Giáo trình văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX

Văn học Việt Nam chặng cuối thếkỷXIX đến những năm đầu thế

kỷXX được coi là giai đọan văn học có tính chất chuyển tiếp, giao thời.

Mặc dù chỉdiễn ra trong nửa thếkỷ, khoảng thời gian ngắn ngủi so với một

nghìn năm văn học trung đại, nhưng đây là giai đoạn có nhiều sựkiện văn

hóa, văn học quan trọng. Văn học giai đọan này có diện mạo, đặc điểm

riêng, với nhiều nét khác biệt so với các chặng trước và sau đó.

Đặc điểm dễnhận thấy trước tiên là sựgắn bó chặt chẽgiữa văn học

và đời sống xã hội. Từnhững biến cốlịch sử, những sựkiện chính trịcho

đến không khí thời đại, tâm lý cộng đồng., tất cả đều được lưu giữtrong tác

phẩm. Không những thế, chính văn chương cũng tác động một cách tích cực,

góp phần tạo nên sựsôi động của đời sống xã hội lúc này.

pdf39 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ngọn bút, Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 29 tạo nên một sự hòa nhập, tập trung, ăn ý để dồn tụ thành dòng, thành phong trào sâu rộng lúc này. ** * Có thể nói tính thời sự, thế sự là đặc điểm nổi bật và xuyên suốt trong các hiện tượng văn hóa, văn học giai đoạn này (đến mức hầu như không có ngoại lệ hoặc có chăng cũng rất cá biệt). Tất nhiên ở mỗi xu hướng cụ thể, đặc điểm này là khác nhau. Ngay trong một dòng, một xu hướng thì mức độ, sắc thái biểu hiện ở từng trường hợp cũng không giống nhau. Chính điều này đã khiến cho nền văn học dân tộc vừa nhất quán, thống nhất lại vừa đa dạng, phong phú. Bên cạnh các xu hướng văn chương yêu nước, văn chương phúng thích xã hội đã được trình bày ở trên, còn có nhiều dòng mạch, xu hướng khác rất đáng lưu ý. Chẳng hạn những tác giả, tác phẩm thuộc xu hướng văn chương cải cách, đổi mới, hoặc những nhà văn theo khuynh hướng cảm thương, nhân đạo truyền thống. Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871) là một trường hợp đặc biệt trong số các trí thức đương thời. Ông vốn xuất thân nho học nhưng vì theo đạo Giatô nên bị triều đình cấm, không được phép ứng thí. Năm 1858, ông được giáo hội gửi sang Phương Tây với mục đích đào tạo thành một chức sắc tôn giáo. Đây là cơ hội để ông tiếp xúc, học hỏi một cách đầy đủ, có hệ thống về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật của người Phương Tây. Những tri thức tích lũy được từ sách vở cùng những điều trực tiếp trải nghiệm ở ngoại quốc đã trở thành tiền đề cho hàng loạt kế sách duy tân tự cường đất nước của người trí thức này. Trở về nước vào năm 1861, ông bắt đầu soạn thảo những chương trình cải cách xã hội đầy tâm huyết để chuyển lên triều đình. Liên tục từ 1863 đến cuối đời, Nguyễn Trường Tộ đã hoàn thành một khối lượng tác phẩm đồ sộ với 43 bản điều trần, kế sách đề nghị cải cách sâu rộng các lĩnh vực cơ bản của xã hội Việt Nam, từ chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Các bản luận văn nổi tiếng của ông như Thiên hạ phân hợp đại thế luận, Dụ tài tế cấp luận, Giáo môn luận... không chỉ hàm chứa kiến văn uyên bác, mà còn thể hiện một tấm lòng sâu nặng, đầy tâm huyết đối với nước nhà. Đáng tiếc là dù được đánh giá cao nhưng những đề nghị rất quan trọng đó đã không được triều Nguyễn áp dụng. Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 30 Tiếp nối tư tưởng canh tân tự cường của Nguyễn Trường Tộ là những kế sách chấn hưng đất nước của một nhân vật nổi danh khác, Nguyễn Lộ Trạch (1852 - 1895). Mặc dù không có điều kiện kinh lịch nhiều nơi như bậc đàn anh nhưng với tư chất thông minh và khả năng học hỏi xuất sắc của mình, Nguyễn Lộ Trạch cũng đưa ra được những đánh giá về thời cuộc rất xác đáng cùng những kiến giải giàu tính thuyết phục. Tập luận văn Thời vụ sách của ông đã kế thừa được tinh thần đổi mới mà Nguyễn Trường Tộ khởi xướng; đồng thời ông còn biết cách gắn kết ý tưởng cải cách với những giải pháp có ý nghĩa thực tiễn trong một thời điểm đặc biệt của lịch sử. Điều này được ông trình bày ngay trong lời dẫn của Thời vụ sách: "Năm Đinh Sửu niên hiệu Tự Đức thứ 30, người Pháp định trả lại bốn tỉnh và nối lại hòa hiếu, triều đình vui mừng cho là đã được vô sự, cho nên trong khoa thi hội đã lấy việc "sứ nước Pháp vào chầu, hòa hiếu hợp lễ" làm đầu đề bài thi. Đương lúc mắt con cọp còn nhìn đăm đăm chưa ngớt, mà đã vội tỏ ra tự túc như thế, thì cái chí hướng thế nào cũng đủ biết rồi. Tôi trông thấy đau lòng, nên viết bài này". Rõ ràng đây không chỉ là những kiến giải về chính trị xã hội đơn thuần mà còn là những tâm trạng, những nỗi niềm dân quốc sâu nặng. Cũng trên mạch vận động canh tân, đổi mới nhưng khác với Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch, những người chủ trương kiên trì con đường tâu bày tấu sớ, một nhà nho nổi tiếng khác, Đặng Huy Trứ lại thể hiện tư tưởng cải cách theo một lối riêng. Đây cũng là người đã đi đến rất nhiều nước, có kiến văn quảng bác, lại hết sức tinh tế, nhạy bén nên tiếp thu cái mới rất nhanh. Ông tỏ ra sốt sắng trong việc cổ xúy cho phong trào duy tân cải cách, đồng thời tự mình thực hành nhiều công việc mới mẻ mong chấn hưng kinh tế, kỹ nghệ nước nhà. Ông viết sách giới thiệu kỹ thuật của người Tây, chỉ huy đóng tàu biển chạy bằng hơi nước, lập hiệu ảnh, điều hành họat động ngoại thương... Không phải mọi cải cách của ông đều thành công song tác động của những việc ông đã làm được đối với xã hội Việt Nam thời ấy là không ít. Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trai; quê quán ở làng Thanh Lương, huyện Hương Điền, Thừa Thiên Huế là nhân vật rất nổi tiếng trong giới sĩ lâm Việt Nam thế kỷ XIX. Sự nghiệp trứ tác của ông rất phong phú với hàng chục cuốn sách các loại (sách sáng tác, biên khảo, dịch thuật) trải rộng trên nhiều lĩnh vực: triết học, lịch sử, khoa học, kinh tế... Ông là một trong những nhà duy tân lớn thế kỷ XIX, được coi Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 31 là người "gieo trồng mầm khai hóa ở Việt Nam" (như đánh giá của Phan Bội Châu). Khi giặc Pháp xâm lược, ông cũng là người đứng vào hàng ngũ các nhà nho "chủ chiến" ngay từ những ngày đầu. Đây là con người có nhãn quan thấu suốt, suy nghĩ sâu xa vượt trước thời đại trên nhiều phương diện. Tác phẩm văn chương của Đặng Huy Trứ gồm 12 tập thơ (1250 bài), với nhiều tác phẩm có giá trị. Trong dòng văn chương kháng Pháp, bài thơ Vãng Đà Nẵng quân thứ tức sự của ông có lẽ là một trong những tác phẩm xuất hiện sớm nhất đề cập đến tình thế căng thẳng trước