Giáo trình Tâm lý học xã hội

Cuốn giáo trình Tâm lý học xã hội này được biên soạn dành cho sinh viên Khoa

Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng - Trường Đại học Đà Lạt.

Nội dung của cuốn giáo trình bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Tâm lý học xã hội là một khoa học

- Chương 2: Các hiện tượng tâm lý xã hội

- Chương 3: Tâm lý nhóm nhỏ

Mục tiêu của giáo trình nhằm:

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất và lịch sử hình

thành tâm lý học xã hội.

- Giúp sinh viên nhận thức rõ bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội trong quá

trình hoạt động và giao tiếp giữa các cá nhân.

- Giúp sinh viên nắm vững những đặc điểm tâm lý và các giai đoạn phát triển của

nhóm xã hội. Từ đó có thể vận dụng vào trong quá trình thực hành công tác xã

hội với nhóm xã hội cụ thể.

pdf116 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tâm lý học xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng của người mẹ không giới hạn cho con bú, hay dạy con đi đứng (có những hoạt động của con người) mà là nguồn gốc phát sinh đời sống tinh thần ở mỗi người. - Quan hệ cha con: Bản năng làm cha của người bố rất chậm. Quá trình xã hội hoá của người cha đối với con thể hiện vai trò: giúp đứa trẻ học được cách tự kiềm chế điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hành vi chuẩn mực của xã hội Các nghiên cứu về sự xã hội hoá của người cha đối với người con thì vai trò của người cha rất lớn ở tuổi vị thành niên. Nó đủ khả năng để khuất phục đứa trẻ, bắt nó phải theo chuẩn mực từ một cách không ý thức sang có ý thức. Trang 78 Nếu một người cha không đủ sức mạnh và uy tín thì trong sự phát triển siêu tôi của trẻ gặp nhiều trở ngại vào lứa tuổi trưởng thành sau này. Đứa trẻ nó không tự hành động được. - Quan hệ anh chị em trong gia đình. Xã hội hoá nó phụ thuộc vào : + Số anh chị em trong gia đình + Trật tự giữa các con trong gia đình + Giới tính của các trẻ trong gia đình Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: con một, con sinh đôi, khoảng cách tuổi. Sự kết hợp giữa các đặc trưng trên với nhau do đó phẩm chất nhân cách của đứa trẻ là khác nhau. 2.3.2. Nhóm bạn bè Đa số là cùng lứa tuổi, sở thích, địa vị. Việc gia nhập nhóm bạn bè có ý nghĩa xã hội hoá là giảm các vị trí trung tâm, tính vị kỷ của mỗi cá nhân. Trẻ học được cách hoạt động theo các chuẩn mực, lấy chuẩn mực chung để điều khiển hoạt động. Khi trẻ mong muốn hành động thì nó phải đối chiếu với xung quanh. Ở trong nhóm bạn bè, đứa trẻ tự điều tiết được những mong muốn, những nhu cầu của mình dựa trên những khuôn mẫu. Nó phát triển được bản thân mình tự đáp ứng được các nhu cầu của mình ý thức về bản thân rất lớn. Quá trình xã hội hoá, lúc đầu là quan hệ bất bình đẳng: trẻ chơi một mình, hoặc trẻ tham gia vào nhóm nhưng nó vẫn coi mình là trung tâm, do đó liên kết giữa bạn bè bị phá vỡ; quan hệ bình đẳng: bắt đầu từ việc ý thức được vai trò của mình trong nhóm. Nó tôn trọng những quy tắc, chuẩn mực trong nhóm, tự hạn chế những nhu cầu của bản thân mình trong nhóm, quan tâm đến ý thích của người khác. 3.Nhập vai của cá nhân trong xã hội. Quá trình hoà nhập vào các nhóm xã hội thường gắn với sự phát triển năng lực nhập vai. Nó