, căn cứ vào tổng chi phí quản lý doanh nghiệp đã tập hợp bên Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp để tính phân bổ cho giá thành của sản phẩm xây dựng hoàn thành bàn giao trong kỳ, xác định theo công thức sau: Căn cứ vào kết quả tính toán và phân bổ về chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho khối lượng xây dựng dở dang và hoàn thành cuối kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 242 - Chi phí trả trước (2421) Hoặc: Nợ TK 911 Xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 2421 Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu 6.1: Nêu những hiểu biết về Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong DN xây dựng? So sánh với Kế toán DN sản xuất? Câu 6.2: Cho ví dụ minh họa cho từng nghiệp vụ phát sinh thường gặp liên quan đến Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong DN xây dựng? Câu 6.3: Tại 1 DN xây dựng và thương mại trong kỳ có tài liệu liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán ghi nhận như sau: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 50.000.000đ. Nhập kho 4.000 sản phẩm A, giá mua 150.000đ/sp, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Xuất hàng A để bán cho khách hàng M với số lượng 4.200 sp, giá bán 210.000đ/sp, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. Biết rằng, số lượng hàng A tồn đầu kỳ là 2.000 sp, tổng trị giá 280.000.000đ. DN tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Chi phí vận chuyển hàng tiêu thụ thanh toán bằng tiền mặt 4.000.000đ. Ngân hàng báo Nợ 400.000.000đ về khoản thanh toán ở nghiệp vụ 2, số còn lại thanh toán bằng tiền mặt. Xuất kho 1000 sp A gửi đi bán, giá bán 250.000đ/sp, thuế GTGT 10%. Xuất CCDC sử dụng cho bộ phận bán hàng 12.000.000đ, bộ phận quản lý DN 8.000.000đ. Khách hàng M thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản. Chi phí bán hàng phát sinh bao gồm tiền lương nhân viên 18.000.000đ, khấu hao TSCĐ 12.000.000đ, tiền điện, điện thoại phải trả bao gồm cả thuế GTGT 10% là 13.200.000đ. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm là 12.100.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí quản lý DN phát sinh bao gồm: tiền lương nhân viên 15.000.000đ, khấu hao TSCĐ 8.000.000đ, tiền điện, điện thoại phải trả bao gồm cả thuế GTGT 10% là 6.600.000đ. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm gồm cả thuế 10% là 4.620.000đ. Kết chuyển các khoản để xác định kết quả kinh doanh. BÀI 7: KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH , DOANH THU KHÁC VÀ CHI PHÍ KHÁC Mã bài: MĐ23-07 Giới thiệu: Trong một DN còn tồn tại từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, ngoài các khoản chi phí thường xuyên. Vậy những khoản thu, những chi phí này sẽ được hạch toán như thế nào? Căn cứ vào đâu để kế toán xác định và ghi nhận đúng? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua nội dung bài viết sau. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, các quy định về thu nhập và chi phí khác trong Doanh nghiệp xây dựng. Trình bày được các Tài khoản sử dụng, kết cấu, nội dung của các Tài khoản về thu nhập và chi phí khác. Phân biệt được giữa Doanh thu với Thu nhập khác, Chi phí với Chi phí khác. Hạch toán được các nghiệp vụ liên quan đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong Doanh nghiệp xây dựng. Trung thực, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành. Nội dung: 1. Nội dung thu nhập và chi phí khác: Các khoản thu nhập và chi phí là những khoản thu nhập hay chi phí mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính những ít có khả năng thực hiện, hoặc đó là những khoản thu, chi không mang tính chất thường xuyên. Các khoản thu nhập và chi phí khác phát sinh có thể do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp hoặc khách quan mang lại. 1.1. Thu nhập khác: Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; - Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm); - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự); - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. 1.2. Chi phí khác: Chi phí khác của DN, gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; - Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; - Các khoản chi phí khác. 2. Tài khoản sử dụng: 2.1. Tài khoản 711 – Thu nhập khác Nội dung tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 - "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ. 2.2. Tài khoản 811 – Chi phí khác Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí do các sự kiện này các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thưỏng của các doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. 3. Kế toán các khoản thu nhập khác Phương pháp hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ (đã trình bày ở Bà 4 - Kế toán TSCĐ). Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng: Nợ TK 111,112... Có TK 711- Thu nhập khác Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh...), ghi: Nợ các TK 111, 112,... Có TK 711 - Thu nhập khác. Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 152,... Khi hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng không sử dụng hết phải hoàn nhập, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 711 - Thu nhập khác. Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ, nay lại thu được tiền: - Nếu có khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi: Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. - Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, ghi: Nợ các TK 111, 112,... Có TK 711 - Thu nhập khác. Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi được tính vào thu nhập khác, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho ngưỏi bán ;hoặc Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 711- Thu nhập khác. Trường hợp được giảm, hoàn thuế GTGT phải nộp: Nếu số thuế GTGT được giảm, trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 711 - Thu nhập khác Nếu số thuế GTGT được hoàn lại, khi NSNN trả lại bằng tiền, ghi: Nợ các TK 111,112... Có TK711 - Thu nhập khác. Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng vật tư, hàng hoá, TSCĐ ... ghi: Nợ các TK 152, 156, 211,... Có TK 711 - Thu nhập khác. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" Nợ TK 711- Thu nhập khác Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. 