thời điểm cuộc chiến nổ ra. Bài thơ được làm vào cuối năm 1856 (khoảng tháng 10), tức là trước khi cuộc chiến bắt đầu gần hai năm, với lời chú: "Đầu tháng tám, thuyền Tây dương đến đậu ở cửa Trà Sơn. Án sát Tôn Thất Dũng đem quân cùng với lãnh binh Phạm Truật lo đối phó. Chưa được một tuần, bọn Tây dương bắn phá đồn lũy, cướp bóc và bắt giữ quan quân. Việc được tâu lên, vua sai Trần Hoằng, Đào Trí, Nguyễn Duy đến đánh đuổi. Án sát Tôn Thất Dũng, lãnh binh Phạm Truật bị cách chức tùy thuộc sự sai phái của các quan mới cử đến. Ở đây hơn hai tháng, quân dân vất vả để giữ bờ cõi. Đầu tháng mười, tôi đi khám thuyền qua đây nên có thơ này: Như kim Đà Nẵng nhất Dương di Hạp cảnh binh dân bôn mệnh bì Cửu nguyệt tam thu hàn lạo hậu Thiên môn vạn hộ khiết khuy kì Tây chinh sĩ khí phong sương khổ Nam cố thần trung tiêu cán ti (tư) Nhục thực ngã như mưu vị quốc Chiến, hòa, dữ, thủ thục cơ nghi? (Rợ Tây nay đã kéo đến Đà Nẵng Quân dân vâng mệnh ra đi giữ bờ cõi trải biết bao vất vả Sau lụt tháng chín trăm vạn hộ thiếu ăn Chinh phạt giặc Tây quân sĩ chịu nhiều sương gió Đoái trông về Nam, nhà vua lo nghĩ ngày đêm Người ăn lộc nước như ta nếu lo việc nước thì chiến, hoà, nhường, giữ biết chọn kế nào?) Nhưng đáng chú ý hơn cả trong thơ văn Đặng Huy Trứ là những bài viết về cảnh sắc và đời sống dân quê. Nhà thơ đã phát hiện thấy chất thơ, nét đẹp tiềm ẩn từ những cảnh huống bình dị diễn ra hằng nhật, từ hạt lúa cọng rơm trở đi. Bài Mễ gia An Cựu là một ví dụ: Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 32 Bất thiểu thiên hương dữ vạn tương Kỷ như An Cựu bạch nhi hương Chử tòng nguyệt hạ thiềm vô sắc Tân thượng phong xuy xạ mạc đương (Chẳng thiếu gì nghìn kho vạn cót Nhưng mấy nơi được như gạo de An Cựu vừa trắng lại vừa thơm Chày theo trăng xuống, trăng thua sắc Gió thổi cơm vần, xạ nhạt hương Đặng Huy Trứ, Gạo de An Cựu). Hoặc cảm giác sảng khoái khi được thưởng thức những sản vật bình thường như củ khoai lang, bát nước chè dân dã: Quát bì mãn tọa hồng đôi cẩm Trụy phấn doanh bàn bạch điểm sương Duyệt khẩu thiên nghi hàm giới thái Thanh tâm tối ái lão trà thang (Vỏ bóc gấm hồng vun cả đống Bột rơi sương trắng vãi đầy mâm Kèm dưa muối xổi ăn ngon miệng Khoái nước chè già uống nhẹ tâm Đặng Huy Trứ, Khoai lang đỡ đói) Qua những vần điệu này, thấy toát lên tình cảm đằm thắm, hồn hậu của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Cái đẹp bình dị của cuộc sống thôn quê đã đi vào thơ ông và trở nên sang trọng. Trong dòng mạch này còn phải kể đến Nguyễn Thông (1827 - 1884), một nhà hoạt động chính trị đầy tài năng đồng thời là nhà văn với nhiều tác phẩm rất có giá trị. Sự nghiệp trứ tác của Nguyễn Thông khá đa dạng. Ngoài các tập thơ: Ngọa du sào tập, Kì Xuyên thi sao, ông còn có Ngọa du sào văn tập và đặc biệt là một số truyện văn xuôi viết về các anh hùng chống Pháp trong Độn Am văn tập như Truyện Trương Định, Truyện Hồ Huân Nghiệp, Truyện Phan Văn Đạt.... Thơ Nguyễn Thông thể hiện một nỗi niềm ái quốc thiết tha, một mối day dứt khôn nguôi vì cảnh đất đai tổ quốc bị chia xé. Ông thường nói đến tâm sự "hoài Nam" - nỗi mong nhớ quê hương khắc khoải một cách kín đáo, đầy ngụ ý qua những sự vật, sự việc thường