được đánh dấu bằng khả năng tự ý thức của cá nhân trong nhóm đó (tức là cá nhân đó phải hiểu được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình) khi đó mới nhập vai vào được nhóm xã hội. Tức là hành vi của cá nhân không phải xuất phát từ những gì cá Trang 79 nhân muốn mà phụ thuộc vào chuẩn mực nhóm, ý kiến của những người trong nhóm. Cá nhân hành động và ứng xử theo nhóm đó. Nó phụ thuộc vào một số đặc điểm: +Việc cá nhân đó tôn trọng các chuẩn mực xã hội +Biết vị trí của mình trong xã hội. Một số cá nhân tôn trọng những quy định của nhóm, biết cách cư xử của mình như một khách thể thì sự gia nhập của cá nhân vào nhóm càng được dễ dàng. +Năng lực nhập vai gắn liền với ý thức về cái tôi (tuỳ từng đứa trẻ, nó phụ thuộc vào gia đình). Ở trong xã hội khác nhau, tuỳ từng việc định vị cái tôi tạo nên cho đứa trẻ nhìn nhận mình cao hay thấp. Sự nhập vai là kết quả của hai dạng năng lực mà đứa trẻ thu nhận được từ chính gia đình mình. +Năng lực nhận biết ra đối tượng giao tiếp: năng lực hiểu được giá trị chuẩn mực của nhóm mà chúng ta tồn tại. Về cá nhân, chúng ta hiểu được đối tượng, đặc điểm tính cách tâm lý như thế nào khi chúng ta giao tiếp với họ. +Năng lực biết được mình là ai trong nhóm đối tượng giao tiếp đó. +Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào bản thân, lứa tuổi, vào tình hình kinh tế, chính trị – xã hội. Những biến đổi về tâm sinh lý như lứa tuổi 12 – 13 hoặc 55 – 60 hoặc khi ở một đất nước có những thay đổi về cơ chế, chính trị làm cho quá trình nhập vai của chúng ta bị cản trở. Hình ảnh cái tôi cũng như tính cách của cá nhân có những thay đổi theo biến động của xã hội (ví dụ: khi có chiến tranh, biến động về kinh tế). Với những thay đổi về chính trị – xã hội nó tạo nên những chuẩn mực mới, những chuẩn mực do kinh tế, chính trị làm cho con người khó hoà nhập trong khi những giá trị mới đang xuất hiện, các giá trị cũ, phương thức chúng ta đã có không phù hợp với chuẩn mực mới. Cho nên con người trì trệ, co vào để bảo vệ an toàn cho cá nhân. Khi giá trị cũ mất đi, hệ giá trị mới chưa được hình thành thì đời sống tâm lý của cá nhân bị khủng hoảng, đa số rơi vào tình trạng hẫng hụt. Các cá nhân hoang mang nghi ngờ. Trong giai đoạn này cá nhân có một số biểu hiện xu hướng sau: + Nhiều cá nhân rơi vào trạng thái phục cổ (cá nhân quy về tìm cái cũ, cá nhân chỉ sống bằng quá khứ không chấp nhận cái mới). Trang 80 + Cá nhân rơi vào trạng thái: “cá nhân chủ nghĩa” (tức là cá nhân ấy chỉ lo cho bản thân). + Cá nhân theo chủ nghĩa hư vô (không có giá trị nào có ý nghĩa trong đời sống tâm linh của họ, tin vào những điều không có nghĩa). Cá nhân cảm thấy không có sự tác động nào có ý nghĩa đối với họ. Cùng với thời gian thì đời sống xã hội và những định hình tâm sinh lý con người trở về với đời sống thường nhật. Các giá trị mới, những quan niệm, cách sống lại được ổn định và những chuẩn mực mới đã ổn định ở họ. Người già tuổi càng cao càng khó thích nghi với những biến động, thay đổi trong xã hội (các cá nhân không có tính tích cực hoà vào nhóm xã hội mới. Họ tìm đến sự ổn định trong cuộc sống. Đây là đặc trưng cho tuổi già). Tóm lại, xã hội hoá là một quá trình, một kết quả của sự tiếp thu tái tạo tích cực những kinh nghiệm