4. Kế toán các khoán chi phí khác: Kế toán nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (Đã trình bày ở Bài 4 – Kế toán TSCĐ). Khi phá dỡ TSCĐ, ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá). Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có các TK 111, 112 Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hóa xuất khẩu, bị truy thu Thuế trong thời hạn 01năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Số thuế xuất khẩu truy thu phải nộp, ghi: Nợ TK 511 - (Nếu trong niên độ kế toán có doanh thu hàng xuất khẩu) Nợ TK 811 - (trong niên độ kế toán không có doanh thu hàng xuất khẩu) Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết Thuế xuất khẩu). Cuối kỳ, kế toán kết chuyên toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 811 - Chi phí khác. CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu 7.1: Nêu những hiểu biết về các khoản Thu nhập khác và Chi phí khác trong DN xây dựng? So sánh với Kế toán DN sản xuất? Câu 7.2: Cho ví dụ minh họa cho từng nghiệp vụ phát sinh thường gặp liên quan đến Thu nhập khác và Chi phí khác trong DN xây dựng? Câu 7.3: Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau: 1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ. 2. Đem tiền mặt gởi vào NH 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có. 3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT 20.000đ. 4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ. 5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000đ. 6. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2. 7. Vay ngắn hạn NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ. 8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ. 9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ. 10. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000đ. 11. Chi TGNH để trả lãi vay NH 3.000.000đ. 12. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 20.000.000đ. Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trên. Câu 7.4: Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau: Số dư đầu tháng 12: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 1. Bán hàng chưa thu tiền, giá bán chưa thuế 60.000.000đ, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tính 10%. 2. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản nợ của khách hàng ở nghiệp vụ 1 trả. 3. Kiểm kê hàng hóa tại kho phát hiện thiếu 1 số hàng trị giá 2.000.000đ chưa rõ nguyên nhân. 4. Xử lý số hàng thiếu như sau: bắt thủ kho phải bồi thường 1, số còn lại tính vào giávốn hàng bán. 5. Nhận được biên bản chia lãi từ họat động liên doanh 10.000.000đ, nhưng chưa nhận tiền. 6. Thu được tiền mặt do thủ kho bồi thường 1.000.000đ. 7. Chi TGNH để ứng trước cho người cung cấp 20.000.000đ. 8. Lập biên bản thanh toán bù trừ công nợ với người cung cấp 20.000.000đ. 9. Phải thu khoản tiền bồi thường do bên bán vi phạm hợp đồng 4.000.000đ. 10. Đã thu bằng tiền mặt 4.000.000đ về khoản tiền bồi thường vi phạm hợp đồng. 11. Chi tiền mặt 10.000.000đ tạm ứng cho nhân viên. 12. Nhân viên thanh toán tạm ứng: – Hàng hóa nhập kho theo giá trên hóa đơn 8.800.000đ, gồm thuế GTGT 800.000đ. – Chi phí vận chuyển hàng hóa 300.000đ, thuế GTGT 30.000đ. – Số tiền mặt còn thừa nhập lại quỹ. 13. Cuối tháng có tình hình sau: – Khách hàng H bị phá sản, theo quyết định của tòa án khách hàng H đã trả nợ cho doanh nghiệp 50.000.000đ bằng tiền mặt – Đòi được khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ từ năm ngoái 10.000.000đ bằng tiền mặt, chi phí đòi nợ 200.000đ bằng tiền tạm ứng. – Cuối năm căn cứ vào nguyên tắc lập dự phòng, doanh nghiệp tiếp tục lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của khách hàng K 20.000.000đ. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. BÀI 8: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Mã bài: MĐ23-08 Giới thiệu: Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh đích thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó liên quan chặt chẽ đến chi phí bỏ ra và lợi nhuận sẽ đạt được, do đó nếu xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá theo dõi được hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhắm giúp cho doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận. Mục tiêu: Trình bày được nội dung các bước, nguyên tắc và tài khoản sử dụng xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng Thực hiện được các nghiệp vụ kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng Vận dụng kiến thức làm được các bước xác định kết quả kinh doanh liên quan đến hoạt động xây dựng. Vận dụng ghi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành. Nội dung: 1. Cách xác định Kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tính như sau: Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác Lợi nhuận thuần từ HĐKD Doanh thu HĐ tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lợi nhuận gộp từ HĐKD = + - - - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính như sau: 2. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này dùng để xác định kết quả sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp xây dựng trong một kỳ hạch toán. Kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng bao gồm kết quả sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả của hoạt động khác. Kết quả sản xuất, kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm xây dựng, thành phẩm, hàng hoá và dịch vụ, lao vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính. Kết quả của các hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911 Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi. Bên Có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 3. Phương pháp kế toán: Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác: Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 - Thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 811 - Chi phí khác. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển TK 8212 - Nếu số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập hoãn lại. - Nếu số phát sinh nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch, ghi: Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 - Chi phí bán hàng. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết chuyển kết quả hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_ke_toan_xay_dung_nganhnghe_ke_toan_doanh_nghiep.doc