Giáo trình Tài chính doanh nghiệp tên (Phần 2) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

CHƯƠNG 3: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm;

- Giải thích được các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp;

- Tính được thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nhập khẩu

thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp và các loại

thuế khác;

- Lập được kế hoạch giá thành;

- Làm được các bài tập tính các loại thuế chủ yếu cho doanh nghiệp, bài tập tính giá

thành;

- Nghiêm túc khi nghiên cứu;

- Cẩn thận, chính xác trong luyện tập;

- Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính.

2. Nội dung:

2.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

Khái niệm Chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau:

– Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện

bằng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó :

 Hao phí lao động sống: là toàn bộ tiền lương, tiền công mà doanh nghiệp phải

trả cho người lao động tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm.

 Hao phí lao động vật hoá: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong

quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ.

Chi phí là những phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với

mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nội dung gồm 3 khoản

Chi phí của hoạt động kinh doanh

Chi phí tài chính

Chi phí khác47

2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

2.2.1.1.Phân loại theo yếu tố chi phí ( theo nội dung kinh tế ) của chi phí sản xuất

Theo qui định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia ra làm 7 yếu tố:

 Nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,

phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( có loại

trừ giá trị vật liệu không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Riêng đối

với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ không đặt

ra khái niệm vật liệu chính do đặc trưng của các ngành này không phải sản xuất

ra các sản phẩm hữu hình cụ thể.

 Nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ

số không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

 Tiền lương và các khoản phụ cấp của cán bộ công nhân viên: Phản ánh tổng số

tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp.

 Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn tính theo tỷ lệ quy định.

 Khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích

trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong

kỳ hạch toán.

 Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.

 Chi phí bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào

các yếu tố trên, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân loại theo cách này còn là cơ sở để cân đối, lập các kế hoạch với nhau như kế hoạch

lao động và tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư là cơ sở tính toán, xác định nhu cầu

tiêu hao vật chất của doanh nghiệp.