xã hội thông qua những hoạt động và giao tiếp của cá nhân. Xã hội hoá diễn ra trong những hoàn cảnh khác nhau, thậm chí chịu sự tác động của những yếu tố khác nhau, đối lập nhau. III.Các hướng nghiên cứu về nhóm nhỏ 1.Trường phái xã hội học Người đứng đầu trường phái này là E. Mayo (người Mỹ) theo quan điểm của chủ nghĩa hành vi. Nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả hoạt động chung; nhấn mạnh các yếu tố tâm lý thể hiện ở thái độ, tình cảm, cách ứng xử của người lãnh đạo đối với các thành viên trong nhóm; nghiên cứu các điều kiện và môi trường làm việc nhằm mục đích tăng hiệu quả lao động, giảm sự căng thẳng mệt mỏi, tâm lý chống đối ở cấp dưới. 2.Trường phái “trắc lượng học xã hội” Do bác sỹ tâm thần, nhà tâm lý học, xã hội học người Italia định cư ở Mỹ L.Moreno – người đầu tiên đưa ra phương pháp nghiên cứu cơ cấu không chính thức. Xuất phát từ quan điểm cho rằng các mối quan hệ không chính thức trong nhóm đôi khi làm cản trở không khí tâm lý chung của nhóm, gây ra những xung đột, căng thẳng làm mọi người bực bội, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung. Trang 81 “Trắc lượng học xã hội” là một phương pháp đo bằng toán các bản tính của con người. Thông qua phương pháp này người ta phát hiện được cá tính của các thành viên trong nhóm, từ đó phân công sắp xếp họ phù hợp với hoạt động của tổ, nhóm tăng từ 15 đến 17 % 3.Trường phái “động thái nhóm” Do nhà Tâm lý học nổi tiếng Kurt Lewin người Đức định cư ở Mỹ nghiên cứu (theo quan điểm tâm lý học Gestal). Xuất phát từ nguyên tắc “tổng thể”, xem xét sự vật, hiện tượng trong tính tổng thể, tính cấu trúc, trọn vẹn của nó. K. Lewin xem xét nhóm nhỏ như một tổng thể, trong đó các thành viên có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động trực tiếp lẫn nhau, ảnh hưởng đến cách ứng xử của từng thành viên (những tác động này chỉ xảy ra trong nhóm nhỏ) có nghĩa là: bằng cách nghiên cứu những tác động tâm lý qua lại trong nhóm nhỏ, nhà tâm lý có thể ghi nhận được đặc điểm cá tính của các thành viên trong nhóm, mức độ hòa hay xung đột trong nhóm, đặc điểm tính cách của thủ lĩnh và phong trào lãnh đạo v v 4.Trường phái “Tâm lý học tập thể” Do các nhà Tâm lý học Xô viết khởi xướng. Đó là A. Maccarenco, A. I.Donxốp, A.V. Petropxki và nhiều tác giả khác ở Liên xô cũng như ở Đông Âu, thuộc các nước Xã hội chủ nghĩa trước năm 1990. Xuất phát từ quan điểm cho rằng hoạt động chung là điều kiện quyết định cho sự hình thành các đặc điểm tâm lý tập thể, các nhà tâm lý học Xô viết đã quan tâm nghiên cứu các đặc điểm của mối quan hệ liên nhân cách. Theo các tác giả, sự hình thành tập thể trải qua ba giai đoạn: giai đoạn tổng hợp sơ cấp, giai đoạn phân hoá và giai đoạn hợp nhất - đó là giai đoạn phát triển cao của tập thể. IV.Phân loại nhóm Xã hội được tạo nên từ các nhóm. Các nhóm này không tồn tại riêng rẽ mà chúng nằm trong mối quan hệ tương tác, đan xen vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Một cá nhân trong cùng một thời điểm có thể là thành viên trong một số nhóm khác nhau. Thực trạng trên làm cho việc phân loại nhóm trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn và cũng mang tính tương đối. Trang 82 Việc phân loại được dựa trên các tiêu chí