nhật. Chẳng hạn bài Phóng giá cô, kể về một chuyện rất bình thường (thả chim đa đa) nhưng qua đó lại biểu lộ rất rõ tình cảm da diết đối với quê nhà của kẻ ly Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 33 hương. Bài thơ có lời chú thích rất cảm động: "Một người nhà quê già đem biếu ta mấy con chim đa đa, nói rằng nay tiết mùa xuân, đa đa béo, nấu cháo rất ngon. Sách xưa gọi chim đa đa là chim "hoài Nam" (nhớ phương Nam). Ta từ Nam kì ra đây đã 15 năm, thương nhớ quê hương, trông thấy chim đa đa thương xót ngậm ngùi, nên mở lồng thả cho nó bay đi. Nhân làm bài thơ ghi lại mối lòng cảm động của ta trong lúc ấy". Tâm sự của Nguyễn Thông là nỗi niềm "nhớ nước" của một nhà Nho trước sự biến cải, trầm luân của quê hương xứ sở. Sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn này quả là rất phong phú, đa dạng. Các biến cố lịch sử đã chi phối sâu sắc đến tính chất, quy luật vận động của văn học. Thơ văn yêu nước nở rộ, trở thành bộ phận chủ đạo, có vai trò tích cực trong đời sống tinh thần của cộng đồng nhưng bên cạnh cũng có sự góp mặt của các dòng mạch, khuynh hướng vốn đã ổn định, có tính chất truyền thống khác; đồng thời đây cũng là lúc nảy nọc thứ văn chương xu thời, thậm chí có cả thứ văn chương nô dịch, văn chương độc hại... Tất cả đều chịu sự tác động trực tiếp của hiện thực lịch sử, xã hội. Có thể xem đây chính là đặc điểm nổi trội thứ nhất của văn chương giai đọan này. * * * Giai đọan cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử của văn học dân tộc. Đây là chặng chuyển tiếp, là buổi giao thời giữa hai thời kì văn học trung đại và văn học hiện đại. Trong vòng nửa thế kỷ, sau những biến động ghê gớm về đời sống chính trị, kinh tế, đất nước đã chuyển sang một hình thái xã hội mới và văn học, với những đổi thay không thể cưỡng lại được, cũng bắt đầu bước dần sang một thời kì mới. Sự đổi mới của văn học Việt Nam giai đọan này diễn ra theo một cách thức rất độc đáo. Trước tiên, loại hình văn học truyền thống (văn học nhà nho) có sự điều chỉnh khá rõ cả trên phương diện tư tưởng, quan niệm nghệ thuật lẫn hình thức thể hiện. Nguyên nhân của sự điều chỉnh này không gì khác là hiệu ứng từ cuộc chiến tranh chống xâm lược, chống đầu hàng của dân tộc và mục tiêu chính là để thích ứng với đòi hỏi của cuộc sống, của thời đại. Tất nhiên sự thay đổi này không tạo ra một "cú sốc", một bước nhảy vọt tức thì nào. Trước và sau mốc thời gian năm 1858, văn học không có những sự kiện, hiện tượng đột biến; phải chú ý quan sát kỹ mới có thể nhận ra những dấu hiệu đổi thay trong văn học thời bấy giờ. Đây là thời gian diễn ra Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 34 quá trình tích lũy dần dần các yếu tố mới mẻ nhằm hướng tới những biến đổi quan trọng và cơ bản về sau. Những điều chỉnh chủ yếu của loại hình văn chương nhà nho diễn ra trước hết nằm ở hệ thống đề tài, chủ đề. Vào thời điểm này, vấn đề mang tính thời sự, cấp bách nhất của đời sống cộng đồng không gì ngoài chuyện chiến - hòa, sinh - tử, duy tân - thủ cựu. Văn học dù muốn dù không cũng bị cuốn hút vào vòng xoáy này. Và đương nhiên, những khuôn mẫu văn chương (vốn rất ổn định) cũng phải biến đổi để kịp thích ứng với yêu cầu thực