pdf51 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp tên (Phần 2) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2 8. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày. Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho 9. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả: 82 Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân Trong đó: Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn kho đầu kỳ Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2 10. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả B. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG LỢI NHUẬN BÁN HÀNG 1. Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin) Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành. Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí quản lý, bán hàng, v.v - Thuế TNDN phải nộp 2. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ 3. Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization) Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần 4. Biên EBT Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp. Biên lợi nhuận truớc thuế = Thu nhập trước thuế/ Doanh thu 5. Biên lợi nhuận ròng Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu 6. Biên lợi nhuận phân phối Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra. Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi 83 C. LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ 1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản trung bình Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước + tổng tài sản hiện hành)/2 2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE) Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi. ROCE = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân Trong đó: Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại)/2 3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE) Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi. ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2 4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC - Return on Total Capital) Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình D. HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG 1. Vòng quay tổng tài sản Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình 2. Vòng quay tài sản cố định Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình 3. Vòng quay vốn cổ phần 84 Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốncổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu. Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình 2.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Nguồn vốn và việc sử dụng các nguồn vốn Hầu hết các khoản vốn được lấy từ các nguồn như lợi nhuận, khấu hao, vốn góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc tăng các khoản phải thu, tích luỹ thêm chứng khoán có thể chuyển thành tiền và tài sản cố định. Việc xác định vốn lấy từ đâu và chi vào đâu là hữu ích bởi vì nó giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng các khoản vốn đó. Để tính toán nguồn vốn và sử dụng các khoản vốn, chúng ta áp dụng các quy tắc đơn giản dưới đây: Nguồn tiền mặt của công ty phát sinh khi: 1 . Công ty giảm tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 2. Công ty tăng trách nhiệm tài chính nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 3. Các chi phí khấu hao được liệt kê trong báo cáo thu nhập của năm gần nhất. 4. Công ty bán cổ phiếu. 5. Công ty có mức thu nhập ròng từ kỳ trước đó. Sử dụng các khoản vốn diễn ra khi: 1. Công ty tăng tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 2. Công ty thực hiện trả nợ giảm các nghĩa vụ tài chính. 3. Công ty phát sinh thua lỗ trong thời kỳ trước đó. 4. Công ty chi trả cổ tức tiền mặt. 5. Công ty mua lại hoặc thu hồi cổ phiếu. Sử dụng các hướng dẫn này, bạn có thể tiến hành xác định các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trong giai đoạn từ 1989 đến 1990 từ các số liệu trong bản cân đối kế toán và báo cáo thu nhập đối với một công ty có tên là Công ty XYZ. Công việc này đã được thực hiện trong Bảng 3, bạn có thể thấy mức hàng trong kho giảm xuống phản ánh sự phát sinh một nguồn tiền. Chứng khoán có thể bán ngay, các khoản phải thu, hàng dự trữ và tổng tài sản cố định thể hiện việc sử dụng vốn. Việc giảm các chứng từ phải thanh toán cũng phản ánh việc sử dụng vốn trong khi các phần còn lại trong cơ cấu nợ ngắn hạn tăng lên phản ánh nguồn vốn vay tăng lên. Cổ phiếu thường và phần thặng dư vốn góp lớn cũng làm tăng thêm các nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế và 85 khấu hao được coi là các nguồn vốn, trong khi việc chi trả cổ tức được coi là sử dụng tiền mặt. Bảng 3. Tính toán các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trên cơ sở các bộ phận cấu thành có chọn lọc trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của Công ty XYZ 1989-1990 ĐVT: USD1.000 1989 1990 Nguồn Sử dụng Tài sản có: - Tiền mặt 450 530 80 - Chứng khoán khả mại 80 110 30 - Các khoản phải thu 1.500 1.650 150 - Hàng trong kho 1.400 1.390 10 Tổng tài sản cố định - Tài sản cố định ròng 4.170 4.570 400 Trừ khấu hao tích luỹ 1.000 1.345 Tổng tài sản 6.600 6.905 Nghĩa vụ nợ và vốn góp - Các khoản phải trả 550 650 100 - Giấy nhận nợ 150 130 20 - Nợ ngắn hạn khác 100 150 50 - Nợ dài hạn 1.700 1.760 60 - Cổ phiếu thường 1.500 1.505 5 - Vốn góp 1.600 1.610 10 - Thu nhập giữ lại 1.000 1.100 * * Tổng nợ và vốn cổ phần 6.600 6.905 Các bộ phận của báo cáo TN - Lợi nhuận ròng sau thuế 300 - Khấu hao 245 - Cổ tức 100 Tổng nguồn vốn 780 Tổng sử dụng 780 * Mức biến động trong thu nhập giữ lại không được coi là nguồn hay sử dụng vốn. 86 Việc phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn có thể giúp các nhà quản lý tài chính xác định xem liệu việc công ty huy động và phân phối các khoản vốn có rơi vào tình trạng mất cân bằng hay không. Hoạt động này cho phép công ty biết nên dựa vào các nguồn vốn nội bộ hay huy động các nguồn vốn bên ngoài để tài trợ việc kinh doanh của mình. Xem Bảng 3 người ta có thể thấy tầm quan trọng của mỗi khoản mục thể hiện nguồn hay việc sử dụng các khoản vốn trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Hơn nữa, việc sử dụng vốn luôn luôn phải cân bằng với việc tạo nguồn vốn. Quan điểm này giúp người ta phân tích các báo cáo tài chính một cách rõ ràng hơn và xác