nhất định. Sự khác nhau về các tiêu chí này đã dẫn tới những phương pháp phân loại khác nhau về nhóm. Phổ biến hơn cả là một số cách phân loại như sau: 1.Nhóm thứ nhất (nhóm cơ sở) và nhóm thứ hai (nhóm thứ cấp) Do nhà nghiên cứu Mỹ S. Kuli đã phân thành: Loại nhóm thứ nhất gồm gia đình, bạn bè, hàng xóm Đặc điểm cơ bản của nhóm này là quan hệ giữa các thành viên mang tính trực tiếp. Loại thứ hai gồm những nhóm mà mối quan hệ giữa các thành viên mang tính gián tiếp như các đoàn thể, cộng đồng người với số lượng lớn. Tại các nhóm loại này các thành viên giao tiếp với nhau qua các khâu trung gian. Hai nhà tâm lý học Pháp A. M. Robert và Ph. Tilman cũng phân loại nhóm nhỏ thành 2 loại như vậy, các tác giả này còn nhấn mạnh thêm, ở nhóm cơ sở, kinh nghiệm của con người được hình thành, cũng như con người nhận được những kinh nghiệm từ người khác và sử dụng nó. Gia đình là loại nhóm cơ sở điển hình của con người. Nhóm cơ sở thường có số lượng thành viên không lớn, nó hình thành nên những chuẩn mực để điều chỉnh mối quan hệ và hành vi của các thành viên. Nhóm thứ cấp thường là nhóm lớn, chứa đựng các nhóm cơ sở. Ví dụ: Tổng công ty gồm nhiều công ty thành viên. 2.Nhóm chính thức và nhóm không chính thức E.Mayo (người Mỹ) là người đầu tiên đưa ra cách phân loại này. Cùng với Roethlishberger, Mayo đã tiến hành các thí nghiệm Hawthorne. Với các thí nghiệm nổi tiếng này tại công ty Điện miền Tây, Mayo và đồng nghiệp đã thấy được vai trò của các quan hệ chính thức và không chính thức, vai trò của yếu tố cảm xúc, tình cảm trong hoạt động của nhóm. Đặc biệt ông phát hiện ra sự ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến tinh thần và năng suất lao động của các thành viên trong nhóm. Theo Mayo, hai nhóm này có đặc điểm như sau: Các nhóm chính thức có tổ chức kỷ luật chặt chẽ, vai trò, địa vị của mọi người được quy định rõ ràng phụ thuộc vào tính chất hoạt động của nhóm. Còn các nhóm không chính thức được hình thành dựa trên mối quan hệ thuần tuý về khía cạnh tình cảm, hình thành một cách tự phát trong nhóm không có sự phân vai vị rõ ràng. Trang 83 Các nhóm không chính thức thường được hình thành từ các nhóm chính thức do các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm không có sự tin tưởng lẫn nhau, do người lãnh đạo chuyên quyền độc đoán. Đôi khi các nhóm không chính thức hình thành một cách ngẫu nhiên, độc lập như nhóm các cụ đánh cờ trong công viên, nhóm bạn bè đi du lịch 3.Nhóm bắt buộc và nhóm tự do Do Robert và Tilman phân loại với đặc điểm: Các nhóm bắt buộc là các nhóm mà sự tham gia của các thành viên không phụ thuộc vào nguyện vọng của họ. Ví dụ: gia đình, tộc người. Nhóm tự do là nhóm mà các thành viên gia nhập vào theo nguyện vọng. Ví dụ: câu lạc bộ thể thao, nhóm bạn bè 4.Nhóm mở và nhóm khép kín Nhóm nhỏ để mở thường có động cơ hoạt động trong sáng, các thành viên có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, có quan hệ mật thiết về mặt tình cảm. Đó là những người ưa phát minh cải tiến công việc, nhóm những người tham gia các câu lạc bộ, những người hay làm việc thiện Nhóm khép kín là nhóm tiêu cực nếu hoạt động mờ ám, mang tính chất phá phách, gây cản trở hoạt động chung (đó là các nhóm tội phạm, bè đảng, trộm cắp, buôn