tế. Tính chất qui phạm (xét ở phương diện đề tài, chủ đề...) đã có những thay đổi đáng kể. Mặc dù mới nhìn thoáng qua, diện mạo văn chương có vẻ vẫn như cũ song thực tế không phải vậy. Vẫn là câu chuyện về những con người yêu nước, con người trung nghĩa, nhưng hoàn cảnh mà nhân vật nếm trải lúc này hoàn toàn khác so với những gì từng có trước đây; cũng là những nguyên lý đạo đức truyền thống nhưng cách biểu hiện đã khác... Chẳng hạn chuyện chống lại mệnh vua, phỉ báng triều đình mà vẫn được coi là trung nghĩa; hay nỗi u hoài, mặc cảm tội lỗi của một bộ phận đông đảo các nhà nho khi nhận ra sự lỗi thời của mình trước thời cuộc; hoặc sự xuất hiện của những người nghĩa dân anh hùng... là điều chưa từng có hoặc rất hiếm hoi trong lịch sử văn học nước ta. Ngay đến các vấn đề xã hội, các đối tượng mà văn chương trào phúng nhằm vào cũng khác: đa dạng, phong phú nhưng lại tập trung hơn so với những gì mà tiếu lâm dân gian, chuyện Trạng... từng đề câp đến. Điều này chứng tỏ đã có sự đổi thay trong quan niệm nghệ thuật, trong thi pháp của các tác giả. Cũng có thể nói một cách khác, chính những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, của dân tộc đang diễn ra trước mắt đã khiến cho nhà văn phải có những điều chỉnh thích hợp. Đây cũng có thể xem là sự thắng thế của hiện thực cuộc sống đối với những quy phạm văn chương truyền thống. Song song với sự tự điều chỉnh của văn học cũ, đây cũng là thời điểm bắt đầu xuất hiện những yếu tố của một nền văn học mới: văn học quốc ngữ. Một thế hệ nhà văn mới hình thành, ra tay thực hiện sứ mạng lịch sử của mình. Bước chuẩn bị cho những đột phá, những cuộc cách mạng văn chương thực sự sẽ diễn ra trong một tương lai gần đã được khởi động. Sự hình thành thời đại mới của văn học Việt Nam gắn chặt với sự ra đời và hoàn thiện chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ, một thành tựu văn hóa lớn của dân tộc, vốn xuất hiện từ trước đó khá lâu. Ngay từ thế kỷ XVI, với mục Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 35 đích tìm kiếm phương tiện ngôn ngữ để chuyển tải kinh sách đạo Thiên Chúa sang Việt ngữ, các nhà truyền giáo Phương Tây đã khởi sự việc chế tác ra thứ chữ lấy tự dạng Latinh làm mẫu này. Quá trình thử nghiệm kéo dài với sự tham gia của rất nhiều người Phương Tây (trong đó vai trò của A. de Rhodes rất quan trọng) và các trí thức người Việt đã đạt kết quả mĩ mãn. Chữ quốc ngữ là một hệ thống chữ viết hiện đại, tiện lợi, nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, thọat đầu thứ chữ này đã không nhận được sự chào đón của cộng đồng, đặc biệt là giới trí thức Nho học. Phạm vi sử dụng của nó chủ yếu hạn chế trong khu vực nhà thờ, trong một bộ phận giáo dân và chỉ dùng vào việc truyền bá Thiên Chúa giáo. Nhưng đến những năm sáu mươi, khi người Pháp đã xác lập được vị thế của mình ở Việt Nam thì mọi việc hoàn toàn thay đổi. Chữ quốc ngữ được khuyến khích sử dụng, được đưa vào dạy trong nhà trường, được dùng trong giao dịch hành chính, dân sự. Thậm chí, ở xứ Nam kì, vùng đất thuộc địa của thực dân Pháp, chính quyền còn mạnh tay can thiệp bằng những sắc luật bắt buộc và ban bố những chính sách khuyến khích quyền lợi cụ thể đối với người biết