định được hiệu quả của cơ cấu vốn từ hai nguồn bên trong và bên ngoài. Bằng cách nghiên cứu các số liệu trong các báo cáo tài chính, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong việc huy động vốn với chi phí ít hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2. Kế hoạch tài chính 2.2.1. Tầm quan trọng và nội dung kế hoạch tài chính Trong doanh nghiệp, kế hoạch tài chính là một phần quan trọng và không thể thiếu. Kế hoạch tài chính liên quan trực tiếp đến mục tiêu tài chính của doanh nghiệp và cách doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân sự để đạt được mục tiêu tài chính đó. Việc lập kế hoạch tài chính tốn khá nhiều thời gian và nhân sự vì nó cần có sự tham gia của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính thực chất bao gồm mục tiêu tài chính và phương pháp sử dụng nguồn lực tài chính sao cho đạt được mục đích một cách hiệu quả nhất. Kế hoạch tài chính tập hợp từ những báo cáo tài chính, thường sẽ được thể hiện dưới dạng biểu mẫu hoặc sơ đồ. Kế hoạch tài chính thường được chia thành kế hoạch tài chính ngắn hạn(1 năm) và kế hoạch tài chính dài hạn (3 tới 5 năm). 2.2.2. Trình tự và căn cứ lập kế hoạch tài chính Lập kế hoạch tài chính là công việc rất quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó liên quan đến các mục tiêu tài chính đã xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu này. Ngoài ra, lập kế hoạch tài chính cũng là phần công việc tốn nhiều thời gian và nhân lực do cần đến sự tham gia của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Nghiên cứu tình hình Kế hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Nhà quản trị không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính. Hãy chuẩn bị và nghiên cứu mọi ngóc ngách của thị trường để không bị bỡ ngỡ trước những biến đổi và đưa ra quyết định sáng suốt. 87 Xác định nhu cầu tài chính doanh nghiệp Một nhà quản trị khôn ngoan là người biết ưu tiên những mục tiêu quan trọng và quyết định những bước đi phù hợp. Do đó, cần phải xác định những nhu cầu tài chính bằng cách trả lời những câu hỏi như: Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp là gì? Đầu tư bao nhiêu tiền? Đầu tư vào loại hình cổ phiếu, trái phiếu hay cả hai? Đầu tư trong dài hạn hay ngắn hạn? Khi đã xác định những nhu cầu tài chính cụ thể, nhà quản trị sẽ định hướng được những bước đi tiếp theo. Thu thập dữ liệu tài chính Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tài chính, bước tiếp theo là cần lập ra một bảng kế hoạch tài chính để hiểu thêm về dòng tiền mặt dự định đầu tư và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Trong bước này, nhà quản trị có thể cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia kế hoạch tài chính, người sẽ giúp thu thập những tài liệu cần thiết về tài sản, trách nhiệm pháp lý, các khoản khấu trừ thuế, bảng cân đối thu nhập và chi tiêu, nhân viên, quỹ hưu trí, chính sách bảo hiểm, môi giới, báo cáo ngân hàng, Bên cạnh đó, kế hoạch tài chính cũng cần xác định rõ các mục như tuổi nghỉ hưu, trợ cấp nghỉ hưu, phân phối tài sản, tình trạng lạm phát có thể xảy ra,.. và những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Phát triển kế hoạch tài chính Việc phát triển kế hoạch tài chính phải bắt đầu từ việc nhà quản trị đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem xét ở bước trước. Khâu phát triển bao gồm các mục: giải thích những ưu và nhược điểm của kế hoạch, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động. Triển khai kế hoạch tài chính Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng. Nhà quản trị có thể sẽ mất khoảng 4-6 tháng để triển khai kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này, các chi tiết phức tạp liên quan đến thuế, bảo hiểm, hay vấn đề nghỉ hưu,cần được quan tâm nhiều nhất có thể và nếu được, nhà quản trị nên nhờ đến sự cố vấn của bộ phận pháp chế hay từ các luật sư bên ngoài để đưa ra những quyết định sáng suất nhất. Rất có thể ở khâu cuối của quá trình triển khai, kế hoạch tài chính sẽ nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác nếu đó là một kế hoạch được xây dựng trên sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp với nhiều ý tưởng tuyệt vời. Giám sát kế hoạch tài chính Trong khi triển khai, nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi, giám sát từng bước của quá trình đó. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm, bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trườnglà những tài liệu cần 88 được theo dõi một cách cẩn thận nhằm dự đoán và tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng cần sử dụng tối đa khả năng của mình để thăm dò, quan sát và nắm bắt thật nhanh những thay đổi của thị trường, chủ động chuyển mình theo những thay đổi đó cho thật phù hợp. 2.2.3. Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ Lập kế hoạch luân chuyển tiền tệ là iệc dự kiến trước các khoản phải thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (1 năm) và tìm biện pháp cn6 bằng thi chi bằn tiền của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ xuất phát từ cân đối sau: Tiền có Tiền thu Tiền chi Tiền tồn + = + đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ 2.3. Dự kiến bảng cân đối tài sản theo các chỉ tiêu tài chính đặc trưng Cách lập bảng cân đối kế toán phần tài sản Sau khi lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán hạch toán lại chi phí thuế TNDN và số thuế phải nộp để có được bảng cân đối tài khoản cuối cùng. Bảng cân đối tài khoản này là một cơ sở để lập bộ báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp gồm các biểu mẫu báo cáo: – Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN – Báo cáo kết quả hoạt động kinh Mẫu số B02-DN – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN – Bản thuyết minh báo cáo tài chính– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Mẫu số B09-DN Kết cấu và nội dung Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: – Phần tài sản: 89 – Phần nguồn vốn Tính chất: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Tài sản gồm: + Phần A: Tài sản ngắn hạn + Phần B: Tài sản dài hạn Phần nguồn vốn gồm: + Phần A: Nợ phải trả + Phần B: Vốn chủ sở hữu Căn cứ số liệu để lập BCĐKT + Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước. + Sổ cái các tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết từ loại 1 đến loại 4. + Bảng cân đối tài khoản. + Các tài liệu liên quan khác như: sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu phần tài sản như sau: A- TÀI SẢN NGẮN HẠN ( Mã số 100) Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có đến thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 I- Tiền và các khoản tương đương tiền ( Mã số 110) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền. Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 1- Tiền ( Mã số 111) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Tiền” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản : + TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, 113 “Tiền đang chuyển” trên Sổ Cái. 2- Các khoản tương đương tiền (Mã số 112): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có 90 nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ cuối kỳ kế toán của Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ Cái, gồm: chi tiết kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn( sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn), bao gồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Mã số 120 = Mã số 121+ Mã số 129 1- Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên Sổ Cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”. 2- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn ( Mã số 129) Là chỉ tiêu phản ánh các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, Số liệu sẽ được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn () Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này, căn cứ vào số dư Có TK 129 “dự phòng giảm giá đầu tư ngăn hạn” III- Các khoản phải thu (Mã số 130) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu khó đòi). Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139. 1- Phải thu khách hàng (Mã số 131): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khách hàng về tiền hàng đã bán đã cung cung dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ trên các sổ chi tiết của TK 131 phải thu khách hàng (thời gian thu hồi dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.). 2- Trả trước cho người bán (Mã số 132). Chỉ tiêu này phản ánh số đã ứng trước cho khách hàng nhưng chưa nhận hàng hoặc sử dụng dịch vụ 91 Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là Tổng số dư Nợ TK 331 “Phải trả người bán” trên các sổ chi tiết 3- Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) Chỉ tiêu này phản số phải thu nội bộ trong thời gian dưới một năm hoặc trong một chu kỳ KD. Số liêu để ghi vào chỉ tiêu này, căn cứ vào số dư nợ TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” 4- Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134) Số liệu để ghiu vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 337 “ Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên sổ cái 5- Các khoản phải thu khác (Mã số 135): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tựợng liên quan, các khoản tạm ứng, các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu“ Các khoản phải thu khác“ là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 1385, 1388, 338, 141, 144, 334,theo chi tiết từng đối tượng phải thu trên sổ kế toán chi tiết. 6- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó dòi (Mã số 139) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này, căn cứ vào số dư Có TK 139 “dự phòng phải thu khó đòi” chi tiết cho những khoản dự phòng cho những khoản nợ phải thu ngắn hạn khó đòi. IV- Hàng tồn kho (Mã số 140) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo. Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149 1- Hàng tồn kho (Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường”, 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, 153 “Công cụ, dụng cụ”, 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, 155 “Thành phẩm”, 156 “Hàng hóa” và 157 “Hàng gửi đi bán” 158 “hàng hóa kho bảo thuế” trên Sổ Cái. 2- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Mã số 149) Là chỉ tiêu phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số liệu để ghi vào chi tiêu này là số dư có của tài khoản 159 ” dự phòng giảm giá hàng tồn kho” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn () V- Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) 92 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu nhà nước và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo. Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 1- Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 142 “ chi phí trả trước ngắn hạn” trên sổ cái. 2- Thuế GTGT được khấu trừ ( Mã số 152): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế GTGT còn được khấu trừ tại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 133 trên sổ cái. 3- Thuế và các khoản phải thu nhà nước ( Mã số 154) Chỉ tiêu này phản ánh khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản thuế phải thu” căn cứ vào chi tiết số dư Nợ Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ Cái. 4- Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản thiếu chờ xử lý và các tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý” trên Sổ Cái. B- TÀI SẢN DÀI HẠN Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác có đến thời điểm báo cáo, bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260 I- Các khoản phải thu dài hạn ( Mã số 210) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, và các khoản phải thu dài hạn khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (sau khi trừ đi dự phòng phải thu khó đòi). 1- Phải thu dài hạn của khách hàng( Mã số 211): Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo. 93 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàng”căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn. 2- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212) Phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên Sổ Cái 3- Phải thu nội bộ dài hạn( Mã số 213): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu nội bộ dài hạn khác” và chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” đối với các khoản phải thu nội bộ được xếp vào loại tài sản dài hạn. 4- Phải thu dài hạn khác ( Mã số 218): Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài sản dài hạn, và các khoản ký quỹ, ký

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_ten_phan_2_nghe_ke_toan_do.pdf
Tài liệu liên quan