lậu). Nhóm khép kín có thể là nhóm tích cực nếu mục đích hoạt động của nó hướng đến sự phát triển xã hội của nhân loại (nhóm các nhà cách mạng, các tổ chức vì tiến bộ xã hội) 5.Nhóm thành viên và nhóm hội viên Được phân ra bởi nhà nghiên cứu người Mỹ G. Haimen với các đặc điểm: Nhóm thành viên là nhóm mà cá nhân là thành viên chính thức và phải tuân thủ những chuẩn mực, quy chế một cách bắt buộc. Thường đó là các nhóm mà cá nhân có “biên chế chính thức”, có mọi quyền lợi và trách nhiệm đối với nhóm. Ví dụ: Anh Nguyễn văn A là công dân của xí nghiệp B. Xí nghiệp B này là nhóm thành viên của anh ta. Nhóm hội viên là loại nhóm mà cá nhân không đứng trong nhóm (không là thành viên chính thức của nó), nhưng lại hướng tới nó và tự nguyện tuân thủ các yêu cầu Trang 84 chuẩn mực của nhóm. Ví dụ: ông giáo sư H là giáo viên tại một trường đại học nhưng lại là hội viên “cựu chiến binh” hay chị N là công nhân mỏ than là hội viên “hội nhà văn” Nhóm hội viên đã thu hút sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu khác: M.Serit, cho rằng khái niệm nhóm hội viên gắn với hệ thống chuẩn mực mà cá nhân dùng để so sánh vị thế của mình với vị thế của người khác. G. Kelli đã đưa ra hai chức năng của nhóm hội viên như chuẩn mực để cá nhân so sánh và đánh giá hành vi của mình. V.Đặc điểm của nhóm 1.Động thái nhóm 1.1.Định nghĩa: Động thái nhóm là quá trình tương tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm thúc đẩy nhóm phát triển. 1.2.Các yếu tố hình thành 1.2.1.Tương tác: Các nhóm viên có thể giao tiếp với nhau thường bằng lời nói và cũng có thể không bằng lời nói hay ngôn ngữ của cơ thể. Những ngôn ngữ này có khi có ý nghĩa hơn lời nói. Cách người ta ăn mặc, dáng đứng, nét mặt và cử chỉ phát ra những thông điệp. Có sự thông đạt khi người đáp ứng những thông điệp được gửi đi. Vì vậy tương tác phải là hai chiều. 1.2.2.Chia sẻ mục tiêu: Một tập hợp người không thể được coi như một nhóm, nếu họ không cùng chia sẻ một mục tiêu. Sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm không diễn ra một cách hú hoạ, mà nó luôn luôn có mục đích, có khi là nhiều mục đích, rất khác nhau hay rất tầm thường. Có khi mục tiêu chung là thư giãn bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng giữa bạn bè. Đây có thể là mục tiêu mang đặc điểm của con người cao nhất. Mục tiêu nhóm là động lực là kim chỉ nam cho hoạt động của nhóm. Mục tiêu phải khả thi, nhận diện được và góp phần thực hiện mục đích lâu dài của nhóm. Trang 85 Sự tham gia xây dựng mục tiêu chung sẽ đem lại hứng thú cho thành viên, nhóm trưởng giỏi là người biết tạo sự hài hoà giữa các mục tiêu riêng và mục đích chung. 1.2.3.Hệ thống các quy tắc Quy tắc là các luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặt ra. Những quy tắc này có thể được thông báo, xác định một cách chính thức, có khi được nhóm viên mặc nhiên chấp nhận không cần hình thức. Chúng có thể được áp đặt từ bên ngoài nhóm (ví dụ kỷ luật của trường học) hay phát triển tự nội bộ nhóm (một kiểu tóc đặc biệt). Nhóm thường có thể gây sức ép mạnh mẽ trên nhóm viên và xác lập các hình thức kiểm soát xã hội khiến cho nhóm viên phải tuân thủ các luật lệ chung. Phải phân biệt giữa luật lệ công khai và quy tắc bất thành văn, kết