chữ quốc ngữ. Kết quả, thứ chữ mới này đã đi vào đời sống, trở nên phổ biến, thông dụng. Đây là điều kiện thuận lợi cho nền văn học mới hình thành và phát triển. Cột mốc đầu tiên đánh dấu sự khởi phát của văn chương quốc ngữ được tính từ năm 1865, tức chỉ mấy năm sau sự kiện giặc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Thực ra trong năm này không có sự kiện văn học nổi bật nào xảy ra. Sở dĩ lấy mốc 1865 vì đây chính là năm tờ báo quốc ngữ đầu tiên, tờ Gia Định báo được xuất bản (số ra mắt đề ngày 15/4/1865). Việc ra đời ấn phẩm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống văn hoá, văn học nước nhà. Trên tờ báo này, lần đầu tiên những tác phẩm văn chương quốc ngữ được công bố một cách có hệ thống; diễn đàn này cũng là nơi giới thiệu những gương mặt quan trọng nhất của lớp nhà văn hiện đại Việt Nam. Năm 1866 Trương Vĩnh Ký cho in Chuyện đời xưa lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích trên tờ Gia Định báo. Đây là tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên xuất hiện chính thức trên một ấn phẩm trong nước (8). Đúng như tên gọi của nó, những truyện được đăng tải lần đầu trên báo (sau này, khi in thành sách, tên truyện đổi thành Chuyện đời xưa) chủ yếu phỏng tác từ những truyện cổ, những giai thoại đã được lưu truyền lâu nay. Tuy nhiên, điều quan trọng là nó được thể hiện dưới một dạng thức hoàn toàn khác so với văn xuôi trung đại: tự dạng mới, cách kể mới, giọng điệu mới. Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 36 Văn xuôi quốc ngữ giai đọan này tuy kỹ thuật còn đơn giản, quy mô tác phẩm thường ngắn gọn, nhưng xu hướng hiện đại hóa về phương diện hình thức nghệ thuật là rất rõ ràng. Chẳng hạn một chuyện dưới đây: "Con ruồi bị thưa, bị đập. Một người kia ở xứ rẫy bái quê mùa. Đến bữa nọ đơm quảy dọn ra một mâm cúng, con ruồi lên đậu ăn. Thì người chủ giận sao nó có hỗn; mới đi thưa với quan huyện rằng: Lạy ông, tôi cúng cho cha mẹ tôi, mà con chi không biết, nó bay lên nó ăn trước, hỗn láo quá lắm. Ông huyện mới biểu nó: Hễ nó hỗn hào vô phép, thì gặp nó đâu đánh nó đó. Nói vừa buông miệng, con ruồi ở đâu bay lại, đậu trên mặt ông huyện ấy; thì thằng ấy nói: Bẩm ông, ông mới xử nó làm vậy, mà nó còn dễ ngươi tới đậu trên mặt ông. Và nói và giơ tay ra, dang cánh, đánh một vả trên mặt ông huyện xửng vửng"(9). Mẩu chuyện này mặc dù có đủ cốt truyện, tình huống, nhân vật, thời gian, địa điểm ... song thực ra nó mới chỉ là một phác thảo dưới dạng tiểu phẩm. Có điều qua đây đã thấy bắt đầu ló dạng một kiểu văn xuôi mới mà tinh thần cốt lõi của nó là: "nói tiếng An Nam ròng", "tiếng thường mọi người hằng nói", rồi từ đó tiến đến chỗ "Lấy trí riêng của mình mà đặt ra một câu chuyện tùy theo nhân vật phong tục trong xứ, dường như truyện có thật vậy" để làm ra những tiểu thuyết theo quan niệm hiện đại (như lời thông báo thể lệ cuộc thi tiểu thuyết trên báo Lục tỉnh tân văn sau đó mấy năm). Mặc dù còn sơ giản nhưng nếu so với lối văn xuôi trong các truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi... bằng Hán văn thì cách hành văn như trong Chuyện đời xưa quả là đã thuộc về một phạm trù văn chương mới lạ hoàn toàn. Sự khởi đầu mang tính đột phá của