quả của sự tương tác giữa nhóm viên (ví dụ mừng sinh nhật các thành viên, tuân thủ luật giang hồ, quà cáp cho cấp trên, đề cao tiết kiệm,). Đối với các quy tắc này thì không thể áp đặt mà qua quá trình gắn bó với nhóm viên sẽ phát hiện và tuân thủ. Các thành viên tuân thủ quy tắc nhóm ở các mức độ khác nhau. Sự tuân thủ quy tắc chung sẽ giúp nhóm hoạt động tốt 1.2.4.Vai trò Vai trò là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm. Các vai trò này từ từ có thể thành nếp tuỳ đặc tính về nhân cách và nhu cầu của nhóm viên và đồng thời xuất phát từ nhu cầu. Vì thế vai trò không luôn ở thế tĩnh mà ở thế động tuỳ các tình huống khác nhau. Một người có thể đóng nhiều vai trò. Quan sát sự phát triển của nhóm người ta thấy có 3 loại vai trò trong nhóm: Thứ nhất, vai trò liên quan đến công tác phải hoàn thành thể hiện qua các động tác: Khởi xướng (công việc) Làm sáng tỏ (mục tiêu, ý kiến) Thi hành mau lẹ (một ý kiến, dự án đề ra) Thông tin cho và nhận ý kiến Đóng góp (bằng lời nói hay hành động) Thứ hai, vai trò liên quan đến sự củng cố, duy trì nhóm thể hiện qua các động tác: Trang 86 Khuyến khích (để người khác tham gia) Quan sát (tiến trình nhóm để nhắc nhở) Giữ cửa (nhạy cảm đối với tâm lý chung tạo điều kiện cho mọi người phát biểu, đóng góp) Đề xuất các quy tắc chung (để giúp nhóm làm việc có quy củ) Theo đuôi (cũng là một hành vi củng cố nhóm) Đùa (để tạo thư giãn) Thứ ba, vai trò liên quan đến nhu cầu cá nhân và của nhóm viên, có những vai trò không giúp đỡ nhóm hoàn mục tiêu hay tự củng cố, mà ngược lại. Các vai trò thể hiện qua sự: Tấn công, gây hấn Phụ thuộc (thiếu tinh thần độc lập) Thống trị Kỳ đà cản mũi (nói ra làm cản trở bước tiến của nhóm) Lè phè (không quan tâm đến việc chung) Thu hút tình cảm và sự chú ý của người khác. Đa số chúng ta ở những thời điểm khác nhau thường đóng vai trò khác nhau. Tập quan sát các vai trò trong nhóm, chúng ta sẽ biết điều hoà nhóm tốt hơn đồng thời biết rõ chúng ta như một thành viên của nhóm. Không chỉ trưởng thành nhóm mà tất cả các thành viên của nhóm phải đóng các vai trò xây dựng nhóm. 1.2.5.Hành vi trong nhóm Khi một nhóm thực hiện nhiệm vụ thì có 3 loại hành vi mà nhóm viên thường có: + Hành vi hướng về công tác + Hành vi củng cố nhóm + Hành vi cá nhân 2.Chuẩn mực của nhóm 2.1.Khái niệm Trong khi tìm hiểu về nhóm các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến vấn đề chuẩn mực nhóm. Bởi lẽ, chuẩn mực có một vị trí vô cùng quan trọng đối với nhóm. Trang 87 Có thể đưa ra một số định nghĩa ngắn gọn về chuẩn mực nhóm như sau: chuẩn mực nhóm là hệ thống những quy định, những mong mỏi của nhóm yêu cầu các thành viên của nó phải thực hiện và quyết tâm thực hiện. Sự tác động qua lại giữa các thành viên trong nhóm nhỏ trước hết bị quy định bởi các chuẩn mực nhóm. Ở mỗi cá nhân, việc tự nhận thức, tự đánh giá bản thân cũng như sự đánh giá của họ về các sự kiện diễn ra, về các thành viên khác trong nhóm thường phụ thuộc vào thái độ và sự nhận thức của những người xung quanh và họ ứng xử theo một mẫu chung ít nhiều phù hợp với các thành viên khác trong nhóm. Việc ứng xử của các cá nhân khuôn theo một mẫu vốn không phải “của mình”, không đơn giản tìm sự giải thích theo các nguyên nhân sinh học hoặc theo các quy tắc xã hội một cách thuần tuý. Dựa vào các thí nghiệm về nguyên tắc hội tụ, Festinger cho rằng: Con người không phải lúc nào cũng tin chắc vào thái độ và hành vi của mình. Vì vậy, họ có xu hướng đối chiếu, so sánh các suy nghĩ, tình cảm hành động của mình với những người xung quanh, nhằm đạt được sự ăn khớp với họ, tìm sự đồng ý, thông cảm ở họ. Như vậy, bằng cách vô tình hay hữu ý cá nhân đã hướng các ứng xử của mình theo chuẩn mực xung quanh. Theo Fischer: một chuẩn mực có thể được định nghĩa như một quy tắc rõ ràng hay ngấm ngầm áp đặt một phương thức hành vi xã hội có tổ chức một cách ít hay nhiều hàm súc. Nó được trình bày như một tập hợp những giá trị chi phối rộng rãi và được tuân theo trong xã hội nhất định, nó chú trọng tới một sự tán thành và cũng bao hàm những trừng phạt trong một trường hợp tương tác phức tạp. Định nghĩa này đã chỉ ra một số đặc điểm của chuẩn mực: + Chuẩn mực là một sự phán xét căn cứ vào những giá trị mà nó quy chiếu. + Chuẩn mực là sự đòi hỏi, là yêu cầu với các thành viên của nhóm, việc không tuân theo nó sẽ dẫn đến sự trừng phạt. Các nhà Tâm lý học Xô viết (cũ) cho rằng: chuẩn mực của nhóm là hệ thống các quy tắc và đòi hỏi của cộng đồng đối với mỗi thành viên và đóng vai trò phương tiện quan trọng nhất điều chỉnh hành vi của các thành viên trong quan hệ và tác động tương hỗ, trong giao tiếp của nhóm. Trang 88 Tóm lại, có thể đưa ra một định nghĩa về chuẩn mực nhóm như sau: Chuẩn mực của nhóm là hệ thống những quy định, biểu hiện thành những nội quy, quy tắc, vừa là thể hiện những nguyện vọng, vừa là để bắt buộc các thành viên phải thực hiện nhằm đảm bảo cho nhóm tồn tại và phát triển. 2.2.Đặc trưng của chuẩn mực nhóm - Các quy tắc, quy chế của chuẩn mực có thể là công khai quy định thành văn bản, được pháp luật thừa nhận, như cương lĩnh, điều lệ, cũng có thể là các quy tắc ngầm ẩn, không quy định thành văn bản nhưng buộc các thành viên trong nhóm phải chấp hành, thực hiện đúng. - Việc hình thành các chuẩn mực trong nhóm thường gắn theo các hình thức khen thưởng và xử phạt đối với mọi thành viên, đặc biệt đối với những người thực hiện tốt hoặc vi phạm chuẩn mực. - Các chuẩn mực của nhóm phản ánh bầu không khí tâm lý nhóm và các mối quan hệ trong nhóm. Nếu nhóm được quy định bởi một hệ thống chuẩn mực chặt chẽ, cụ thể gắn với các hình thức khen thưởng xử phạt công minh đối với mọi thành viên thì bầu không khí trong nhóm thể hiện tính chất hoà thuận, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, tính cố kết giảm, nhóm dễ bị lộn xộn, phân tán, bè cánh. - Phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo hoặc thủ lĩnh nhóm cũng phản ánh tính chất chuẩn mực cũng như phương thức thực hiện chuẩn mực nhóm. Với phong cách lãnh đạo chuyên quyền, chuẩn mực nhóm mang tính áp đặt độc đoán, mọi hoạt động của nhóm mang tính hiệu lệnh gây căng thẳng. Ngược lại, phong cách lãnh đạo dân chủ quy định các chuẩn mực do các thành viên gây dựng lên, họ có trách nhiệm tự nguyện thực hiện và kiểm tra việc thực hiện trong nhóm. Do đó, phong cách lãnh đạo dân chủ phát huy được tính hiệu quả của chuẩn mực, tạo nên sự tin tưởng duy trì, củng cố và làm hoàn thiện chuẩn mực. Đặc trưng cuối cùng của chuẩn mực