một tài năng ngôn ngữ - văn học như Trương Vĩnh Ký(10) có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng do chỗ loại hình văn học này quá mới mẻ, lại xuất hiện trong một tình thế đan xen với văn học truyền thống do vậy quá trình phát triển của nó cũng không hề dễ dàng. Sau tác phẩm có tính chất tiên phong vừa nêu, chính Trương Vĩnh Ký cũng phải mất đến mấy năm chuẩn bị mới có những sáng tác tiếp nối theo mạch này. Cuốn sách theo lối du khảo Chuyến đi Bắc kì năm Ất Hợi (1876) của ông mãi đến năm 1881 mới được ấn hành. Diện mạo của nền văn học mới chỉ thực sự lộ diện khoảng những năm tám mươi trở đi với các tác phẩm như Thầy Lazaro Phiền (Nguyễn Trọng Quản, 1887), mảng sách dịch của Trương Minh Ký gồm Truyện Phan Sa diễn ra quốc ngữ (1884); Tê Lê Mặc Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 37 phiêu lưu ký (1885); Truyện nhi đồng Francinet (1885); Robinson trên đảo hoang (1885)... mảng các truyện Nôm phiên âm quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký như Cổ tích tạp bút, Nhị độ mai, Lục súc tranh công (1884), Vân Tiên truyện (1889)... Tất cả các tờ báo quốc ngữ đương thời, ngoài Gia Định báo còn có Nhật trình Nam kì (ra đời 1883), Bảo hộ Nam dân (1888), Thông loại khóa trình (1888), Đại Nam đồng văn (1892), Phan Yên báo (1898), Nông cổ mín đàm (1901)... đều tham gia đăng tải tác phẩm văn chương, nhất là truyện văn xuôi quốc ngữ. Điều này đã góp phần tạo nên không khí sôi nổi, nhộn nhịp của đời sống văn học. Thực ra, trong lọat tác phẩm văn xuôi quốc ngữ xuất hiện chặng cuối thế kỷ XIX thì số lượng những sáng tác văn học đúng nghĩa không nhiều. Những tác phẩm đáng lưu ý nhất của Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Huỳnh Tịnh Của... đang ở giai đọan thử nghiệm. Tuy nhiên, sự bổ sung của mảng sách dịch tiếng Pháp, Trung Quốc ra chữ quốc ngữ, các tác phẩm chữ Hán, chữ Nôm trong kho tàng cổ văn dân tộc được phiên âm quốc ngữ... đã tạo dựng được một nền tảng văn chương chắc chắn. Đây chính là bệ phóng để văn chương Việt Nam cất cánh trong giai đọan tiếp theo của thế kỷ XX. * * * Lịch sử văn học Việt Nam trên con đường phát triển là một quá trình vận động liên tục, một sự kế thừa, tiếp nối bền bỉ, không ngừng. Với quãng thời gian nửa thế kỷ, giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX được xem là giai đoạn chuyển tiếp, một quãng giao thời của văn học. Tính chất giao thời này sẽ còn được tiếp nối trong vài thập niên nữa, trước khi văn học có những thay đổi lớn lao để bước vào một thời kì mới. Ở giai đoạn này, văn học một mặt vẫn đang trong phạm trù văn học trung đại, chưa thoát ra khỏi sự chi phối của quy phạm mỹ học Á Đông cổ với những đặc thù về nội dung và hình thức, song đã bắt đầu xuất hiện những yếu tố mới mẻ làm tiền đề cho những bước phát triển đột phá trong giai đọan kế tiếp. Sự biến động của lịch sử, của xã hội là nguyên nhân chính tác động một cách sâu sắc đến đời sống văn học. Văn học giai đoạn này không chỉ tạo ra một diện mạo riêng, một sắc thái riêng, mà còn giành được một vị trí rất đáng lưu ý trong toàn bộ tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 38 ----------------------- 1. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên (Quốc sử quán triều Nguyễn, NXB KHXH, H. 1964), vào thời các chúa Nguyễn, đã có nhiều người Phương Tây làm việc trong các đơn vị bộ binh. Đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, trong nội các có 4 người được bổ nhiệm quan chức là J. B. Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng), F. Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn), De Forcant (tên Việt là Nguyễn Văn Lăng) và Desperles; mỗi người được cấp 50 lính để phục dịch, sai phái. 2. Theo Lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, tr. 41. 3. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1858 -1920, NXB Văn học, 1984, tr.472. 4. Phan Văn Trị (1830 - 1910), người làng Hanh Thông, huyện Bảo An, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Ông đậu cử nhân khoa Kỷ Dậu (1849), không ra làm quan, mở trường dạy học ở Phong Điền (Cần Thơ). Ông là người hăng hái và kiên trì chủ trương đánh Pháp, là một trong những người đề xướng phong trào "tị địa" để chống giặc trong những ngày đầu chiến tranh. Phan Văn Trị mất năm 1910 ở Phong Điền. Tôn Thọ Tường (1825 - 1877) cũng người Gia Định, là nhân vật theo Pháp làm tới chức Đốc phủ sứ ở Nam kì đầu tiên, về sau làm kẻ giúp việc cho lãnh sự Pháp ở Hà Nội, bị giết năm 1877. 5. Toàn văn bài Tự thuật, số IX (trong số 10 bài) của Tôn Thọ Tường: Kể mấy mươi năm nước lễ văn Trời đà xui thế, thế khôn ngăn Bốn đời chung đội ơn nuôi dạy Ba tỉnh riêng lo việc ở ăn Hết sức người theo trời chẳng kịp Hoài công chim lấp biển khôn bằng Phải sao chịu vậy thôi thì chớ Nhắm mắt đưa chân, lỗi đạo hằng 6. Ngày 15 tháng 3 năm 1874, triều Nguyễn ký hòa ước với Pháp. Sự kiện này đã khiến văn thân cả nước nhất loạt phản đối. Sôi sục nhất là sĩ phu bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nhằm dẹp yên dư luận, Tự Đức đã xuống chiếu trách cứ văn thân không hiểu thời thế, hành xử vượt quá bổn phận. Hành động này lại càng làm cho sĩ phu bất bình. Họ đã làm tờ tấu phản bác và phê phán nặng nề triều đình hèn đớn, đồng thời khẳng khái: "Thánh chỉ nói như thế, chúng tôi không dám vâng theo" (Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1858 -1920, sđd, tr. 467). 7. Nguyễn Văn Lạc (1842 - 1915), cũng còn gọi là Học Lạc, người làng Mỹ Chánh, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ông là người thông minh, sắc sảo; hay làm thơ trào phúng nhưng không để lại thi tập nào. Huỳnh Mẫn Đạt (1807 - 1883), người làng Tân Hội, huyện Tân Long, Gia Định (nay là TP HCM), đậu Cử nhân năm 1831; làm quan đến Tuần phủ dưới triều Tự Đức. Ông làm nhiều thơ văn đả kích giặc Pháp và tay sai nhưng không để lại thi tập nào. 8. Theo tư liệu của nhà nghiên cứu N.I. Niculin, tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện sớm nhất là cuốn Sách sổ chép các việc của Philip Bỉnh được hoàn thành tại Lisbon Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 39 năm 1822. Cuốn sách kể về chuyến phiêu lưu của tác giả (chạy trốn khỏi các thế lực giáo hội), vượt qua ba đại dương như thế nào. Vị Thầy Cả này đã viết nhiều sách bằng chữ quốc ngữ trong khoảng thời gian sống ở Bồ Đào Nha (từ 1796 đến khoảng 1832). Tuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0007_p1_5464.pdf