thể hiện ở tính chất tương đối, không bất biến, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của nó. Cùng với thời gian, các chuẩn mực đều có sự tiến hoá, đào thải. Một số chuẩn mực không còn phù hợp với hoạt động của nhóm, một số khác trở thành độc đoán, kìm hãm sự phát triển của nhóm. Trang 89 Như vậy, cùng với xu hướng phát triển của nhóm, các quy chế, điều lệ, cần được bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp với tính chất hoạt động của nhóm và sự phát triển của xã hội. 2.3.Vai trò của chuẩn mực nhóm Chuẩn mực có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của nhóm. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Chuẩn mực tạo điều kiện để thống nhất hành vi của các cá nhân trong nhóm và để thực hiện các mục tiêu của nhóm. - Chuẩn mực quyết định phương hướng ứng xử trong quan hệ giữa các thành viên và là sợi dây ràng buộc các cá nhân với nhóm làm cho họ thuộc về nhóm, giúp họ ý thức về cái ta, của chúng ta, khác với “họ, bọn ấy”. Nghĩa là các thành viên trong nhóm cảm thấy có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện những cái “của nhóm mình” thông qua chuẩn mực nhóm. Như vậy, hiệu quả của chuẩn mực là đề ra một sự đồng nhất nào đó của nhóm, tạo ra một trật tự vững chắc trong đó các thành viên ứng xử đồng nhất. 2.4.Chức năng của chuẩn mực - Chức năng giảm bớt tính hỗn tạp: tạo ra cái chung của nhóm (trong nhận thức, tình cảm, định hướng giá trị, ứng xử, hoạt động,) - Chức năng tránh xung đột: Trước các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong nhóm hoặc ngoài xã hội, các cá nhân thường có những nhận xét đánh giá khác nhau, đôi khi tạo ra sự căng thẳng có chiều hướng dẫn đến va chạm, xung đột. Theo Fischer, việc tạo ra một chuẩn mực của nhóm là kết quả của sự gạt bỏ các ý kiến cá nhân khác để chấp nhận một giải pháp tương đối hợp lý hơn cả, nhằm tháo gỡ khúc mắc, xung đột trong nhóm. Chức năng của chuẩn mực là nhằm giúp các cá nhân tự điều chỉnh mình để đi đến thống nhất. - Chuẩn mực hoá: trước hết để các thành viên tự đánh giá mình, nhân nhượng lẫn nhau, hoà đồng vào nhau nhưng không phải bằng sự tranh chấp. 3.Các hiện tượng áp lực nhóm Các hiện tượng trong nhóm gây ảnh hưởng đến cá nhân buộc cá nhân phải thay đổi ứng xử của mình để phục tùng ý kiến của một số đông hoặc phục tùng mệnh lệnh Trang 90 của một quyền lực nào đó gọi là hiện tượng áp lực nhóm. Hiện tượng áp lực nhóm bao gồm tính khuôn phép và tính vâng theo. 3.1.Tính khuôn phép Là sự thay đổi ứng xử cá nhân trước sức ép của nhóm. Theo Fischer, tính khuôn phép có thể được xem như sự thay đổi cách xử sự của cá nhân trước áp lực của nhóm, bằng cách cá nhân đồng ý thực hiện các yêu cầu do nhóm đề ra. Nói đến tính khuôn phép là nói đến mức độ chấp nhận phục tùng của cá nhân. Mức độ này phụ thuộc vào tính cách, trình độ hiểu biết, hoàn cảnh, tuổi tác, giới tính v.v... cũng như các đặc điểm của các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Những người có tính khuôn phép là những người quá dễ dàng hoà mình vào nhóm, tính cách và tác phong hoạt động của họ thường do hoàn cảnh chủ đạo bên ngoài quy định. Người dễ khuôn phép

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgt_tlhxh_da_lat_2_9747.pdf
Tài liệu liên quan